About hoangkimvietnam

Hoàng Kim là tiến sĩ nông học, hiện giảng dạy và nghiên cứu cây lương thực ở Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Ông là chủ bút của các trang weblog văn hóa giáo dục và cây lương thực: http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim; https://hoangkimvietnam.wordpress.com; http://dayvahoc.blogspot.com; http://cayluongthuc.blogspot.com; http://dayvahoc.blogtiengviet.net

Động Thiên Đường kỳ quan tuyệt đẹp

NGỌC PHƯƠNG NAM..”Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai;  Chuyện xua nay gặp lại  Thiên Đường nơi hạ giới. Đẹp lung linh mê hồn“. Các nhà thám hiểm Hội Hang động Hoàng gia Anh  (BCRA) khi phát hiện ra hang động Thiên Đường năm 2005 đã bàng hoàng kinh ngạc trước vẽ đẹp kỳ ảo thần tiên chỉ có thể thốt lên được hai chữ Thiên Đường!  Mời bạn đọc bài “đẹp gấp mười lần động Phọng Nha” của nhà văn Phạm Viết Đào, bài  Khám phá động thiên đường nơi trần gian của Minh Cường và thưởng thức động Thiên Đường kỳ quan tuyệt đẹp  chùm ảnh của Hoàng Kim và bạn hữu lớp 10A Trồng Trọt. Chuyến đi VỀ NGUỒN thăm quê hương yêu thương và hiếu học nhân Kỹ niệm 45 năm (1967-2012) thành lập Trường  Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, nay là Đại học Nông Lâm Huế, Truyền thống, Đổi mới và Phát triển  (xin vui lòng dẫn nguồn NGỌC PHƯƠNG NAM https://hoangkimvietnam.wordpress.com khi chia sẽ hình ảnh Động Thiên Đường trong bộ ưu tập này)


Còn tiếp  (…)

Xem thêm

Động Thiên Đường và Động Phong Nha

Động Thiên Đường, Quảng Bình

Chuyện tình Phong Nha

【World Heritage】Phong Nha Cave – Quang Binh / Vietnam

Phong Nha Huyền Ảo

Bài viết cùng chủ đề

Động Thiên Đường, Bố Trạch, Quảng Bình

Trở về trang chính

Biển Nhật Lệ Quảng Bình

NGỌC PHƯƠNG NAM.  Ban mai trên biển Nhật Lệ, Quảng Bình. Chùm ảnh của Hoàng Kim và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG

Hoàng Kim

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

http://kimlovelife.wordpress.com/2011/10/30/xa-khơi-va-chum-thơ-về-biển/ 

xem tiêp:

Thơ hay vê biên (Hoàng Kim thu thập, tuyển chọn)
Chùm thơ vê biển (Cát Biển)
Chùm thơ về biên (Hoa Diên Vĩ)
Chùm thơ về BIỂN của Lương Đình Khoa

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Tư liệu chọn lọc về Nguyễn Du

NGỌC PHƯƠNG NAM. Tôi đã có một ít bài viết về Nguyễn Du (Tâm sự Nguyễn Du qua Đối tửu, Nguyễn Du và những câu thơ tài hoa; Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ c; Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ.) . Gần đây, tôi đọc được một số bài viết mới ( Nguyễn Du – Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương;  Tết, đọc lại thơ Nguyễn Du;  Đọc Nguyễn Du, nhớ Nguyễn Khuyến, Khóc Tố Như) khá hay, soi sáng thêm những  góc nhìn mới. Nay tôi xin chép lại trong cùng chuyên mục để thuận tiện tra cứu và giúp bạn đọc dễ theo dõi.

Nguyễn Du – Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Du
Tóc bạc cám thương người phận mỏng
Lưng gầy trĩu nặng nỗi bể dâu
Ngực yếu, trái tim thì quá nặng
Nhờ thơ san sẻ bớt niềm đau.

Nguyễn Công Trứ
Khi mũ cánh chuồn, lúc mo cau
Sang hèn, cao thấp khác gì nhau
Đánh giặc, khẩn hoang ngàn dặm đất
Không quên thơ phú với…cô đầu!

Vương Trọng
Nguồn: Blog Vương Trọng

Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương

Nguyễn Hưng Quốc 

Ho Xuan Huong

Hình: Wikipedia Commons

Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tôi nghĩ đến Nguyễn Khuyến. Và cũng nghĩ đến một người khác nữa: Hồ Xuân Hương.

Nguyễn Du được xem là ông hoàng của thơ Việt Nam, còn Hồ Xuân Hương lại được tôn vinh là “bà Chúa thơ Nôm”. Giữa “ông hoàng” và “bà chúa” dường như có một điểm chung: mối tình kéo dài ba năm.

Trước khi nói về mối tình của họ, xin nói một chút về Hồ Xuân Hương. Cho đến nay, hầu như giới phê bình và nghiên cứu đều đồng ý với nhau một điểm: Đó là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất và cũng là nhà thơ độc đáo nhất của Việt Nam. Về điểm thứ nhất, tôi rất tâm đắc với bảng xếp hạng của Xuân Diệu: Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm (nếu bà thực sự là tác giả của bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành), Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Tú Xương là năm nhà thơ lớn nhất trong văn học cổ điển Việt Nam. Về điểm thứ hai, cũng đã có nhiều người nhấn mạnh: với những bài thơ Nôm còn lại hiện nay, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam. Hồ Xuân Hương có thể không bằng Nguyễn Du ở sự bát ngát trong tâm tình, sự lộng lẫy và đa dạng của bút pháp, đặc biệt, Hồ Xuân Hương không có một tác phẩm nào đồ sộ, nguy nga có thể sánh được với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng mặt khác, Hồ Xuân Hương lại độc đáo hơn Nguyễn Du. Độc đáo hơn vì cá tính mạnh mẽ hơn, phong cách sắc sảo hơn, ngôn ngữ dữ dội hơn. Nguyễn Du là người đi đến tận cùng nỗi đoạn trường chung của nhân loại. Hồ Xuân Hương là người đi đến tận cùng màu sắc riêng tây trong một con người. Nguyễn Du là đóa hoa đẹp nhất trong các loài hoa. Hồ Xuân Hương là đóa hoa lạ nhất trong các loài hoa. Chung quanh Nguyễn Du, châu tuần nhiều nhà thơ khác, gần gũi ở nhiều khía cạnh, tuy mức độ tài hoa có thể ít hơn. Chung quanh Hồ Xuân Hương hầu như không có ai cả. Nguyễn Du cao ngất mà không lẻ loi. Hồ Xuân Hương, ngược lại, là một hiện hữu dị thường, một mình chiếm riêng một góc trời.

Nhưng nhà thơ được xem là độc đáo nhất của Việt Nam ấy lại là một hiện tượng vô cùng phức tạp. Phức tạp, trước hết, là về tư liệu. Trước, người ta không biết gì về bà. Đến độ nhiều người nêu lên giả thuyết: bà không có thật. Tên của bà chỉ là một cái tên giả của một hay một số nhà thơ nam tinh nghịch nào đó. Sau, người ta tìm ra khá nhiều tài liệu về bà. Nhưng những tài liệu ấy lại mâu thuẫn với nhau đến độ nếu tin vào chúng, chúng ta sẽ có không phải một mà là hai hay ba nhà thơ mang tên Hồ Xuân Hương khác nhau. Hoàn toàn khác nhau.

Trong các khám phá liên quan đến Hồ Xuân Hương, quan trọng nhất là việc phát hiện tập thơ Lưu Hương Ký vào năm 1963. Tập thơ gồm 52 bài: 24 bài chữ Hán và 28 bài chữ Nôm. Đặc biệt, trong tập thơ có một bài tựa viết năm 1814 của một người có biệt hiệu là Tốn Phong, người Nghệ An. Trong bài tựa, Tốn Phong tự nhận mình là bạn của Hồ Xuân Hương, tự Cổ Nguyệt Đường, con cháu họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chính Hồ Xuân Hương đã nhờ ông viết lời tựa ấy: “Đây là tất cả thơ văn trong đời tôi từ trước đến nay, nhờ anh làm cho bài tựa.”

Xuất hiện vào năm 1814, đó là văn bản cổ nhất và cũng đáng tin nhất liên quan đến thơ Hồ Xuân Hương. Trước khi tập Lưu Hương Ký được phát hiện, toàn bộ những bài thơ Nôm được truyền tụng lâu nay đều chỉ được lưu hành trong dân gian trong cả một thế kỷ. Chúng chỉ được sưu tập và in thành sách vào năm 1913 (nhà xuất bản Xuân Lan).

Tuy nhiên, ở đây lại xuất hiện một số vấn đề: một, không có bài thơ nào trong tập Lưu Hương Ký năm 1814 và Thơ Hồ Xuân Hương năm 1913 trùng nhau cả; hai, phong cách và giá trị của hai tập thơ cũng khác hẳn nhau: thơ trong cuốn sách in năm 1913 vốn chứa đựng các bài thơ được truyền tụng rộng rãi lâu nay sắc sảo và độc đáo bao nhiêu, thơ trong Lưu Hương Ký lại hiền lành và bình thường bấy nhiêu.

Trước hai hiện tượng trên, chúng ta có thể có ba giả thuyết chính:

1. Có hai Hồ Xuân Hương khác nhau. Tạm gọi là HXH1, tác giả của các bài thơ được truyền tụng rộng rãi lâu nay, và HXH2, tác giả của tập Lưu Hương Ký do Tốn Phong viết lời tựa. Một số nhà nghiên cứu không quyết liệt đến mức xem HXH1 và HXH2 là hai người khác nhau, nhưng, khi phê bình, họ tạm loại trừ HXH2 ra khỏi phạm vi phân tích và đánh giá. Họ chỉ tập trung vào HXH1 với những bài thơ họ cho là thực sự xuất sắc.

2. Có một Hồ Xuân Hương thật và một Hồ Xuân Hương giả. HXH2 là Hồ Xuân Hương thật, có văn bản đàng hoàng và khả tín; còn HXH1, tức tác giả của những bài thơ nổi tiếng trong quần chúng lâu nay, từ “Khóc Tổng Cóc” và ”Khóc ông phủ Vĩnh Tường” đến “Làm lẽ”, “Không chồng mà chửa”, “Bánh trôi nước”, “Quả mít”, v.v… là Hồ Xuân Hương giả. Giả ở đây được hiểu theo nghĩa là: Đó chỉ là biệt hiệu được dựng lên để che giấu tông tích của một người thật, có thể là một hay một nhóm nhà nho nghịch ngợm nào đó. Họ làm thơ để cợt nhã, nhưng, dưới áp lực nặng nề của dư luận thời phong kiến, phải ngụy trang dưới một cái tên bịa là Hồ Xuân Hương. Nhưng Hồ Xuân Hương này lại không dính líu gì đến Hồ Xuân Hương, tác giả của Lưu Hương Ký và là bạn của Tốn Phong.

3. Cả HXH1 và HXH2 chỉ là một. Tuy nhiên, thuộc nhóm này, có hai khuynh hướng khác nhau:

3.1.Chỉ có những bài thơ trong Lưu Hương Ký là thực sự của Hồ Xuân Hương. Còn những bài thơ tương truyền của HXH1, trải qua trên dưới một thế kỷ truyền miệng, đã ít nhiều bị/được dân gian hóa. Giống như ca dao. Điều này giải thích tại sao chúng không còn giống hẳn với phong cách của những bài thơ trong Lưu Hương Ký. (Đó là chưa kể nhiều bài thơ bị gán đại cho Hồ Xuân Hương.)

3.2.Xem tất cả những bài thơ được truyền tụng lâu nay và những bài thơ trong Lưu Hương Ký là của một tác giả. Không chút thắc mắc nào cả. Khuynh hướng này có chút ngây thơ. Nhưng đó là cách dễ dàng nhất. Bởi vậy, có vẻ càng ngày càng có nhiều người chấp nhận.Trong phạm vi một bài viết ngắn để đăng trên blog, tôi không có tham vọng đi sâu vào các vấn đề nêu trên. Vả lại, thành thực mà nói, bản thân tôi cũng còn hết sức phân vân. Tôi biết, trên thế giới, không ít người từng thử nghiệm nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên, điều ấy chưa từng xảy ra ở Việt Nam, nhất là ở thời Trung Đại, lúc ngay cả ý niệm về cái gọi là phong cách cũng chưa hề xuất hiện. Tất cả những cái gọi là phong cách của các tác giả cổ điển Việt Nam đều có tính chất tự phát. Đã là tự phát thì cũng không thể có vấn đề ngụy trang.

Bởi vậy, ở đây, khi nói đến mối tình giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, chúng ta tạm giới hạn vào HXH2, tác giả của Lưu Hương Ký (và một số bài thơ vịnh Hạ Long do Hoàng Xuân Hãn sưu tầm được).

Đó là một mối tình có thật chứ không phải là giai thoại. Bằng chứng là một bài thơ có nhan đề “Cảm cựu kiêm trình Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu”, trong tập Lưu Hương Ký. Bài thơ như sau:

Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Cậy ai tới đấy gửi cho cùng.

Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.

Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.

Biết còn mảy chút sương siu mấy
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.

Nhan đề bài thơ nghĩa là “Nhớ người cũ – viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu”. Xin lưu ý là, trong nguyên tác, ngay dưới nhan đề là một tiểu chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” (Hầu, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Cả hai đều cho thấy cái người được gọi là “Nguyễn hầu” ấy không thể là ai khác ngoài Nguyễn Du. Thứ nhất, trùng họ: họ Nguyễn. Thứ hai, trùng quê quán: Nguyễn Du quê quán ở Tiên Điền, Nghi Xuân. Và thứ ba, trùng chức vụ: tháng 2 năm 1813, lúc đang làm Cai Bạ Quảng Bình, Nguyễn Du được thăng chức Cần chánh điện học sĩ, trước khi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.

Dựa vào nhan đề liên quan đến chức vụ của Nguyễn Du, người ta có thể biết bài thơ được sáng tác vào năm 1813, một năm trước khi Hồ Xuân Hương nhờ Tốn Phong viết lời tựa. Nhưng như vậy, mối tình kéo dài “ba năm vẹn” giữa hai người xảy ra vào lúc nào? Hoàng Xuân Hãn đoán nó phải xảy ra vào khoảng 1792-1795, lúc Nguyễn Du còn khá trẻ, khoảng dưới 30 tuổi. Lý do là, sau đó, nhất là kể từ năm 1802, lúc đã ra làm quan, rất ít khi Nguyễn Du có mặt lâu ở Hà Nội. Hết làm tri huyện Phù Dung lại làm tri phủ Thường Tín, rồi vào Huế, và làm Cai Bạ ở Quảng Bình. Nếu ông đi ra Bắc thì cũng chỉ ở lại một thời gian ngắn. Dù sao, đây cũng chỉ là giả thuyết. Cái gọi là mối tình “ba năm” ấy không nhất thiết là gần gũi trọn vẹn ba năm. Ở xa, nhưng thỉnh thoảng gặp nhau, cũng là tình yêu chứ?

Bài thơ trên là một trong những bài thơ hay nhất trong tập Lưu Hương Ký. Hay và cảm động. Nó cho thấy, dù có chút chua chát, Hồ Xuân Hương vẫn còn yêu Nguyễn Du. Và vẫn còn băn khoăn không biết Nguyễn Du có còn nhớ thương mình? Đó là ý nghĩa của chữ “sương siu” ở câu thứ 7, theo Hoàng Xuân Hãn, có nghĩa là bịn rịn.

Không hiểu sao, khi đọc bài thơ trên, tôi cứ ao ước HXH1 và HXH2 là một người. Chỉ là một người.

Cứ tưởng tượng “bà Chúa thơ Nôm” và “ông hoàng” của thơ ca Việt Nam là tình nhân của nhau?

Thì thú vị biết chừng nào.

***

Chú thích:

Tài liệu về Hồ Xuân Hương khá nhiều. Ở đây, tôi sử dụng ba cuốn chính:
Thơ Hồ Xuân Hương
của Nguyễn Lộc, nxb Văn Học, Hà Nội, 1982.
Thiên tình sử Hồ Xuân Hương
của Hoàng Xuân Hãn, nxb Văn Học, Hà Nội, 1995.
Hồ Xuân Hương, tiểu sử văn bản: Tiến trình huyền thoại dân gian hóa
của Đào Thái Tôn, nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1999.

Nguồn: VOA Tiếng Việt (theo blog TS. Nguyễn Hưng Quốc)

Tết, đọc lại thơ Nguyễn Du

Nguyễn Hưng Quốc

Tết, buồn, tôi đọc lại một số tập thơ cổ, trong đó có thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Càng buồn.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du (1766-1820) còn lại khá nhiều, khoảng 249 bài, tập hợp trong ba tập: Thanh Hiên tiền hậu tập (sáng tác từ năm 1786 đến 1804), Nam trung tạp ngâm (từ 1805 đến 1812) và Bắc hành tạp lục (sáng tác nhân chuyến đi sứ sang Trung Quốc – 1813). Có thể xem đây là những tập nhật ký của Nguyễn Du từ lúc 21 tuổi đến năm 49 tuổi, 5 năm trước khi qua đời. Đó là nơi Nguyễn Du kể lể về cuộc đời mình và bộc bạch tâm sự của mình một cách trực tiếp, chứ không phải qua trung gian của một câu chuyện dịch từ tiếng Tàu như Truyện Kiều. Điểm nổi bật nhất, toát lên từ cả ba tập thơ, có lẽ là một tâm trạng: buồn rầu.

Buồn nhất là vì nghèo.

Xin lưu ý là Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình quý tộc, có thể gọi là đại quý tộc. Cha Nguyễn Du, ông Nguyễn Nghiễm (1708-1776), đỗ Tiến sĩ, có thời gian làm tham tụng, tức tể tướng, dưới quyền Chúa Trịnh. Anh cả, cùng cha khác mẹ của ông, Nguyễn Khản (1734-1786), cũng đỗ Tiến sĩ và cũng có thời gian làm tể tướng. Ca dao thời ấy có câu: “Bao giờ Ngàn Hống hết cây / Sông Rum hết nước, họ này hết quan.”

Có điều, khi Nguyễn Du lớn lên, tất cả những điều đó chỉ còn là những vang bóng một thời. Khi Nguyễn Du được 10 tuổi, cha mất; 20 tuổi, anh cả mất. Gia sản còn lại cho Nguyễn Du chắc chắn không nhiều, nếu không muốn nói là không có gì cả. Nguyễn Nghiễm có đến 8 vợ và 21 người con; mẹ của Nguyễn Du lại là vợ lẽ, lúc Nguyễn Nghiễm đã 48 tuổi (còn bà thì khoảng 16). Sau khi ông chết, phần lớn các bà vợ đều về nhà riêng. Mẹ của Nguyễn Du chỉ là con của một vị quan nhỏ, làm chức câu kế. Hơn nữa, bà cũng mất sớm, 3 năm sau chồng, lúc Nguyễn Du mới 13 tuổi. Sau đó, Nguyễn Du sống với Nguyễn Khản, lớn hơn ông 31 tuổi. Nguyễn Khản giàu có, tài hoa và cũng cực kỳ hào hoa. Nhưng quan lộ của Khản cũng rất lận đận, có lúc lên tột đỉnh vinh quang nhưng cũng có lúc bị giam cầm hoặc trốn tránh đây đó. Vả lại, ông cũng mất khi Nguyễn Du còn khá trẻ, lúc mới 20 tuổi, chỉ có một mảnh bằng nho nhỏ: tam trường (tức chưa phải Cử nhân) và phải chấp nhận làm một quan võ cấp thấp thay thế cho ông bố nuôi, người họ Hà.

Đến năm 1786, lúc Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà và đánh tan chúa Trịnh thì toàn bộ những vinh hoa của dòng họ Nguyễn đều tan thành mây khói. Ngay cả dinh cơ của họ Nguyễn ở Nghi Xuân bị cũng phá sạch. Nguyễn Du dẫn vợ con về quê bà vợ cả ở Thái Bình sống qua ngày. Đó cũng là thời gian ông sáng tác tập Thanh Hiên tiền hậu tập.

Ba hình ảnh xuất hiện nhiều nhất trong tập thơ này là: bệnh, đói và đầu bạc. Nên nhớ lúc này Nguyễn Du chỉ mới trên dưới 30 tuổi. Mà tóc đã bạc trắng (Trong tổng số 65 bài của tập thơ, có 17 bài nhắc đến hình ảnh bạch phát hay bạch đầu): “Bạch đầu đa hận tuế thời thiên” (Đầu bạc thường bực vì ngày tháng trôi mau); hay “Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên” (Tráng sĩ đầu bạc bùi ngùi ngẩng lên trời) hay “Bạch phát hùng tâm không đốt ta” (Tóc bạc rồi, dù có hùng tâm, cũng chỉ biết ngồi suông than thở).

Không biết ông bệnh gì, nhưng lúc nào cũng than bệnh: “Nhất nhất xuân hàn cựu bệnh đa” (Một nhà xuân lạnh, bệnh cũ lại nhiều); “Tam xuân tích bệnh bần vô dược” (Ba tháng xuân ốm liên miên, nghèo không có thuốc); “Cùng niên ngọa bệnh Tuế giang tân” (Suốt năm đau ốm nằm ở bến Tuế giang); “Đa bệnh đa sầu khí bất thư” (Lắm bệnh, hay buồn, tâm thần không được thư thái); “Thập niên túc tật vô nhân vấn” (Bệnh cũ mười năm, không ai thăm hỏi); “Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu” (Bệnh đến trong bước giang hồ đã lâu ngày).

Đã bệnh lại còn nghèo. Phải ở nhờ nhà người khác: “Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia” (Đầu bạc bơ phờ ở nhờ nhà người). Hết nhờ người này sang nhờ người khác: “Lữ thực giang tân hựu hải tân” (Hết ăn nhờ ở miền sông lại đến miền biển). Lúc nào trong túi cũng rỗng không: “Giang nam giang bắc nhất nang không” (Một chiếc túi rỗng không, đi hết phía nam sông lại sang phía bắc sông). Thiếu mặc: “Tảo hàn dĩ giác vô y khổ” (Mới rét mà đã thấy khổ vì không áo). Có khi đói: “Táo đầu chung nhật vô yên hỏa” (Suốt ngày bếp không đỏ lửa). Ngay cả khi Nguyễn Du đã ra làm quan dưới triều Gia Long rồi, có năm vợ con vẫn đói: “Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng” (Nhà mười miệng trẻ đói xanh như rau); “Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh bắc” (Nhà mười miệng ăn đang kêu đói ở phía bắc Hoành sơn). Mười đứa trẻ ở đây chính là con của Nguyễn Du. (Gia phả ghi Nguyễn Du có 3 vợ: bà vợ đầu sinh một con trai tên Nguyễn Tứ; bà vợ thứ hai cũng sinh một con trai tên Nguyễn Ngũ; bà vợ thứ ba sinh mười con trai và sáu con gái; tổng cộng, như vậy, ông có 18 người con. Tuy nhiên, căn cứ vào tên người con đầu, Nguyễn Tứ, chúng ta có thể đoán là ông có ba người con khác, anh hay chị của Nguyễn Tứ, có lẽ đã chết lúc còn nhỏ hoặc ngay trong bào thai.) Đói đến độ có lúc phải xin ăn: “Cơ hàn bất giác thụ nhân liên” (Đâu ngờ phải đói rét để cho người thương).

Nhưng buồn nhất có lẽ là cảm giác bất lực và bế tắc, trong đó có chuyện bất lực và bế tắc về văn chương.

Một điều chắc chắn là ngay từ trẻ, Nguyễn Du đã mê văn chương và biết mình có tài về văn chương, như có lần, nhân dịp ghé thăm ngôi nhà cũ của Liễu Tông Nguyên (nhà thơ đời Đường, 773-819), trong chuyến đi sứ sang Trung Hoa, ông đã tự nhận: “Tráng niên ngã diệc vi tài giả” (Thời trẻ, ta cũng là kẻ có tài năng). Cả đời, ông mê đọc sách. Thuở hàn vi, suốt 10 năm sống nhờ nhà người khác, hầu như lúc nào cũng đối diện với nguy cơ đói ăn và thiếu mặc, vậy mà nhà ông lúc nào cũng đầy sách: “Tứ bích đồ thư bất yếm đa” (Sách vở đầy bốn vách, bao nhiêu cũng không vừa); “Cơ thử duyên sàng khiết ngã thư” (Chuột đói leo giường gặm sách vở của ta). Bệnh, ông nằm với sách: “Chẩm bạn thúc thư phù bệnh cốt” (Cạnh gối có chồng sách đỡ tấm thân bệnh tật). Sau này, năm 1813, ông được vua Gia Long cử làm chánh sứ sang Trung Hoa. Con đường đi sứ từ Huế đến Yên Kinh dài dằng dặc, băng qua những Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Nam, Hồ Bắc, An Huy, Hoài Nam, Sơn Đông; trên đường về, lại băng qua Hà Bắc, Sơn Tây, Hà Nam, trước khi nhập lại con đường cũ, qua Hán Dương, Nhạc Dương, Hành Dương, Quế Lâm, v.v… Suốt cuộc hành trình dài đằng đẵng ấy, lúc thì đi bộ, lúc thì đi ngựa, lúc thì đi thuyền, phần lớn thời gian Nguyễn Du dành cho việc đọc sách: “Khách lộ trần ai bán độc thư” (Thì giờ trên đường gió bụi, một nửa là đọc sách).

Mê sách và mê văn chương như thế, nhưng hầu như lúc nào Nguyễn Du cũng ngậm ngùi khi nói đến văn chương. Ông không tin văn chương là đầu mối của bất hạnh (“Vị hữu văn chương sinh nghiệp chướng” – Chưa từng có chuyện văn chương sinh ra nghiệp chướng). Nhưng ông cũng thừa biết văn chương không giúp được gì trong việc giải quyết các bế tắc trong cuộc sống thường nhật, nhất là lúc đất nước nhiễu nhương, hết chiến tranh giữa Tây Sơn và chúa Trịnh thì đến chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Lúc ở ẩn và chịu nghèo đói ở quê vợ, ông nhận ra một sự thật bẽ bàng: “Thư kiếm vô thành sinh kế xúc” (Nghề văn nghề võ đều không thành, sinh kế quẫn bách), “Nhất sinh từ phú tri vô ích / Mãn giá cầm thư đồ tự ngu” (Một đời chuyên về từ phú biết là vô ích / Sách đàn đầy giá, chỉ mình làm ngu mình). Có lúc, nhìn tóc bạc trắng và ngửa mặt lên trời, ông tự hỏi: “Văn tự hà tằng vi ngã dụng” (Văn tự nào đã dùng được việc gì cho ta). Sau, khi ra làm quan với Gia Long, ông được thăng cấp rất nhanh: thoạt đầu (1802) làm tri huyện; mấy tháng sau, đã được thăng lên làm tri phủ; ba năm sau, được thăng Đông Các Đại Học Sĩ; mấy năm sau, làm Cai Bạ, rồi được cử làm Chánh sứ sang Trung Hoa; về, được thăng Hữu Tham tri Bộ Lễ, hàm Tam phẩm. Có thể nói quan lộ của Nguyễn Du rất hanh thông. Nhưng ông vẫn buồn. Thấy cảm hứng văn chương càng ngày càng leo lắt. Trên đường đi sứ, ông than thở: “Lão khứ văn chương diệc tị nhân” (Già rồi, văn chương cũng xa lánh người); rồi lại than thở: “Văn chương tàn tức nhược như tơ” (Hơi tàn, văn chương mảnh như sợi tơ).

Buồn, ông quay sang đọc kinh Phật: “Ngã độc Kim cương thiên biến linh / Kỳ trung áo chỉ đa bất minh” (Ta đọc kinh Kim cương hàng nghìn lượt, những ý nghĩa gọi là sâu xa trong đó phần nhiều không rõ ràng).

Không biết việc đọc kinh Phật có làm ông nguôi ngoai hay không. Nhưng đọc thơ chữ Hán của ông, từ lúc trẻ đến lúc già, hết tập này đến tập khác, lúc nào cũng thấy một tâm trạng hiu hắt.

Bởi vậy, ông mới phân trần:

Tri giao quái ngã sầu đa mộng
Thiên hạ hà nhân bất mộng trung?
(Bạn thường trách bảo hay sầu mộng,
Thiên hạ ai người thực tỉnh không?)

(Phạm Khắc Khoan và Lê Thước dịch)

Đọc Nguyễn Du, nhớ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Hưng Quốc

 Nguyễn Khuyến

Hình: Wikipedia Commons

Nguyễn Khuyến

Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, thấy tâm trạng buồn rầu và cảm giác bế tắc của ông khi nghĩ về chuyện văn chương, tự dưng tôi nhớ đến Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến (1835-1909) ra đời sau khi Nguyễn Du đã mất được 15 năm. Cả hai đều trải qua những thời loạn lạc: với Nguyễn Du, loạn lạc xảy ra lúc còn trẻ; với Nguyễn Khuyến, lúc đã về già. Mức độ của cái gọi là loạn lạc ấy cũng khác: thời Nguyễn Du, đất nước thay chủ, từ Lê-Trịnh sang Nguyễn Tây Sơn và cuối cùng, Nguyễn Gia Miêu (quê gốc của các chúa và sau đó, của các vua Nguyễn, thuộc Tống Sơn, Thanh Hóa); thời Nguyễn Khuyến, không phải là chuyện thay đổi triều đại, mà là chuyện đánh mất chủ quyền: cả nước lọt vào tay thực dân Pháp. Cuối cùng, phạm vi của khái niệm loạn lạc cũng khác: thời Nguyễn Du, chỉ là loạn lạc về chính trị và xã hội; thời Nguyễn Khuyến, loạn lạc một cách toàn diện: không những chỉ trong lãnh vực chính trị hay xã hội mà còn cả trong lãnh vực văn hóa với sự thất thế của chữ Hán và sự lên ngôi của chữ quốc ngữ, từ đó, sự thay đổi trong hệ thống học đường và khoa cử, sự đảo lộn trong bảng giá trị đạo đức cũng như thẩm mỹ.

Cả hai, lúc còn trẻ, chắc chắn có rất nhiều tham vọng. Nguyễn Du thì sinh ra trong gia đình thế gia vọng tộc, lại nổi tiếng tài hoa về văn chương. Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình khiêm tốn hơn: cha chỉ đỗ tú tài, làm nghề dạy học và khá nghèo. Nhưng về khoa cử, ông lại hơn hẳn Nguyễn Du: Trong khi Nguyễn Du chỉ đỗ tam trường (tú tài), Nguyễn Khuyến lại thi đỗ cả ba kỳ thi Hương (1864), thi Hội (1871) và thi Đình (1871); hơn nữa, ở cả ba cuộc thi, ông đều đỗ đầu; nổi tiếng cả nước với danh hiệu “Tam nguyên Yên Đổ”. Đó là điều Nguyễn Khuyến rất tự hào. Trong bài “Di chúc”, có đoạn ông viết:

… Đức thầy đã mỏng mòng mong
Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy.
Học chẳng có rằng hay chi cả;
Cưỡi đầu người kể đã ba phen….

Mà tự hào kể cũng phải. Nên nhớ trong cả lịch sử khoa cử bằng chữ Hán tại Việt Nam, kể từ khoa thi đầu tiên vào năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1918, tức hơn 800 năm, chỉ có cả thảy năm người đoạt được danh hiệu “tam nguyên” như thế: Đào Sư Tích (đời Trần), Lê Quý Đôn (1726-1784), Trần Bích San (1838-1877), Nguyễn Khuyến và Vũ Phạm Hàm (1864-1910).

Nhờ đỗ đạt cao, con đường làm quan của Nguyễn Khuyến khá thuận lợi, ít nhất là ở giai đoạn đầu. Hai năm sau khi đỗ khoa thi Hội và thi Đình, ông được bổ làm Đốc học ở Thanh Hóa; năm sau, làm Án sát Nghệ An, rồi mấy năm sau, được thăng làm Bố Chánh tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, sau đó, hoạn lộ của ông bắt đầu bị trắc trở. Năm 1879, vì chuyện gì đó, ông bị đàn hặc và bị điều về Huế, làm Toản tu Quốc tử giám, không còn quyền lực gì cả. Năm năm sau, ông cáo quan, lúc mới 50 tuổi ta. Tổng cộng ông làm quan chỉ được 11 năm.

Có cảm tưởng phần lớn những bài thơ còn lại đến bây giờ của Nguyễn Khuyến đều được sáng tác sau khi ông về hưu. Khung cảnh là khung cảnh làng quê. Một số nhân vật xuất hiện trong thơ ông cũng là những người dân dã. Tâm trạng là tâm trạng của một người đứng ngoài công danh. Tuy nhiên, chính ở đây, chúng ta thấy có sự khác biệt sâu sắc giữa Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến. Nguyễn Du hầu như lúc nào cũng phấp phỏng lo sợ, lúc nào cũng cô đơn và cô độc, lúc nào cũng thu mình lại, kín kẽ, giữ gìn, thậm chí có lúc phải đóng kịch: “Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục / Loạn thế toàn sinh cửu úy nhân” (Ở đất khách, giả vụng về để phòng thói tục; gặp đời loạn vì muốn giữ thân nên luôn sợ người ta). Nguyễn Khuyến thì khác. Ông sống chan hòa với mọi người. Ông xem những người dân quê chung quanh như là bạn bè: “Chú Đáo làng bên lên với tớ / Ông Từ xóm chợ lại cùng ta.” Điểm chung giữa Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến là tâm trạng của họ khi nói đến chuyện văn chương: Nhìn đâu cả hai cũng đều thấy bế tắc.

Nguyễn Khuyến xem thời mình sống là một thời “mạt học”: “Mạt học văn chương nhập hạ tằng” (Văn chương trong buổi học vấn suy tàn, đã rơi xuống bậc dưới). Rơi xuống bậc dưới là bậc gì? Nó chỉ trên bậc ăn mày một chút: “Hạnh nhân nho đẳng vi tiên cái” (Cũng may nhà nho còn được xếp trên hạng ăn mày). Thì cũng chẳng có gì lạ. Ngày xưa, ngay một nhà thơ lớn như Đào Tiềm cũng từng có lúc làm thơ xin ăn cơ mà: “Cổ nhân khất thực dĩ thành thi” Người xưa từng đã có thơ “xin ăn”). Biết thế, nhưng Nguyễn Khuyến không thể không trằn trọc tự hỏi: “Sách vở ích gì cho buổi ấy?” và có lúc ứa nước mắt: “Bút nghiễn trầm tư ưng hữu lệ” (Ngẫm nghĩ đến bút nghiên đáng tràn nước mắt).

Bây giờ chúng ta quen nhìn Nguyễn Khuyến như một trong những nhà thơ cổ điển lớn nhất của Việt Nam. Nhưng thuở sinh thời, không chắc Nguyễn Khuyến đã có được mấy tri kỷ. Không đăng trên báo và cũng không in thành sách, thơ ông chủ yếu được truyền tụng trong bạn bè và một số người quen. Nhiều lần, ông nói là ông không cần có nhiều người đọc: “Tạp cú bất tu nhân cộng hưởng” (Câu thơ vặt không cần mọi người thưởng thức) hoặc “Phóng ngâm hà tất vạn nhân truyền” (Thơ ngâm tràn, cần gì phải vạn người truyền tụng). Nhưng có nhắc đến là có ảm ảnh. Mà ám ảnh ấy chắc chắn là buồn.

Một điểm đáng chú ý là khi nhắc đến thơ, ít khi Nguyễn Khuyến nhắc đến đơn vị bài. Mà chỉ dừng lại ở đơn vị câu.

Lúc hứng uống thêm dăm chén rượu
Khi buồn ngâm láo một câu thơ.

(Đại lão)

Rượu ngon nhắp giọng đưa vài chén
Bút mới xô tay thử một hàng.

(Khai bút)

Câu thơ nghĩ, đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

(Khóc Dương Khuê)

Ngoài những câu quen thuộc ở trên, Nguyễn Khuyến còn có câu thơ này tôi rất thích và cứ đọc đi đọc lại hoài trong đêm giao thừa vừa qua:

Trầm ngâm tọa đối hàn đăng chước
Nhất cú liên niên, hứng vị cùng.

(Ngồi lặng lẽ dưới bóng đèn, rót rượu uống
Ngâm một câu thơ kéo dài hai năm liền, hứng vẫn chưa cạn).

Ngâm thơ, ở ngay thời điểm giao thừa, từ phút trước sang phút sau đã là hai năm. Hình ảnh thật đẹp.

Một điểm nữa cũng cần lưu ý: Trước hình ảnh “ông đồ” trong thơ của Vũ Đình Liên, Nguyễn Khuyến đã từng là người viết thuê câu đối để sống trong những ngày tết. Chắc chắn là ông viết rất nhiều. Bây giờ chỉ còn lại vài chục câu. Câu nào cũng hay. Với chúng, Nguyễn Khuyến được giới phê bình và nghiên cứu xem là người viết câu đối nhiều, mẫn tiệp, và thú vị nhất trong lịch sử văn học cổ điển Việt Nam, một lịch sử, ở đó, hầu như bất cứ người đi học nào cũng phải viết câu đối.

Trong bài thơ “Đối trướng phát khách” (Bán hàng đối trướng), Nguyễn Khuyến kể về việc bán câu đối của mình như sau:

Sinh thục văn tự cách
Tân xuân hựu phát khách.
Nhất nguyên chí thập nguyên
Đa thiểu giá bình địch
Hữu khách lai mãi chi
Chỉ dĩ can lang bách
Ngã văn tuy bất giai
Khởi bất xứng tam mạch
Khách mãi giá hà liêm
Bất xứng ngã bất dịch
Trì lang khách thả quy
Bất thụ ngã bất thích
Khách khứ độc tư ta
Văn tự hà nhất ách.

(Một lối văn tự dở sống dở chín
Cứ đến năm mới lại đem ra bán.
Từ một đồng đến mười đồng,
Nhiều ít giá phải chăng.
Có một người khách đến mua,
Chỉ đưa có một trăm miếng cau khô.
Văn ta tuy chẳng hay
Há không đáng ba tiền?
Khách sao mua rẻ thế?
Không đáng giá thì ta không bán.
Thôi khách hãy mang cau về.
Không đắt hàng ta cũng không ngại!
Khách đi rồi ta than thở một mình:
“Văn tự mà cũng gặp khó khan đến thế!”)

Đọc bài thơ trên, không thể không nhớ đến Tản Đà (1888-1939). Là một nhà thơ nổi tiếng và tài hoa nhất của Việt Nam trong suốt mấy thập niên đầu của thế kỷ 20, kể từ sau cái chết của Tú Xương (1907) và Nguyễn Khuyến (1909) đến lúc phong trào Thơ Mới ra đời (1932), có lúc, do túng quẫn, Tản Đà phải sống bằng nghề bói toán. Lời quảng cáo đăng báo cũng là một bài thơ:

Còn như đặt quẻ
Nhiều năm (5 đồng) ít có ba (3 đồng)
Nhiều ít tuỳ ở khách
Hậu bạc kể chi mà.

Từ Nguyễn Khuyến đến Tản Đà, ngoài những thay đổi về văn hóa, bao gồm cả văn tự, khoa cử, ý thức hệ và cách sống, còn có hai thay đổi lớn khác ít được nhắc đến: xu hướng chuyên nghiệp hóa và thương mại hóa văn chương.

Khi nào có hứng sẽ bàn tiếp chuyện ấy.


Nguồn: VOA Tiếng Việt (theo blog TS. Nguyễn Hưng Quốc)

Khóc Tố Như.

Huy Việt

Các bạn trẻ giờ không thích truyện Kiều, rằng: “Truyện Kiều hay ở chỗ nào, Nguyễn Du giỏi ở chỗ nào, chẳng qua là tả một con đĩ tàu lại dựa vào cốt truyện có sẵn. Vậy mà mọi người hết lời ca ngợi lại còn tôn vinh danh nhân văn hóa thế giới nữa chứ. Danh nhân văn hóa của các nước có nhiều tác phẩm để đời về văn hóa nước họ và giới thiệu văn hóa nước họ ra thế giới”. Kể ra điều đó không phải không có lý, ngay như Nguyễn Công Trứ cũng đã viết:

“Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải.
Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu.
Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu.
Mà bướm chán ong chường cho đến thế.
Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa.
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.
Bán mình trong bấy nhiêu năm.
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai”
.
(Vịnh Thúy Kiều).

Vậy thì nên đọc Truyện Kiều sao đây?

Nguyễn Du có nhiều tác phẩm thơ văn khác nhau. Thế nhưng nói đến Nguyễn Du danh nhân phải là Nguyễn Du của Truyện Kiều. Bởi Truyện Kiều là một tác phẩm gắn liền với dân tộc Việt Nam, như thịt với xương. Ít có tác phẩm nào mà theo thời gian vẫn được yêu chuộng như Truyện Kiều. Truyện Kiều là tác phẩm “kinh điển”, khẳng định sức mạnh ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Truyện Kiều đã là một bài ca tình yêu và là một cuốn sách Đời, hoà trong đời sống của toàn dân tộc. Ngoài nội dung phong phú và sâu sắc, Truyện Kiều còn là một tác phẩm chứa đựng tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc. Ở đó Nguyễn Du đã “mượn” ngôn ngữ bình dân “làm nền” cho ngôn ngữ bác học, lột tả “thượng tầng kiến trúc” xã hội. Học giả Phạm Quỳnh đã nói như chân lý: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn”. Tức là vận mệnh đất nước gắn liền với Truyện Kiều, là bảo vật, là linh hồn của cả dân tộc. Thậm chí trong dân gian còn dùng Truyện Kiều làm sách bói thì chứng tỏ như nó đã ăn sâu thành tập quán trong nhận thức của xã hội.
Kiều, một người con gái đẹp người “làn thu thủy nét xuân sơn”, đẹp nết “thông minh vốn sẵn tính trời, pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”; xuất thân trong gia đình “thường thường bậc trung” có Vương Quan “nối giòng nho gia”. Kiều “hứa hôn” với Kim Trọng, một chàng trai “vốn nhà trâm anh”,“văn chương nết đất thông minh tính trời. Thiên tư tài mạo tót vời, vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”.
Do sự “búa xua” của thời cuộc, Kiều phải “bán mình chuộc cha”.
Trong lầu xanh Kiều đã gặp Thúc Sinh “cũng nòi thư hương” và “trước còn trăng gió sau ra đá vàng”. Vợ Thúc “Vốn dòng họ Hoạn danh gia, con quan lại bộ, tên là Hoạn Thư”, “Ở ăn thì nết cũng hay, nói điều ràng buộc thì tay chẳng vừa” và cái gì đến cũng phải đến, Kiều bị hành hạ bởi “thói đánh ghen”, để rồi kinh hãi thốt lên “Đàn bà thế ấy thấy âu một người, Ấy mới gan, ấy mới tài, Nghĩ càng thêm nỗi sởn gai rụng rời”.
Thoát Hoạn Thư Kiều lại rơi vào chốn lầu xanh lần nữa, ở đây nàng đã gặp “khách biên đình” Từ Hải, văn võ toàn tài “Một tay xây dựng cơ đồ, bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành”“đống xương vô định đã cao bằng đầu”. Từ Hải đã nghe lời Kiều để “bó thân về với triều đình”, để rồi “chết đứng trời trồng”. Hết nạn binh đao, “hại một người, cứu muôn người”.
Cuối cùng, sau mười lăm năm lưu lạc, Kiều và Kim Trọng tái hợp.

Nếu Kiều không đơn giản chỉ là Kiều thôi, mà là “con đỏ”nước Việt thì sao nhỉ? Rồi Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải không phải là các nhân vật ấy nữa mà là các thế lực cầm quyền, các thế lực “xưng hùng, xưng bá” trong “thời nội chiến” kéo dài 32 năm thời bấy giờ thì mọi chuyện sẽ khác.
Lúc đầu cụ Nguyễn mô tả xuất xứ của Kiều “Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung…Vương quan là chữ nối dòng nho gia”,
Cái “cơ đồ” của “con đỏ” nước Việt cũng không tồi đấy chứ, nói như Nguyễn Trãi “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Kiều “hứa hôn” với Kim Trọng cũng chỉ là “con đỏ” đi với nhà cầm quyền, như nhà Lê và nhà Nguyễn.
Các thế lực “vu oan giá họa” (sai nha) có thể là “nội tình” chúa Trịnh đàng ngoài và Trương Phúc Loan đàng trong. Nếu không thì làm sao “cấu thành” nội chiến. Cần phải nói rằng Trịnh – Nguyễn phân tranh nhưng Nguyễn chính danh, còn Trịnh thì không. Bởi khi Nhà Mạc soán ngôi Nhà Lê thì Nguyễn Kim đã phục hồi Nhà Lê, chỉ khi Nguyễn Kim mất thì con rể Trịnh Kiểm đã sát hại con cả của Nguyễn Kim, “đẩy” Nguyễn Hoàng ra rồi “rảnh tay” xây dựng ngôi chúa. Việc Nguyễn Hoàng xây cơ ngơi của chúa Nguyễn có thể chấp nhận được ít ra là dưới con mắt các nhà nho bấy giờ.
Kiều đi với Thúc Sinh “cũng nòi thư hương” thấp thoáng bóng dáng “Cống Chỉnh” (Nguyễn Hữu Chỉnh), cuộc “hôn phối” này cũng lãng mạn đấy chứ. Cũng như Thúc Sinh, “Cống Chỉnh” cũng là “người tử tế”, chỉ nỗi ghen tuông của Hoạn Thư đã đày đọa Kiều, giết chết tình yêu của Kiều, cũng như Công Chỉnh bị giết vì tài ba đến mức “phát ghen’ sợ mất ngôi nen vu cho “âm mưu làm phản”.
Kiều đi với Từ Hải, là “con đỏ” đi với Quang Trung. Nguyễn Du nói về Từ Hải ở hai khía cạnh khác nhau: tài thì đứng đầu nhưng danh thì không chính, nếu như không muốn nói là giặc cỏ, là giang hồ. Điều này không sai và trùng với ý bác Hồ khi “Nguyễn Huệ là kẻ phi thường”. Phi thường nhưng lại là kẻ. “Kẻ” ở đây là đại từ vô nhân xưng, có thể hiểu là không chính danh. Cuối cùng “con đỏ” vẫn trở về với triều Nguyễn.
Chắc Nguyễn Công Trứ không đồng tình cách ứng xử của Nguyễn Du là trung thần nhà Lê nhưng sau đó lại là đại thần nhà Nguyễn. Ông không chịu được thứ tình cảm mâu thuẫn vừa yêu mến Từ Hải lại vừa nể sợ quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến của Nguyễn Du và nhiều người đương thời. Đặc biệt ông không thể tán thành lối sống của phần lớn nho sĩ cùng thời với ông lăn lóc trong chốn hành lạc mà lại luôn luôn lên mặt đạo đức dạy đời, luôn tỏ ra mình là đấng mô phạm, là quan phụ mẫu bách tính.
Tuy nhiên cụ thượng phê là phê thế thôi chứ cụ sinh sau Nguyễn Du 13 năm, mà thưở trai tráng cụ lại lo “ăn chơi nhảy múa” (theo một nghĩa nào đó –con hát mà). Mãi đến năm 42 tuổi cụ mới đỗ giải nguyên và ra làm quan đúng năm Nguyễn Du qua đời, 18 năm sau nội chiến. Thử hỏi “con đỏ” có con đường nào khác trong thế sự đó, họ phải chấp nhận không nhà cầm quyền này thì nhà cầm quyền khác. Vả lại trong lịch sử vẫn luôn tồn tại cuộc “hôn phối” giữa “con đỏ” với các nhà cầm quyền, nếu không thì cũng là “tỳ thiếp”, “con sen” của họ. Nguyễn Du nói về “con đĩ Kiều” nhưng lại không hề “chê bai” hay “mạt sát” mà ngược lại chia sẻ và đầy thông cảm “rằng tài nên trọng mà tình nên thương” . Kiều bán mình để chuộc cha hay kẻ sĩ hy sinh cuộc sống để giữ lấy đạo nhà. Kiều làm đĩ là “bất khả kháng, chính vậy mà cụ Nguyễn phải thốt lên “chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”. Đau lắm chứ, không đau sao được khi mà một “kiều nhi” đẹp người, đẹp nết, tài hoa, ngây thơ, trong trắng bị rơi vào hố “bùn nhơ”. Nhiều lần muốn quyên sinh cũng nào có được. Chẳng khác nào kẻ sĩ phải đánh đu với thời cuộc, đánh đĩ với quyền lực. Cái đau của kẻ bất lực trước nàng Kiều đáng thương. Nhưng nhờ hy sinh cuộc sống để giữ đạo nhà, cho nên kẻ sỹ vẫn giữ dược nhân phẩm, lại được qua “cuộc bể dâu” nên vẫn còn đó “quả mai ba bảy đương vừa”. Nhức nhối thế sự lắm Nguyễn Du mới thốt lên: “Không biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng”.
Vậy cớ sao cụ lại tả “con đĩ tàu”? Tả ai có quan trọng gì đâu, thông điệp gửi đến người đọc mới là quyết định, mà điều này thì cụ đã làm được. Nếu không vậy liệu cụ có “tồn tại” được không giữa triều đình còn đầy nghi kỵ với một ông vua “độc tài” và “cay nghiệt” Gia Long và như vậy làm sao có Truyện Kiều. Cụ ra làm quan với Nhà Nguyễn để thể hiện cái tâm, đem chút cái năng lực của “quả mai ba bảy” để giúp dân, phụng sự đất nước, để rồi “tự chết” mà không chịu uống thuốc.
Thử hỏi rằng hà cớ gì một tác phẩm có tính nghệ thuật cao vời vời như thế, lột tả “thượng tầng kiến trúc” (tư tưởng) của một giai đoạn lịch sử của xã hội “nham nhở, chông gai” với tất cả tính “nhân văn” cao nhất có thể được mà tác giả của nó lại không xứng tầm danh nhân thế giới kia chứ?

Khóc Tố Như đồng nghĩa với hiểu Tố Như, có hiểu nỗi đau cụ phải chịu đựng thì mới khóc cụ, khóc cụ tức là cùng khóc với cụ, chia sẻ với cụ. Xin được khóc Tố Như.

Nguồn: Blog Huy Việt – Tiếng vọng thời gian

Trở về trang chính

Kênh ông Kiệt giữa lòng dân

Gửi KH
Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy,thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

Hoàng Kim

Loạt bài KÊNH ÔNG KIỆT trên các báo:
Kênh ông Kiệt tắm mát đồng bằng
(HỌC MỖI NGÀY điểm Báo An Giang, Đại học An Giang)
Từ kênh Vĩnh Tế đến kênh Võ Văn Kiệt (Quốc Việt, Báo Tuổi Trẻ)
Kỳ 5: Đào kênh T5
Kỳ 4: Dấu chân lấm bùn của ông Sáu Dân
Kỳ 3: Thương hồ Vĩnh Tế
Kỳ 2: Trấn giữ biên giới
Kỳ 1: Hào lũy đất phương Nam
Kênh ông Kiệt (Võ Ngọc- Bảo Châu, Báo Đất Việt)

KÊNH ÔNG KIÊT TRONG LÒNG TÔI
(ảnh tư liệu của Hoàng Kim)

Tri Tôn Tịnh Biên là những huyện khó khăn cuả tỉnh An Giang

,

Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng

Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.

Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân

Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên

Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1)

Kênh ông Kiệt trong lòng tôi! (ảnh tác giả đang chọn giống mới
ở vùng đất Tri Tôn, Tịnh Biên)

CON KÊNH XANH XANH (NSUT Phương Nhung & Ái Vân)

Uploaded by on You Tube

Sáng tác: Ngô Huỳnh – Trình bày: Ái Vân – Phương Nhung

Tình ta biển bạc đồng xanh – Trọng Tấn & Anh Thơ

Uploaded by on You Tube

Tác giả: Hoàng Sông Hương

Thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng
Thuyền anh ra khơi đâu có ngại chi sóng gió

.

Nguyễn Thu Phương :” Mình đã sống những ngày đẹp nhuộm nắng”


Mời bạn comment trên trang Facebook của tôi.


Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Theo dõi qua Twitter

Sông Mekong tài liệu tổng hợp


NGỌC PHƯƠNG NAM. Lưu vực sông Mekong là điểm nhấn địa chính trị – kinh tế – văn hoá – xã hội rất quan trọng của châu Á. Đó là nguồn sống, nguồn tài nguyên và nôi văn hoá, văn minh
phương Đông của nhiều cộng đồng dân tộc. Thời gian gần đây có nhiều tài liệu quan tâm sâu sắc đến khu vực này, trong đó có các bài  Lưu vực sông Mekong địa bàn thách đố của Hoa Kỳ ; Mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong 30 năm; Sông Mekong và Biển Đông hai cái gai trong quan hệ Việt Trung; Dòng sông Mekong bị bức tử nguy cơ cận kề; một số tài liệu khác, đọc lại và suy ngẫm

LƯU VỰC SÔNG MEKONG ĐỊA BÀN THÁCH ĐỐ CỦA HOA KỲ
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long & VN 2020 Mekong Group

NGÔ THẾ VINH

“Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á. Tổng Thống Obama và tôi tin rằng khu vực này là thiết yếu cho tiến trình toàn cầu, cho hòa bình và thịnh vượng và chúng tôi mở rộng cam kết với các thành viên thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trên mọi thách đố trong tương lai.” Ngoại trưởng Hillary Clinton, ASEAN Summit 07/ 28/ 2009
“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con Sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.”
Thượng nghị sĩ Jim Webb’s Press Releases12/ 08/ 2011

SỰ TRỞ LẠI MUỘN MÀNG CỦA HOA KỲ
Sau Chiến Tranh Việt Nam, sự vắng bóng của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á đã để lại một khoảng trống về địa dư chánh trị, và đây cũng chính là vận hội để một Trung Quốc với tham vọng mau chóng lấp đầy. Với sức bành trướng của Trung Quốc từ kinh tế tới quân sự ngày càng đè nặng trên 5 quốc gia trong lưu vực sông Mekong, cộng thêm với những động thái hung hãn của Bắc Kinh nhằm “Tây Tạng Hóa vùng Biển Đông/Tibetization of South China Sea”, nói theo ngôn từ rất tượng hình của B.A. Hamzak, thuộc Viện Hàng hải Mã Lai (Malaysian Institute of Maritime Affairs), đang trực tiếp đe dọa tới những quyền lợi thiết thân của chính nước Mỹ, đã đến lúc chánh quyền Tổng thống Obama không thể không quan tâm tới sự thách đố của Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới đang nhanh chóng vươn lên như một siêu cường cả về kinh tế lẫn quân sự. Bắc Kinh không chỉ cạnh tranh ráo riết mà còn với tham vọng vượt qua Mỹ trong thập niên tới của thế kỷ này. Nguy hiểm hơn nữa, nói theo ngôn từ của Jane Perlez, báo New York Times, đó là một “cạnh tranh mất-còn (zero-sum game).” [9] Do đó, một chiến lược trở lại với khu vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ là một tiến trình tất yếu chứ không phải là ngẫu nhiên.

Hoa Kỳ là một trong những nước tài trợ cho Ủy Hội Sông Mekong, đồng thời cũng đã từng viện trợ cho các quốc gia Mekong, lại có tiếng nói đầy quyền uy trên các tổ chức ngân hàng lớn của thế giới như World Bank (WB) và Asian Development bank (ADB) … với tư thế đó cùng với hành động tích cực dấn thân, Hoa Kỳ hy vọng có thể tìm lại thế đứng, với “vai trò đối trọng” hạn chế được phần nào sức bành trướng của Trung Quốc trong lưu vực.

KHỞI ĐẦU TỪ HÀNH PHÁP
Từ Hội nghị ASEAN [Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á], ngày 23-07-2009, theo yêu cầu của Mỹ đã có thêm một cuộc họp bên lề của Ngoại trưởng 5 nước: phía Mỹ là Hillary Rodham Clinton, cùng với 4 Ngoại trưởng vùng Hạ Lưu Sông Mekong bao gồm có Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam tại Phuket, Thái Lan. Đại diện cho Việt Nam lúc đó là Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm kiêm Phó Thủ tướng.

Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vùng Hạ Lưu Sông Mekong (Lower Mekong Basin) và mỗi quốc gia đối với Hoa Kỳ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm thăng tiến hòa bình và thịnh vượng cho khu vực ASEAN như một toàn thể. Ngoại trưởng 4 nước Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ với các quốc gia Hạ Lưu trong những lãnh vực có ý nghĩa hỗ tương nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững trong vùng.

Tiếp theo đó là một tuyên cáo, liên quan tới những vấn đề quan tâm chung, đặc biệt là trong các lãnh vực Môi trường, Y tế, Giáo dục, và Phát triển Hạ tầng (infrastructure development) trong khu vực.

Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã lên tiếng bày tỏ mối quan tâm về ảnh hưởng tác hại từ những con đập đối với “An Ninh Lương Thực” trong vùng, trong đó phải kể tới tầm quan trọng của nguồn cá sông Mekong là nguồn protein chính đối với cư dân trong lưu vực.

Tưởng cũng nên nói thêm, chính Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đã và đang xây chuỗi 15 con đập thủy điện dòng chính sông trên khúc sông Lancang-Mekong thượng nguồn, và còn sở hữu thêm 4 dự án đập dòng chính trong số 11 dự án Hạ Lưu sông Mekong.

Ngoại trưởng 5 nước đã thảo luận về các lãnh vực bao gồm biến đổi khí hậu và làm thế nào để đáp ứng có hiệu quả; phòng chống bệnh truyền nhiễm; mở rộng ứng dụng kỹ thuật cho giáo dục và đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn; cũng như phát triển hạ tầng.Các Ngoại trưởng đã xét duyệt những nỗ lực đang tiến hành, và đồng ý mở ra những lãnh vực hợp tác mới; và đặc biệt hoan nghênh sáng kiến “Kết Nghĩa Giữa Hai Ủy Hội Sông Mekong và Sông Mississippi (Sister-River Partnership)” nhằm chia xẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lãnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, đương đầu với lũ lụt và hạn hán, khai thác thủy điện và lượng giá ảnh hưởng, quản lý nguồn nước và quan tâm tới an ninh lương thực.

Với Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong (Lower Mekong Initiative, LMI) của Ngoại trưởng Hillary Clinton, mục đích là tạo thuận và phối hợp cách ứng xử với những thách đố trong phát triển của toàn vùng qua các hội nghị trao đổi thông tin kỹ thuật, những cuộc hội thảo huấn luyện, và những những thăm viếng khảo sát,. Các quốc gia Mekong đều bày tỏ thái độ tích cực đón nhận Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong.

[Hình I] _ Tại Hội Nghị ASEAN diễn ra tại Phuket, Thái Lan 07-2009 Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã khẳng định “Hoa Kỳ trở lại khu vực Đông Nam Á” [Nguồn: AP Photo/Apichart Weerawong ]

Với 22 triệu MK dự chi cho các chương trình môi sinh của 4 quốc gia Hạ Lưu sông Mekong; một phần ngân khoản ấy cũng được xử dụng cho việc “Kết Nghĩa giữa hai Ủy Hội Sông Mekong và Mississippi” nhằm thăng tiến quản lý nguồn nước xuyên quốc gia (trans-boundary water resources), qua kinh nghiệm từ Lưu vực Sông Mississippi. Số tiền ấy cũng được dùng qua cơ quan USAID (US Agency for International Development) cho việc nghiên cứu ảnh hưởng thay đổi khí hậu trên nguồn nước, an ninh lương thực và trên cuộc sống cư dân trong lưu vực.

Theo Aviva Imhof, Giám Đốc truyền thông của Mạng Lưới Sông Quốc Tế (International River Network) thì qua Cơ Quan Khảo Sát Địa Chất Mỹ (US Geological Survey / USGS), Hoa Kỳ có thể đóng góp phần hỗ trợ kỹ thuật trong việc thu thập dữ kiện về thủy văn/ hydrology, sinh thái, lưu lượng phù sa và phẩm chất nước với bảo đảm rằng những thông tin ấy cũng được phổ biến rộng rãi tới quần chúng. [2]

Sáng kiến LMI được xem là có phần nào ảnh hưởng tới động lực phát triển trong lưu vực/ regional dynamics, và gây sự chú ý tới những vấn đề địa chánh trị đang bị thử thách.

Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã tiến tới thành lập một “Nhóm Bạn Mekong (Friends of the Mekong)” hợp tác song phương với các cơ quan tài trợ như ADB và WB. Như vậy, LMI đã bước đầu kết hợp cả hai “quyền lực mềm và khôn ngoan”. [3]

Cho dù thực chất ban đầu còn là chưa đáng kể, nhưng dấu hiệu tái cam kết của Mỹ với các quốc gia Mekong và ASEAN đã bắt đầu khiến Trung Quốc đã phải quan tâm nhiều hơn tới các cộng đồng cư dân và các chánh phủ hạ lưu sông Mekong. Gần đây, Trung Quốc đồng ý chia xẻ phần “thông tin vận hành / operational data” nhiều hơn với Ủy Hội Sông Mekong và cũng rất tượng trưng,cho phép một số viên chức tới thăm 2 con đập Tiểu Loan/ Xiaowan [ 4,200 MW] và Cảnh Hồng/ Jinhong [1,350 MW] trong số những con đập thủy điện dòng chính thượng nguồn đang hoạt động thuộc tỉnh Vân Nam.

TỚI GIỚI LẬP PHÁP HOA KỲ

Cùng với tiếng nói bên Hành Pháp, đã có sự cộng hưởng của cả giới Lập Pháp nhất là từ Thượng viện Hoa Kỳ. Thượng Nghị Sĩ Jim Webb với tư cách là chủ tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương Sự vụ của Thượng viện (Senate East Asian and Pacific Affairs Subcommittee), đã rất năng động từ nhiều năm nhằm ngăn ngừa những tổn hại không thể đảo nghịch về môi trường (irreversible damages) do hậu quả của các đập thủy điện trên sông Mekong.

Là Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ tiểu bang Virginia từ 2006, tốt nghiệp Học viện Hải Quân 1968, từng phục vụ trong đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam tới 1972 với nhiều thành tích và huy chương. Sau đó là một luật sư, thời chính quyền Tổng Thống Reagan, ông từng là Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, sau đó là Bộ Trưởng Hải Quân. Jim Webb còn là tác giả của 9 cuốn sách, đoạt giải Emmy về báo chí, là một nhà làm phim. Ông nói được tiếng Việt. Jim Webb là một tiếng nói rất năng động, được báo Washingtonian Magazine bầu chọn là một “Ngôi Sao Đang Lên/ Rising Star” tại Thượng viện Hoa Kỳ.

https://i0.wp.com/upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e5/Jim_Webb_with_Hun_Sen.jpg
[Hình II]_ Thủ Tướng Hun Sen tiếp Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, 19/ 08/ 2009 trong chuyến du hành qua 5 quốc gia Đông Nam Á. [Nguồn: Office of Senator Jim Webb]

Năm 2009, TNS Webb đã thực hiện chuyến du hành 2 tuần qua 5 quốc gia Đông Nam Á để khảo sát các dự án phát triển sông Mekong và các phương thức xử dụng nước xuyên lưu vực. Ông cũng vận động lôi kéo được nhiều viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, các chánh trị gia hoạch định chánh sách, các chuyên gia môi trường và giới học giả quan tâm tới những nguy cơ phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái của của con Sông Mekong và tầm quan trọng của Sông Mekong đối với phát triển kinh tế và xã hội của vùng Đông Nam Á.

Ngày 12/08/2012, Ủy Hội Sông Mekong thông báo về quyết định từ Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng tại Siem Reap là hoãn xây con đập Xayaburi, cũng là con đập dòng chính đầu tiên thuộc Lưu Vực Dưới Sông Mekong, bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, với lý do để có thêm thời gian nghiên cứu về tác hại môi trường của con đập. Ngay cùng ngày, từ thủ đô Washington, TNS Jim Webb đã phát biểu “Đây là bước quan trọng hướng tới một chánh sách trách nhiệm (responsible policy) nhằm bảo vệ những điều kiện kinh tế và môi trường cho hơn 60 triệu cư dân trong lưu vực.” TNS Webb tiếp: “Những nỗ lực của MRC để duy trì sự ổn định môi trường và kinh tế của vùng Hạ Lưu Mekong chứng tỏ ước muốn tôn trọng quyền hạn về nguồn nước của các quốc gia trong lưu vực và đồng thời cũng quan tâm tới “những tiêu chuẩn chính đáng về môi trường (proper environment standards)” khi đánh giá những dự án xây đập thủy điện.” [4]

Trước đó, TNS Jim Webb cũng đã tổ chức một buổi điều trần ngày 23 tháng 09, 2010 trước Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện với đề tài: “Thách Đố về Nước và An Ninh Khu Vực Đông Nam Á”ngoài tiếng nói của Joseph YunPhụ tá Thứ Trưởng Ngoại giao đặc trách Đông Nam Á/ Deputy Assistant Secretary of State for Southeast Asia phía Hành pháp, còn có những tiếng nói thẩm quyền và uy tín từ các tổ chức Phi Chánh phủ NGOs như Richard Cronin [The Stimson Center], Aviva Imhof [International Rivers Network], Dekila Chungyalpa [Greater Mekong ProgramWorld Wildlife Fund for Nature] [1]

Ủy Ban Ngoại giao Thượng viện sau đó đã chuẩn thuận nghị quyết của TNS Webb kêu gọi các đại diện Hoa Kỳ nơi các ngân hàng phát triển đa quốc cần tuân thủ triệt để/ strict adherence “những tiêu chuẩn quốc tế về môi trường” trong bất cứ một tài trợ ngân sách nào cho dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Nghị quyết này như một hỗ trợ cho MRC tuân hành theo thủ tục “tham khảo trước / prior consultation process” cho mỗi dự án xây đập và đồng thời cũng kêu gọi cả Miến Điện và Trung Quốc gia tăng hợp tác với MRC.

Nghị quyết ấy cũng kêu gọi hoãn xây các con đập dòng chính sông Mekong đồng thời thuyết phục chánh quyền Tổng Thống Obama tăng thêm ngân sách cho Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong / LMI, hỗ trợ cho “các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở” và tìm giải pháp bền vững thay thế cho các dự án đập thủy điện dòng chính Mekong.

Trong một lá thơ gửi Ngoại trưởng Hillary Clinton vào ngày 27 tháng 10, 2010, TSN Webb đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao tiến xa hơn nữa trong tăng cường hợp tác và thăng tiến phát triển bền vững đối với các dự án đập thủy điện dòng chính Sông Mekong.

TNS Webb phát biểu: “Là một thành viên tài trợ cho MRC, Hoa Kỳ chuẩn bị xem xét việc rút lại ngân khoản đóng góp nếu như các chương trình về con đập không đạt được tiêu chuẩn môi trường được quốc tế chấp nhận.” Và ông đề nghị Ngoại trưởng Hillary Clinton nêu lên các vấn đề ở mọi cập bậc, vói tất cả các quốc gia thành viên, bao gồm cả Thái Lan và Trung Quốc – là hai quốc gia tài trợ chính cho các dự án đập dòng chính Hạ Lưu Mekong.

“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần / strategic and moral obligation nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con sông Mekong cùng với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.” [5]

Người viết thấy cần ghi chú thêm ở đây là ngân khoản Hoa Kỳ đóng góp hàng năm cho MRC không phải là lớn so với các quốc gia khác, hơn thế nữa phải thấy rằng MRC không có chức năng của một cơ quan điều hợp / regulatory agency, ngoài khả năng tích lũy những hiểu biết và có kỹ thuật để hỗ trợ và tham vấn các quốc gia thành viên.

Toàn văn bản Nghị quyết 227 của Thượng viện [thông qua 07/07/2011], và được đồng bảo trợ của các TNS John Kerry, Massachusetts, Chủ tịch Ủy ban Ngoại Giao Thượng Viện, TNS Richard Lugar, Indiana và TNS James Inhofe, Oklahomavới toàn văn bản nội dung như sau [6]:

Mekong là con sông dài thứ 12 trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy suốt 3 ngàn dặm qua Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Khúc Sông Mekong Hạ Lưu là nguồn nước ngọt, nguồn thực phẩm và cơ hội kinh tế cho hơn 60 triệu dân lưu vực.

Sự đa dạng sinh học của sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon, với khoảng 1,500 chủng loại cá trong số đó có hơn 1/3 thuộc loại di ngư/ migratory fish, ngược dòng Mekong và các phụ lưu trong chu kỳ sinh sản và tăng trưởng; đa số thuộc loại cá đánh bắt trao đổi thương mại.

Sông Mekong cũng là cái nôi của 2 quốc gia xuất cảng gạo lớn nhất là Thái Lan và Việt Nam [Ghi chú của người viết: vựa lúa của Thái Lan chủ yếu phụ thuộc vào đồng bằng châu thổ sông Chao Phraya chứ không phải sông Mekong]và là vựa cá nước ngọt lớn nhất với 4 triệu tấn mỗi năm trị giá lên tới 9 tỉ MK và cũng chiếm tới 80% lượng protein động vật của cư dân lưu vực.

Trung Quốc đã và đang xây 15 con đập trên dòng chính Mekong thượng lưu; Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cũng đang hoạch định xây hoặc tài trợ cho 11 con đập dòng chính trên khúc sông Mekong hạ lưu. Các cuộc nghiên cứu khoa học đã rất quan tâm tới ảnh hưởng tác hại của các con đập dòng chính trên dòng chảy, nguồn cá và sinh vật hoang dã.

MRC là một tổ chức bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam qua một Hiệp Định Hợp Tác Phát Triển Bền Vững được ký kết tại Chiang Rai tháng 04, 1995 với thỏa thuận hợp tác quản lý con sông Mekong, phát triển theo hướng bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong lưu vực.

Mọi thành viên MRC cùng đồng ý “bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường, đặc biệt với lượng và phẩm chất nước, hệ sinh thái nước, và sự cân bằng sinh thái của toàn con sông, do phát triển và xử dụng các nguồn nước Lưu vực Sông Mekong.” [Điều 7, Mekong Agreement 1995]

MRC đã bảo trợ cho công trình Lượng Giá Môi Sinh Chiến Lược (Strategic Environment Assessment) đối với dự án các con đập dòng chính hạ lưu sông Mekong, và đã đi tới kết luận là các con đập có thể gây hậu quả nghiêm trọng về môi sinh bất khả phục hồi, cùng với những tổn thất lâu dài về tính đa dạng sinh học và sự lành mạnh của toàn hệ sinh thái sông Mekong.

Những thay đổi ấy có thể đe dọa tới “An Ninh Lương Thực” trong vùng, ngăn chặn nguồn di ngư, gây tổn thất trên tính đa dạng sinh học, giảm dòng chảy phù sa, gia tăng nạn nhiễm mặn, giảm lượng nông phẩm, và gây bất ổn cho các nhánh sông rạch và cả gây xạt lở vùng cận duyên Đồng Bằng Sông Cửu Long.

https://i0.wp.com/img.ibtimes.com/www/data/images/full/2011/11/18/192657-u-s-president-barack-obama-c-flanked-by-chinese-premier-wen-jiabao-and.jpg
Hình III _ Hội Nghị Thượng đỉnh ASEAN 17/ 11/ 2011 tại Bali, Indonesia, với chủ đề “Cộng Đồng ASEAN trong Cộng Đồng Thế Giới”:Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đứng cạnh Tổng Thống Obama Hoa Kỳ nhưng mỗi người đang nhìn về một hướng [Nguồn:Photo Reuters]

Hoa Kỳ có những quyền lợi đáng kể cả về kinh tế và chiến lược trong lưu vực sông Mekong và những quyền lợi ấy có thể bị đe dọa nếu như việc xây những con đập dòng chính ấy có thể gây bất ổn chánh trị trong vùng/ region’s political stability at risk.

Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong / LMI do Bộ Ngoại Giao Mỹ khởi xướng vào tháng 7, 2009 liên kết 4 quốc gia Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam trong những “vấn đề an ninh về nước/ water securities issues”, xây dựng tiềm năng vùng, và tạo thuận cho hợp tác đa phương trong vấn đề quản trị hữu hiệu các nguồn nước.

Tài trợ cho Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong khởi đầu chú tâm tới tới ba trụ (pillars): môi trường, y tế và giáo dục — riêng trụ thứ 4, cơ sở hạ tầng thì hầu như bỏ ngỏ và không có ngân khoản. Trong khi cơ sở hạ tầng là yếu tố thiết yếu thăng tiến khả năng điều hợp việc xây dựng các công trình thủy điện trong vùng.

Ngày 22 tháng 9, 2010, Lào gửi tới MRC dự án đập Xayaburi để dược xét duyệt/ review; đây là con đập hạ lưu đầu tiên trong chuỗi 9 con đập dòng chính trong lãnh thổ Lào [Ghi chú của người viết: 2 con đập kia là Stung Treng và Sambor trong lãnh thổ Cam Bốt].

Ngày 19 tháng 4 năm 2011, các đại diện Ủy Ban Liên Hợp (Joint Committee MRC) họp để thảo luận về dự án đập Xayaburi đã không đạt được sự đồng thuận nhưng cũng đồng ý với nhau rằng quyết định sẽ được hoãn lại cho tới kỳ họp cấp Bộ trưởng của 4 nước sắp tới.

Ngày 8 tháng 5, 2011, chánh phủ Lào đồng ý tạm hoãn công trình Xayaburi với kế hoạch khảo sát thêm về lượng giá môi trường (environmental assessment), nhằm đáp ứng mối quan tâm của các quốc gia láng giềng.

Từ những dữ kiện trên, Thượng Viện Hoa Kỳ–

  1. kêu gọi chánh phủ Mỹ nhận định rõ sự khác biệt hoàn cảnh giữa các quốc gia ven sông Mekong, bao gồm các khía cạnh năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, và đồng thời hỗ trợ cho nền tảng phát triển hiệu quả (cost-effective) đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo khó.
  2. kêu gọi các đại diện của Hoa Kỳ trong các ngân hàng phát triển đa quốc gia vận dụng tiếng nói và quyền đầu phiếu đề chống lại việc hỗ trợ tài chính cho các dự án đập thủy điện dòng chính Mekong nếu chưa được phối hợp đầy đủ trong phạm vi vùng và có thể gây những tác hại đáng kể về môi trường, đời sông cư dân, và phát triển kinh tế ven sông và trong lưu vực.
  3. khuyến khích Hoa Kỳ gia tăng cam kết với các quốc gia Mekong qua Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong / LMI và gia tăng hỗ trợ “năng lượng và an ninh nước” thuộc vùng Đông Nam Á.
  4. kêu gọi chánh phủ Hoa Kỳ lãnh đạo Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong / LMI quan tâm nhiều hơn tới khả năng xây dựng các dự án về năng lượng và cơ sở hạ tầng nước.
  5. hoan nghênh quyết định của chánh phủ Lào tạm hoãn xây công trình đập Xaburi để đáp lại mối quan tâm của các quốc gia lân bang.
  6. hỗ trợ hoãn xây chuỗi các con đập dòng chính Mekong cho tới khi các cuộc lượng giá môi sinh hoàn chỉnh, đồng thời với kế hoạch điều hợp đa phương được hoàn tất.
  7. kêu gọi mọi quốc gia ven sông Mekong, bao gồm cả Trung Quốc tôn trọng quyền của các quốc gia khác trong lưu vực và cần quan tâm tới bất cứ sự bất đồng hay mối e ngại nào đối với các dự án đập sông Mekong.
  8. khuyến khích các thành viên của MRC tôn trọng thủ tục “tham vấn trước/ prior consultation” qua tiến trình xây đập trải vớicác giai đoạn như: Thủ tục Thông báo (Procedures for Notification), Tham vấn trước (Prior Consultation), Chuẩn thuận (Agreement).
  9. Kêu gọi các chánh phủ Miến Điện và Trung Quốc cải thiện hợp tác với MRC, chia xẻ thông tin về lưu lượng nước và tham dự vào các tiến trình quyết định trong vùng (regional decision-making processes), trong phát triển và xử dụng sông Mekong. Và:
  10. hỗ trợ các quốc gia hạ lưu Mekong thu thập dữ kiện và phân tích ảnh hưởng các dự án phát triển dọc theo sông Mekong.

MỘT KHỞI ĐẦU RẤT TƯỢNG TRƯNG CỦA HOA KỲ

Sự trở lại khu vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ qua Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong / LMI, còn mang tính cách rất tượng trưng với một ngân khoản đầu tư chưa tương xứng so với tầm vóc của chánh sách và nhu cầu của các quốc gia trong lưu vực. Lại càng chưa thể nói là có khả năng “đối trọng” đối với áp lực bành trướng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, khi mà Bắc Kinh đang ở thế thượng phong trong Lưu Vực Lớn Sông Mekong (Greater Mekong Subregion) so với Hoa Kỳ trong nhiều lãnh vực:

_ TQ có một địa dư tiếp cận, sở hữu một nửa chiều dài con sông Lancang-Mekong chảy xuyên suốt qua 6 quốc gia thay vì là cả một khoảng cách đại dương.

_ TQ đang và sẽ sở hữu thêm những con đập dòng chính khổng lồ trên thượng nguồn khiến con sông Mekong trở “thành tháp nước và nhà máy điện” của Trung Quốc.[8]

_ TQ đã và đang mở rộng những đặc khu kinh tế SEZs (Special Economic Zones) “Made in China” trong lưu vực [ Lào, Cam Bốt, Việt Nam] với nhân lực tài lực và các hạ tầng cơ sở có khả năng bám trụ lâu dài.

_ TQ có một lực lượng quân sự được quyền ngang nhiên tuần tra trên sông Mekong bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc từ tháng 12, 2011 nhằm bảo vệ an ninh và những đặc quyền kinh tế. [7]

_ TQ đang tận khai thác tình trạng phân hóa khối ASEAN và các quốc gia Mekong, điển hình là sự rạn vỡ của ba nước Đông Dương với Cam Bốt và tiếp theo là Lào đang tách rời Việt Nam đi dần vào quỹ đạo của Bắc Kinh.

_ TQ có một nguồn tiền gần như vô hạn, là chủ nợ của Hoa Kỳ, và dư khả năng để tài trợ cho các công trình cơ sở hạ tầng và cả những con đập hạ lưu sông Mekong.

Ngay cả chưa nói tới nguồn tiền từ Trung Quốc, khai thác thủy điện sông Mekong nay có phần dễ dàng hơn nhiều khi mà số vốn đầu tư có thể đến từ những ngân hàng thương mại địa phương [như Thái Lan, Mã Lai, Việt Nam…] thay vì như trước đây phải được tài trợ từ các tổ chức tài chánh quốc tế lớn mà Mỹ rất có ảnh hưởng như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu.

Thiếu thực chất (short on substance) là thực trạng hiện nay của Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong. Các viên chức Hoa Kỳ từ Hành Pháp tới Lập Pháp thì đã nói nhiều về cam kết với vai trò mở rộng của Hoa Kỳ trong Lưu Vực Sông Mekong nhưng “tổng số đầu tư thì chưa đáng kể” để có thể hỗ trợ cho các cuộc nghiên cứu về lượng giá ảnh hưởng tích lũy của các dự án đập trên dòng chính sông Mekong. Dĩ nhiên, có một cái giá tương xứng phải trả để Hoa Kỳ có thể trở lại khu vực Đông Nam Á với thế mạnh và có khả năng đối trọng với Trung Quốc.

Trong bài kế tiếp, người viết sẽ bàn về những bước triển khai và hiện thực của Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong cùng với những đề xuất.

NGÔ THẾ VINH

California, 11/04/2012

THAM KHẢO:

1/ Challenge to Water and Security in Southeast Asia; U.S. Senate Committee on Foreign Relations; Presiding:Senator Webb, Thursday, September 23, 2010; http://www.foreign.senate.gov/hearings/hearing/?id=4c2fd291-5056-a032-52fd-414f26c49704

2/ Testimony of Aviva Imhof, Campaign Director, International Rivers Before the Senate Committee on “Challenge to Water and Security in Southeast Asia”, Sept 23, 2010 http://foreign.senate.gov/imo/media/doc/Imhof.pdf

3/ Mekong, Tipping Point: Hydropower Dams, Human Security and Regional Stability; Richard Cronin, Timothy Hamlin; The Henry Stimson Center 2010; www.stimson.org

4/ Press Releases: Senator Webb: Mekong River Commission Announcement on Xayaburi Dam “Important Step Toward Responsible Policy”; December 8, 2011; http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/2011-12-08-02.cfm

5/ Sen. Webb Calls on Sec. Clinton to Strengthen Cooperation to Avert Crisis in Mekong River Region of Southeast Asia.Says U.S. should consider withdrawing funding for Mekong River Commission if environmental standards are not met. http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/10-27-2010-02.cfm.

6/ In The Senate of The United Stated,; The full text of S.Res. 227 (as passed July 7, 2011), (Mr. Webb, Mr. Inhofe, and Mr. Lugar) A resolution calling for the protection of the Mekong River Basin and increased United States support for delaying the construction of mainstream dams along the Mekong River.

7/ Mekong River Patrols in Full Swing but Challenges Remain

Publication: China Brief Volume: 12 Issue: 4

February 21, 2012; By: Ian Storey

8/ The Damming of the Mekong:
Major Blow to an Epic River; Yale Environment 360by fred pearce, June 16, 2009

http://e360.yale.edu/feature/the_damming_of_the_mekong_major_blow_to_an_epic_river/2162/

9/ China Sees U.S. as Competitor and Declining Power, Insider Says; By Jane Perlez, April 2, 2012; http://www.nytimes.com/2012/04/03/world/asia/chinese-insider-offers-rare-glimpse-of-us-china-frictions.html?_r=1&hp

Nguồn http://nguyenvantuan.net/news/6-news/1482-song-cuu-long-va-nhung-thach-thuc-chien-luoc-cua-mi-

Mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong 30 năm

Mekong, con sống lớn chảy từ Trung Quốc qua 5 nước Đông Nam Á, đang có mực nước thấp nhấp trong vòng 30 năm qua, một quan chức Thái cho biết.

Hình thái thời tiết do hiện tượng El Nino gây ra khiến lượng mưa trong khu vực xuống thấp, và sẽ còn thấp hơn nếu nguồn cung cấp từ thượng nguồn bị suy giảm, Kasemsun Chinnavaso, giám đốc Cơ quan quản lý Nguồn nước Thái Lan, phát biểu hôm qua.

Theo Asia News Networks, mùa hè chưa tới song cây cối trong nhiều khu rừng và gần những con đường dọc theo sông Mekong đang xơ xác vì hạn hán.

Mekong là một trong những con sông dài nhất thế giới. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, nó chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Những người dân sống dọc theo sông Mekong khẳng định mực nước sông đang ở mức cực kỳ thấp. Hoạt động vận tải đường thủy giữa Trung Quốc và Thái Lan đang tạm ngừng. Các đồng ruộng hai bên bờ sông tiếp tục khô héo. Nước sinh hoạt trở nên khan hiếm do mực nước trong các giếng giảm.

Hàng chục thành phố, thị trấn từ huyện Chiang Saen – nằm ở biên giới phía bắc của Thái Lan – tới Pa Dai đang chịu ảnh hưởng xấu của tình trạng suy giảm mực nước của sông Mekong. Nhiều người dân nói họ nhìn thấy nước sông lên hoặc xuống hàng mét chỉ trong một ngày. Mực nước thấp làm gián đoạn hoạt động kiếm ăn và sinh sản của các hệ động vật trong sông Mekong – nơi khoảng 70% lượng cá có tập tính di cư theo mùa.

Người dân ở hai bên bờ sông nói với tờ The Straits Times rằng sản lượng cá đã giảm đáng kể và những con cá lớn trở nên khan hiếm. Họ cũng khẳng định sự lên xuống thất thường của mực nước khiến các cánh đồng ớt, rau và thuốc lá dọc hai bờ sông không có cơ hội sống sót.

Một số người Thái Lan cho rằng nguyên nhân có thể là do các đập ở thượng nguồn.

Niwat Roykaew, lãnh đạo một tổ chức bảo tồn có trụ sở tại Chiang Khong, Thái Lan, cho biết vào tháng trước một quan chức của thành phố Chiang Rai gửi thư tới lãnh đạo tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Trong thư ông yêu cầu giới chức tỉnh Vân Nam mở đập để khắc phục tình trạng thiếu nước ở hạ nguồn sông Mekong.

Trong thư trả lời, người đứng đầu tỉnh Vân Nam nói ông không thể làm theo yêu cầu này vì tỉnh Vân Nam cũng cần nước để tưới tiêu trong mùa khô.

Trung Quốc bắt đầu bị cáo buộc kiểm soát dòng chảy sông Mekong kể từ khi nước này vận hành 3 đập thủy điện trên đoạn sông Mekong thuộc tỉnh Vân Nam. Các đập đó có tổng trữ lượng nước lên tới 3 tỷ mét khối. Đập thứ tư, có tên Tiểu Loan, đang được xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2012. Với chiều cao khoảng 300 m, Tiểu Loan sẽ trở thành đập cao nhất thế giới và có khả năng giữ 15 tỷ m khối nước.

Tuy nhiên, các chuyên gia và quan chức Trung Quốc tin rằng các đập thủy lợi không phải là thủ phạm khiến mực nước sông Mekong giảm mạnh.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hu Zheng-yue khẳng định với Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva trong cuộc họp tại Bangkok ngày 8/3/2010 rằng các đập nước ở tỉnh Vân Nam không liên quan tới mực nước ở hạ nguồn sông Mekong.

“Trung Quốc không làm bất cứ điều gì gây tổn hại tới lợi ích chung với các nước láng giềng trong khu vực sông Mekong”, ông Hu tuyên bố.

Theo Asia One, Thủ tướng Abhisit nói với ông Hu rằng người dân Thái Lan đổ lỗi cho đập Trung Quốc vì họ không nắm rõ thông tin về những đập này.

“Trung Quốc có vai trò to lớn đối với sự phát triển trong khu vực và tôi tin Trung Quốc cũng không muốn chứng kiến tình cảnh khó khăn của người dân sống ở hạ nguồn sông Mekong”, Asia One dẫn lời ông Abhisit.

Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya cho rằng các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong không nên đổ lỗi cho Trung Quốc vì sông Mekong nhận 35% lượng nước mưa từ Lào, trong khi các đập Trung Quốc chỉ giữ chừng 4% tổng lượng nước của sông.

Hiện nay Trung Quốc cũng đang hứng chịu một đợt hạn hán dài bất thường. Người dân tại một số địa phương cho biết, trận mưa cuối cùng mà họ chứng kiến đã xảy ra từ tháng 10 năm ngoái.

Tuenjai Deetes, cựu thượng nghị sĩ Thái Lan kiêm nhà bảo tồn, nói với tờ The Straits Times rằng đã đến lúc các nước liên quan tới sông Mekong ký kết một thỏa thuận chung về việc chia sẻ nguồn nước của sông.“Có bằng chứng rõ ràng cho thấy các dự án phát triển tại các nước không quan tâm tới những tác động môi trường và xã hội xuyên biên giới. Những tác động ấy gây ảnh hưởng xấu tới các khu vực hạ nguồn sông Mekong”, Deetes phát biểu.

Minh Long

Sông Mê Kông suy kiệt

Các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông đang khiến ĐBSCL phì nhiêu, sông rạch chằng chịt đối mặt với khô hạn. Những tác hại đến sinh thái, môi trường, đời sống… của người dân ĐBSCL đang dần hiển hiện.

Mùa khô hạn tàn khốc

Trong tuần qua, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,1m, trong khi xâm nhập mặn sâu vào khoảng 30-40 km. Tại thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), nước mặn đã xâm nhập sâu vào các xã Tân Tiến, Hỏa Tiến và Hỏa Lựu. Độ mặn đo được ngày 26.2 từ 3,1 – 5 phần ngàn, dự báo trong những ngày tới gặp triều cường nước mặn xâm nhập sâu hơn vào nội ô thị xã Vị Thanh và nồng độ có thể lên tới từ 6 – 8 phần ngàn.

Tại Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập vào đất liền trên 35 km buộc cơ quan chức năng phải đóng sớm cống Vàm Giồng ngăn mặn. Ngành nông nghiệp tỉnh này đang lo ngại nước mặn sẽ đe dọa trên 6.000 ha lúa đông xuân thuộc dự án ngọt hóa Gò Công. Tại Bến Tre, nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền trên 23 km. Xâm mặn kéo theo tình trạng thiếu nước ngọt ở các xã ven biển như Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Thuận (huyện Bình Đại). Ông Ngô Văn Thử, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước cho biết, sau Tết hơn 10.400 nhân khẩu trong xã phải đi đổi hay mua nước ngọt với giá 2.000 đồng/40 lít về sử dụng. Dự báo từ nay đến tháng 5.2010, nước ngọt càng thiếu trầm trọng trong mùa hanh khô kéo dài.

Tại Cần Thơ, xâm mặn đã lấn sâu vào huyện Vĩnh Thạnh. Tại An Giang, nhiều kênh nội đồng gần như trơ đáy; người dân vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên phải đi mua nước sạch với giá 2.000 đồng/30 lít. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tri Tôn cho biết huyện đang triển khai dự án nạo vét 14 tuyến kênh nội đồng, 5 công trình cấp nước với tổng kinh phí trên 4,2 tỉ đồng nhằm cung cấp nước sạch, nước tưới tiêu ruộng đồng.

Mê Kông đang bị “sát thương”

Sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL với chiều dài khoảng 225 km, cung cấp nước và tôm cá dồi dào. Ước tính bình quân 1 ha đất trồng lúa phải tốn hơn 20.000m3 nước/vụ; bình quân mỗi năm ĐBSCL xuống giống 3,8 triệu ha tức cần hơn 76 tỉ m3 nước. Riêng thủy sản, mỗi năm người dân hạ lưu sông Mê Kông khai thác khoảng 2,6 triệu tấn cá trị giá khoảng 2 tỉ USD. Đối với dân nghèo và nhà nông, sông Mê Kông là nguồn sống trời cho… Thế nhưng, nguồn sống ấy đang bị “sát thương” bởi hàng loạt đập thủy điện xây trên thượng nguồn sông.

Tại diễn đàn “Môi trường và nguồn sống trên sông Mê Kông” diễn ra ngày 3-2-2010 ở TP Cần Thơ, các nhà khoa học đã tỏ ra lo ngại : Mê Kông là dòng sông lớn trên thế giới, tôm cá phong phú tạo sinh kế trực tiếp cho hơn 60 triệu người ở khu vực hạ lưu sông, thế nhưng dòng sông đang chết dần bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có các đập thủy điện.

Giới khoa học nhận định lưu lượng dòng chảy sông Mê Kông giảm chỉ còn 2/3 so với những thập kỷ trước do bị các đập thủy điện ở thượng nguồn ngăn lại. Lượng nước sông Mê Kông giảm sút kéo theo hàng loạt tác hại khôn lường như thiếu nước vào mùa khô và nguy cơ xâm mặn đe dọa từng ngày. Tiến sĩ Chu Thái Hoành, cán bộ Viện Nghiên cứu tài nguyên nước quốc tế (IWMI) nhận định các đập thủy điện sẽ giữ đến 16% trong tổng lưu lượng nước 475 tỉ m3/năm, ảnh hưởng 50% tổng lượng nước sông Mê Kông.

Theo thống kê của Liên minh bảo vệ sông Mê Kông, có 16 đập thủy điện đã và đang xây dựng cùng hàng trăm dự án chằng chịt trên các nhánh chính và rẽ làm thay đổi dòng chảy, ngăn chặn các loài cá di cư đẻ trứng, giảm lượng phù sa hằng năm. Chỉ tính riêng tại khu vực ĐBSCL, bình quân mỗi năm vào mùa lũ sông Mê Kông cung cấp 100 – 200 triệu tấn phù sa.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về đất ngập nước, cho rằng nguồn phù sa giảm sút nên người trồng lúa ở VN phải tăng chi phí cho phân bón và giá lúa sẽ tăng lên. Còn tiến sĩ Carl Middleton (Tổ chức Sông ngòi quốc tế Mỹ) ước tính việc xây dựng các đập trên sông Mê Kông sẽ làm mất đi 700.000 – 1,6 triệu tấn thủy sản/năm. Các nhà khoa học đúc kết tổng thiệt hại về thủy sản, nông sản có thể lớn hơn tổng lợi nhuận mà các nước thu được do việc xây đập thủy điện.

Theo tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An – Đại học Cần Thơ, việc xây các đập thủy điện đã kéo theo nhiều tác động như lũ về muộn hơn nhưng kết thúc sớm hơn. Tiến sĩ Ni cho rằng ngày xưa lũ lên từ từ, tôm cá theo nước lũ đẻ trứng sinh sôi nhưng nay lũ rút nhanh phá vỡ quy luật khiến tôm cá sinh sản theo không kịp con nước, phù sa theo đó cũng bị thất thoát trôi ra biển, trôi vào kênh rạch không vào ruộng đồng. Tiến sĩ Ni cho rằng việc các đập thủy điện thượng nguồn trữ nước không cho biết lúc nào xả nước lúc nào không càng gây khó khăn trong mùa khô hạn.

Hạ lưu nguy khốn

Các nước vùng hạ lưu đang lo lắng về những tác động tiêu cực xảy ra khi dòng chảy dưới này hoàn toàn phụ thuộc vào quy trình vận hành của các đập thủy điện trên thượng lưu sông Mê Kông.

Với mục đích phát điện, các hồ chứa sẽ cố gắng tích nước sớm ngay từ đầu mùa mưa. Nếu gặp năm lũ lớn, khi đỉnh lũ về gặp hồ đã đầy nước, không còn khả năng cắt lũ, có thể gây lũ lớn hơn cho hạ lưu. Còn vào những năm lũ vừa và nhỏ, phía hạ lưu – đặc biệt là ĐBSCL – sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong cả mùa lũ và mùa kiệt.

Hằng năm, lượng phù sa sông Mê Kông xuống hạ lưu khoảng 150-170 triệu tấn (trong đó từ Trung Quốc chiếm 50%). Các đập thủy điện sẽ làm giảm lượng phù sa xuống hạ lưu và vùng ĐBSCL. Sản lượng thủy sản hằng năm của sông Mê Kông khoảng 400.000 tấn sẽ sụt giảm mạnh.

Các đập thủy điện còn ảnh hưởng tới giao thông thủy, du lịch, sự di cư của một số loài cá cũng như hệ sinh thái rất đa dạng của lưu vực, chưa kể những tác động đến chất lượng nước, sự bồi lắng, xói lở…

Biển Hồ (Campuchia) đóng vai trò rất quan trọng đối với sự điều tiết dòng chảy xuống châu thổ sông Mê Kông. Nếu lũ xuống hạ lưu giảm, Biển Hồ không tích đầy nước vào mùa lũ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự điều tiết dòng chảy kiệt xuống hạ lưu.

Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan – Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ – cho rằng, ĐBSCL rất cần đến những trận lũ trung bình, ở mức khoảng 4,2m tại Tân Châu (An Giang). Tuy nhiên, từ năm 2003 cho tới giờ, lũ ở ĐBSCL chỉ ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm. Một nhà khoa học tại TP.HCM nhận định: ĐBSCL không mong muốn những trận lũ lớn như các năm 1961, 1978, 1991, 2000… cũng như không mong đợi những trận lũ nhỏ như những năm 1998, 2005, 2008 vừa qua.

Vì vậy, nếu như các đập thủy điện ở thượng lưu làm giảm đỉnh lũ lớn để có thể ít nhiều mang lại lợi ích cho ĐBSCL, thì việc biến những trận lũ trung bình thành lũ nhỏ, biến lũ nhỏ thành không có lũ sẽ gây hại còn nhiều hơn so với lũ lớn.

Mai Thanh

Trung Quốc đã làm gì sông Mê Kông?

Từ năm 1986 đến nay, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 đập thủy điện, thủy lợi lớn nhỏ trên sông Mê Kông.

Theo Michael Richardson – tác giả bài viết Đập thủy lợi của Trung Quốc biến sông Mê Kông thành dòng sông đầy tranh cãi (Dams in China Turn the Mekong Into a River of Discord) đăng trên tạp chí Yale Global ngày 16.7.2009, Trung Quốc xây dựng đập thủy lợi đầu tiên trên sông Mê Kông vào năm 1986. Lúc này các nước Đông Nam Á không có nhiều phản ứng.

Nhưng tới ngày nay, ảnh hưởng của hệ thống đập thủy lợi của Trung Quốc đối với khu vực ngày càng khiến nhiều nước phải lo lắng. Cũng theo tác giả này, Trung Quốc đã lợi dụng quy mô to lớn của công trình phát điện do họ xây dựng trên sông Mê Kông làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của con sông này. Đã có nhiều cảnh báo về điều đó, đặc biệt đối với bốn nước ở khu vực sông Mê Kông là Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào.

Báo cáo tháng 5.2009 của Học viện Kỹ thuật châu Á ( Asian Institute of Technology ) cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc xây 8 đập thủy lợi, thủy điện tại sông Mê Kông có thể tạo nên những hiểm họa to lớn đối với dòng chảy của sông và tài nguyên tự nhiên. Cũng trong tháng 6.2009, một lá thư đòi Trung Quốc chấm dứt việc xây đập thủy lợi trên sông Mê Kông đã được gửi tới tay Thủ tướng Thái Lan. Lá thư có 11.000 chữ ký của phần lớn nông dân, ngư dân sinh sống ở thượng lưu và hạ lưu sông Mê Kông. Lào, Campuchia, Thái Lan đã bắt đầu đối phó bằng cách thúc đẩy các kế hoạch xây dựng đập thủy lợi thuộc phạm vi nước mình.

Theo hãng AP (Mỹ) ngày 12.12.2009, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 đập thủy điện ở khu vực sông Mê Kông. Mê Kông là một trong những con sông lớn trên thế giới, cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu của khu vực. Ở Trung Quốc, Mê Kông được gọi là sông Lan Thương. Con đập thủy lợi mà Trung Quốc vừa xây dựng tại đây cao 292m – cao nhất thế giới, có khả năng tích trữ nước bằng tất cả các khu thủy vực của Đông Nam Á hợp lại.

Ủy ban sông Mê Kông (MRC) được thành lập từ năm 1996 bởi Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Lào cùng phối hợp quản lý khu vực sông Mê Kông ở Đông Nam Á. MRC cho rằng các nước ở khu vực sông Mê Kông có lý do để lo ngại việc xây dựng đập thủy lợi của Trung Quốc. Chẳng hạn vào mùa mưa, đập thủy lợi của Trung Quốc sẽ tháo ra rất nhiều nước, có thể gây lũ lụt. Nhưng vào mùa khô hạn, các nước Đông Nam Á lại lo ngại thiếu nước. Tới nay, Trung Quốc vẫn chưa phải là thành viên của MRC.

Nguyễn Lệ Chi

Mực nước xuống thấp kỷ lục

Ủy ban sông Mê Kông (MRC) vừa cho hay mực nước ở thượng lưu sông Mê Kông đang xuống thấp kỷ lục và điều này đe dọa nguồn nước và sự sống của hàng chục triệu người.

Hãng tin AFP dẫn lời ông Jeremy Bird thuộc MRC nói miền bắc Thái Lan, bắc Lào và nam Trung Quốc đều bị ảnh hưởng. “Dòng chảy đang ở mức thấp hơn những gì chúng tôi ghi nhận được trong vòng 20 năm qua”, ông Bird nói. Vấn đề này tạo ra một mối đe dọa cho nguồn nước, giao thông đường thủy và tưới tiêu trên một khu vực rộng lớn dọc Mê Kông, con sông nuôi sống hàng chục triệu người. Ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, 60 triệu người sống phụ thuộc vào con sông này với việc đánh bắt hải sản, trồng trọt, giao thông và các hoạt động kinh tế khác.

Một thông cáo báo chí khác của MRC phát hôm 26.2 nói rằng mực nước của dòng chảy chính của sông Mê Kông đo được tại Chiang Saen, Chiang Khan, Luang Prabang, Vientiane, và Nong Khai (tất cả đều ở phía bắc Lào và Thái Lan) đều thấp hơn mực nước đo được trong mùa nước cạn hồi năm 1993, chỉ đứng sau mực nước thấp kỷ lục trong đợt hạn hán năm 1992. Thông cáo báo chí này nói thêm rằng mực nước của con sông này ở tây nam Trung Quốc cũng đang ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua với dòng chảy chỉ bằng một nửa so với mức bình thường vào tháng 2.

Khoảng 21 tàu chở hàng đang bị mắc cạn trong khi các tour du lịch đường sông giữa Luang Prabang (Lào) và Huay Xai (gần biên giới với Thái Lan) bị hủy bỏ. Về việc mực nước sông Mê Kông tụt giảm, MRC nói khó có thể nói rằng nguyên nhân có phải là do khí hậu ấm lên hay không.

Trong khí đó, theo một bài báo của Bangkok Post, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có Liên minh Hãy cứu sông Mê Kông, thì tin rằng mực nước thấp bất thường trên sông Mê Kông là do các đập của Trung Quốc. “Thật khó để chúng tôi khẳng định một cách tuyệt đối rằng không có sự liên quan giữa mực nước thấp và những con đập đó”, ông Bird nói. Theo ông, sẽ là không bình thường nếu như các con đập này chứa đầy nước trong suốt mùa khô.

Tờ The Nation thì cho hay Thái Lan sẽ gửi thư yêu cầu MRC đàm phán với Trung Quốc để xả thêm nước từ các con đập của họ trên sông Mê Kông. MRC nói họ chưa nhận được yêu cầu chính thức nào từ Thái Lan. Và nếu có, MRC sẽ tiến hành thảo luận với Trung Quốc. Hiện, Trung Quốc và Myanmar là các đối tác đối thoại với MRC, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Việt Phương

Nguồn: http://niemtin.free.fr/mucnuocsongmekong.htm

Sông Mêkong và Biển Đông, hai cái gai
trong quan hệ Việt Trung

RFI tiếng Việt – Mai Vân

Nhân Hội nghị Quốc tế về Việt Nam Học lần thứ ba tổ chức tại Hà Nội (04 – 07/12/2008), Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học Viện Quốc phòng Úc đã trình bày tham luận : “Cấu trúc quan hệ Việt-Trung 1991-2008” (The Structure of Vietnam-China Relations, 1991-2008). Đáng chú ý trong bài phân tích của giáo sư Thayer là phần nhận định về các mối căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến sông Mêkong và vùng Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong hai phần đầu, bài “Cấu trúc quan hệ Việt- Trung (34 trang, kể cả phần thư mục) mang tính chất tư liệu, liệt kê các hoạt động ngoại giao chính thức giữa hai nước, đồng thời soi rọi bang giao hai bên dưới lăng kính toàn khu vực, nhất là trong khuôn khổ quan hệ giữa Trung Quốc và toàn khối Đông Nam Á Asean. Trong phần 3, giáo sư Carlyle Thayer đã trình bày một cách chi tiết một số điểm nổi bật gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, trong đó có hai vấn đề : sông Mêkông và chủ quyền tại Biển Đông.


Trung Quốc lợi dụng vị trí ở đầu sông Mekông để gây áp lực

Theo giáo sư Carlyle Thayer, hiện có hai tổ chức quốc tế gắn với sông Mêkông : Greater Mekong Subregion (GMS), còn gọi là Đại Tiểu Vùng sông Mêkông, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thành lập vào năm 1992, với mục đích phối hợp khai thác kinh tế vùng lưu vực con sông chảy qua 6 nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Trong cơ chế này, Trung Quốc không chính thức làm thành viên, chỉ để cho vùng tự trị Vân Nam và Quảng Tây đại diện.
Tổ chức thứ hai là Ủy Ban sông Mêkông, Mekong River Commission (MRC) thành lập năm 1995 trên cơ sở Mekong Committee ra đời từ năm 1957, nhưng không hoạt động suông sẻ được vì lý do chiến tranh. Ủy Ban này chỉ bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam, không có mặt Trung quốc và Miến Điện. MRC có nhiệm vụ nghiên cứu ảnh hưởng của các kế hoạch khai thác sông Mêkông của từng nước thành viên sao cho không ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân hai bên bờ.
 
 
Đời sống cư dân đồng bằng sông Cửu Long bị đập nước trên thượng nguồn đe dọa.(Ảnh : Nguyễn Thạch)Đời sống cư dân đồng bằng sông Cửu Long bị đập nước trên thượng nguồn đe dọa.
(Ảnh : Nguyễn Thạch)
 
Vấn đề, theo giáo sư Thayer, là do không có mặt Trung Quốc, hai tổ chức GMS và MRC đã hoạt động không hữu hiệu : ”Trung Quốc xác định chủ quyền của mình trên phần thượng nguồn sông Mêkông (tên tiếng Hoa là Lạng Thương Giang),  và xem việc xây dựng hàng loạt đập nước trên lãnh thổ của họ là vấn đề nội bộ, bất kể tác hại tiềm tàng đối với các nước hạ nguồn”.

Đối với giáo sư Thayer, hợp tác đa phương trong việc phát triển vùng lưu vực sông Mêkông đã trở thành ”con tin” của sự vắng mặt của TQ trong cả hai cơ chế GMS và MRC : ”Vì là nước ở thượng nguồn,  là cường quốc kinh tế vớI sức mạnh quân sự ngày càng tăng, Trung Quốc nắm giữ vai trò chủ đạo. Họ nhắc đi nhắc lại là không chấp nhận những nguyên tắc quản lý nguồn nước của MRC, cho dù nhiều nguốn tin cho biết là các đập nước của Trung Quốc đã tác hại đến các quốc gia ở hạ nguồn.
 
Đập Cảnh Hồng do Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn sông MêKông.(Ảnh : IRN)Đập Cảnh Hồng do Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn sông MêKông.
(Ảnh : IRN)
 
Theo giáo sư Carl Thayer, nếu Trung Quốc tiếp tục kế hoạch xây thêm các đập nước khác, tình hình đó sẽ tác hại đáng kể đến lưu lượng nước và hệ sinh thái trong đó có cả trong đó có cả đồng bằng sông Cửu Long, vựa luá của Việt Nam. Giáo sư Thayer đã trích dẫn một công trình nghiên cứu của Mark Buntaine (2007), để kết luận rằng : ”Trung Quốc đã cố tình phát huy những cơ chế trồng chéo nhau để tách biệt phát triển kinh tế với các vấn đề môi trường… Những nước như  Việt Nam do đó không thể kêu ca về các vấn đề lưu lượng nước trước tổ chức MRC (vì Trung Quốc không phải là thành viên ) cũng như không kiện được trước GMS (vì cơ chế này chỉ tập trung trên vấn đề thương mại giữa các nước và phát triển hạ tầng cơ sở).

Gây căng thẳng tại Biển Đông

Đầu mối gây căng thẳng thứ hai trong quan hệ Việt Trung là vấn đề biên giới đã từng tạo ra cuộc chiến tranh Trung Việt vào năm 1979. Tuy nhiên, trong lãnh vực này, giáo sư Thayer ghi nhận hai bên đã giải quyết tương đối ổn thỏa vấn đề biên giới trên bộ và phân định hải phận trong Vịnh Bắc bộ. Duy tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông gay go hơn và ”khó giải quyết”, với hàng loạt sự cố nối tiếp nhau cho đến hiện nay.

Tháng 10/2004, sau khi được biết Việt Nam gọI thầu khai thác dầu khí với tại vùng thềm lục địa của mình, bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức lên tiếng phản đối, cho là Việt Nam đã đi ngược lại các cam kết trước đó. Cho dù vậy Việt Nam vẫn cho xúc tiến việc đầu thầu.
Tháng 3/2005, Trung Quốc lại lên tiếng cho rằng các ngư thuyền của họ bị ”cướp biển” Việt Nam tấn công trong vùng Biển Đông. Hai tháng sau, một chiếc tàu buôn của Việt Nam bị đắm ngoài khơi Thượng Hải, làm dấy lên nguồn tin theo đó chiếc tàu này bị hải quân Trung Quốc bắn chìm nhân cuộc tập trận của họ. Qua tháng 5/2005, bộ ngoại giao Việt Nam đã chính thức cho biết Trung Quốc không chịu trách nhiệm về vụ chìm tàu đó.

Các cuộc họp cấp chuyên viên để giải quyết các bất đồng trên Biển Đông đã được hình thành từ tháng 11/2005, hiện nay vẫn đang hoạt động, nhưng ngay cả chương trình nghị sự vẩn chưa được thống nhất. Việt Nam yêu cầu thảo luận về cả hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa, trong lúc Trung Quốc đòi loại Hoàng Sa ra khỏi vòng thương thảo. Ngoài ra Trung Quốc còn đòi thảo luận thêm về các vùng biển và thềm lục địa mà họ tranh chấp vớI Việt Nam.

Tháng 4/2006, Đại HộI đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 thông qua nghị quyết xác định cấn phải phát triển vùng biển. Tháng giêng 2007, HộI nghị Trung Ương Đảng chỉ đạo xây dựng chiến lược biển cho đến năm 2020. Theo giáo sư Carlyle Thayer vào cuối năm 2007 kế hoạch được hoàn tất nhưng không được tiết lộ công khai.

Sự kiện Việt Nam thông qua chiến lược biển của mình điễn ra vào lúc Trung Quốc không ngừng khẳng định chủ quyền của họ ở Bing Đông, đòi hỏi chủ quyền trên các vùng biển hay địa điểm mà Việt Nam muốn phát triển. Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã gây sức ép trên các tập đoàn ngoại quốc chú ý đến Việt Nam, cảnh cáo là nếu họ dính líu đến các vùng mà Bắc Kinh tranh chấp thì hoạt động của họ tại Trung Quốc sẽ bị tổn hại. Vào tháng 7/2008, chẳng hạn, một lãnh đạo tập đoàn Exxon Mobil tiết lộ rằng họ đã bị sức ép từ phiá Trung Quốc để hủy bỏ một hợp đồng thăm dò sơ bộ ký vớI Petro Việt Nam.
Giáo sư Thayer còn nêu lên các thí dụ liên quan đến tập doàn dấu khí BP cũng bị Trung Quốc gây áp lực, cũng phải lùi bước

Gây sức ép về quân sự

Tháng 04/2007, hải quân Trung Quốc chận bắt 4 tàu đánh cá của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa. Tháng 7 cùng năm, tin báo chí cho biết một tái Hải Quân Trung Quốc đụng độ vớI tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, làm cho một ngư dân Việt Nam bị thiệt mạng và một chiếc tàu Việt Nam bị chìm.
 
 
Tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc sẽ đặt căn cứ tại Tam Á trên đảo Hải Nam.Tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc sẽ đặt căn cứ tại Tam Á trên đảo Hải Nam.
 
Đó là chưa kể đến quyết định của Quốc HộI Trung Quốc thành lập đon vị hành chánh Tam Sa trên đảo Hải Nam, có thẩm quyền trên cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có tranh chấp vớI Việt Nam. Quyết định đã làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngay tại Việt Nam. Một sự kiện khác được giáo sư Thayer ghi nhận là việc Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân hiện đại tại Tam Á ở cực nam đảo Hải Nam. Song song vớI việc này, Trung Quốc cũng xây dựng sân bay tại quần đảo Hoàng Sa, và cũng cố các cơ sở họ chiếm đóng trên hai dảo ở vùng Trường Sa.

Gần đây hơn, theo giáo sư Carlyle Thayer, là sự kiện trong tháng 8/2008 có bốn trang Web Trung Quốc bằng Hoa ngữ công bố kế hoạch xâm lược Việt Nam. Tác già các bài viết lập luận rằng Việt Nam là trở lực chính của Trung Quốc. Và nếu Trung Quốc muốn xác định ảnh hưởng trong vùng, việc đầu tiên là phải chiếm đóng Việt Nam. Việt Nam đã hai lần chính thức yêu cầu Trung Quốc ra lệnh rút các trang Web kia xuống. 


Nhìn chung, theo giáo sư Thayer, Việt Nam đang phải đau đầu vớI thái độ lần lướt của Trung Quốc tại vùng Biển Đông vào hai năm 2007-2008. Bề ngoài, Trung Quốc luôn luôn tuyên bố tôn trọng Bản Tuyên Bố về cách ứng xử trên vùng Biển Đông đã ký vớI Asean, và giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình. Thế nhưng bên trong thì Trung Quốc tiếp tục gây sức ép ngoại giao và quân sự trên Việt Nam để Việt Nam chấp nhận các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông. Áp lực của Trung Quốc trên các tập đoàn quốc tế để họ ngưng giúp đỡ Việt Nam trong việc phát triển lãnh vực dầu khí ngoài khơi có nguy cơ phá hoại các kế hoạch phát triển vùng biển của Việt Nam. 

Mê Kông – Dòng sông ký ức












Dù đổ ra biển ở Việt Nam qua 9 nhánh sông Cửu Long, nhưng lần đầu tiên tôi chạm mặt dòng Mê Kông khi cùng đoàn làm phim của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng cùng các cựu quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Hạ Lào về thăm lại chiến trường xưa dừng chân ở thị xã Khanthabuli, tỉnh lỵ của tỉnh Savannakhet…

Mê Kông mùa cạn nước, có thể thấy những cồn cát nổi lên giữa sông, anh bạn Vanxay Sayxena công tác ở Bộ Ngoại giao Lào nói với tôi rằng, tiếng Lào Mê Kông có nghĩa là sông Cái hay sông Mẹ, dòng sông này chảy qua Lào có chiều dài 1898 km, trong đó có 919 km là biên giới với Thái Lan, vì vậy sông Mê Kông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lịch sử, cũng như trong đời sống văn hóa và phát triển kinh tế của đất nước Triệu Voi. Nó không chỉ tạo nên những cánh đồng màu mỡ phù sa, cung cấp nguồn lợi về thủy sản và thủy điện hết sức to lớn mà còn là tuyến giao thông thủy thuận tiện từ Luông Nậm Thà cho đến Chămpasak. Như là mạch nguồn của sự sống, bên dòng sông này còn hình thành nhiều đô thị lớn của Lào như thủ đô Viên Chăn, Savannakhet, Thà Khẹt, Pakse.

Thị xã Khanthabuli buồn tẻ, đêm xuống vài bạn trẻ Lào đi những chiếc xe máy hai thì ra bờ sông uống bia, ăn đồ nướng. Ở đây cái gì cũng nướng: khoai nướng, chuối nướng, trứng nướng và ếch nhái cũng nướng. Người Lào không quen nhậu nhẹt, gặp nhau chỉ cần 2, 3 chai bia Lào, uống vòng quanh, hết câu chuyện là chia tay. Không ai mang thùng này két nọ uống kiểu quên hết đường về như ở xứ ta. Dường như, buổi tối ở thị xã nhỏ bé xinh xắn này, bến sông là vui vẻ nhất. Người ta ra sông dạo chơi, hóng gió. Phía bên kia thành phố Mukđahản của Thái Lan sáng rực ánh đèn.

 

Ê kíp làm phim VTV Đà Nẵng bên dòng sông Mê Kông

 Đi nhiều nơi, qua nhiều con sông, nhưng đứng bên dòng sông Mẹ khi màn đêm buông xuống, những sắc đỏ hoàng hôn đã nhạt dần trên mái cong của những ngôi chùa, giữa không gian mênh mang huyền ảo của đôi bờ, trong tôi có những cảm giác thật lạ. Dường như nó gắn bó máu thịt với mình từ lâu lắm rồi, dù mới lần đầu tiên nhìn thấy. Bởi lẽ, bên này sông, Savannakhet là mảnh đất mẹ tôi đã sinh ra, bên kia sông Mukđahản là một thời bà con bên ngoại tôi đã định cư, làm ăn buôn bán, hoạt động phong trào và hướng về Tổ Quốc như hàng trăm gia đình Việt kiều khác. Tôi đã từng nghe bà ngoại tôi kể, những ngày tháng khốn khó, bao người Việt Nam ở Đông bắc Thái Lan vẫn lặng lẽ dạy cho con từng nét chữ Việt, vẫn truyền lại chất giọng khu 4 quê nhà, vẫn gửi những thanh niên trai tráng về nước tham gia kháng chiến và có mặt trong đoàn quân tình nguyện trên nước bạn Lào.

Trong chuyến đi ngược dòng Mê Kông từ Savannakhet lên thủ đô Viên Chăn,  tôi đã gặp một người như vậy – bà Hoàng Thị Phương, giờ đã qua tuổi 80 nhưng vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Bà vẫn nhiệt tình, sôi nổi khi gặp lại đồng đội cũ như ngày nào là cô gái 17 tuổi đã liều mình vượt sông Mê Kông trong vòng lửa đạn từ Ubôn Thái Lan về làm y tá trong đội quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Hạ Lào. Bà kể lại câu chuyện hàng trăm người Việt Nam đã vượt sông từ Thakhet (Lào) qua Nakhonphanom ( Thái Lan), quyết không theo giặc Pháp dù bị kẻ địch đàn áp, xả súng, máu loang đỏ cả dòng sông. Hàng chục năm, bà Phương đã sống và làm việc ở Lào, kể cả những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất. Vì vậy bà hiểu khá sâu về đất nước Lào. Bà thông thạo ngôn ngữ Lào nên đã viết được tiểu thuyết bằng chữ Lào, dịch thơ ca Lào, phương ngôn Lào. Bà sưu tầm và dịch qua tiếng Việt cuốn truyện cổ của các bộ tộc Lào. Đối với bà, đất nước Triệu Voi trở thành ngôi nhà ấm áp nghĩa tình, nơi bà gắn bó đến cuối đời.

 

Sông Mê Kông. Ảnh: Wikipedia

 Rất nhiều người Việt như bà Phương đã có những kỷ niệm gắn bó với dòng sông này. Đi dọc triền Mê Kông theo quốc lộ 13, đến Pak Cadin, thuộc tỉnh Bolikhamxay, ông Nguyễn Văn Việt – một cựu quân tình nguyện Việt Nam đã có  gần 50 năm chiến đấu ở Lào nói rằng, cả một thời tuổi trẻ của ông ở đây. Những năm tháng ấy gian khổ nhưng thật nhiều ý nghĩa. Những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam sát cánh bên các chiến sĩ Pathet Lào cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đi vận động quần chúng trong những bản làng xa xôi, cùng lên nương, cùng ăn, cùng ở với đồng bào, ông được người dân Lào thương mến gọi là Bunma Việt. Chính ông là người đã đưa nguyên Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Khăm Tày Xiphanhđon vượt vòng vây của kẻ thù về căn cứ an toàn. Đứng bên cửa sông ở Pak Cadin trong chiều muộn khi chúng tôi ghi hình những ký ức của những năm tháng xa xưa vẫn trở về trong ông rõ mồn một.

Theo những hoài niệm trên dòng sông đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của mẹ, tôi đã đến Mukđahản. Đây là một thành phố không lớn ở Đông bắc Thái Lan, nhưng lại khá đông người Việt định cư sinh sống, đến nay đã là thế hệ thứ 3, thứ 4. Thật ngạc nhiên, khi vừa qua cầu Hữu Nghị 2, ở ngay cửa ngõ vào thành phố có một tấm panô lớn ghi dòng chữ : “ Chào mừng bạn đến đất nước Thái Lan” bằng 2 ngôn ngữ Thái và Việt. Ở đây có một ngôi chùa do cộng đồng Việt kiều góp công xây dựng được khánh thành vào năm 1989. Cứ mỗi dịp lễ tết, dù làm gì, ở đâu những người con Lạc cháu Hồng đều tụ họp về ngôi chùa này để sinh hoạt cộng đồng, cầu nguyện, hướng về quê cha đất Tổ. Chợ đêm Mukđahản và dãy phố buôn bán dọc sông Mê Kông có rất đông người Việt buôn bán làm ăn. Sống xa Tổ quốc, họ vẫn chịu thương, chịu khó, dù vất vả mưu sinh nhưng mỗi dịp quê nhà bị thiên tai bão lũ, người ít, kẻ nhiều đều tham gia đóng góp gửi về quê hương.

Điều đặc biệt là, ở tất cả các điểm hội họp cộng đồng, cũng như các gia đình mà tôi có dịp ghé thăm ở Mukđahản đều có bàn thờ Bác Hồ. Đối với người Việt Nam ở Thái Lan, tình cảm đối với Bác hết sức thiêng liêng, gần gũi. Họ nâng niu, gìn giữ những tấm ảnh của Bác trong những ngày tháng khó khăn nhất và luôn mong mỏi được một ngày có dịp về viếng lăng Bác. Anh Thìn, một doanh nhân người Việt thành đạt ở địa phương này đưa tôi lên Nakhonphanom, cách Mukđahản về phía bắc khoảng 100 cây số ( Nakhon theo tiếng Thái là thành phố, còn Phanom là tên một ngôi chùa cổ nổi tiếng That Phanom ). Từ trung tâm tỉnh lỵ về phía bắc khoảng 5km là bản Nachock ( còn có tên là bản Mạy), huyện Mương, nơi ngôi làng Hữu nghị được khánh thành vào tháng 2 năm 2004 nhân cuộc họp liên chính phủ Việt Nam – Thái Lan. Ở đây, một nhà bảo tàng hai tầng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng, trong đó ngoài các hình ảnh, hiện vật còn có mô hình thu nhỏ ngôi nhà tuổi thơ của Bác ở làng Sen và một góc nhà sàn ở Hà Nội. Cách không xa khu bảo tàng là ngôi nhà gỗ ba gian, nơi Bác Hồ đã từng lưu lại để gây dựng phong trào trong bà con Việt kiều ở vùng đông bắc Thái Lan vào những năm 1928 – 1929 với cái tên Thầu Chín. Ngôi nhà hiện do ông Võ Trọng Tiêu, cùng quê hương Nam Đàn, Nghệ An với Bác coi sóc. Bên nếp nhà xưa cũ, cây khế Bác trồng vẫn mướt xanh và sai trĩu quả,  hai cây dừa gần trăm tuổi vươn cao nơi cổng ngõ. Rất nhiều đoàn khách từ Việt Nam đã ghé lại nơi này. Ai cũng xúc động khi nhìn lại những vật dụng đơn sơ, giản dị mà Bác đã từng sử dụng trong những ngày bôn ba trên đất khách quê người.

Hàng chục năm sống, làm ăn trên đất Thái, những người Việt xa quê vẫn nặng lòng với Tổ Quốc. Theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, vào những năm 60 của thế kỷ 20 hàng nghìn gia đình Việt kiều ở Thái Lan đã lên đường trở về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên bờ sông Mê Kông ở Nakhonphanom, hiện vẫn còn một tháp đồng hồ khắc dòng chữ bằng tiếng Việt: Việt kiều lưu niệm dịp hồi hương 2503 ( theo Phật Lịch).

Trên hành trình trở lại chiến trường xưa của các cựu quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Hạ Lào, chúng tôi cảm nhận những tình cảm của những người dân sống bên đôi bờ Mê Kông dành cho nhau. Qua bao năm, dòng sông vẫn chảy trong dạt dào ký ức, nó vẫn tồn tại như một mạch nguồn sự sống, miên man chảy qua mỗi đời người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, là sợi dây gắn kết những cộng đồng cư dân, văn hóa khác biệt trong một chỉnh thể thống nhất, nơi mà tất cả đều mang ơn sự sống được ban phát từ dòng sông Mẹ thân thương này./.

Trà Xuân Phương
Nguồn: VTV Đà Nẵng

Dòng sông Mekong bị bức tử, nguy cơ cận kề

Thời gian gần đây, có hai sự kiện liên quan đến kinh tế và môi trường sống của các nước hạ lưu sông Mekong, trong đó có Việt Nam, được dư luận bên ngoài quan tâm còn nhiều hơn là chính người trong cuộc. Đó là Trung Quốc chuẩn bị cho việc vận hành đập thủy điện lớn thứ tư ở thượng nguồn sông Mekong và sự hợp tác của Mỹ về dự án sông Mekong trong một cố gắng làm giảm thiểu nguy cơ cho các quốc gia trong vùng.

Đã có rất nhiều bài báo lên tiếng về cơn khát năng lượng của Trung Quốc là lý do để nước này khai thác tiềm năng thủy điện lớn của sông Mekong, bất chấp điều ấy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nước hạ lưu hàng trăm năm nay sống hiền hòa bên dòng sông này.

Đập Mạn Loan trên thượng nguồn sông Mekong

Sau khi đưa vào vận hành ba đập thủy điện lớn là Mạn Loan, Cảnh Hồng và Đại Chiếu Sơn, vào tháng 9 tới đây Trung Quốc sẽ đưa đập thủy điện Tiểu Loan vào hoạt động. Đập này cao 292 mét, gần bằng tháp Eiffel ở Paris, công suất dự kiến 4.200 Megawatt, hơn gấp ba lần công suất của ba nhà máy thủy điện đang vận hành. Điều đáng lo ngại hơn cả là dung lượng cực lớn trong hồ chứa của đập Tiểu Loan lên đến 15 tỉ mét khối nước, gấp năm lần tổng dung lượng của ba con đập đã hoàn thành trước đó cộng lại.

Song song với Tiểu Loan, một con đập khác lớn hơn cũng đang được Trung Quốc ráo riết thi công là đập Nuozhadu, với hồ chứa lên tới gần 23 tỉ mét khối nước, dự kiến hoàn thành vào năm 2014.

Nguy cơ nước sông Mekong bị các đập thủy điện Trung Quốc ở đầu nguồn hút hết với những hậu quả khôn lường đối với các nước nằm ở hạ lưu là một trong những vấn đề từng được các nhà nghiên cứu đề cập nhiều vài năm nay.

Vào tháng 5-2009, một công trình nghiên cứu giữa Cơ quan Bảo vệ Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Viện Công nghệ học châu Á (AIT) đã cảnh báo kế hoạch xây dựng tám con đập trên thượng nguồn có thể trở thành mối đe dọa đáng kể cho dòng sông và nguồn tài nguyên thiên nhiên đến từ sông Mekong, đặc biệt là nguy cơ đối với Việt Nam và Campuchia.

Đối với Việt Nam, lưu lượng nước sông Mekong giảm do ảnh hưởng các đập thủy điện Trung Quốc sẽ làm gia tăng hiểm họa triều cường tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một phần diện tích đất đai bị hóa phèn sẽ không trồng trọt được. Cộng thêm với nguy cơ mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu, các diện tích canh tác rộng lớn có thể sẽ bị ngập lụt, buộc hàng triệu người dân phải di cư.

ĐBSCL vốn là vựa lúa của cả nước, nên thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng. Đó là chưa kể hồ chứa của các đập này sẽ giữ lại rất nhiều phù sa của con sông nên sẽ ảnh hưởng đến hạ lưu. Riêng ĐBSCL thường nhận được rất nhiều phù sa, lượng nước cũng khá, nay nếu nước ít đi, lượng phù sa sẽ giảm trong lúc nước biển có thể lấn sâu vào lưu vực sông Cửu Long phía hạ lưu.

Đối với Campuchia, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Mực nước sông Mekong bị giảm sẽ đe dọa đến vựa cá của toàn vùng là Biển Hồ khiến cho kế sinh nhai của hàng triệu ngư dân bị tổn hại.

Cho dù Trung Quốc bào chữa cho việc xây đập ở thượng nguồn sông Mekong là nhờ đó mà giảm được lượng nước chảy vào mùa mưa, giúp các nước phía hạ lưu không bị lụt, giúp cho bờ sông không bị xói mòn, nhưng theo giới bảo vệ môi trường, chỉ mới ba con đập nhỏ đi vào hoạt động mà tác động tiêu cực đối với các nước ở phía hạ lưu đã xuất hiện. Cụ thể là nguồn cá bị giảm sút đáng kể trong lúc hiện tượng bờ sông bị sạt lở vì xói mòn đã phát sinh từ Myanmar qua miền Bắc Thái Lan và miền Bắc Lào.

Ông Nguyễn Đức Hiệp, chuyên viên môi trường tại Úc từng nhiều năm nghiên cứu vấn đề này, cho rằng: “Trung Quốc nói là nhờ đập Tiểu Loan và các đập nước khác trên thượng nguồn, có thể điều hòa được lưu lượng nước sông Mekong, thế nhưng thực tế là trong năm ngoái, bất chợt trong mùa lũ, nước dâng lên rất mạnh ở hạ lưu, vùng Hạ Lào và Đông Bắc Thái Lan bị lụt rất lớn, bờ sông bị xói mòn, nhiều làng mạc bị phá hủy. Dân ở những nơi đó than phiền là tai họa đến từ các đập nước trên thượng nguồn phía Trung Quốc.

Đã có những lời phản đối từ phía Thái Lan và Lào. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không tham gia Ủy hội sông Mekong với bốn nước Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia. Chẳng qua là vì họ muốn được làm bất cứ việc gì trên lãnh thổ của họ mà không cần quan tâm đến các nước phía hạ lưu”.

Nhà nghiên cứu Michael Richardson, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore, trong bài viết “Đập tại Trung Quốc biến Mekong thành dòng sông bất hòa” đăng trên trang web Yale Global đã cho rằng do không có một hiệp định quốc tế nào chi phối việc sử dụng các con sông liên quốc gia, nên Trung Quốc là nước ở đầu nguồn nắm thế thượng phong và giành quyền tùy nghi phát triển khúc sông trên lãnh thổ của họ mà không cần tham khảo ý kiến ai.

Trong khu vực hạ lưu có Ủy hội sông Mekong, một định chế liên chính phủ tập hợp bốn nước vùng hạ lưu, tuy rất quan tâm đến vấn đề nhưng lại không có uy thế gì đối với Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc tránh không gia nhập định chế này vì e ngại kế hoạch xây đập trên thượng nguồn có thể bị các nước Đông Nam Á ở hạ lưu giám sát kỹ lưỡng.

Mới đây có tin sự hợp tác giữa Ủy ban Mekong và Ủy ban sông Mississippi (Mỹ) bắt đầu khởi động nhanh chóng ngay sau chuyến thăm Đông Nam Á của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) hồi tháng trước. Hai bên đã ra thông báo ghi nhớ hợp tác nhằm giải quyết những tồn tại trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên nước.

Hai ủy ban trên đã đồng ý hợp tác trao đổi kỹ thuật và nghiên cứu những biện pháp tối ưu trong việc điều chỉnh sự thay đổi của khí hậu làm ảnh hưởng đến hệ thống dòng chảy. Hai ủy ban cũng đồng ý hợp tác cùng nhau khuyến khích việc phát triển hệ thống thủy điện bền vững, giải quyết vấn đề đảm bảo đáp ứng nguồn thủy sản là lương thực thực phẩm, tổ chức quản lý phòng chống thiên tai lũ lụt và tăng cường thông thương đường sông và thương mại đường sông.

Chủ tịch Ủy ban sông Mississippi cho biết: “Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ để đương đầu với những thách thức trên. Việc hai bên hợp tác gần gũi và thường xuyên tiến hành trao đổi sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất”.

Ngày 9-7-2009, Chính phủ nước ta đã chính thức lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại trước việc các đập thủy điện xây dựng trên thượng nguồn sông Mekong có thể gây tác hại tới dòng chảy con sông và môi trường sinh thái đặc biệt với các nước hạ lưu. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng tuyên bố rằng Mekong là con sông quốc tế, việc khai thác cần tính đến lợi ích các nước trong lưu vực, bảo vệ môi trường và dân cư sinh sống dọc sông. Đây là lần đầu tiên Việt Nam lên tiếng về vấn đề này.

Ngoài việc bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, chúng ta vẫn chưa có một trung tâm nghiên cứu về tác hại do thiếu nguồn nước, cũng chưa một công trình nghiên cứu cấp nhà nước nào được thực hiện, mà chỉ có một số công trình của cá nhân các nhà khoa học liên quan đến đánh bắt thủy sản, lưu lượng nước và phù sa tại ĐBSCL. Một nghiên cứu quy mô lớn cùng với các cuộc hội thảo để tìm phương án đối phó, tuy bây giờ có trễ nhưng vẫn còn hơn là chờ nước đến chân mới nhảy, mất bò mới lo làm chuồng, như cách làm lâu nay của các cơ quan chức năng.

Hãy cứu sông MekongChiến dịch vận động cứu sông Mekong do các nhà môi trường thuộc “Liên hiệp cứu lấy sông Mekong (Save the Mekong Coalition – SMC) chủ xướng, tính đến cuối tháng 6-2009 đã thu hút được gần 17.000 người sau hơn ba tháng triển khai, trong số đó có hơn 11.000 cư dân trong vùng lưu vực sông Mekong và khoảng 5.000 người khắp nơi trên thế giới ký tên vào một bản kiến nghị.

Nuôi cá bè trên sông Hậu

SMC được thành lập năm 2008 với nhiệm vụ chính là bảo vệ sông Mekong mà mục tiêu trước mắt là theo dõi chặt chẽ việc Trung Quốc xây dựng khoảng 11 đập thủy điện ở thượng lưu con sông, đe dọa đến nguồn sống cũng như cách sống của hàng chục triệu cư dân ở hạ nguồn con sông.

Bản kiến nghị bằng bảy thứ tiếng nói trên đã được gửi đến chính phủ các nước thành viên của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission – MRC) là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Thế nhưng đáng buồn hơn cả là có vẻ như chúng ta chưa quan tâm đúng mức về hiểm họa khôn lường ấy, thể hiện qua việc chỉ vỏn vẹn hơn 300 người Việt Nam ký tên vào bảng kiến nghị nói trên, so với Lào là 611 người, Campuchia là 2.673 người, Thái Lan 7.756 người.

Nên chăng các tổ chức, đoàn thể trong nước mở cuộc vận động người dân hưởng ứng chiến dịch của SMC, bằng cách vào trang web: http://www.savethemekong.org/?langss=vi

Ghi tên mình vào bảng kiến nghị là góp phần tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái của dòng Mekong nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.

Theo PHẠM THÀNH SƠN
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Những bài nổi bật liên quan

>>Thử tìm giải pháp thuỷ lợi cho đồng bằng Cửu Long Vietsciences –Trần Đăng Hồng
>> Nguy cơ từ các con đập ở thượng nguồn sông Mê Kông Việt Báo theo Hoài An

>> Hoãn xây đập trên sông Mekong tối thiểu 10 năm
Bee net theo Pháp luật TP.HCM
>> Mê Kông
  Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
>> Các nước dọc sông Mê Kông tổ chức họp tham vấn về thủy điện

Những bài liên quan khác

>> Ủy hội sông Mekong: Lập trang web nhận phản hồi về các dự án xây đập thủy điện
>> Nước ngọt, sao không là nước mưa?
>> Cận cảnh những cơn hấp hối bên dòng Mekong
>> Cứu lấy sông Mekong
>> Trung Quốc ngừng xây hai đập trên sông Kim Sa
>>
Quanh co như sông Mekong
>> Sông Cửu Long sẽ khát nước… ngọt
>> “Bức tử” sông Mekong với đập cao 292m 
>> Bàn thảo về an ninh nước cho sông Mekong
>> Campuchia sợ sông Mekong dâng cao bất thường
>> Thu thập ý kiến về các dự án thủy điện trên sông Mekong
>> Đập nước hủy diệt các con sông
>> Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác với các nước hạ lưu sông Mekong
>> Sông Mekong – bản tình ca nghiệt ngã?

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Food Crops News,Tin Cây Lương Thực

FOOD CROPS CNM, foodcropsnews, gardening, vietnam travel, ngocphuongnam, chào ngày mới, tin mới cây lương thực, nghề làm vườn, du lịch việt, ngọc phương nam (See more FOOD CROPS NEWS)

Food Crops News 012

FOOD CROPS. Food Crops News 012.Egypt’s Wheat Crop May Rise 1.1% to 8.46 Million Tons; Patch’s Poll: Should Legislators Require Labels For Genetically Modified Food?; Southeast Asia’s billion dollar cassava industry at high risk due to climate …Philippines adopts nutritional security approach to food production with anti …Indian Grain May Rot After Bumper Harvest; Zambian top party official joins climate justice activists to rule out GM crops; Rapid climate change threatens Asia’s Rice Bowl; Killer fungi threatens food security; GM crops are a heady brew of politics, science and risk perception …Food Crops News 011 | Food Crops;3Foods That KILL Belly Fat Fast;  Vietnam Travel.

Egypt’s Wheat Crop May Rise 1.1% to 8.46 Million Tons
Bloomberg
Egypt’s wheat production is forecast to rise 1.1 percent this year as
farmers plant more and use improved seeds, the United Nations’ Food and
Agriculture Organization said. Farmers may harvest 8.46 million metric tons
of wheat from 8.37 million tons in …
<http://www.bloomberg.com/news/2012-04-12/egypt-s-wheat-crop-may-rise-1-1-to-8-46-million-tons.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.bloomberg.com/news/2012-04-12/egypt-s-wheat-crop-may-rise-1-1-to-8-46-million-tons.html&hl=en&geo=us>

Feeding the World, While the Earth Cooks [Live Webcast]
Scientific American
By David Biello | April 12, 2012 | 7 FUTURE OF FOOD: How will humanity
ensure a steady supply of staple crops, like this maize, as population
swells and climate changes? Image: Courtesy of CIAT International Center
for Tropical Agriculture Farmers have …
<http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=feeding-the-world-while-the-earth-cooks-live-webcast>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.scientificamerican.com/article.cfm%3Fid%3Dfeeding-the-world-while-the-earth-cooks-live-webcast&hl=en&geo=us>

Patch’s Poll: Should Legislators Require Labels For Genetically Modified Food?
Patch.com
According to the World Health Organization, chemical companies initially
developed the technology in order to create pest and disease resistant crop
seed like soybeans and corn. Currently, whole foods are being developed
that would inoculate consumers …
<http://madison-ct.patch.com/articles/patch-s-poll-should-legislators-require-labeling-genetically-modified-food>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://madison-ct.patch.com/articles/patch-s-poll-should-legislators-require-labeling-genetically-modified-food&hl=en&geo=us>

Southeast Asia’s billion dollar cassava industry at high risk due to climate …
EurekAlert (press release)
They are already formidable enemies affecting food crops,” said Pramod K.
Aggarwal, regional program leader for Asia at the CGIAR Research Program on
Climate Change, Agriculture and Food Security (CCAFS). Around five million
small producers across …
<http://www.eurekalert.org/pub_releases/2012-04/bc-sab041212.php>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.eurekalert.org/pub_releases/2012-04/bc-sab041212.php&hl=en&geo=us>

Philippines adopts nutritional security approach to food production with anti …
The Online Zamboanga Times
MANILA — The Philippines is adopting a nutritional security approach to
food production as it propagates nutritional crops, including anti-diabetic
sweet sorghum and protein-Vitamin A rich-peanut, from the International
Crops Research Institute for …
<http://www.zambotimes.com/archives/46226-Philippines-adopts-nutritional-security-approach-to-food-production-with-anti-diabetic-sweet-sorghum,-protein-Vit-A-rich-peanut-HOLD-similar-story-filed-by-JMC…lgi.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.zambotimes.com/archives/46226-Philippines-adopts-nutritional-security-approach-to-food-production-with-anti-diabetic-sweet-sorghum,-protein-Vit-A-rich-peanut-HOLD-similar-story-filed-by-JMC…lgi.html&hl=en&geo=us>

Indian Grain May Rot After Bumper Harvest
Wall Street Journal
By BIMAN MUKHERJI And RAJESH ROY NEW DELHI–As India prepares to harvest a
record grain crop for the second year in a row, fears are rising that its
state granaries won’t be able to handle the surplus and food that could
feed the nation’s hungry …
<http://online.wsj.com/article/SB10001424052702304356604577339402041821044.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://online.wsj.com/article/SB10001424052702304356604577339402041821044.html&hl=en&geo=us>

Zambian top party official joins climate justice activists to rule out GM crops
Africa Science News Service
He emphasised the need to foster national food security through crop
diversification at household level as opposed to the current mono-cropping
of maize. Expressing excitement by the top ruling party official, Simon
Mwamba, Country Coordinator of …
<http://www.africasciencenews.org/en/index.php/life-and-style/49-food/393-zambian-top-party-official-joins-climate-justice-activists-to-rule-out-gm-crops>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.africasciencenews.org/en/index.php/life-and-style/49-food/393-zambian-top-party-official-joins-climate-justice-activists-to-rule-out-gm-crops&hl=en&geo=us

Rapid climate change threatens Asia’s Rice Bowl
Science Codex
“Climate change endangers crop and livestock yields and the health of
fisheries and forests at the very same time that surging populations
worldwide are placing new demands on food production,” said Bruce Campbell
of the CGIAR Research Program on …
<http://www.sciencecodex.com/rapid_climate_change_threatens_asias_rice_bowl-89598>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.sciencecodex.com/rapid_climate_change_threatens_asias_rice_bowl-89598&hl=en&geo=us>Killer fungi threatens food security
Globe and Mail
“An unprecedented number of diseases caused by fungi have been causing
some of the most severe die-offs and extinctions ever witnessed in wild
species and jeopardizing crops to boot, scientists now report,” writes
Wynne Parry for Live Science.
<http://www.theglobeandmail.com/life/facts-and-arguments/social-studies/killer-fungi-threatens-food-security/article2400294/?utm_medium=Feeds%3A%20RSS%2FAtom&utm_source=Life&utm_content=2400294>
Web – 2 new results for [food crops]GM crops are a heady brew of politics, science and risk perception …
Controversy continues to dog new food crops that are being developed using
direct DNA manipulation — the so-called GM crops. For instance, staunch

<http://gmopundit.blogspot.com/2012/04/gm-crops-are-heady-brew-of-politics.html> Food Crops News 011 | Food Crops
FOOD CROPS. Food Crops News 011. Tackle fungal forces to save crops,
forests and …<http://foodcrops.wordpress.com/2012/04/12/food-crops-news-011/>

Senior Living by ArcaMax, sponsored today by: 3 Foods That KILL Belly Fat Fast

In this free presentation Caleb reveals 3 different types of foods that eliminate hunger, burn calories, and ignite fat loss for men and women. Plus, he even shows you why stomach crunches and situps are the LAST thing you should be doing if you want to lose inches off your waist.

Get the scoop on these 3 special types of foods today!

Vietnam Travel

Vietnam – The Hidden Charm

Uploaded by

Discover Vietnam, the Hidden Charm with this video brought to you by Travel index and the Travel and Tourism Foundation. Visit us at: http://www.travelindex.com

Food Crops News 011

FOOD CROPS. Food Crops News 011. Tackle fungal forces to save crops, forests and endangered animals, say scientists; U of G food science prof identifies plants to serve as ‘famine foods’ in Mali; CRDB urges government to let farmers export food crops; Food Deficit – Get Farmers to Grow Crops Suitable for Their Areas; Food Frenzy: An Economist Analyzes Eating; Genetically Modified Foods Explained; Study: MI Food and Ag Industry Contributes Over $90 Billion To Economy; MSU and Michigan Farm Bureau experts: food exporting key to growing …Fungus threat escalates for food, wildlife

Tackle fungal forces to save crops, forests and endangered animals, say scientists
Science Daily (press release)
Fungal infections presently destroy at least 125 million tonnes of the top
five food crops — rice, wheat, maize, potatoes and soybeans — each year,
which could otherwise be used to feed those who do not get enough to eat.
These crops provide the …
<http://www.sciencedaily.com/releases/2012/04/120411132000.htm>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.sciencedaily.com/releases/2012/04/120411132000.htm&hl=en&geo=us>

U of G food science prof identifies plants to serve as ‘famine foods’ in Mali
Winnipeg Free Press
TORONTO – A University of Guelph food scientist has recently returned from
a humanitarian trip to drought-ravaged Mali, where he encouraged residents
to fortify their diets with protein-rich leaves from the drumstick tree and
monkey bread tree.
<http://www.winnipegfreepress.com/arts-and-life/life/sci_tech/u-of-g-food-science-prof-identifies-plants-to-serve-as-famine-foods-in-mali-147037345.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.winnipegfreepress.com/arts-and-life/life/sci_tech/u-of-g-food-science-prof-identifies-plants-to-serve-as-famine-foods-in-mali-147037345.html&hl=en&geo=us>

CRDB urges government to let farmers export food crops
The Citizen Daily
Bank’s MD Dr Charles Kimei said total ban on agro-crops export would hurt
farmers’ incomes and ability to service the loans. “I urge the government
to allow food exports, but it should put in place control mechanisms. This
may encourage banks to …
<http://thecitizen.co.tz/business/13-local-business/21396-crdb-urges-government-to-let-farmers-export-food-crops.html

See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://thecitizen.co.tz/business/13-local-business/21396-crdb-urges-government-to-let-farmers-export-food-crops.html&hl=en&geo=us>Food Deficit – Get Farmers to Grow Crops Suitable for Their Areas
AllAfrica.com
We have observed that much of the problems associated with food deficit
hinge on farmers growing the wrong crops. If the region is good for cattle,
we would obviously hope to see farmers going into cattle ranching and if it
is good for small grains, …
<http://allafrica.com/stories/201204110424.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://allafrica.com/stories/201204110424.html&hl=en&geo=us>Food Frenzy: An Economist Analyzes Eating
Wall Street Journal (blog)
Case in point: local food may be more tasty, but it isn’t necessarily
easier on the environment to eat food grown and transported by a nearby
farmer. Small farms often use inefficient techniques and tend to transport
their crops through frequent, …
<http://blogs.wsj.com/economics/2012/04/11/food-frenzy-an-economist-analyzes-eating/>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://blogs.wsj.com/economics/2012/04/11/food-frenzy-an-economist-analyzes-eating/&hl=en&geo=us>Genetically Modified Foods Explained
South Source
The top genetically engineered crops in the United States are corn, soy,
canola, and cotton. Opponents of GM foods have several criticisms,
including that the food causes harm to other organisms. Supporters of GM
foods say benefits include shorter …
<http://source.southuniversity.edu/genetically-modified-foods-explained-80625.aspx>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://source.southuniversity.edu/genetically-modified-foods-explained-80625.aspx&hl=en&geo=us>Study: MI Food and Ag Industry Contributes Over $90 Billion To Economy
WLNS
The farming line encompasses food, energy and horticultural crops, as well
as animal production and turf production. “The impact of Michigan’s farms
and the commodities they produce is 12 percent of the overall total, and
their economic contribution …
<http://www.wlns.com/story/17384427/study-food-and-agriculture-contributes-over-90-million-to-state-economy>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.wlns.com/story/17384427/study-food-and-agriculture-contributes-over-90-million-to-state-economy&hl=en&geo=us>

MSU and Michigan Farm Bureau experts: food exporting key to growing …
MLive.com
MSU’s study of the food and agricultural system focuses on a much larger
economic impact of $91.4 billion. That estimate includes food wholesale and
retail (restaurants, grocery stores, etc.), the service and sale of
flowers, plants and turf grass, …
<http://www.mlive.com/business/index.ssf/2012/04/michigan_agriculture_food_indu.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.mlive.com/business/index.ssf/2012/04/michigan_agriculture_food_indu.html&hl=en&geo=us>

Fungus threat escalates for food, wildlife
The Daily Star
“In both animals and plants, an unprecedented number of fungal and
fungal-like species have recently caused some of the most severe die-offs
and extinctions ever witnessed in wild species, and are jeopardizing food
security,” it warned.
<http://www.dailystar.com.lb/Culture/Lifestyle/2012/Apr-12/169947-fungus-threat-escalates-for-food-wildlife.ashx>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.dailystar.com.lb/Culture/Lifestyle/2012/Apr-12/169947-fungus-threat-escalates-for-food-wildlife.ashx&hl=en&geo=us>

 Web – 1 new result for [food crops]

Food Crops News 010 | Food Crops
FOOD CROPS, Food Crops News 010. Richmond poised to take stand on
genetically …
<http://foodcrops.wordpress.com/2012/04/12/food-crops-news-010/>

What’s New on HarvestPlus

Vietnam Travel

Visit to Vietnam: Dalat

Uploaded by

“In the spring of 2011 I went to Vietnam after graduating. My next stop after Saigon was the mountain town of Dalat. Positioned at about 4,800 feet, the climate is dry and temperate — colder than I was expecting in fact. It is one of the major tourist towns in Vietnam, particularly with Vietnamese tourists. “

Food Crops News 010

FOOD CROPS, Food Crops News 010. Richmond poised to take stand on genetically modified crops; US cuts Latam soy estimate due drought, prices rise; Five Tasty Ways to Save When Buying Organic Food; Mars, Incorporated Answers Question: ‘How Does Feeding People and Pets Nurture …; Zimbabwe Agriculture Struggles to Meet Demand; The honey trap: How the demise of Britain’s bees could cost us £1.8billion a year; Slow Food USA Partners to Build 1000 Gardens in Africa; Farmers sowing what they’ll reap in Greater Victoria area. Vietnam Travel. Vietnam Video

Richmond poised to take stand on genetically modified crops
Vancouver Sun
Opponents say crops such as canola that are engineered to survive pesticide
applications lead to excessive use of chemical weed controls. They also
worry that engineered genetic material will mix with conventional and
organic crops and that foods made …
<http://www.vancouversun.com/news/Richmond+poised+take+stand+genetically+modified+crops/6437736/story.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.vancouversun.com/news/Richmond%2Bpoised%2Btake%2Bstand%2Bgenetically%2Bmodified%2Bcrops/6437736/story.html&hl=en&geo=us>

US cuts Latam soy estimate due drought, prices rise
Chicago Tribune
While a more than 20 percent rally in soybean prices this year has
reignited concerns over food prices, the outlook for corn supplies appeared
upbeat after the Agriculture Department said end-season stockpiles would be
higher than traders estimated as …
<http://www.chicagotribune.com/news/sns-rt-us-usa-crops-update-1bre8390xe-20120410,0,3128403.story>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.chicagotribune.com/news/sns-rt-us-usa-crops-update-1bre8390xe-20120410,0,3128403.story&hl=en&geo=us>

Five Tasty Ways to Save When Buying Organic Food
Fox Business
“Organic” applies to how a food is grown. It must be grown and processed
using organic farming methods and sustainable agriculture. Crops labeled
organic are produced without the use of irradiation, prohibited pesticides,
synthetic fertilizers, …
<http://www.foxbusiness.com/personal-finance/2012/04/10/five-tasty-ways-to-save-when-buying-organic-food/>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.foxbusiness.com/personal-finance/2012/04/10/five-tasty-ways-to-save-when-buying-organic-food/&hl=en&geo=us>

Mars, Incorporated Answers Question: ‘How Does Feeding People and Pets Nurture …
MarketWatch (press release)
… World Wildlife Fund, Life Technologies, University of California, Davis
and many other partners in mapping and sequencing the genomes of 100
traditional African food crops that would both enable greater production
yields and produce higher nutrient …
<http://www.marketwatch.com/story/mars-incorporated-answers-question-how-does-feeding-people-and-pets-nurture-science-and-discovery-at-tedmed-2012-2012-04-10>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.marketwatch.com/story/mars-incorporated-answers-question-how-does-feeding-people-and-pets-nurture-science-and-discovery-at-tedmed-2012-2012-04-10&hl=en&geo=us>

Zimbabwe Agriculture Struggles to Meet Demand
Voice of America
But today it is a basket case, where people depend on handouts for food.
For more than 10 consecutive years since President Robert Mugabe’s
government embarked on a land reform program targeting white farmers,
Zimbabwe has had to import food to avert …
<http://www.voanews.com/english/news/africa/Zimbabwe-Agriculture-Struggles-to-Meet-Demand-146851405.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.voanews.com/english/news/africa/Zimbabwe-Agriculture-Struggles-to-Meet-Demand-146851405.html&hl=en&geo=us>

The honey trap: How the demise of Britain’s bees could cost us £1.8billion a year
Daily Mail
By Tamara Cohen Losing bees would cost Britain £1.8bn to foot the costs of
hand-pollinating plants, a study has found. Researchers at the University
of Reading say the decline in their numbers would be disastrous for crops
and drive up food prices.
<http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-2127981/The-honey-trap-How-demise-Britains-bees-cost-1-8billion-year.html?ito=feeds-newsxml>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-2127981/The-honey-trap-How-demise-Britains-bees-cost-1-8billion-year.html%3Fito%3Dfeeds-newsxml&hl=en&geo=us>

Slow Food USA Partners to Build 1000 Gardens in Africa
The Daily meal
The US exports a large amount of agriculture to Africa in the form of food
aid or in GM seeds, Viertel said. These crops, mostly grains like corn or
soy, are beginning to drive local farmers out of business; either they
can’t compete with low prices …
<http://www.thedailymeal.com/slow-foods-usa-partners-build-1000-gardens-africa>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.thedailymeal.com/slow-foods-usa-partners-build-1000-gardens-africa&hl=en&geo=us>

Farmers sowing what they’ll reap in Greater Victoria area
Victoria Times Colonist
More strawberries are being produced in 2012, for example, and the first of
a greenhouse-grown strawberry crop is due to be picked today. “We’ve got
them earlier than everybody else,” Vantreight said. Other food crops are
also coming.
<http://www.timescolonist.com/life/Farmers+sowing+what+they+reap+Greater+Victoria+area/6434594/story.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.timescolonist.com/life/Farmers%2Bsowing%2Bwhat%2Bthey%2Breap%2BGreater%2BVictoria%2Barea/6434594/story.html&hl=en&geo=us>

Web – 1 new result for [food crops]

Food Crops News 009 | Food Crops
FOOD CROPS, Food Crops News 009. Best of the Web: Food Lists That Might
Change Your …
<http://foodcrops.wordpress.com/tag/food-crops-news-009/>

Vietnam Travel

Vietnam

Uploaded by

“Video and timelapse footage from a trip to Vietnam in November 2011.

(Music © Kenneth Mulvad Kristensen/iStockphoto)

Food Crops News 009

FOOD CROPS,  Food Crops News 009. Best of the Web: Food Lists That Might Change Your Life; Food-Price Inflation Could be Accelerated by Lower US Crop Reserves; Quinoa: the superfood with a seedy charm; Quinoa: the superfood with a seedy charm; Gleaning for good: an old idea is new again; Do Your Part: Terri’s Top 5 Easiest Foods To Grow At Home; Egypt’s next revolution; USDA announces no marketing quota for 2013 wheat crop; Vietnam Travel

Best of the Web: Food Lists That Might Change Your Life
Patch.com
Low-Maintenance Gardening: Ever wondered whether there are food plants you
don’t have to tend in order to reap rewards? The answer is, amazingly, yes,
though they tend to be bushes and trees that are large enough not to
compete with the weeds that will …
<http://catonsville.patch.com/articles/great-cooking-articles>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://catonsville.patch.com/articles/great-cooking-articles&hl=en&geo=us>

Food-Price Inflation Could be Accelerated by Lower US Crop Reserves
Hoosier Ag Today
The government predicts food inflation of 2.5 to 3.5-percent this year.
That’s lower than the 3.7-percent of 2011 – but according to Bloomberg
would be higher than gains in as many as five of the past eight years.
Purdue Ag Economist Corinne Alexander …
<http://www.hoosieragtoday.com/index.php/2012/04/09/food-price-inflation-could-be-accelerated-by-lower-us-crop-reserves/
See all stories on this topic:<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.hoosieragtoday.com/index.php/2012/04/09/food-price-inflation-could-be-accelerated-by-lower-us-crop-reserves/&hl=en&geo=us>

Quinoa: the superfood with a seedy charm
Stock and Land
QUINOA, the ancient crop of the Incas, is one of the hottest items on menus
around town. It’s a relative newcomer to Australian kitchens; we’re still
learning how to say it (keen-wah) and how to cook it. The good news is that
this superfood is being …
<http://sl.farmonline.com.au/news/nationalrural/grains-and-cropping/general/quinoa-the-superfood-with-a-seedy-charm/2515385.aspx>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://sl.farmonline.com.au/news/nationalrural/grains-and-cropping/general/quinoa-the-superfood-with-a-seedy-charm/2515385.aspx&hl=en&geo=us>Superfood’s seedy charm
Sydney Morning Herald
They hope to plant more of the crop in October for the next season. They
believe their crop tastes as good as the South American variety and it’s
organic and low in food miles. Quinoa protects itself from birds with a
bitter outer coating of saponin.
<http://www.smh.com.au/lifestyle/cuisine/superfoods-seedy-charm-20120409-1wkrj.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.smh.com.au/lifestyle/cuisine/superfoods-seedy-charm-20120409-1wkrj.html&hl=en&geo=us>Gleaning for good: an old idea is new again
Christian Science Monitor
Picking crops that would otherwise be left in a garden or field to rot, and
sharing them with those in need, is a time-honored idea that’s gaining
fresh momentum today. By Sarah Henry, Shareable / April 9, 2012 Greeks wait
to receive free onions and …
<http://www.csmonitor.com/World/Making-a-difference/Change-Agent/2012/0409/Gleaning-for-good-an-old-idea-is-new-again>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.csmonitor.com/World/Making-a-difference/Change-Agent/2012/0409/Gleaning-for-good-an-old-idea-is-new-again&hl=en&geo=us>Do Your Part: Terri’s Top 5 Easiest Foods To Grow At Home
Charlotte Observer
By Terri Bennett on 04/09/12 15:39 Want to join the grow-your-own food
movement but just don’t know where to start? Don’t fear. Spring is here and
it’s the perfect time to start growing delicious foods right where you
live. Why not begin with foods …
<http://www.charlotteobserver.com/2012/04/09/3162143/do-your-part-terris-top-5-easiest.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.charlotteobserver.com/2012/04/09/3162143/do-your-part-terris-top-5-easiest.html&hl=en&geo=us>Egypt’s next revolution
GlobalPost
The country’s growing population, and its loosening grip on the Nile, are
threatening its water supply, weakening its capacity to irrigate crops and
boosting the desert nation’s reliance on food imports from an increasingly
volatile global commodities …
<http://www.globalpost.com/dispatch/news/regions/middle-east/egypt/120406/nile-river-egypt-water-food-politics-revolution>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.globalpost.com/dispatch/news/regions/middle-east/egypt/120406/nile-river-egypt-water-food-politics-revolution&hl=en&geo=us>USDA announces no marketing quota for 2013 wheat crop
North Texas e-News
By USDA WASHINGTON, April 6, 2012 — The US Department of Agriculture
(USDA) today announced that no marketing quota will be in effect for the
2013 wheat crop. The Food, Conservation, and Energy Act of 2008 authorizes
a commodity program for only the …
<http://www.ntxe-news.com/artman/publish/article_75954.shtml>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.ntxe-news.com/artman/publish/article_75954.shtml&hl=en&geo=us>

Do Your Part: Terri’s Top 5 Easiest Foods To Grow At Home
Charlotte Observer
Want to join the grow-your-own food movement but just don’t know where to
start? Don’t fear. Spring is here and it’s the perfect time to start
growing delicious foods right where you live. Why not begin with foods that
are nearly fail-proof?
<http://www.charlotteobserver.com/2012/04/09/3162137/do-your-part-terris-top-5-easiest.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.charlotteobserver.com/2012/04/09/3162137/do-your-part-terris-top-5-easiest.html&hl=en&geo=us>

Web – 3 new results for [food crops]

Food pantry wants your crops
Food pantry wants your crops. Ministry asks gardeners to ‘Plant One More’.
By Lukas Johnson. By Lukas Johnson. Learn more: The Cooperative Christian
<http://www.charlotteobserver.com/2012/04/02/3155861/food-pantry-wants-your-crops.html>

Food Crops News 007 | Food Crops
foodcrops, gardening, travel, cnm, ngocphuongnam. Search … licensed GM
crops have the …<http://foodcrops.wordpress.com/tag/food-crops-news-007/>

Food Crops News 008 | Food Crops
foodcrops, gardening, travel, cnm, ngocphuongnam. Search … Slumping U.S.
Crop Reserves …<http://foodcrops.wordpress.com/tag/food-crops-news-008/>

Vietnam Travel

Hello Vietnam Sub Vietnamese English – Quỳnh Valentine

Uploaded by

Hello Vietnam Sub Vietnamese English – Quỳnh Valentine

Artist: Quynh Anh

Food Crops News 008

Slumping U.S. Crop Reserves Raising Food Costs in Election Year

Bloomberg
US corn stockpiles are poised to be the smallest in 16 years by August and
soybean reserves will be lower than the government expected, potentially
accelerating food-price inflation in an election year. The US Department of
Agriculture may say tomorrow …
<http://www.bloomberg.com/news/2012-04-08/slumping-u-s-crop-reserves-raising-food-costs-in-election-year.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.bloomberg.com/news/2012-04-08/slumping-u-s-crop-reserves-raising-food-costs-in-election-year.html&hl=en&geo=us>

Slumping US Crop Reserves Raising Food Costs
BusinessWeek
By Jeff Wilson on April 08, 2012 US corn stockpiles are poised to be the
smallest in 16 years by August and soybean reserves will be lower than the
government expected, potentially accelerating food-price inflation in an
election year.
<http://www.businessweek.com/news/2012-04-08/slumping-u-dot-s-dot-crop-reserves-raising-food-costs-in-election-year>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.businessweek.com/news/2012-04-08/slumping-u-dot-s-dot-crop-reserves-raising-food-costs-in-election-year&hl=en&geo=us>

The Power of Food: Grant helps The Greenway Table educate community
Cleveland Daily Banner
While that knowledge helps produce a better crop at The Greenway Table, it
is also knowledge that Norton and others associated with the project want
to pass on to others. “Our mission is to enhance and enable the community
through the power of food, …
<http://www.clevelandbanner.com/view/full_story/18165667/article-The-Power-of-Food–Grant-helps-The-Greenway-Table-educate-community?instance=latest_articles>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.clevelandbanner.com/view/full_story/18165667/article-The-Power-of-Food–Grant-helps-The-Greenway-Table-educate-community%3Finstance%3Dlatest_articles&hl=en&geo=us>

Hunger Ravages the Country’s Dry Regions
AllAfrica.com
A local Arex official Robson Masaiti said even drought resistant crops that
have been recommended for the areas also wilted this year. “For the past
three years we have been experiencing food shortages,” said Masaiti. “But
this time it is serious …
<http://allafrica.com/stories/201204080230.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://allafrica.com/stories/201204080230.html&hl=en&geo=us>

Food security must remain a top priority for African governments
Daily Monitor
As agreed, we will grow desperately needed crops including wheat, sorghum
and maize, all of it for local consumption. We believe large-scale farming
using global best practices is the most efficient, scalable and sustainable
way to achieve food …
<http://www.monitor.co.ug/OpEd/Commentary/-/689364/1382512/-/125cfpgz/-/>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.monitor.co.ug/OpEd/Commentary/-/689364/1382512/-/125cfpgz/-/&hl=en&geo=us>

Food alarm for boarders
Fiji Times
Senior education officer West Lorima Voravora said farm damage in most
areas near the schools would affect their food supply. “Most of the schools
depend on crops grown in nearby farms but most of these were damaged in the
recent floods,” said Mr …
<http://www.fijitimes.com/story.aspx?id=198076>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.fijitimes.com/story.aspx%3Fid%3D198076&hl=en&geo=us>

USDA Announces No Marketing Quota for 2013 Wheat Crop
GardenNews.biz (press release)
WASHINGTON, The US Department of Agriculture (USDA) announced that no
marketing quota will be in effect for the 2013 wheat crop. The Food,
Conservation, and Energy Act of 2008 authorizes a commodity program for
only the 2008 through 2012 crops of wheat …
<http://gardennews.biz/?id=9270>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://gardennews.biz/%3Fid%3D9270&hl=en&geo=us>

Proposed rules would allow year-round night hunting & trapping of feral hogs
The Republic
When hogs root up the ground for food, it can cost Louisiana wetlands
habitat and cost farmers their crops, he said. And one hog can have as many
as three litters of six to eight piglets a year. Biologists say the problem
has been made worse where …
<http://www.therepublic.com/view/story/6604c94be55242a8aaf3ee837d4ae514/LA–Feral-Hogs-Hunting/>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://www.therepublic.com/view/story/6604c94be55242a8aaf3ee837d4ae514/LA–Feral-Hogs-Hunting/&hl=en&geo=us>

Organic order: Gardening their way to health and happiness
Times of India
When we define a good diet, it definitely includes fresh green leafy
vegetables and nutritious food rather than junk from fast food corners. But
little do we know where our vegetables come from. With worsening health
conditions and an increasing …
<http://timesofindia.indiatimes.com/city/goa/Organic-order-Gardening-their-way-to-health-and-happiness/articleshow/12590593.cms>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://timesofindia.indiatimes.com/city/goa/Organic-order-Gardening-their-way-to-health-and-happiness/articleshow/12590593.cms&hl=en&geo=us>

GMOs Create Insect Resistance Problems
AllAfrica.com
… including but not limited to mammals including human beings, insects,
aquatic life, soil microbes, and their food web dynamics, The primary
justifications for the genetic engineering of Bt into crops is that this
will reduce the use of insecticides …
<http://allafrica.com/stories/201204080023.html>
See all stories on this topic:
<http://news.google.com/news/story?ncl=http://allafrica.com/stories/201204080023.html&hl=en&geo=us>

Web – 4 new results for [food crops]

SBP warns of food insecurity | DAWN.COM
Pakistan is vulnerable to food insecurity due to slowdown in availability
of irrigation water, slower growth of food crops, insufficient storage
capacity, higher post …
<http://dawn.com/2012/04/08/sbp-warns-of-food-insecurity/>

Container Gardening With Veggies and Herbs | Food Freedom News
These are among the best food crops for container gardening: artichoke,
arugula, bok choy, celery, chard, cucumber, eggplant, garlic, lettuce,
onion, pepper, …
<http://foodfreedomgroup.com/2012/04/06/container-gardening-with-veggies-and-herbs/>

Food Crops News | Food Crops
Growing Food Demand Strains Energy, Water Supplies National Geographic But
for the past three decades, many crop and dairy farms have remained …
<http://foodcrops.wordpress.com/tag/food-crops-news/>

X-ray technology harnessed to grow more nutritious crops …
[KIGALI] Agricultural researchers in Rwanda have adapted a technology
widely used in the mining sector to analyse the mineral content of food
crops such as …
<http://africanbrains.net/2012/04/05/x-ray-technology-harnessed-to-grow-more-nutritious-crops/>

Vietnam Travel and Tourism


Uploaded by

“Lying on the eastern part of the Indochinese peninsula, Vietnam is a strip of land shaped like the letter S. China borders it to the north, Laos and Cambodia to the west, the East Sea to the east and the Pacific Ocean to the east and south.”

Video brought to you by Travelindex Network and Travel & Tourism Foundation. Travelindex.com is the World’s largest Travel Directory. We invite you to submit your tourism, travel or destination site for publication, its free, at
http://www.Travelindex.com

Useful Links:
http://www.travelindex.com
http://www.destinationvietnam.org
http://www.bestdestination.com
http://www.destinationchannel.com
http://www.tourismfoundation.org

See more FOOD CROPS NEWS

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Phan Huy Chú: để tôi đọc lại

DẠY VÀ HỌC. Phan Huy Chú (1782 – 1840) là danh nhân văn hoá Việt Nam, nhà khoa học bách khoa thư văn sử địa nổi tiếng với tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”. Ông đồng thời cũng là nhà giáo, nhà thơ của triều vua Minh Mạng. Phan Huy Chú (tên khác là Phan Huy Hạo, tên hiệu là Mai Phong), sinh năm Nhâm Dần 1782, quê gốc xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra và lớn lên ở xã Thụy Khê, huyện Yên Sơn, Phủ Quốc Oai, nay là làng Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng, là con trai thứ ba của Lễ bộ Thượng thư, tiến sĩ Phan Huy Ích. Ông nội là tiến sĩ Phan Huy Cận, ông ngoại là Ngô Thì Sĩ, cha là Phan Huy Ích, bố vợ là Nguyễn Thế Lịch, bác là Ngô Thì Nhậm, chú là Phan Huy Ôn, anh là Phan Huy Thực… Tiến sĩ Phan Huy Ích trong “Thứ nam thực sinh hỉ phú” (bài phú mừng sinh nhật con trai thứ hai Phan Huy Thực) đã viết: “Văn phái dư lan cự cửu nguyên”, nghĩa là: “dòng văn để lại đủ cửu nguyên”. Ông cũng có lời chú trong “Dụ am ngâm lục” rằng: “Phụ thân tôi Phan Huy Cận, thi Hương, thi Hội 2 lần đỗ đầu (lưỡng nguyên). Tôi thi Hương, thi Hội, thi Ứng chế ba lần đều đỗ đầu (tam nguyên). Bác Hy Doãn (Ngô Thì Nhậm) và chú Nhã Hiên (Phan Huy Ôn) em trai thứ 3 của tôi đều đỗ đầu thi Hương. Tất cả cộng lại được chín lần đỗ đầu, gọi là cửu nguyên”. Tác động của dòng dõi tài danh, hiếu học và những quan hệ trí tuệ đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tính cách của nhà khoa học Phan Huy Chú. Phan Huy Chú là một nhà bác học, danh nhân văn hoá Việt Nam, với tài danh lỗi lạc về bách khoa thư. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị, nổi bật nhất là bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” gồm 49 quyển khảo cứu về lịch sử Việt Nam từ lập quốc đến cuối triều Lê.

Trong bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú đã sưu tầm tư liệu, khảo cứu sách vở, đối chiếu sắp xếp, trình bày cô đọng, mạch lạc sinh động, có tầm khái quát cao, chia theo từng loại hiến chương gọi là chí: dư địa chí, nhân vật chí, lễ nghi chí, khoa mục chí, quốc dụng chí, hình luật chí, văn tịch chí, binh chế chí, quan chức chí, bang giao chí. Trong đó: 1) Dư địa chí: Khảo cứu về đất đai, phong thổ và lịch sử địa lý Việt Nam qua các đời; 2) Nhân vật chí: Nói về tiểu sử từ vua chúa, tướng sĩ đến những người trung thần, tiết nghĩa có công với nước; 3) Quan chức chí: Xét về chế độ quan lại ở Việt Nam; 4) Lễ nghi chí: Khảo sát các quy định, thể chế, phẩm phục của vua chúa, quan lại cùng các nghi lễ trong triều đình; 5) Khoa mục chí: Nói về chế độ giáo dục, khoa cử đời xưa; 6) Quốc dụng chí: Viết về chế độ thuế khóa, tài chính qua các triều; 7) Hình luật chí: Xét về pháp luật các đời. 8) Binh chế chí: Khảo về quy chế tổ chức và việc luyện binh qua các đời; 9) Văn tịch chí: Nói về tình hình sách vở nước Việt xưa; 10) Bang giao chí: Khảo về việc giao thiệp, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước qua các đời).

Lê Minh Quốc năm 2009 (5) cho biết:  “Năm 1960, 120 năm sau ngày ông mất, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức dịch tác phẩm bày ra chữ Quốc ngữ, dày đến 1.450 trang, khổ 14,5x20cm và ghi nhận: “Trong kho tàng thư tịch Việt Nam, nếu trước kia có bách khoa toàn thư, thì phải nhận rằng, Lịch triều hiến chương loại chí là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam, là cả một kho tư liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu và xây dựng các khoa học xã hội…”. Chúng ta hãy đọc lại một đoạn ngắn trong Lịch triều hiến chương loại chí có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa … Nhà bác học Phan Huy Chú viết: “Ngoài biển phía đông bắc có đảo Hoàng Sa, nhiều núi lớn nhỏ, đến hơn 130 ngọn núi. Từ chỗ núi chính đi ra biển sang các đảo khác ước chừng hoặc một ngày; hoặc vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước chừng 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi. Trong bãi có dòng nước trong suốt đến đáy. Sườn đảo có vô số vỏ yến sào; các thứ chim có đến hàng nghìn vạn con, thấy người vẫn cứ đỗ quanh, không bay tránh. Bên bãi cát, vật lạ rất nhiều, có thứ ốc có vằn gọi là ốc tai voi to như cái chiếu, trong bụng có hột châu to bằng ngón tay cái, nhưng sắc nó đục, không bằng ngọc châu ở trong con trai; vỏ nó đẽo làm bia được, lại có thể nung làm vôi để xây tường. Có thứ ốc gọi là ốc xà cừ, có thể khảm vào các đồ vật; có thứ gọi là ốc hương. Thịt các con trai, con hến đều có thể làm mắm hoặc nấu ăn được. Có thứ đồi mồi rất lớn, gọi là hải ba, mai nó mỏng, có thể ghép làm các đồ vật; trứng nó như đầu ngón tay cái. Lại có thứ gọi là hải sâm, tục gọi con đột đột, nó bơi lội ở bên bãi cát, bắt về, xát vôi qua, rồi bỏ ruột đi phơi khô. Khi nào ăn, lấy nước cua đồng mà ngâm, nấu với tôm và thịt lợn, ngon lắm. Các thuyền buôn khi gặp gió thường nấp vào đảo này. Các đời chúa Nguyễn đã đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm cứ đến tháng ba, khi nhận được mệnh lệnh sai đi, phải đem đủ sáu tháng lương thực, chở năm chiếc thuyền nhỏ ra biển, ba ngày ba đêm mới đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ tìm kiếm các thứ; bắt cá ăn, tìm được những thứ của quý của bọn Tàu ô rất nhiều và lấy được hải vật rất nhiều. Đến tháng tám thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (còn gọi cửa Yêu Lục, tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân đưa nộp”… Báo Tiếng dân (số ra ngày 23/7/1938) cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa “Dấu tích đảo Tây Sa (Paracels) trong lịch sử Việt Nam ta và giá trị bản “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại chú của Phan Huy Chú “Hoàng Sa: là phần sở hữu của nước Nam ta, vì chính người Nam đã chiếm trước hết và đã kinh dinh các công cuộc ở đảo ấy”. Với các tài liệu ấy, theo cụ: “Trở thành món tài liệu rất quý giá có quan hệ đến công pháp quốc tế không phải là ít”.

Tập tin:Bản đồ Việt Nam năm 1834.jpg

Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ (tên gốc: 大南一統全圖 hoặc 大南一統全圖) do Phan Huy Chú xuất bản đời Nguyễn vào khoảng năm 1838 (theo Trần Nghĩa, Viện Nghiên cứu Hán Nôm 1990) là một chứng cứ pháp lý quốc  tế về Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là không thể chối cãi. Chỉ riêng một dẫn liệu về lời văn và bản đồ đã nêu trên đã cho thấy ý nghĩa và tầm vóc đóng góp của Phan Huy Chú cho non sông Việt.

Ngoài tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú còn có các tác phẩm khác như: “Hoàng Việt dư địa chí”, Mai Phong du Tây thành dã lục, “Hoa thiều ngâm lục” (tập thơ đi sứ Tàu), “Bình Định quy trang”, “Dương trình ký kiến”, “Hoa trình ngâm lục”, Lịch đại điển yếu thông luận; “Hải trình chí lược”… hay còn gọi là Dương trình kí kiến (ghi chép những điều trông thấy lúc đi Batavia); Điều trần tứ sự tấu sở.

Phan Huy Chú là tấm gương lớn về hoạt động học thuật. Ông không được khoa bảng như cha ông, song thực học, thực tài, uyên bác, xuất chúng. Ông thực hiện công việc nghiên cứu bằng lao động khoa học miệt mài, với tâm huyết lớn. “Lịch triều hiến chương loại chí” là công trình học thuật cá nhân đồ sộ với hình thức độc đáo, nội dung lớn lao đã được ông thực hiện trong mười năm (1809 – 1819), chưa kể thời gian đọc sách, ghi chép, sưu tầm trước đó. Đây là “một bộ sách thường đọc của một đời”, là điểm đặc sắc trong lịch sử văn hoá nước nhà.

Phan Huy Chú viết: “Nước Việt ta tiếng khen lễ nghĩa đã hơn nghìn năm, vốn có thư tịch đã từ lâu lắm. Kể từ Đinh, Lê dựng nước đối địch với Trung Hoa, mệnh lệnh từ chương dần dần rõ rệt. Đến Lý, Trần nội trị, văn vật mở mang, về tham định thì có những sách điển chương điều luật, về ngự, chế thì có các thể chiếu sắc thi ca. Trị bình đời nối, văn nhã đủ điều. Huống chi, nho sĩ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng, sách vở ngày càng nhiều, nếu không trải qua binh lửa mà thành tro tàn… Than ôi! Sách vở các đời đã từng tản mát, sách mất đã khó sưu tầm, sách còn lại nhiều sai lẫn, đằng đẵng ngàn năm, biết theo vào đâu mà khảo xét? Nhưng sự học ở các nhà nho quý ở tìm rộng, có sách vở để làm bằng. Tôi bèn xét tìm sử cũ, tham khảo các nhà…” (Trích quyển XLII Lịch triều hiến chương loại chí). Một thoáng như vậy để thấy tầm suy xét của Phan Huy Chú khi bắt tay vào thực hiện pho sách đồ sộ này.

Phan Huy Chú chuộng thực làm, thực học, không ưa danh hão. Ông đặt trọng tâm cuộc đời vào việc viết sách và dạy học. Với ông “văn minh của loài người đều chứa trong sách vở”. Ông không may mắn về đường quan lộ, 2 lần khoa cử chỉ đạt học vị tú tài, đến tuổi tứ tuần mới nhận chức quan, trôi dạt trong cảnh quan trường thăng giáng, mờ tỏ. Phan Huy Chú bắt đầu làm quan Hàn lâm Biên tu từ năm 1821, khi vua Minh Mạng biết đến tài năng của ông và triệu vào Huế giữ chức này. Ông đã dâng bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” lên vua Minh Mạng, được vua thưởng 30 lạng bạc, 1 áo sa đỏ, 30 cây bút và 30 thỏi mực. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) ông làm “Lang trung bộ Lại”, năm Minh Mạng thứ 6 (1825) được sung vào sứ bộ sang Trung Quốc. Năm 1828 làm Thừa phủ Thừa Thiên. Năm 1829 làm Hiệp trấn Quảng Nam, sau đó bị giáng. Năm 1831 được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc lần 2, khi về bị cách chức. Năm 1832 đi Biên lực ở Giang Lưu Ba (nay là nước Indonesia). Xong nhiệm vụ trở về ông được khôi phục giữ chức Tư vụ bộ Công… Vua Minh Mệnh là người chuộng tài năng nhưng có tính tự phụ và đa nghi. Ông dè dặt với tầng lớp nho sĩ Bắc Hà có quan hệ với triều Tây Sơn, trọng khí tiết và có chính kiến. Phan Huy Chú bởi ấp ủ tấm lòng ưu ái vì dân nước nên năm 1823, khi được thăng chức Lang trung bộ Lại, đã mạnh dạn dâng sớ điều trần bốn việc: bớt thuế, bớt lính; thực hiện chế độ quân điền; bãi bỏ những cuộc hành binh dẹp loạn; nghiêm trị bọn sâu mọt chuyên đục khoét lương dân. Việc dâng sớ điều trần bốn việc của Phan Huy Chú đã bị vua Minh Mệnh quở trách. Ông cũng như nhiều bậc tài trí thời ấy đã không được vua thực sự tin dùng. Từ sau mấy lần bị vua Minh Mệnh đối xử thô bạo, ông trở nên kín đáo, tuy không vội từ quan nhưng không còn hăm hở như buổi đầu. Hơn mười năm làm quan, ông dù có lúc được thăng Hiệp trấn Quảng Nam, hai lần đi sứ, nhưng ông vẫn luôn bị vua trách phạt. Cuối cùng, chán cuộc đời làm quan, Phan Huy Chú vịn cớ đau yếu, xin từ quan về nhà mở trường dạy học ở Thanh Mai thuộc huyện Tiên Phong, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) rồi mất tại đó năm Canh Tý 1840, thọ 58 tuổi.

Lăng mộ nhà bác học Phan Huy Chú
(Ba Vì – Hà Nội) Ảnh Nguyễn Văn Chiến (1)

PHAN HUY CHÚ
(1782 – 1840)

Chữ Hán 潘輝注 tự Lâm Khanh
Thuở nhỏ có tên là Hạo sau đổi tên là Chú
Là một danh sĩ triều nhà Nguyễn.

Nhà thờ Phan Huy Chú hiện toạ lạc tại quê nhà Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Đây là di tích Lịch sử – Văn hoá đã được xếp hạng bởi Bộ Văn hoá – Thông tin ngày 24 tháng 11 năm 2000.

Hoàng Kim
Tuyển chọn, Biên soạn
Bài đăng lần 1 năm 2008
soát xét và bổ sung 2012

Tài liệu tham khảo: 1) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Phan Huy Chú; 2) Nguyễn Văn Chiến, 2009, Học vị, học vấn, học thuật Phan Huy Chú, Quê Hương Online; 3) Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng 2000, Nghị quyết số 06-2000/NQ-HĐ, khóa VI, ngày 19-7-2000 về đặt tên một số đường của TP Đà Nẵng trong đó có đường Phan Huy Chú (kèm lược sử); 4) TS. Phan Huy Dục 2008. Phan Huy Chú và văn hoá Việt Nam. An ninh Thủ Đô Online (Phan Huy Chú, thư hoạ hình đầu tiên là trích dẫn theo Phan Huy Dục); 5) Lê Minh Quốc 2009. Nhớ Phan Huy Chú 1782-1840 Nhà bách khoa toàn thư của Việt Nam. Phụ Nữ Online (trang bìa sách Lịch triều Hiến chương loài chi trong bài này đã dẫn theo tài liệu của Lê Minh Quốc).

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Gặp thầy bạn Quảng Trạch ở đất phương Nam

DAYVAHOC. “Ta gặp nhau từ lúc tóc còn xanh/ Nay tìm lại thì đầu đã bạc/ Để nhớ một thời cùng toàn dân đánh giặc/ Gian khổ chất chồng, mất mát đau thương/ Bốn mươi năm thầy bạn tỏa muôn phương/ Nay ôn lại thầy trò thời chống Mỹ/ Trăm khuôn mặt anh chị nào cũng quý/ Bình dị, chân thành, tình nghĩa, thuỷ chung/ Nét đẹp quê hương Quảng Trạch anh hùng…” Thầy Phạm Ngọc Căng, thầy Châu, thầy Thành vui gặp cựu học sinh Trường Quảng Trạch tại đất phương Nam … “Chúng tôi sà vào lòng Thầy mà trẻ lại”. Lời anh Đinh Đình Chiến cũng là tâm sự của tất cả chúng tôi…

MỜI GHÉ THĂM TRƯỜNG EM

Nhạc và lời: Quách Mộng Lân

Ai về Quảng Lưu mời ghé thăm trường em
Lớn lên trong những ngày vui đánh Mỹ
Trường của em theo tiếng gọi Bác Hồ
Lớp học là chiến trường, học sinh là chiến sĩ
Ôi mái trường đẹp xinh
Bao năm trường dạy ta khôn lớn
Có thầy có bạn ngày đêm chan chứa bao tình

Ai về Quảng Lưu mời ghé thăm trường em
Gió reo vui hát bài ca chiến thắng
Ruộng phì nhiêu năm tấn hạt thóc vàng
Sống vui với xóm làng Trường ta thêm gắn bó
Đây mái trường của ta
Bao năm trường day ta khôn lớn
Muôn hạt giống đỏ rồi đây
Đi khắp mọi miền dựng xây Tổ quốc.

VỀ QUẢNG TRẠCH

Võ Huy Cát (Vĩnh Phúc)

Sách giáo khoa anh chép mấy đêm thâu
Mà từng bản thấm mồ hôi trí tuệ
Đồ dạy học biến từ không thành có
Từ mảnh bom vỏ đạn quân thù

Có thầy giáo lội băng đồng đến lớp
Nỗi cảm thông thầm kín trong lòng
Vừa hôm qua đi bới hầm chữa cháy
Soạn xong bài vừa lúc hừng đông

Có thầy giáo cùng các em tâm sự
Cảnh nhà neo mẹ giặc giết hôm qua
Một lon gạo thấm tình người đồng chí
Một lời khuyên ấm tình bạn chan hoà

Có em học điểm năm chen cọc sổ
Chiều lại về làm cán bộ thông tin
Chòi phát thanh tiếng em vang xóm ngõ
Những chiến công lừng lẫy hai miền

Quảng Trạch ơi kể làm sao hết được
Những chiến công của những người con
Trên đất anh hùng hôm trước đạn bom
Mà sáng dậy vẫn cười vui đến lớp

Anh đứng đó mái trường tranh mới lợp
Trái tim sôi máu nóng hờn căm
Mười tám đôi mươi hay tuổi trăng rằm
Mang sức trẻ cùng toàn dân cứu nước

Quảng Trạch ơi đường vào đó bao xa
Cầu phá mấy chuyến phà anh nhỉ
Cho tôi gửi bài thơ tặng người đồng chí
Dưới mái trường xanh đang ươm những mầm hoa

Dưới mái trường tranh đang cứu nước cứu nhà

LỜI CỦA THẦY THEO MÃI BƯỚC EM ĐI

Hoàng Kim

Kính tặng Thầy Nguyễn Khoa Tịnh
cùng qúy Thầy Cô Trường cấp ba
Bắc Quảng Trạch, Quảng Bình

Thầy khoan thai bước lên bục giảng
Giờ học cuối cùng “Tổng kết sử Việt Nam”
Tiếng Thầy ấm trong từng lời nói
Như muốn truyền cho các em
Tất cả những niềm tin

Đôi mắt sáng lướt nhìn toàn bộ lớp
Thầy có dừng trên khuôn mặt nào không
Thầy có tin trong lớp còn ngồi học
Vẫn có em nung nấu chí anh hùng?

Các em hiểu những gì
Trong tim óc người Thầy
Mái tóc đà điểm bạc
Em biết Thầy tâm huyết rất nhiều
Trên mười năm dạy học
Luôn tìm kiếm những người
Có chí lớn
và tấm lòng yêu nước
thương dân

Mười năm
Thước đo thời gian
Dài như cả nỗi đau chia cắt
Sương bạc thời gian phôi pha mái tóc
Hẵn nhiều đêm rồi Thầy nhớ Ức Trai xưa?

Mười năm
Trang lòng, trang thơ
Nhớ tráng sĩ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm
Ôi câu thơ năm nào giữa lòng Thầy xao xuyến
“Anh hùng lỡ vận ngẫm càng cay”

Mười năm
Con số thời gian
Đo lòng Thầy nhớ miền Nam tha thiết
Em tin trong lòng Thầy
Luôn âm ỉ cháy lửa lòng yêu nước
Thầy có ngờ rằng trong lớp
Có người trò nghèo
Chí muốn nối Ức Trai

“Dẫu đất này khi thịnh khi suy
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Thầy không tự ví mình là Lưu Bị
Mong mỏi kiếm tìm Gia Cát Khổng Minh
Nhưng lòng Thầy cháy bỏng một niềm riêng
Khao khát người tài giúp dân giúp nước
Sông núi nước Nam khí thiêng hun đúc
Đất Quảng Trạch này liệu giống Nam Dương
Có nông phu ham học, chăm làm
Mà thao lược chuyển xoay vận Hán
Ôi sử sách cổ kim bao nhiêu gương sáng
Học sử ai người biết sử để noi?

“Lịch sử dân tộc mình
Những năm bảy mươi
Các em sẽ là người viết tiếp
Điểm theo thời gian
Truyền thống ông cha xưa
Oanh liệt vô cùng”

Tiếng Thầy thiết tha
Truyền nguồn cảm xúc
Các em uống từng lời
Lắng nghe từng chữ
Lời tâm huyết thấm sâu vào lòng em:
“Nung gan sắt để dời non lấp bể”
Em đã tìm được trong Thầy
Một người anh
Một người đồng chí
Em vững tin trong sự nghiệp cứu dân
Hẵn có lòng Thầy luôn ở bên em!

Thầy nói nhiều về Việt Nam thân yêu
Dựng nước gian nan, người dân còn khổ
Mắt Thầy thiết tha quá chừng
Làm em mãi nhớ
Thầy truyền cho chúng em niềm tin
Đạo làm người, lòng yêu nước
Em càng thấm thía vô cùng
Vì sao những người có tâm huyết ngày xưa
Những Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Thiếp, Phan Châu Trinh, …
Đều yêu nghề dạy học.

Tổ Quốc cần, gọi em về phía trước
“Em ơi em, can đảm bước chân lên!”
Em sẽ khắc trong lòng
Những lời dạy đầu tiên!



Xem thêm:

Linh Giang

Sâu lắng tiếng thơ đất phương Nam

DẠY VÀ HỌC. Chuyển tải những bài thơ hay và giọng ngâm mượt mà sâu lắng trên VOV MEDIA. Mời các bạn lắng nghe những cung bậc cảm xúc về mảnh đất phương Nam qua các bài thơ mới thu thanh của các tác giả: Quân Tấn, Hữu Phước, Võ Tấn Cường, Đỗ Văn Đông và Nguyễn Lập Em. Tiếp đó là cuộc trò chuyện giữa Biên tập viên chương trình Văn nghệ với tác giả Bùi Văn Bồng về tập thơ Gửi gió trời Nam (nghe tiếng thơ tại đây)

xem tiếp

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Linh Giang


Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông
 
Hoàng Kim
 
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
River hometown

Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river

My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.
“Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder ”
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.

Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South

English translation
by Ngocphuong Nam

LINH RIVERHoang Kim

Learning the attitude of water that goes like the river

By confluence sited is my home
Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh river of charming
That is place releasing a person

Rowing out of the Son
Let is the upset not involved in my mind
Such a sad lunlaby
Parents is dead left five child barren

Leaving home since then
Smog of wharf is driven my life
When Vietnam unified
The South chosen the homeland to live.

English translation
by Vu Manh Hai

Xem thêm:

“LINH GIANG” LÀ SÔNG NÀO ?

Bulukhin (Nguyễn Quốc Toàn)

Đang Chưa biết  viết gì lên blog thì báo Quảng Bình có thư gửi Bu mời viết báo xuân và báo tết. Xong được một bài Bu post lên multi mời các bạn đọc chơi và nếu có có lời góp  ý chỉ bảo thì Bu tui cảm ơn lắm

Đã từ lâu, người dân Quảng Bình và những ai quan tâm đến sử ký,  địa lý nước nhà, đều nghĩ rằng sông Gianh trước đây có tên là Linh Giang.  Nhưng mới đây, tạp chí Xưa & Nay – Hội khoa học Lịch sử Việt Nam số 341 tháng 10 năm 2009  đăng bài  viết của ông Tôn Thất Thọ có tựa đề   “LINH GIANG” LÀ SÔNG NÀO?  Ông dẫn ra các tư liệu lịch sử có đề cập đến tên Linh Giang, rồi chọn lấy tư liệu nào có niên đại cổ nhất để kết luận Linh Giang là tên cũ của sông Hương Thừa Thiên Huế, chứ không phải tên cũ của sông Gianh ở Quảng Bình. Tóm tắt bài viết của ông Thọ như sau:

1– Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) được biên soạn trước năm Tự Đức 29 (1875) viết: “Sông Linh Giang (sông Gianh): ở cách huyện Bình Chính 3 dặm về phía nam, bờ bắc thuộc huyện Bình Chính, bờ nam thuộc huyện Bố Trạch, lại có tên là sông Thanh Hà (ĐNNTC, T.2, sđd, tr40). Như thế thì ĐNNTC được biên soạn vào thời điểm sớm nhất cách nay cũng đã 134 năm.

2– Dư địa chí do ông Nguyễn Trãi soạn năm 1434  có đoạn viết: “Hải cập Vân, Linh Duy, Thuận Hóa. Hải, Nam Hải dã. Ải, sơn dã. Linh, thủy danh. Thuận Hóa, cổ Việt Thường bộ” (dịch: Bể cùng núi Vân, sông Linh là ở Thuận Hóa – Bể là bể Nam Hải. Vân là Ải Sơn. Linh là tên sông. Thuận Hóa xưa là bộ Việt Thường)

3– Ô Châu cận lục do Ông Dương Văn An nhuận sắc năm 1553 đã chép rất rõ ràng về tên gọi sông Linh Giang: “Sông Linh Giang . Sông do hai nguồn Kim Trà và Đan Điền chảy vào, rộng sâu vô cùng, khúc uốn quanh co rất hữu tình. Phía tây nam có đền thờ Tứ Vị và trạm dịch Địa Linh. Phía đông bắc có chùa Sùng Hóa và bia Hoằng Phúc. Các nha môn như hiến ty, huyện đường, chưởng vệ đều đặt ven hai bên sông” (ÔCCL, Sđd, tr.24). Đền chùa danh lam: Chùa Sùng Hóa. Chùa ở xã Lại Ân huyện Tư Vinh trước có sông Linh Giang bao bọc, sau có đầm lớn vòng quanh, phía nam có sông Hòa Tài, phía bắc có bia Sùng Phúc….đây là ngôi chùa nổi tiếng ở Hóa Châu (ÔCCL tr.78)

4– Phủ Biên tạp lục do ông Lê Quý Đôn soạn năm 1776 đã chép: “Sông cái Đan Điền nguồn ở rất xa, bờ nam bờ bắc sông đều có dân cư, thành lớn Thuận Hóa ở về hạ lưu. Huyện Kim Trà ở ngả

Ba sông Kim Trà …” (PBTL, Sđd, tr.96) … “Từ bến các xã phường Lộc Điền Lũ Đăng đi thuyền theo sông Đại Linh là phía hữu sông, Đại Linh tức sông Gianh , qua hai xã Vân Lôi, La Hà, đến ngả ba là chỗ sông Gianh và sông Son gặp nhau” (PBTL, Sđd, tr.101)

5– Để xác định thêm một lần nữa vị trí chùa Sùng Hóa, tác giả viết: “Về vị trí chùa Sùng Hóa, sách Đại Nam nhất thống chí, T.1, quyển 2 phủ Thừa Thiên chép: “ở xã Triêm An huyện Phú Lộc. Năm nhâm dần bản triều Thái tổ thứ 45 thuyền ngự qua xã này nhận thấy phía đông bắc bờ sông cây cối xanh tươi, chim đàn lượn đỗ, lấy làm thích, bèn dừng thuyền ngắm cảnh, thấy có di tích chùa cổ, sai sữa chữa lại và cho tên hiện nay. Nay không biết chỗ nào” (ĐNNTC, T.1 Sđd, tr.183)

Sau khi dẫn ra các tư liệu trên, ông Thọ kết luận “Qua các địa danh và vị trí địa lý đã dẫn chứng trong các tư liệu có trước khi ĐNNTC ra đời (mà cụ thể là Ô Châu cận lục), như KimTrà, Đan Điền huyện Tư Vinh …ta thấy rằng Linh Giang là tên gọi chỉ con sông Hương ở Thừa Thiên – Huế chứ không phải là sông Gianh như các sử thần nhà Nguyễn đã chép!”

*

*   *

Người viết bài này đã đối chiếu những tư liệu mà ông Thọ trích dẫn và thấy rằng ông dẫn đúng như những gì mà sách in ra. Tuy nhiên cùng một sự việc mà tư liệu này ghi khác tư liệu kia, lại được tác giả dẫn ra cùng một lúc làm người đọc rối rắm khó hiểu, dẫn đến sức thuyết phục bài viết giảm đi. Chẳng hạn ở mục 3, sách Ô Châu cận lục khẳng định “Chùa Sùng Hóa ở xã Lại Ân huyện Tư Vinh trước có sông Linh Giang bao bọc, sau có đầm lớn vòng quanh”, nhưng đến mục 5 tác giả lại trích ĐNNTC bảo rằng Chùa Sùng Hóa “ở xã Triêm An huyện Phú Lộc”. Ai cũng biết sông Hương được tính từ ngả ba Bằng Lãng, nơi gặp nhau của nguồn Tả Trạch và nguồn Hữu Trạch  cho đến cửa biển Thuận An dài 33 km làm sao mà chảy qua địa phận huyên Phú Lộc được. Cũng ở mục 3, ông Dương Văn An viết trong Ô Châu cận lục: “Phía  tây nam (sông Linh Giang) có đền thờ Tứ Vị và trạm dịch Địa Linh. Phía đông bắc (sông Linh Giang) có chùa Sùng Hóa và bia Hoằng Phúc”. Như vậy, tên chùa Sùng Hóa có từ thời nhà Mạc, nhưng đến mục 5 thì tên chùa Sùng Hóa lại do “…Bản triều Thái tổ thứ 45 thuyền ngự qua xã này nhận thấy phía đông bắc bờ sông cây cối xanh tươi, chim đàn lượn đỗ, lấy làm thích, bèn dừng thuyền ngắm cảnh, thấy có di tích chùa cổ, sai sửa chữa lại và cho tên hiện nay”. Vậy thì tên chùa Sùng hóa do bản triều Thái tổ thứ 45 đặt ra hay đã có từ thời nhà Mạc. Và cứ theo ông Lê Quý Đôn (mục 5) nói rằng sông Đại Linh là sông Gianh. Chữ nôm: “sông” trước hai chữ “Đại Linh” là cách nói nửa nôm nữa Hán, vậy nếu nói thuần túy theo từ Hán Việt thì sông Đại Linh chính là Đại Linh Giang. “Đại” ở đây là tính từ chỉ sự lớn, còn Linh Giang là danh từ chỉ tên sông.  Đương nhiên lớn để so sánh với nhỏ, vậy xin dẫn ra đây vài số liệu nói về quy mô giữa sông Gianh và sông Hương.

– Chiều dài: Sông Gianh 160 km, sông Hương 30 km

– Lưu lượng trung bình: Sông Gianh 252 m3/s, sông Hương 179m3/s

– Diện tích lưu vực: Sông Gianh 4.680 km2, sông Hương 713 km2

Cũng cần nói thêm, từ Gianh không có nghĩa, nó chỉ là phương ngữ của người miền bắc chỉ cây cỏ tranh, trong thành ngữ “nhà gianh vách đất”. Tôi tin là người Quảng Bình từ xa xưa không dùng từ Gianh vô nghĩa đặt cho tên sông, mà do biến thể của một từ  nào đó chẳng hạn từ  ranh trong “ranh giới” thời Trịnh Nguyễn phân tranh, hoặc từ “Giang” trong Đại Linh Giang như đã nói.

Và cứ cho là sông Hương đã từng có tên là Linh Giang thì việc trùng tên giữa hai con sông cũng không có gì lạ. Ở Việt Nam ta  việc trùng địa danh khá nhiều: Chẳng hạn Thừa Thiên – Huế có phá Hạc Hải thì huyện Quảng Ninh của Quảng Bình cũng có đầm Hạc Hải. Quảng Bình có sông Nhật Lệ thì ở Hà Tĩnh cũng có núi Nhật Lệ ở địa phận hai xã Ngụy Dương và Đại Nại (ĐNNTC . tập 2, tr. 90,  nxb Thuận Hóa 1992). Vậy thì có hai sông Linh Giang, một lớn ở Quảng Bình và một nhỏ ở Thừa Thiên Huế cũng là chuyện thường. Người viết bài này cho rằng các sử quan của Quốc sử quán triều Nguyễn khi viết Đại Nam nhất thống chí không thể không tham bác các sách Ô Châu cận lục,  Dư địa chí, Phủ biên tạp lục. Thậm chí họ còn tham bác cả Tấn thư Châu quận chí mà học giả Đào Duy Anh trích ra trong “Đất nước Việt Nam qua các đời” (nxb Thuận Hóa 1994). Ở trang 80 sách này viết: “Tấn thư Châu quận chí nói rằng năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông Thọ Linh là sông Linh Giang”. Thái Khang thứ 10 là năm 290 đời vua

Vũ Đế thời Tây Tấn cách nay khoảng 1719 năm. Ngày nay huyện Thọ Linh không còn nữa nhưng Thọ Linh vẫn là tên của một thôn thuộc xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Hai chữ Thọ Linh  minh chứng cho lời ghi của Tấn thư Châu quận chí như đã trích dẫn.  Vậy, Phủ biên tạp lục gọi sông Gianh là sông Đại Linh, tức là Đại Linh Giang, dân chúng nói gọn hơn: Linh Giang, hoàn toàn phù hợp với Đại Nam nhất thống chỉ của Quốc sử quán triều Nguyễn vậy.

Linh Giang


(xem tiếp)

Sông Gianh chín nhịp cầu

Tâm tình với sông Gianh

Ðôi bò sông Gianh

Sâu lắng tiếng thơ đất phương Nam

DẠY VÀ HỌC. Chuyển tải những bài thơ hay và giọng ngâm mượt mà sâu lắng trên VOV MEDIA. Mời các bạn lắng nghe những cung bậc cảm xúc về mảnh đất phương Nam qua các bài thơ mới thu thanh của các tác giả: Quân Tấn, Hữu Phước, Võ Tấn Cường, Đỗ Văn Đông và Nguyễn Lập Em. Tiếp đó là cuộc trò chuyện giữa Biên tập viên chương trình Văn nghệ với tác giả Bùi Văn Bồng về tập thơ Gửi gió trời Nam (nghe tiếng thơ và xem tiếp tại đây)

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Giống sắn triển vọng tại Việt Nam

CÂY LƯƠNG THỰC . Ngoài những giống sắn phổ biến ở Việt Nam KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26, KM98-7,… nhu cầu sản xuất cấp thiết đòi hỏi những giống sắn mới triển vọng có năng suất sắn lát khô, năng suất sắn củ tươi và năng suất bột cao, ít sâu bệnh, thích hợp sinh thái. Dưới đây là bộ giống  sắn triển vọng đang được khảo nghiệm ở giai đoạn 2011-2013  của Chương trình Sắn Việt Nam: SVN5 (KM419), SVN1 (KM414), SVN2 (KM397), SVN7 (HL2004-28= KM444), SVN 3 (KM325),  SVN4 (KM228 = KM440B), SVN6 (DT3 = KM331?), HB60* (KM390), SVN9 (OMR35-8 = KM297), SVN10 (CM4955-7), SVN8 (HL2004-32 = KM333), SVN11 (NTB-1 = SC6?) , HL23* (KM318). Các giống sắn triển vọng đã được xếp theo thứ tự ưu tiên tuyển chọn cho vùng sinh thái Đông Nam Bộ.

Giống sắn SVN5 (tên giống hiện tại KM419) là con lai của tổ hợp lai BKA900 x (KM98-5 x KM98-5) do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn ban đầu. Giống sắn ưu tú BKA900 nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi cao nhưng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. Giống sắn KM98-5 là giống tốt đã được tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh cho phép mở rộng sản xuất từ năm 2002 và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009 (Trần Công Khanh và ctv, 2005).
Giống sắn lai KM419 có đặc điểm: Thân xanh, thẳng, nhặt mắt không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, năng suất củ tươi 40,2 đến 54 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 28,2 -29%. Giống KM419 ít nhiễm sâu bệnh.

Giống sắn SVN1 (KM414) là con lai của tổ hợp KM146-7-2 x KM143-8-1, chính là tổ hợp lai kép (KM98-5 x KM98 -5) x (KM98-1 x KM98-1) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm năm 2003 (Hoàng Kim và ctv, 2009). Hai giống sắn KM98-1 và KM98-5 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT lần lượt công nhận giống năm 1999 và 2009 (Hoàng Kim và ctv, 1999; Trần Công Khanh và ctv, 2005). Giống sắn KM414 có đặc điểm: thân màu xám trắng, phân cành cao, lá xanh, ngọn xanh, dạng củ không được ưa thích bằng giống KM419, củ màu trắng, thích hợp làm sắn lát khô và làm bột. Năng suất củ tươi đạt 42,3 đến 52,3 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 27,8 đến 29,5%.

Giống sắn SVN2 (KM397) là con lai của tổ hợp lai KM108-9-1 x  KM219 chính là tổ hợp lai kép (SM937-26 x  SM937-26) x (BKA900 x BKA900) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống SM937-6 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Trần Ngọc Quyền và ctv, 1995).

Giống KM397 có đặc điểm: thân nâu tím, thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh; lá xanh thẫm, ngọn xanh, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, thích hợp xắt lát phơi khô và làm bột. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi 33,0 – 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 – 29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 – 44,3%, năng suất tinh bột 9,2- 13,5 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 13,8 – 17,6 tấn/ ha. chỉ số thu hoạch 60 – 63,0%. Giống sắn KM397 chịu khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94.


Giống sắn SVN7
(HL2004-28=KM444) do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn ban đầu từ đánh giá tổ hợp lai  (GM444-2 x GM444-2) x XVP lai hữu tính năm 2003 của nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS). Giống SVN7 có đặc điểm gốc hơi cong, phân cành cao. Lá màu xanh đậm, ngọn xanh nhạt. Dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng. Đặc điểm nổi bật của giống SVN7 là rất ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất củ tươi đạt 37,5 – 48,3 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt 28,3- 29,2%.


Giống sắn SVN3 (KM325) là kết quả chọn dòng tự phối đời ba của tổ hợp lai SC5 x SC5 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và khảo nghiệm. SC205 là giống sắn phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay. Giống sắn SC5 do Học Viện Cây trồng Nhiệt Đới Nam Trung Quốc (SCATC) chọn từ tổ hợp lai ZM8625 x SC8013 công nhận giống quốc gia năm 2000. Hom giống được nhập nội vào Việt Nam từ Viện Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây (GSCRI) năm 2002.

Giống sắn KM325 có đặc điểm: thân nâu xám, nhặt mắt, phân nhánh cấp 1, lá xanh đậm, xẻ thùy sâu, ngọn xanh; củ hình dạng đẹp, đều; thịt củ màu trắng. Năng suất củ tươi khảo nghiệm đạt 27,0 -58,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 26,2 – 27,6 %, tỷ lệ sắn lát khô 37,8 %, năng suất sắn lát khô 15,3 – 17,2 tấn/ha, nhiễm sâu bệnh nhẹ, chịu thâm canh, thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám Đông Nam Bộ, nhược điểm là hàm lượng tinh bột thấp và chất lượng cây giống không tốt bằng KM94, KM140.

Giống sắn SVN4 (KM228 = KM440B) là dòng đột biến chọn lọc của 4000 hạt giống sắn KM94 *** (KM440B) đã qua chiếu xạ bằng nguồn Coban 60 trên hạt khô (Hoàng Kim và ctv, 2004). Giống sắn KM94 đã được trồng thuần cách ly và thu được trên 24.000 hạt sắn khô, sử dụng 16.000 hạt để tuyển chọn 18 cây đầu dòng ưu tú mang ký hiệu KM440 (KM440-1 … KM440-18), dùng 4000 hạt chuyển cho CIAT và sử dụng 4000 hạt để chiếu xạ đột biến lý học, nguồn Co 60 liều xạ 6Kr trên hạt khô cây đầu dòng KM440B (ký hiệu KM228 = KM440B /KM94*** )

Giống KM228 có đặc điểm: thân có màu xanh trắng, không hoặc ít phân nhánh; lá xanh đậm, ngọn xanh nhạt; củ dài, đều, vỏ củ láng, thịt củ màu trắng. Thời gian sinh trưởng 7 – 10 tháng. Năng suất củ tươi trong khảo nghiệm đạt 35 – 47 tấn/ ha, hàm lượng tinh bột 26 – 27%.

Giống sắn SVN6 (DT3 = KM331?) do Viện Di truyền Nông nghiệp tuyển chọn ban đầu. Giống SVN6 có đặc điểm: thân thẳng, lá xanh, cuống lá đỏ, củ thẳng đẹp, thịt củ màu vàng nhạt. Thời gian thu hoạch sớm 7-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi khảo nghiệm đạt 33,7 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,9 %, tỷ lệ sắn lát khô 37,8 %, năng suất sắn lát khô 12,3 tấn/ha, năng suất tinh bột 9,1 tấn/ha. Giống sắn SVN6 thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám vùng Đông Nam Bộ, nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu lá.

Giống sắn HB60* (KM390) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chọn tạo và khảo nghiệm. KM390 là kết quả chọn dòng tự phối đời ba từ tổ hợp lai HB60 x HB60 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT. Hom giống được nhập nội vào Việt Nam từ Trường Đại học Karsetsart (KU) Thái Lan năm 2002. Giống HB60 do Trường Đại học Karsetsart Thái Lan chọn tạo từ R5 x KU50 công nhận giống quốc gia năm 2003. Giống sắn HB60* (KM390) có đặc điểm: thân nâu xám, ít phân nhánh, lá xanh, ngọn xanh; thịt củ màu trắng, tai lá rõ. Thời gian thu hoạch 8 -10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi khảo nghiệm đạt 33,0 – 40,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,9 %, tỷ lệ sắn lát khô 38,2 %, năng suất sắn lát khô 12,0 tấn/ha. Giống sắn KM390 thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám vùng Đông Nam Bộ, nhiễm nhiều bệnh đốm nâu lá.

Giống sắn SVN9 (OMR35-8 = KM297) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tuyển chọn ban đầu từ hạt giống OMR35-8 nguồn CIAT Colombia tạo dòng từ giống gốc CM9914 được nhập nội vào Việt Nam năm 2002. Giấy phép nhập khẩu giống sắn của Bộ Nông nghiệp & PTNT số 991/CV-NN-TT Phiếu nhập giống No 298491 nhập 12034 hạt sắn lai 53 tổ hợp từ CIAT-Colombia (mã số nguồn gen KM297). OMR35-8 chọn từ quần thể tự phối của CM9914 là con lai của tổ hợp lai CM7614-8 x SM1565-17. Giống có đặc điểm thân thẳng, phân cành cao, lá già màu xanh đậm, ngọn màu tím, cuống lá màu tím; thịt củ màu trắng, dạng củ đẹp. Giống SVN9 có năng suất đạt 32,8 – 42,5 tấn/ha, hàm lượng bột cao đạt 28,7 – 29,85, thích hợp cho chế biến tinh bột và sắn lát khô.

Giống sắn SVN10 (CM4955-7) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tuyển chọn ban đầu. Giống CM4955-7 được nhập nội hạt lai vào Việt Nam từ CIAT-Braxil năm 2002. Giấy phép nhập khẩu giống sắn của Bộ Nông nghiệp & PTNT số 991/CV-NN-TT. Phiếu nhập giống No 297895 nhập 7026 hạt từ CIAT-Colombia. CM4955-7 được CIAT tạo dòng từ BKA900 (mã số tập đoàn KM219) là giống sắn ưu tú của Braxil). Giống sắn SVN10 có đặc điểm thân thẳng, nhặt mắt, bộ lá màu xanh nhưng có nhược điểm là thân khó giữ giống cho vụ sau. Dạng củ thẳng, đẹp, thịt củ màu trắng. Năng suất đạt từ  30,5 – 39,8 tấn/ha, hàm lượng bột đạt 24,5 – 26,15%.

Giống sắn SVN8 (HL2004-32 = KM333) do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn ban đầu từ hạt giống CM9966-1, nguồn CIAT Colombia được nhập nội vào Việt Nam năm 2002. Giấy phép nhập khẩu giống sắn của Bộ Nông nghiệp & PTNT số 991/CV-NN-TT (mã số tập đoàn KM333)  Phiếu nhập giống No 298491 nhập 12034 hạt sắn lai 53 tổ hợp từ CIAT-Colombia. Giống có đặc điểm: Thân thẳng, không phân cành, lá xanh, cuống màu đỏ. Thịt củ màu trắng. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi khảo nghiệm đạt 33,7- 39,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,9 %, tỷ lệ sắn lát khô 37,8 %, năng suất sắn lát khô 12,3 tấn/ha, năng suất tinh bột 9,1 tấn/ha. Giống sắn SVN8 thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám vùng Đông Nam Bộ.

Giống sắn SVN11 (NTB-1 = SC6?) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tuyển chọn ban đầu. Giống gốc có thể là SC6 do Học Viện Cây trồng Nhiệt Đới Nam Trung Quốc (SCATC) chọn tạo từ OMR33-10-4 và công nhận quốc gia năm 2001. Giống được nhập nội vào Việt Nam từ Viện Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây (GSCRI) năm 2002 với mã số tập đoàn KM320. Giống SVN11 có đặc điểm: thân nâu xám, phân nhánh cấp 2, 3, lá xanh, ngọn xanh; thịt củ màu trắng. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi khảo nghiệm đạt 27,8- 39,5 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 25,4- 27,3 %, tỷ lệ sắn lát khô 36,1%, năng suất sắn lát khô 10,0 tấn/ha. Giống sắn SVN11 (NTB-1) nhiễm sâu bệnh nhẹ, thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám vùng Đông Nam Bộ.

Giống sắn HL23*** (KM318) là con lai của tổ hợp lai SM2949-1 x (HL23 x HL23) do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn ban đầu. HL23 là giống sắn ăn tươi chất lượng rất ngon được tự phối đời ba theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT sau đó đem lai hữu tính với giống sắn SM2949-1 mang gen kháng virus châu Phi.  Hạt sắn lai quần thể giống gốc SM2949-1 có nguồn gốc cha mẹ từ tổ hợp SM805-15 tự phối được nhập nội từ CIAT năm 2002. Giấy phép nhập khẩu giống sắn của Bộ Nông nghiệp & PTNT số 991/CV-NN-TT (mã số tập đoàn KM318)  Phiếu nhập giống No 297895 nhập 7026 hạt từ CIAT-Colombia. CM4955-7 được CIAT tạo dòng từ tổ hợp SM805-15 tự phối là giống sắn mang gen kháng virus xoăn lá sắn châu Phi.  Giống sắn HL23* có đặc điểm: thân xám trắng, nhặt mắt phân nhánh cấp 1; lá xanh đậm, ngọn xanh; củ dạng đẹp, đồng đều; thịt củ màu trắng. Năng suất củ tươi 22,5- 37,5 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 26,5 – 28,5%. Thời gian thu hoạch từ 8-10 tháng sau trồng. Giống HL23*** đã được cải tiến tốt hơn so với giống gốc ban đầu HL23.

Trần Ngọc Ngoạn, Hoàng Kim,

Xem thêm: Những giống sắn phổ biến ở Việt Nam

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC
; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC