Hiện trạng sắn Việt Nam và sự cải thiện giống sắn

Hoàng Kim, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Trần Công Khanh, Nguyễn Trọng Hiển, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Tin Maung Aye và Reinhardt Howeler, 2009.

TÓM TẮT Năm  2008 sản lượng sắn Việt Nam đạt 9,40 triệu tấn so với sản lượng 1,99 triệu tấn của năm 2000. Đó là kết quả của việc mở rộng diện tích từ 237.600 ha lên 555.700 ha và tăng năng suất từ 8,36 tấn/ha năm 2000 lên 16,91 tấn/ha  năm 2008. Việt Nam đã đạt tiến bộ kỹ thuật nhanh nhất châu Á về chọn tạo và nhân giống sắn.Tiến bộ này là do nhiều yếu tố mà yếu tố chính là thành tựu trong chọn tạo và nhân giống sắn lai. Năng suất và sản lượng sắn của nhiều tỉnh đã tăng lên gấp đôi do trồng các giống sắn mới năng suất cao và áp dụng kỹ thuật canh tác sắn thích hợp, bền vững. Diện tích canh tác giống sắn mới toàn quốc hiện đạt trên 500.000 ha, chủ yếu là KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26, KM98-7. Sắn lát và tinh bột sắn có lợi thế cạnh tranh cao và thị trường sắn là triển vọng. Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất và chế biến sắn làm tinh bột, thức ăn gia súc và làm cồn sinh học đã tạo ra nhiều việc làm, tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa một số khu vực nông thôn. Các nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiện giống sắn nhập nội từ CIAT thích hợp cho mục tiêu sản xuất cồn sinh học đang được thực hiện trong chương trình sắn Việt Nam. Với 24.073 hạt giống sắn nhập nội từ CIAT, 37.210 hạt giống sắn lai tạo tại Việt Nam, 38 giống sắn tác giả và 31 giống sắn bản địa đã chọn được 98 giống sắn triển vọng. Trong đó có ba giống KM140, KM98-5 và KM98-7 đã được phóng thích ở giai đoạn 2007-2009. Những giống sắn mới  KM297, KM228, KM318, KM325, KM397, KM414, KM419, KM21-12, SC5, HB60 hiện đang được khảo nghiệm tại Đồng Nai, Tây Ninh, Ninh Thuận, Yên Bái , …

Từ khóa: Chọn giống sắn Việt Nam
Weblog : http://cropsforbiofuel.ning.com , http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim

 

2 thoughts on “Hiện trạng sắn Việt Nam và sự cải thiện giống sắn

  1. Kính chào Thầy,

    Em là dân ngoại đạo về nông nghiệp nhưng trong quá trình làm việc có cần biết một số tiếng Anh chuyên ngành về nông nghiệp và được một bạn hướng dẫn đến hỏi thầy. Xin thầy vui lòng giúp giùm.
    Vừa rồi, em đọc báo Nông Nghiệp số ra ngày 8/6/2010 có nói ở Bình Định xuất hiện bệnh “chổi rồng” trên cây mì (sắn / cassava ?) do virus phytoplasma gây nên. Em tra trên google thấy cassava có một bệnh gọi là “witch’s broom”, không biết có phải chính là bệnh “chổi rồng” không ạ? Nhờ thầy giải đáp giúp.

    Cảm ơn thầy.
    Kim Chi

  2. Pingback: Niềm tin và nghị lực « Thung dung

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s