
Contact:
Email: hoangkim_vietnam@yahoo.com; hoangkim.vietnam@gmail.com; Moble:+84903613024
Search:
http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?gid=391&ur=hoangkim
http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/hoangkim/Poster%20KM140%202009%20(A4)%203%20trang.pdf
Hoang Kim profile on Google;
hoangkimvietnam on Wikipedia ;
http://en.gravatar.com/hoangkimvietnam ;
http://vn.linkedin.com/in/hoangkimvietnam
http://www.tagged.com/hoangkimvietnam;
http://pulse.yahoo.com/_2BTYPZXQZC5ZQPXVKTIBHJGDSI
Hoàng Kim bút hiệu là hoangkimvietnam sinh ngày 27 tháng 12 năm 1953 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thường trú ở thành phố Hồ Chí Minh là tiến sỹ nông học, hiện giảng dạy và nghiên cứu cây lương thực ở Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là cựu sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, (nay là Trường Đại học Nông Lâm Huế), gia nhập quân đội (1971-1977) chuyển ngành về học tiếp ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (1977-1981). Sau đó, 25 năm liên tục gắn bó với nông dân, đồng ruộng Đồng Nai và các tỉnh phía Nam. Ông nguyên là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Ông chuyển sang giảng dạy và nghiên cứu cây lương thực ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 cho đến nay.
Tác phẩm
Ông là tác giả, đồng tác giả của 27 giống cây trồng tốt và 5 quy trình kỹ thuật canh tác tiến bộ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận, trong đó có giống sắn KM140 đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC lần thứ 10 năm 2010. Ông đã biên tập 6 sách chuyên khảo tiếng Việt, đồng tác giả của hai sách chuyên khảo tiếng Anh và đã công bố 78 bài báo khoa học với 37 bài báo tiếng Việtvà 41 bài báo tiếng Anh (a, b). Ông là chủ bút của các trang weblogTS. Hoàng Kim, Ngọc phương Nam, Học mỗi ngày, Dạy và học,Cây Lương thực cập nhật thường xuyên các thông tin nổi bật trong và ngoài nước về cây lương thực, khoa học cây trồng và văn hóa giáo dục Việt Nam.
Việc chính
- Giảng dạy và nghiên cứu Cây lương thực: lúa, ngô,sắn, khoai lang, nông trại và hệ thống canh tác;
- Khai thác cây nhiên liệu sinh học chịu hạn(sắn, lúa miến, jatropha, ngô) để nâng cao thu nhập cho các nông hộ;
- Chọn tạo và nhân giống cây lương thực lúa ngô, sắn, khoai lang;
- Nghiên cứu cùng nông dân và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất cây trồng;
- Xây dựng hệ thống thông tin FOOD CROPS.
Triết lý nhân sinh
- Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật,có lời giải đúng và LÀM được việc (learning by doing).
- Nhớ Norman Borlaug di sản, niềm tin và nghị lực: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao” (Reach for the stars. Although you will never touch them, if you reach hard enough, you will find that you get a little star dust on you in the process).
Yêu thích
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sấm ký, Bài tựa tập Gia phả; Ngày xuân đọc Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm bậc kỳ tài muôn thuở, Thầy, bạn và học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm Lương Đắc Bằng; Bùi Doãn Đốc, Nguyễn Thừa Hưu, Nguyễn Thiến,Bá Ly, Mạc Kính Điễn, Mạc Ngọc Liễn, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyện, Giáp Hải, Nguyễn Dữ, Đinh Thời Trung, Trương Thời Cử, Hàn Giang Phu tử…
- Norman Borlaug: Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực http://foodcrops.blogspot.com/2009/09/nho-norman-borlaug.html
Quan tâm
- Việt Nam: Đền Hùng,Trúc Lâm Yên Tử Quảng Bình, Bình Thuận, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Linh Giang= sông Gianh, đèo Ngang, Giếng Ngọc, Ngọc phương Nam, Văn miếu Trấn Biên, sông Nhật Lệ, Non sông Việt Nam, Núi cao biển rộng
- [Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh], Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam,
- [Hoàng Kim],[Thung dung], [Dạy và học], [Hocmoingay], [Cây lương thực], Nông nghiệp, Sinh học: hoa mai vàng Việt Nam, đậu rồng, đậu xanh, lạc, đậu tương, cây ăn quả, rau
- [Danh nhân Việt]: Trần Nhân Tông,Trần Quốc Tuấn,Võ Nguyên Giáp,Đào Duy Từ
- Nhà văn hoá Việt Nam, Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc, Nguyễn Du, Nguyên Ngọc, Hữu Ngọc
- Nhà giáo Việt Nam: Chu Văn An, Nguyễn Thiếp, Phan Huy Chú,Phan Chu Trinh, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Lân, Mai Văn Quyền,…
- Nhà nông học Việt Nam: Tôn Thất Trình, Lương Định Của, Võ Tòng Xuân, Bùi Bá Bổng, Nguyễn Văn Luật, Nguyễn Văn Bộ, Bùi Chí Bửu], Trần Văn Minh,…
- Nhà thơ Việt Nam, Nhà văn Việt Nam, Trần Đăng Khoa, Hoàng Đình Quang, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Lâm Cúc,
- Lộc xuân, [Bill Gate], Larry Page và Sergey Brin, Trần Hữu Dũng, Ngô Quang Hưng, Đào Trung Kiên, Phan Chí Thắng, Thanh Chung, Mai Khoa, Hoài Vân, Đinh Đình Chiến, Nguyễn Van An, User:Saritamackita, Mekong Bluesman, DHN, Nguyễn Hữu Dũng, Trung Da, Khuong Viet Ha
- Để tôi đọc lại: [Qua đèo chợt gặp mai đầu suối], [THƠ CHO CON],
- Các bài sâu sắc cần đọc kỹ,
Chú thích
- TS. Hoàng Kim lý lịch khoa học tại website Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
- Bài viết về sắn của Hoàng Kim đăng trên trang của FAO
- Các bài viết về sắn của Hoàng Kim đăng PDF trên trang của CIAT.
- Các bài viết của author “Hoang Kim” tìm kiếm trên trang AGRIS Records Search
- Hình ảnh nhận giải Nhất VIFOTEC 2010 đăng trên website của Chính phủ Việt Nam.
- “Lời Thầy dặn” tưởng nhớ Norman Borlaug tại “Cha đẻ của cách mạng Xanh: Hãy vươn tới các vì sao” Mekong New, trang web của công đồng Việt Nam tại Liên bang Nga
- Hoàng Kim Profile trên Google tiếng Việt.
Liên kết chính
- hoangkim (tiếng Việt) https://sites.google.com/site/hoangkimvietnam/
- hoangkim (English) https://sites.google.com/site/hoangkimsite/
- Trang nhà ĐHNL http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim
- Dạy và học http://dayvahoc.blogspot.com
- Cây lương thực http://cayluongthuc.blogspot
- Thung dung https://hoangkimvietnam.wordpress.com
Liên hệ
Tìm kiếm
- Hoang Kim profile on Google
- hoangkimvietnam on Wikipedia
- http://en.gravatar.com/hoangkimvietnam
- http://www.tagged.com/hoangkimvietnam
- http://vn.linkedin.com/in/hoangkimvietnam
- http://pulse.yahoo.com/_2BTYPZXQZC5ZQPXVKTIBHJGDSI
Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
Thầy Mai Văn Quyền sống phúc hậu, tận tâm sát thực tiễn và hướng dẫn khoa học. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy (12). Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Quyền hiện đã 76 tuổi, đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.
Thầy, Bạn là lộc xuân của cuộc đời
Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ (15) đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy quý bạn hiền là lộc xuân của cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.

Trường Đại Học Nông Lâm Thủ Đức 2005 Nửa Thế kỷ Xây dựng và Phát triển (19) đến nay 2010 đã tròn 55 năm kỹ niệm ngày thành lập. Dưới mái trường thân yêu này, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ…
TS. Hoàng Kim, cựu sinh viên TT2-NLU
GVC Bộ môn Cây Lương thực, Rau Hoa Quả
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim
Bìa kỉ yếu 1+4, 2 + 3
1. Trang 1 – 18
2. Trang 19 – 30
3. Trang 31 – 40
4. Trang 41 – 50
5. Trang 51 – 68
6. Trang 69 – 80
7. Trang 81 – 90
8. Trang 91 – 100
9. Trang 101 – 116
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

ƠN THẦY
Kính tặng Thầy Mai Văn Quyền
và những ngơời Thầy quý mến
Một nắng hai sương trên những luống cày
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ
Phải dạy con mình như thế nào đây?
Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con
Mắt cha lắng bao niềm ao ước
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng
Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con
Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ
Thôi thúc tim con học tập phút giờ …
Hoàng Kim

Thù nhà, nợ nước quyết rèn bản thân !KHÁT VỌNG
(Hoàng Ngọc Dộ 1937-1994)GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ

(Thắp nén hương thơm tưởng nhớ Anh)
“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả của tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất đúng đêm trăng rằm tháng giêng. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng.
Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh ra đi đầu năm 1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.
Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào tâm thức của tôi:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề này, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.
(Bài đăng lần đầu tại http://blogtiengviet.net/DAYVAHOC xuân 2006,đăng lần hai tại http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_vietnam xuân 2007, đọc lại và đăng lần ba tại http://thohoangkim.blogspot.com xuân 2008)
THẦY ƠI !
Hoàng Kim
Mừng duyên lành con em xe về miền Trung
Nơi LỘC Khê Hầu NGUYÊN vẹn công nghìn năm mở cõi
Với dòng sông Hương soi bóng núi Ngự Bình
ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT NHÀNH MAI
Hoàng Kim
Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một nhành mai.
Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.
Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật bản, Bắc Triều tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á. Một cành mai không chỉ là một cành mai mà là một cành xuân. Hoa mai và mùa xuân. Cành mai ẩn tàng sự trường cửu của tình yêu cuộc sống.
Bài đã đăng lần đầu tại http://dayvahoc.blogtiengviet.net/, được chỉnh sửa và đăng lần hai tại http://thovanhoangkim.blogspot.com (ảnh hoa mai nhiều cánh, vườn nhà HK).
Nguyễn Khoa Tịnh
EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN
Nguyễn Khoa Tịnh
Thương yêu tặng em Hoàng Kim
Thầy muốn em noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai
Có biết lòng ta bấy hỡi ai?
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng
Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang
Lửa to mới biết sáp hay vàng
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng
Lồng lộng trời hè muôn làn gió
Đêm thanh sao sang mát thu không
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng
Tinh tú bao quanh hồn thời đại
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm
Đỉnh dốc chênh vênh
Xe mù bụi cuốn
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ
Điệp điệp núi cao
Trùng trùng rừng thẳm.
Người thấy
Súng gác trời xanh
Gió lùa biển lớn
Nông dân rộn rịp đường vui
Thanh Quan nàng nhẽ có hay
Cảnh mới đã thay cảnh cũ.
Ta hay
Máu chồng đất đỏ
Mây cuốn dặm khơi
Nhân công giọt giọt mồ hôi
Hưng Đạo thầy ơi có biết
Người nay nối chí người xưa
Tới đây
Nước biếc non xanh
Biển rộng gió đùa khuấy nước
Đi nữa
Đèo sâu vực thẳm
Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai
Thương dân nước, thà sinh phận gái
“Hoành Sơn cổ lũy”
Hỏi đâu dấu tích phân tranh?
Chỉ thấy non sông
Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế
Điều không hẹn mà xui gặp mặt
Vô danh lại gặp hữu danh
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất
Anh em ta ngự trên xe đạp
Còn Người thì lại đáp com măng
Đường xuyên sơn
Anh hùng gặp anh hùng
Nhìn sóng biển Đông
Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào
Bậc anh hùng tiền bối
Ta ngưỡng mộ Người
Và tỏ chí với non sông
Mẹ hiền ơi!
Tổ Quốc ơi!
Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ
Thương dân, yêu nước quyết báo đền
Văn hay thu phục muôn người Việt
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp
Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
1970
THẦY ƠI !
Hoàng Kim
Mừng duyên lành con em xe về miền Trung
Nơi LỘC Khê Hầu NGUYÊN vẹn công nghìn năm mở cõi
Với dòng sông Hương soi bóng núi Ngự Bình
THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM !
Em đã học nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin
LỜI THẦY DẶN
Kính tặng GS. Norman Borlaug
Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm tiếng để đời.
NHỚ ĐÀO DUY TỪ
Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay
LÊN YÊN TỬ
Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chủa Đồng …
Hoàng Kim
http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?gid=391&ur=hoangkim
http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/hoangkim/Poster%20KM140%202009%20(A4)%203%20trang.pdf
http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=hoangkim
Thật cảm động và ngưỡng mộ
Cảm ơn Ky. Bạn ở lớp nào?
Cam on anh HK, trang mang cua anh rat co gia tri de hoc tap
Cám ơn Ngọc Dao đã ghé thăm và động viên. Cho mình xin số email để gửi ảnh. Chị Kim Dung vừa gửi nhiều ảnh và video nhưng mình bận quá chưa kịp xử lý. Quý mến. HK
CÁM ƠN ANH HOÀNG KIM VÌ NHỮNG BÀI VIẾT RẤT HAY VÀ NHỮNG BỨC HÌNH ĐẸP VỀ NGÀY HỘI TRƯỜNG VỪA QUA. EM LÀ NHƯ THỦY Ở HUẾ, GẶP ANH TRÊN CHUYẾN VỀ HỘI TRƯỜNG VỪA RỒI.
Cám ơn Như Thuỷ . Chúng mình thật vui đã có một chuyến hồi hương đầy kỹ niệm về thăm lại mái trường xưa và gặp Thầy Bạn cũ.