Linh Giang


Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông
 
Hoàng Kim
 
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
River hometown

Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river

My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.
“Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder ”
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.

Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South

English translation
by Ngocphuong Nam

LINH RIVERHoang Kim

Learning the attitude of water that goes like the river

By confluence sited is my home
Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh river of charming
That is place releasing a person

Rowing out of the Son
Let is the upset not involved in my mind
Such a sad lunlaby
Parents is dead left five child barren

Leaving home since then
Smog of wharf is driven my life
When Vietnam unified
The South chosen the homeland to live.

English translation
by Vu Manh Hai

Xem thêm:

“LINH GIANG” LÀ SÔNG NÀO ?

Bulukhin (Nguyễn Quốc Toàn)

Đang Chưa biết  viết gì lên blog thì báo Quảng Bình có thư gửi Bu mời viết báo xuân và báo tết. Xong được một bài Bu post lên multi mời các bạn đọc chơi và nếu có có lời góp  ý chỉ bảo thì Bu tui cảm ơn lắm

Đã từ lâu, người dân Quảng Bình và những ai quan tâm đến sử ký,  địa lý nước nhà, đều nghĩ rằng sông Gianh trước đây có tên là Linh Giang.  Nhưng mới đây, tạp chí Xưa & Nay – Hội khoa học Lịch sử Việt Nam số 341 tháng 10 năm 2009  đăng bài  viết của ông Tôn Thất Thọ có tựa đề   “LINH GIANG” LÀ SÔNG NÀO?  Ông dẫn ra các tư liệu lịch sử có đề cập đến tên Linh Giang, rồi chọn lấy tư liệu nào có niên đại cổ nhất để kết luận Linh Giang là tên cũ của sông Hương Thừa Thiên Huế, chứ không phải tên cũ của sông Gianh ở Quảng Bình. Tóm tắt bài viết của ông Thọ như sau:

1– Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) được biên soạn trước năm Tự Đức 29 (1875) viết: “Sông Linh Giang (sông Gianh): ở cách huyện Bình Chính 3 dặm về phía nam, bờ bắc thuộc huyện Bình Chính, bờ nam thuộc huyện Bố Trạch, lại có tên là sông Thanh Hà (ĐNNTC, T.2, sđd, tr40). Như thế thì ĐNNTC được biên soạn vào thời điểm sớm nhất cách nay cũng đã 134 năm.

2– Dư địa chí do ông Nguyễn Trãi soạn năm 1434  có đoạn viết: “Hải cập Vân, Linh Duy, Thuận Hóa. Hải, Nam Hải dã. Ải, sơn dã. Linh, thủy danh. Thuận Hóa, cổ Việt Thường bộ” (dịch: Bể cùng núi Vân, sông Linh là ở Thuận Hóa – Bể là bể Nam Hải. Vân là Ải Sơn. Linh là tên sông. Thuận Hóa xưa là bộ Việt Thường)

3– Ô Châu cận lục do Ông Dương Văn An nhuận sắc năm 1553 đã chép rất rõ ràng về tên gọi sông Linh Giang: “Sông Linh Giang . Sông do hai nguồn Kim Trà và Đan Điền chảy vào, rộng sâu vô cùng, khúc uốn quanh co rất hữu tình. Phía tây nam có đền thờ Tứ Vị và trạm dịch Địa Linh. Phía đông bắc có chùa Sùng Hóa và bia Hoằng Phúc. Các nha môn như hiến ty, huyện đường, chưởng vệ đều đặt ven hai bên sông” (ÔCCL, Sđd, tr.24). Đền chùa danh lam: Chùa Sùng Hóa. Chùa ở xã Lại Ân huyện Tư Vinh trước có sông Linh Giang bao bọc, sau có đầm lớn vòng quanh, phía nam có sông Hòa Tài, phía bắc có bia Sùng Phúc….đây là ngôi chùa nổi tiếng ở Hóa Châu (ÔCCL tr.78)

4– Phủ Biên tạp lục do ông Lê Quý Đôn soạn năm 1776 đã chép: “Sông cái Đan Điền nguồn ở rất xa, bờ nam bờ bắc sông đều có dân cư, thành lớn Thuận Hóa ở về hạ lưu. Huyện Kim Trà ở ngả

Ba sông Kim Trà …” (PBTL, Sđd, tr.96) … “Từ bến các xã phường Lộc Điền Lũ Đăng đi thuyền theo sông Đại Linh là phía hữu sông, Đại Linh tức sông Gianh , qua hai xã Vân Lôi, La Hà, đến ngả ba là chỗ sông Gianh và sông Son gặp nhau” (PBTL, Sđd, tr.101)

5– Để xác định thêm một lần nữa vị trí chùa Sùng Hóa, tác giả viết: “Về vị trí chùa Sùng Hóa, sách Đại Nam nhất thống chí, T.1, quyển 2 phủ Thừa Thiên chép: “ở xã Triêm An huyện Phú Lộc. Năm nhâm dần bản triều Thái tổ thứ 45 thuyền ngự qua xã này nhận thấy phía đông bắc bờ sông cây cối xanh tươi, chim đàn lượn đỗ, lấy làm thích, bèn dừng thuyền ngắm cảnh, thấy có di tích chùa cổ, sai sữa chữa lại và cho tên hiện nay. Nay không biết chỗ nào” (ĐNNTC, T.1 Sđd, tr.183)

Sau khi dẫn ra các tư liệu trên, ông Thọ kết luận “Qua các địa danh và vị trí địa lý đã dẫn chứng trong các tư liệu có trước khi ĐNNTC ra đời (mà cụ thể là Ô Châu cận lục), như KimTrà, Đan Điền huyện Tư Vinh …ta thấy rằng Linh Giang là tên gọi chỉ con sông Hương ở Thừa Thiên – Huế chứ không phải là sông Gianh như các sử thần nhà Nguyễn đã chép!”

*

*   *

Người viết bài này đã đối chiếu những tư liệu mà ông Thọ trích dẫn và thấy rằng ông dẫn đúng như những gì mà sách in ra. Tuy nhiên cùng một sự việc mà tư liệu này ghi khác tư liệu kia, lại được tác giả dẫn ra cùng một lúc làm người đọc rối rắm khó hiểu, dẫn đến sức thuyết phục bài viết giảm đi. Chẳng hạn ở mục 3, sách Ô Châu cận lục khẳng định “Chùa Sùng Hóa ở xã Lại Ân huyện Tư Vinh trước có sông Linh Giang bao bọc, sau có đầm lớn vòng quanh”, nhưng đến mục 5 tác giả lại trích ĐNNTC bảo rằng Chùa Sùng Hóa “ở xã Triêm An huyện Phú Lộc”. Ai cũng biết sông Hương được tính từ ngả ba Bằng Lãng, nơi gặp nhau của nguồn Tả Trạch và nguồn Hữu Trạch  cho đến cửa biển Thuận An dài 33 km làm sao mà chảy qua địa phận huyên Phú Lộc được. Cũng ở mục 3, ông Dương Văn An viết trong Ô Châu cận lục: “Phía  tây nam (sông Linh Giang) có đền thờ Tứ Vị và trạm dịch Địa Linh. Phía đông bắc (sông Linh Giang) có chùa Sùng Hóa và bia Hoằng Phúc”. Như vậy, tên chùa Sùng Hóa có từ thời nhà Mạc, nhưng đến mục 5 thì tên chùa Sùng Hóa lại do “…Bản triều Thái tổ thứ 45 thuyền ngự qua xã này nhận thấy phía đông bắc bờ sông cây cối xanh tươi, chim đàn lượn đỗ, lấy làm thích, bèn dừng thuyền ngắm cảnh, thấy có di tích chùa cổ, sai sửa chữa lại và cho tên hiện nay”. Vậy thì tên chùa Sùng hóa do bản triều Thái tổ thứ 45 đặt ra hay đã có từ thời nhà Mạc. Và cứ theo ông Lê Quý Đôn (mục 5) nói rằng sông Đại Linh là sông Gianh. Chữ nôm: “sông” trước hai chữ “Đại Linh” là cách nói nửa nôm nữa Hán, vậy nếu nói thuần túy theo từ Hán Việt thì sông Đại Linh chính là Đại Linh Giang. “Đại” ở đây là tính từ chỉ sự lớn, còn Linh Giang là danh từ chỉ tên sông.  Đương nhiên lớn để so sánh với nhỏ, vậy xin dẫn ra đây vài số liệu nói về quy mô giữa sông Gianh và sông Hương.

– Chiều dài: Sông Gianh 160 km, sông Hương 30 km

– Lưu lượng trung bình: Sông Gianh 252 m3/s, sông Hương 179m3/s

– Diện tích lưu vực: Sông Gianh 4.680 km2, sông Hương 713 km2

Cũng cần nói thêm, từ Gianh không có nghĩa, nó chỉ là phương ngữ của người miền bắc chỉ cây cỏ tranh, trong thành ngữ “nhà gianh vách đất”. Tôi tin là người Quảng Bình từ xa xưa không dùng từ Gianh vô nghĩa đặt cho tên sông, mà do biến thể của một từ  nào đó chẳng hạn từ  ranh trong “ranh giới” thời Trịnh Nguyễn phân tranh, hoặc từ “Giang” trong Đại Linh Giang như đã nói.

Và cứ cho là sông Hương đã từng có tên là Linh Giang thì việc trùng tên giữa hai con sông cũng không có gì lạ. Ở Việt Nam ta  việc trùng địa danh khá nhiều: Chẳng hạn Thừa Thiên – Huế có phá Hạc Hải thì huyện Quảng Ninh của Quảng Bình cũng có đầm Hạc Hải. Quảng Bình có sông Nhật Lệ thì ở Hà Tĩnh cũng có núi Nhật Lệ ở địa phận hai xã Ngụy Dương và Đại Nại (ĐNNTC . tập 2, tr. 90,  nxb Thuận Hóa 1992). Vậy thì có hai sông Linh Giang, một lớn ở Quảng Bình và một nhỏ ở Thừa Thiên Huế cũng là chuyện thường. Người viết bài này cho rằng các sử quan của Quốc sử quán triều Nguyễn khi viết Đại Nam nhất thống chí không thể không tham bác các sách Ô Châu cận lục,  Dư địa chí, Phủ biên tạp lục. Thậm chí họ còn tham bác cả Tấn thư Châu quận chí mà học giả Đào Duy Anh trích ra trong “Đất nước Việt Nam qua các đời” (nxb Thuận Hóa 1994). Ở trang 80 sách này viết: “Tấn thư Châu quận chí nói rằng năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông Thọ Linh là sông Linh Giang”. Thái Khang thứ 10 là năm 290 đời vua

Vũ Đế thời Tây Tấn cách nay khoảng 1719 năm. Ngày nay huyện Thọ Linh không còn nữa nhưng Thọ Linh vẫn là tên của một thôn thuộc xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Hai chữ Thọ Linh  minh chứng cho lời ghi của Tấn thư Châu quận chí như đã trích dẫn.  Vậy, Phủ biên tạp lục gọi sông Gianh là sông Đại Linh, tức là Đại Linh Giang, dân chúng nói gọn hơn: Linh Giang, hoàn toàn phù hợp với Đại Nam nhất thống chỉ của Quốc sử quán triều Nguyễn vậy.

Linh Giang


(xem tiếp)

Sông Gianh chín nhịp cầu

Tâm tình với sông Gianh

Ðôi bò sông Gianh

Sâu lắng tiếng thơ đất phương Nam

DẠY VÀ HỌC. Chuyển tải những bài thơ hay và giọng ngâm mượt mà sâu lắng trên VOV MEDIA. Mời các bạn lắng nghe những cung bậc cảm xúc về mảnh đất phương Nam qua các bài thơ mới thu thanh của các tác giả: Quân Tấn, Hữu Phước, Võ Tấn Cường, Đỗ Văn Đông và Nguyễn Lập Em. Tiếp đó là cuộc trò chuyện giữa Biên tập viên chương trình Văn nghệ với tác giả Bùi Văn Bồng về tập thơ Gửi gió trời Nam (nghe tiếng thơ và xem tiếp tại đây)

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Gặp mẹ trong mơ (Mother in the dream)

NGỌC PHƯƠNG NAM “Tuổi thơ con khuất mẹ cha / Nay nghe câu hát mắt nhoà niềm riêng” Tôi lặng người nhớ mẹ và khóc lặng lẽ khi nghe bài hát  Gặp mẹ trong mơ (Mother in the dream) của cậu bé 12 tuổi làm cả triệu người rơi nước mắt. Cảm ơn sự kết nối , chuyển ngữ và giới thiệu của những người bạn. “Này bầu trời rộng lớn ơi, có nghe chăng tiếng em gọi. Mẹ giờ này ở chốn nao, con đang mong nhớ về mẹ. Mẹ ở phương trời xa xôi, hay sao sáng trên bầu trời. Mẹ dịu hiền về với con nhé, con nhớ mẹ…” (Lời Việt: Lê Tự Minh)

Bài hát của cậu bé 12 tuổi
làm cả triệu người rơi nước mắt

Ngay từ khi bước ra sân khấu China Got’s Talent, khán giả đã cực ấn tượng với bộ trang phục giống một “chiến binh hào hiệp” Mông Cổ ngày xưa, với đai lưng và đôi bot cao cổ của Uudam – cậu bé mồ côi 12 tuổi đến từ miền cao nguyên xa xôi với những đồng cỏ non xanh mướt.
Ban Giám khảo hỏi:
-Tại sao con hát bài này? – Khi con nhớ mẹ, con hát bài này”
-Ước mơ của con là gì?
– Phát minh ra một loại mực, mà khi mực rơi đến đâu, thế giới chuyển sang màu xanh (cỏ).
-Thế mẹ con ở đâu?
-Mẹ con ở trên trời”
-Thế còn bố con?
-Bố con đã ra đi sau một vụ tai nạn.

Cách đối đáp thông minh, khuôn mặt sáng ngời của Uudam khiến nhiều người nghĩ rằng cậu bé sẽ thể hiện một ca khúc sôi động, nhưng không, khi nghe những lời tâm sự của em và đặc biệt khi em cất lên giọng hát – cả khán phòng China Got’s Talent lặng đi vì xúc động. Không phải ai cũng hiểu nội dung bài hát của em, thế nhưng giọng hát trong sáng, truyền cảm ấy lay động trái tim của tất cả mọi người. Khi được hỏi tại sao lại chọn ca khúc “Mother in the dream” để dự thi , Uudam thành thật trả lời: “Em lúc nào cũng hát bài này mỗi buổi sáng thức dậy. Em hát vì nhớ mẹ, hát để cho mẹ ở trên thiên đường nghe thấy giọng của em”.

Trong lúc thể hiện ca khúc dự thi của mình, Uudam luôn hướng cánh tay bé nhỏ lên trên như muốn gửi tất cả lời ca tiếng hát tới người mẹ yêu dấu. Uudam hát bằng chính con tim, bằng chính nỗi nhớ da diết và ước mơ được gặp người mẹ đã rời xa em từ lâu lắm rồi. Bài hát rung động lòng người của cậu bé mồ côi nhận được vô số những lời khen tặng từ 3 vị giám khảo. Annie, nữ giám khảo trẻ tuổi đã khóc rất nhiều khi nghe ca khúc của Uudam: “Tôi hy vọng Uudam sẽ có được những người mẹ tốt, quan tâm em như chính những gì em mong muốn, thể hiện trong bài hát. Chắc hẳn tất cả những người mẹ ở đây đều sẽ yêu quý một đứa bé ngoan ngoãn như Uudam”.

Ước mơ của cậu bé trong tương lai không phải mong có một gia đình giàu có, cũng không phải có một người mẹ hiền thứ hai mà rất ngây thơ, giản dị là “muốn phát minh ra một loại mực đặc biệt, khi đổ xuống đất nó sẽ biến cả hành tinh này thành một đồng cỏ xanh tươi, để mọi người luôn được sống vui vẻ và hạnh phúc”.

LỜI BÀI HÁT :

Trong đất trời bao la rộng lớn,
Em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em,
Me đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời,
Mẹ của em ở một nơi rất xa.

Trong khi những vì sao đang lấp lánh trên đồng cỏ xanh,
Em lại nghĩ về khuôn mặt ân cần của mẹ.
Mẹ ở thiên đường và cầu nguyện cho em một cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Mẹ đang ở một nơi rất xa…

Trong giấc mơ, em thấy ngôi nhà thân yêu của mình hiện ra dưới ánh nắng mặt trời.
Và mẹ đang hát những khúc ca êm đềm. Có một dải cỏ xanh trải dài trước nhà em.
Mẹ em đang ở một nơi rất rất xa và chờ đợi em trở về…

Gởi cho mẹ những “bông hoa thánh sương”
Con có thể cảm nhận được từ ánh mắt của mẹ
Con của mẹ đã bị đánh thức bởi giấc mơ
Hãy đến đây mẹ của con

Con của mẹ đã bị đánh thức bởi giấc mơ
Hãy đến đây mẹ của con
Con mơ cỡi chim bạc bay trên bầu trời
Con mơ mẹ mang cho con hạnh phúc

Con trai của mẹ đang đến và làm ơn hãy đợi con

Your son is coming over. mother please wait for me
Con trai của mẹ đang đến với mẹ. mẹ ơi đợi con.

Uudam cho biết bài hát này cậu đã hát nhiều lần những khi nhớ mẹ, và cậu luôn ao ước có mẹ ngồi bên, được chứng kiến cậu hát trên sân khấu…

Bạn nghe bài Gặp mẹ trong mơ qua lời Việt của Lê Tự Minh, giọng hát của Thùy Chi



Này bầu trời rộng lớn ơi, có nghe chăng tiếng em gọi.

Mẹ giờ này ở chốn nao, con đang mong nhớ về mẹ.
Mẹ ở phương trời xa xôi, hay sao sáng trên bầu trời.
Mẹ dịu hiền về với con nhé, con nhớ mẹ.

Lời nguyện cầu từ chốn xa, mong ước con yên bình.
Mẹ thật hiền tựa nắng mai ấp ôm con tháng ngày.
Mẹ giờ này ở chốn rất xa, trong mơ con đã thấy mẹ.
Mẹ dịu dàng hát khúc ca, sao con thấy mẹ buồn.

Nhìn cánh đồng xa xanh, con nhớ mong về mẹ.
Mẹ trở về với con ấm áp bên mái nhà.
Và từ bầu trời rất cao, mong ước con yên bình.
Mẹ ngồi buồn ở chốn xa nhớ thương con vắng mẹ.

Gửi về mẹ nhiều cánh hoa, thắm sương long lanh giữa núi đồi.
chợt giật mình tỉnh giấc mơ, sao không thấy mẹ.
nghẹn ngào thương mẹ bao la, mong đến bên mẹ hiền.
Mẹ ở lại với con nhé, con đến với mẹ.

Mẹ nguyện cầu và ước mong, con sống trong yên lành.
Mẹ hiền nào biết không con chỉ mong có mẹ.
Và từ bầu trời rất cao, mong nhớ con mỗi ngày.
Mẹ đừng buồn nhiều nữa nhé con đang đến, mẹ ơi.

và tải ca khúc này dưới dạng mp3 tại:http://music.tamtay.vn/play/543076

Hoàng Kim (sưu tầm )
Nguồn : BachHuong2
              Kim love life

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Thơ cổ và video bốn mùa



NGỌC PHƯƠNG NAM . Nguyễn Chu Nhạc
trong bài Cổ thi vịnh Bốn mùa đã viết:  ” Hồi còn đi học, tôi có 2 năm sống ở nhà người cậu ruột, tại Thị trấn Bần Yên Nhân (Hưng Yên ), nơi có sản vật Tương Bần nổi tiếng gần xa. Ngày ấy, trên bức tường nhà người cậu có dán bộ tranh vịnh Bốn mùa, in trên giấy màu do NXB Văn Hóa ấn hành. Bộ tranh giấy in hình vẽ theo thứ tự bốn mùa trong năm : Xuân-Hạ-Thu-Đông với bốn loài cây hoa tiêu biểu cho từng mùa, là Hoa Mai ( Xuân ), Hoa Hồng ( Hạ ), Hoa Cúc ( Thu ), Tùng bách ( Đông ) . Bên dưới mỗi bức lại là một câu thơ trong bài cổ thi vịnh Bốn mùa, như sau :  Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch,/ Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ,/ Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc,/ Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi.” Bài cổ thi, được người ta dịch nghĩa nôm na: Mùa xuân, hoa mai phô nhụy trong trắng,/ Mùa hạ, hoa hồng khoe sắc thắm tươi/  Mùa thu, hoa cúc tỏa hương thơm ngát,/ Mùa đông, ngàn cành tùng tuyết phủ như ngọc. Kể từ ngày ấy, đã gần bốn mươi năm, tôi vẫn còn thuộc bài thơ âm Hán Việt đó cho đến tận giờ. Sau này, tôi có ý thức tìm kiếm, nhưng mãi vẫn không có văn bản Hán Nôm. Xuân này, tình cờ dạo chơi chốn Hà Thành, tôi đã bắt gặp, và sưu tầm được bài cổ thi này, dưới dạng một bức thư pháp. Tự thân, thấy vui vì điều ấy. Nay xin khoe với mọi người.”.

Nguyên văn:

Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch,
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ,
Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc,
Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi
Dịch nghĩa:

Mùa xuân, hoa mai phô nhụy trong trắng,
Mùa hạ, hoa hồng khoe sắc thắm tươi,
Mùa thu, hoa cúc tỏa hương thơm ngát,
Mùa đông, ngàn cành tùng tuyết phủ như ngọc.

Dịch thơ:

Trời xuân mai trắng khoe thanh bạch
Rực thắm hồng hoa giục hạ sang
Ngạo nghễ tình thu hương ngan ngát
Đông về ngàn tuyết ngọc ôm cành
 

(Bản dịch của Yên Ba )
BỐN MÙA (1)

Xuân về mai phô nhụy trắng,
Hạ sang hồng thắm sắc tươi,
Thu qua cúc ngát hương trời,
Đông đến tùng xanh tuyết phủ!

BỐN MÙA (2)

Xuân về mai nở trắng xuân,
Hạ sang hồng thắm, ve ngân trời hè. ,
Cúc vàng Thu, ngát hương quê,
Đông xanh tùng ngọc, lạnh về tuyết rơi!

(Bản dịch của Thầy giáo già)

Trời xuân mai nhụy bày trong trắng
Thắm sắc hồng hoa nở hạ sang
Cúc nhớ thu tình hương khắp nẻo
Ngàn tùng ôm tuyết ngọc trời đông.

(Bản dịch của Đặng Đình Nguyễn)

Kính mời các bạn nối tiếp các bản dịch thơ
hoạ và thư pháp.

Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring

Tuyệt phẩm video tập 1-10 và phụ đề
Bản tiếng Anh trọn bộ 10 tập

Xem tập 1 bấm vào đường link dưới đây:

http://www.youtube.com/embed/EII4ZmT47Oc

“Xuân, Hạ, Thu, Đông … rồi Xuân” (Spring, Summer, Fall, Winter … and Spring) là một phim đặc biệt của đạo diễn Hàn Quốc Kim Ki-duk; phim vừa có nét dục vọng bản ngã như trong “Bad Guy” (2001) hay “The Isle” (2000) của ông, lại vừa phiêu diêu thoát tục trong cái đẹp hút hồn của tự nhiên. Phim rất ít đối thoại, xuyên suốt thời gian là sự luân hồi của bốn mùa, là cuộc sống trần tục ngay trong cửa Phật; xứng đáng là một bài thơ tuyệt tác về đời người. Phim chất lượng cao  tiếng Việt xem tại đây

http://www.youtube.com/playlist?list=PL0E759C418A3AC041&feature=mh_lolz

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Kỹ thuật thiết kế vườn hoa hồng

Hoa hồng ưa nắng, thoáng gió, đất tơi xốp và đủ ẩm. Kỹ thuật thiết kế vườn hồng tham khảo http://kimlovelife.wordpress.com sưu tầm và tuyển chọn từ Videos on ArcaMax và YouTube

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Biển Ngọc bài viết hay về Mẹ


DẠY VÀ HỌC.  Chào em Biển Ngọc. Anh đọc chậm, cảm nhận chậm và xin được chép lại bài viết hay của em về Mẹ. Đây là bài viết rất ấn tượng. Anh đọc bài và ngẫn người bần thần như tìm được người thân. Em viết về mẹ của mình mà mọi người con yêu thương gia đình đều tìm thấy bóng hình của mẹ mình trong đó.  Em viết về mẹ thật xúc động, có chiều sâu yêu thương và nhân hậu làm anh tìm đọc lại bài Thương mẹ, Thơ về  Mẹ của hai chị em Hoàng Tố Nguyên và Hoàng Long. Nét đẹp tâm hồn đáng quý biết bao! Tấm hình em chụp chung cùng với các cháu nhỏ là xinh đẹp, hiền lành và các cháu thật đẹp và thánh thiện! Anh nhớ hoài câu hát tuổi thơ: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo. Lúc đến trường cô giáo như mẹ hiền.” Nghề nghiệp rèn nên tính cách. Chúc em luôn giữ trọn nét đẹp thanh xuân như hình chụp và viết được những bài hay như bài này.


Sinh nhật con trai, nghĩ nhiều về mẹ…

Sau ngày dì cả tôi mất, mẹ tôi một mình phụng dưỡng bà nội, thay dì hương khói bên ngoại, chăm dạy 5 đứa cháu và nuôi 11 anh em thơ dại chúng tôi. Ba tôi là con trai độc nhất của dòng họ, được bà nội cưng chiều nên mọi việc lớn bé trong nhà hầu như chỉ mình mẹ tôi cáng đáng.

Mỗi năm, không tính ngày rằm, một tay mẹ phải lo cúng giỗ từ đường hơn 3 chục lần. Mà lần nào, mẹ cũng chu đáo vẹn toàn để mời cả làng đến dự.
Ba làm ăn thất thoát, nợ hơn 2 chục tấn lúa. Mẹ tôi hàng ngày cần mẫn làm lụng để trả, không hé nửa lời than vãn.

Một người con gái xinh đẹp, chưa động tay động chân vào những việc nặng nhọc, nhưng sau ngày lấy chồng, sáng lặn lội ra đồng, đêm cặm cụi đúc gạch mà vẫn chu toàn cơm nước cho 4 thế hệ trong nhà không phải là chuyện ai cũng làm được.

Năm này qua năm khác, mẹ vẫn thường xuyên vượt hơn 20km đường rừng lấy mây đan gióng, đan sia đem bán. Có than đốt than, có củi chặt củi, có lá gom lá … Những hôm mưa gió không lên rừng, xuống ruộng, mẹ lội bộ qua ga Đồng Hới, tới Chợ Cộn buôn thúng bán mẹt, đắp đổi kiếm tiền…

Anh chị em tôi lớn lên bằng thân cây chuối, bằng củ sắn, củ khoai hay củ nứa rừng…

Dẫu khó là vậy, mẹ vẫn luôn khéo léo chuẩn bị cho mỗi thành viên một bộ đồ mới vào dịp lễ, Tết. Từ những chiếc quần áo sờn rách của bố và nội, qua bàn tay mẹ, chúng trở thành những bộ đồ lành lặn, xinh xắn của chúng tôi. Chỗ nào bị phèn ruộng úa vàng, mẹ tôi mạng vá thành những hình thù dễ thương.

Quần áo mẹ may thường được làm từ những bao bột mì, bao đựng gạo hay những chất liệu gì có thể.
– Đói cho sạch, rách cho thơm. Mẹ thường dạy thế.

Chỉ cần một trong số chúng tôi, ai mót được củ khoai nhai sống, mẹ cũng hỏi đi hỏi lại thật kỹ càng cho ra nhẽ. . Mẹ sợ chúng tôi túng bẫn mà moi trộm khoai của vườn người ta.
Những lúc như thế, mẹ tôi bị bà nội mắng cho một trận lôi đình.

Nội tôi nổi tiếng khó chịu nhất làng, bà cũng rất chặt chẽ trong chi tiêu. Có hôm nhờ mẹ bán ổi, bà đếm kĩ và phân từng loại quả với giá bao nhiêu hào. Nếu … không đủ, cả nhà sẽ được nghe bà “ca bài ca muôn thuở”. Hàng xóm biết tính nên mỗi lần như thế, ai cũng tới mua giúp để mẹ đỡ phải kiếm tiền bù lỗ…

Ấy vậy mà mẹ vẫn không trách bà. Mẹ để dành những con lươn to, béo mà chúng tôi câu được nửa khuya, cặm cụi vào bếp nấu cháo bồi bổ cho nội và bố.

Mẹ lặng lẽ cam chịu những cơn say rượu của bố tôi. Không phải một lần, hai lần, mà hầu như ngày nào chúng tôi cũng chứng kiến cảnh say sưa, lè nhè của bố trong ma men
– Ba con buồn nên mới uống rượu. Rượu nó hành người ba mệt lắm chớ ba con là người tốt tính. Mẹ động viên chúng tôi.

Thương mẹ, anh chị em tôi đòi bỏ học để phụ mẹ làm thuê kiếm tiền trả nợ.
– Con ơi, mẹ ít học nên nhà mình khổ, con ráng học cho bằng bạn bằng bè, sau này con sướng, con cái sẽ không khổ như con. Nợ hôm nay không trả thì về sau trả. Mẹ lo được tiền đóng học cho con, đừng bỏ học, đừng như mẹ.

Mẹ tôi nhất quyết không chịu. Anh cả , chị hai tôi thỉnh thoảng trốn học đi làm. Còn mấy chị em, đói cũng cố mà lết đến trường.

Hằng ngày, vào lúc nửa khuya, mẹ không quên bắc lên bếp nồi khoai khô trước khi đúc gạch. Khi chúng tôi mò ốc bắt cua về, mẹ kịp dúi vào tay mỗi đứa một gói khoai nhỏ để con vừa đi dọc đường vừa ăn trước giờ đến lớp. Sau buổi tan trường, chị em chia nhau mỗi người một lối…

Những hôm gió mưa, những trưa nắng gắt, mẹ vẫn cứ vội vội vàng vàng chạy công lo việc.

Đã rất nhiều hôm tôi thấy mẹ nhịn đói vì nhà không đủ khoai khô. Lúc đó, tôi chỉ ước mong sao hôm nay lên rừng kiếm được củ nứa..
.
Khi tôi Tốt nghiệp 12 thì cũng là lúc tôi rời mẹ cha theo chị vào Nam kiếm sống. Gia đình tôi cũng thoát cảnh con nợ kiếm tìm. Trước lúc đi, mẹ tôi căn dặn:

– Hai con bảo ban, giúp nhau mà sống cho tốt, ở nhà mẹ lo được.

Các anh chị em tôi lần lượt có bầu trời riêng của mình, tứ tán 4 phương.

Nỗi nhớ thương con cái càng in sâu trong mẹ. Dẫu ít được học hành, thỉnh thoảng, mẹ cũng cầm bút ghi thư thăm con. Nhìn những dòng chữ tròn trịa , xinh xinh mẹ đã học lỏm lúc xay lúa thuê, tôi rất nể phục mẹ .

Ngoài chuyện chăm lo cho bố, mẹ tôi nuôi thêm bầy heo nái kiếm tiền, chỉ mong con cái đỡ vất vả. Vậy rồi, khi con cái về, lại hăm hở ra chợ… Nghe tin đứa nào đau ốm, mẹ lại tất bật xoay tiền để đi thăm, rồi tất tả trở về lo cho bố, cúng giỗ từ đường.

Có bận, vì mãi công việc, mẹ bị té gãy tay mà cố giấu, sợ bố và chúng tôi lo lắng. Cánh tay bị gãy dẫu được phát hiện và băng bột ngày một buốt đau mỗi khi trái gió trở trời vẫn không làm mẹ nản.. Mẹ lặn lội vào Nam, ra Bắc chăm con mỗi khi chị em tôi sinh nở.
Cứ mỗi dịp hè, tôi lại dắt các con về quê để cháu cảm nhận được tình ông bà, máu mủ. Tôi lại bắt gặp hình ảnh mẹ với đôi quang gánh cùng chiếc mũ bảo hiểm trên đầu. Tôi biết, mẹ đội mũ bảo hiểm để dọc đường đi, có ai thương tình chở mẹ ngồi xe, mẹ sẽ nhanh về nhà tưới rau, chăm bố.

Cả đời mẹ tôi lận đận, khổ cực.

Với cái tuổi 77, mẹ vẫn ngày đêm quăng quật khi bố không may bị tai biến, 2 chân không thể cử động.

Tôi chứng kiến cảnh mẹ dùng nửa người để đỡ bố ngồi dậy ăn uống; mẹ lau người, tắm rửa cho bố và bưng bê mọi thứ với niềm hạnh phúc mà thấy nhói lòng.

Tôi lấy chồng chưa một ngày làm dâu. Dẫu chồng công tác xa, khi thỉnh thoảng về nhà vẫn giúp vợ lo cơm lo nước. Những công việc giặt giũ hằng ngày đã có máy giặt làm. Ấy vậy mà, có đôi bận, tôi đã tủi thân khi một mình chăm 2 con nhỏ. Tôi đã thầm khóc khi 3 mẹ con tôi tự chăm nhau trong bệnh viện…Và cũng đã có lần, tôi buồn tủi khi nghe tin bão về, một mình leo thang cõng từng bao cát lên mái. Tôi đã cảm thấy sự vất vả khi không có chồng đỡ đần việc nhà, chăm lo con cái…. mỗi khi bị thanh, kiểm tra hằng năm.

Nhớ có một lần tôi chuyển về trường mới, bắt gặp 1 bác hội trưởng phụ huynh nhà trường là người đồng hương. Sau mấy câu hỏi thăm nơi ở, bác đã nói với tập thể trường rằng: “Mẹ cô này là một phụ nữ tuyệt vời, cực kì chịu thương chịu khó. Ai đến Đồng Hới quê tôi mà nhắc tên “o” đó, chắc chắn sẽ nghe mọi người ngợi ca. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh….”.

Tôi được thơm lây bởi mẹ. Tôi thấy xấu hổ với mẹ. So với những chuyện mẹ nếm trải, những gì tôi đã, đang và sẽ gặp phải chỉ như cơn gió nhẹ thoảng qua.

Mười năm làm mẹ, tôi cảm thấy mình được trưởng thành hơn, biết thương yêu mẹ hơn…
Cũng ngày 14/7 cách đây 10 năm, mẹ tôi tất tả ngược xuôi lo cho đứa con đầu lòng của tôi ra đời với cánh tay đang bị bó bột. Vậy là, con trai lớn của tôi đã vừa tròn 10 tuổi. Tổ chức sinh nhật cho con, tôi nhớ thương mẹ nhiều. Tôi thấu hiểu phần nào câu ca dao mẹ tôi hát ru thuở nhỏ:

Có con mới biết sự tình
Ngày xưa cha mẹ nuôi mình như ri …

Kêt nối Biển Ngọc

Đọc thêm

THƠ CHO CON

THƯƠNG MẸ

Hoàng Tố Nguyên

Các con chơi bẩn
Quần áo lấm lem
Mẹ đang còn ốm
Cố giặt cho con.

Mẹ đi học xa
Em Long nhớ mẹ
Đêm nằm cứ khóc
Mẹ ơi! Mẹ ơi!

Lâu lâu mẹ về
Mẹ cho con bánh
Em Long thích quá
Quấn theo mẹ hoài

Con cũng thương mẹ
Nhưng con lớn rồi
Con không quấn mẹ
Con chăm viết bài.

1989

THƠ VỀ MẸ

Hoàng Long

Thuở cỏn con, con nằm bên mẹ
Đầu rúc vào lòng, con ấm lắm mẹ ơi
Con thương mẹ đêm ngày tần tảo
Thức đêm dài mẹ may áo cho con

Gió đồng nội trưa hè nắng nóng
Mẹ ngồi khom nhổ cỏ một mình
Mưa đêm lạnh mẹ ngồi lo lắng
Lo cho con yên giấc cơn đau

Con vui sướng khi được ôm lưng mẹ
Mỗi lần mẹ về với chị em con
Đem cho con muôn điều hạnh phúc
Mẹ vẫn luôn nghĩ về chúng con

Thuở thiếu thời con không nghe lời mẹ
Để mỗi lần mẹ đánh con đau
Tuổi nhỏ bồng bột chưa biết nghĩ
Giờ lớn khôn con cố học hành

Con sẽ bay cao bay xa mãi
Tìm đến ánh sáng của tương lai
Tìm ra người bạn con mong ước
Giữ mãi hình mẹ ở trong con

Đảm việc nhà lo toan việc nước
Xây gia đình giữ hạnh phúc cho con
Con muốn tìm, muốn gặp người bạn đó
Người bạn như mẹ, mẹ của con

Xa cha mẹ, chúng con lên thành phố
Nhớ tuổi thơ mẹ nhắc con học hành
Mẹ làm lụng chúng con mong giúp mẹ
Nhưng mẹ chỉ cười “học đi con”

Mẹ đã cho con nhiều hạnh phúc
Dạy cho chúng con biết điều hay
Mẹ cũng chăm con từng giấc ngủ
Mỗi lần con về bên mẹ, mẹ ơi!

Con muốn ở bên mẹ như thuở bé
Cảm nhận tình thương mẹ dành cho con
Thoải mái từng giờ trong hạnh phúc
Bên mẹ, gia đình, giấc ngủ ngon.

2000

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Xuân sớm Ngọc phương Nam



Trời trong vắt và em gần gũi quá
Đóa tường vi đỏ thắm
nở bên thềm
Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn
Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông.
Hoàng Kim

Sài Gòn mùa lá rụng

Trích

Yêu tha thiết một mùa không dám chạm.
Vạn mến thương em gửi trọn vào lời.

Thơ ngân mãi trong lòng ai hát vội.
Thơ dịu dàng mắc sợi nhớ mùa xanh. (1)

(1) Thơ Tường Vi


Sài Gòn mùa lá rụng – Đan Trường

NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG 

Nhạc và lời: Phú Quang
Nghệ sĩ thê hiện: Tân Minh

Sao nhớ về em nhiều thế
Ngoảnh bên nào cũng thấy em

Dường như ai đi ngang cửa,
Gió mùa đông bắc se lòng
Chút lá thu vàng đã rụng
Chiều nay cũng bỏ ta đi.
Nằm nghe xôn xao tiếng đời
Mà ngỡ ai đó nói cười
Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
Giờ đây cũng bỏ ta đi.

Làm sao về được mùa đông
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa đông
Để nghe chuông chiều xa vắng
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về

Làm sao về được mùa đông
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa đông
Mùa thu cây cầu đã gãy
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về

Nghe thêm:

Gửi người đi tìm hạnh phúc

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Đến với bài thơ hay: Thiền Phật

NGỌC PHƯƠNG NAM. Anh Nguyễn Thanh Vân có bài thơ hay: Thiền Phật. Đoạn thơ cuối bất ngờ và cảm động. Hết thiền mở mắt ai ngờ Em đâu còn đó Em đi chợ rồi… Hiểu về minh triết đạo Phật, trước đây tôi đã viết: “Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm ”. Nay có duyên cùng anh, tôi lắng thêm suy ngẫm đời thường và chợt liên tưởng lời thơ của anh ngây ngất say Thiền Phật với câu thơ của Nguyễn Hoài Nhơn ngây ngất say Cảnh Tiên động Phong Nha “Đưa ta vào chốn phiêu bồng/ Em còn nặng nợ ta không nợ gì”


THIỀN PHẬT

Nguyễn Thanh Vân

Nào em, ta bắt đầu thôi
Lưng ngay đầu thẳng thế ngồi hoa sen
Thở sâu, thở chậm , thở êm
Lắng trong hơi thở là đêm là ngày.

Nào em, bắt đầu từ đây
Em nhắm mắt lại cho đầy nắng rơi
Một mình vất vả em ơi
Thân cò cánh vạc cuối trời cơn dông.

Đời là cõi tạm trần gian
Đời là bể khổ lo toan trăm bề
Đời là sân hận si mê
Em ơi ta bỏ ta về Bồng Lai.

Cõi Phật chốn ấy Thiên Thai
Non xanh nước biếc ai ai cũng cười
Ta như thuở trước đôi mươi
Anh nghe Phật Pháp,anh ngồi làm thơ

Hết thiền mở mắt ai ngờ
Em đâu còn đó
Em đi chợ rồi…

Đọc thêm

MINH TRIẾT SỐNG THUNG DUNG PHÚC HẬU

alt

THUNG DUNG. Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ.  Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý  mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã  có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả  (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và  khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội (1). Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch). (2)

Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới : 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; 2) Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử  và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chêt; 4) Người Thầy của chiến lược vĩ đại  yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người. 5) Con người  hoàn  hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. (3).

Giáo sư  sử  học Trần Văn Giàu nhận định:  “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !”  (4)

Khoa học và  Bí mật Tâm linh

Bộ phim Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự,  ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm. (5)

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert). (6)

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

 Xem thêm:

The Life of Buddha – Cuộc đời đức Phật – phụ đề tiếng Việt – full   BBC video

Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring (tuyệt phẩm video tập 1-10 và phụ đề)

(1) Trí tuệ bậc Thầy (Hoàng Kim í)
(2) Bài giảng đầu tiên. Hoàng Kim giới thiệu BBC Film The Life of Buddha, Cuộc đời đức Phật  và sách Lời Phật dạy. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula, Lê Diên biên dịch. Nhà Xuất bản Mũi Cà Mau 1994 , 291 trang.
(3) Lên non thiêng Yên Tử (Hoàng Kim)
(4) Giáo sư Trần Văn Giàu bài học lớn trong câu chuyện nhỏ  (Hoàng Kim)
(5) Danh nhân Việt: Đọc lại và suy ngẫm (Hoàng Kim)
(6) Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh về Phật Giáo (Huệ Minh)
(7) Đức Phật và con đường tuệ giác (Thượng Tọa Thích Huệ Thông)
(8) Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông (Hoàng Kim)
(9) Đạo Phật và Khoa học  (Thượng Tọa Thích Huệ Thông giới thiệu sách)
(10) Bí mật Tâm linh The Meta Secret: Video 1,2,3.4.5 Nguồn: Mr. Leon

Hoàng Kim (sưu tầm, tổng hợp, biên soạn)
NGỌC PHƯƠNG NAM, THUNG DUNG, DẠY VÀ HỌC

Xa khơi và chùm thơ về biển

NGỌC PHƯƠNGNAM. Trang dayvahoc lần trước đã tuyển chọn chùm thơ hay về biển. Trong số đó có những bài được nhiều người ưa thích như: Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến; Biển của Puskin; Biển của Xuân Diệu, Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh; Biển một bên và em một bên của Trần Đăng Khoa; Thuyền và biển của Xuân Quỳnh; Giao hưởng biển của Vũ Thanh Hoa; Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi của Nguyễn Trọng Tạo; Biển núi em và sóng của Đỗ Trung Quân; Núi và  biển Nha Trang của Hồ Tịnh Tâm và Video nhạc tuyển Đừng ví em là biển, nhạc Trần Thanh Tùng, thơ Minh Thiên, trình bày Anh Thơ. Trang dayvahoc lần này, mời các bạn thưởng thức tuyệt phẩm Xa khơi, nhạc Nguyễn Tài Tuệ, trình bày Anh Thơ. BIển nỗi nhớ và em, album Khoảng cách Đàm Vĩnh Hưng  và chùm thơ về biển của Tường Vi, Quỳnh Trâm, Hoàng Kim, … 

LỜI RU CỦA BIỂN

Tường Vi

Khi biển mặn cất lời ru êm ái, khi những cồn cào của sóng vẫy bờ xa, khi tim ta bồi hồi trong thương nhớ. Giữa những mặn nồng và cả những đắng cay. Biển vẫn vậy thì thào quyến rũ, sóng ôm bờ dìu dặt ngược xuôi. Giữa đêm khuya mình em lang thang trên bờ biển, em ngạc nhiên khi biển ấm vô cùng, sóng ôm chân em ấm áp vỗ về. Hơi ấm của ngày, hơi ấm của nắng vẫn còn trong sóng biển. Em biết lắm sóng xóa lấp vết chân trần của em trên cát, trong mịt mùng đêm tối mênh mông. Như thời gian trôi đi không trở lại, như những nỗi buồn cùng với niềm vui đang lặng lẽ biệt từ. Em bỗng thấy bóng mình nhỏ bé, giữa mênh mông của đêm và ánh trăng xa bàng bạc, giữa tiếng nhạc trong veo du dương thì thầm bí ẩn của biển sâu. Những con sóng bạc trong đêm tung bọt trắng, ôm chân em rồi lại lùi xa vào trong tối xa dần,xa dần rồi biến mất, em muốn gọi mà không làm sao cất tiếng , bởi vì sóng cứ trôi hoài trôi mãi thật xa. Mỗi lần đến là một lần tiễn biệt, con sóng nào cũng ấm cũng thiết tha, nhưng ra đi thì lần nào cũng vậy ,sóng bạc đầu mải đến với biển xanh. Bờ cát trắng chỉ mình em ở lại, sau mỗi lần hối hả mến yêu. Em nằm xuống để sóng ôm mình lần nữa, trong ấm áp nhẹ nhàng mà quấn quyện không gian, trong giây lát mà như ngàn ngàn ngày mong nhớ , bỗng lại chìm tan vợi hết buồn sâu. Sóng đã mang niềm vui trở lại, và mang đi những khắc khoải chờ mong. Lá của những cây dừa ven bờ cát mịn lách cách, lao xao đập hoài theo gió thổi, giữa miên man thương nhớ khôn nguôi, em chợt hiểu rằng anh là sóng, anh ra đi để anh lại trở về. Em chợt hiểu tình mình muôn đời chung thủy, để mỗi lần sóng biển lại ôm em, là một lần em thêm hạnh phúc , là một lần em tan hết miền đau. Anh ở đâu hỡi người tình biển, em yêu anh và em sẽ mãi đợi chỉ mình anh. Em chờ anh.

HOÀI VỌNG BIỂN

Quỳnh Trâm

Biển mặn mòi cất lời ru êm ái
Sóng cồn cào ru gọi bến bờ xa
Lời thầm thì rơi vào miền xa ngái
Bàn chân trần bối rối giữa bao la…

Nắng đã trốn từ khi nào vào biển
Để đêm về sóng ấm vỗ về em
Nỗi buồn nhớ bạc đầu con sóng biếc?
Ánh trăng mờ bàng bạc giữa trời đêm…

Tiếng biển hát trong veo như huyền thoại
Thăm thẳm sâu bí ẩn chuyện đại dương
Em bé nhỏ trong nỗi mình khắc khoải
Mong manh em với ngàn sóng đêm trường…

Mỗi lần đến, lại một lần tiễn biệt
Sóng nồng nàn hôn bờ cát… rồi xa
Bờ cát trắng đắm chìm trong hoài vọng
Sóng anh nơi nào…, em tìm mãi… thiết tha…

BIển nỗi nhớ và em

album Khoảng cách Đàm Vĩnh Hưng

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG

Hoàng Kim

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

http://kimlovelife.wordpress.com/2011/10/30/xa-khơi-va-chum-thơ-về-biển/ 

xem tiêp:

Thơ hay vê biên (Hoàng Kim thu thập, tuyển chọn)
Chùm thơ vê biển (Cát Biển)
Chùm thơ về biên (Hoa Diên Vĩ)
Chùm thơ về BIỂN của Lương Đình Khoa

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Cà phê… mưa, một tản văn hay

NGỌC PHƯƠNG NAM Cà phê … Mưa. một  tản văn hay! Ta nghe nhịp thời gian chậm rãi như giọt cà phê sánh lại, lớn dần lên trong cảm xúc. Trong nhịp sống hiện đại cần lắm những phút thư giản để đối diện với lòng mình và lắng nghe cuộc sống, “biết đừng nghĩ suy quá vội, đừng sống quá vội, vẫn còn đó những ước mơ đẹp đẽ khác để ta theo đuổi”, biết thưởng thức những giá trị nhân văn đích thực trong đời thường. Sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm !  (Thưởng thức Paul Mauriat – Love is blue và Đặng Thế Phong,  Giọt mưa Thu, đàn bầu Phạm Đức Thành)


CÀ PHÊ … MƯA

Tản văn của Cà phê và Sách

Viết nhân đọc tập tản văn “Cà phê … mưa” của Nhạc sĩ Dương Thụ

Cà phê – Mưa – Dương Thụ, với tôi, nếu cộng gộp lại sẽ tạo thành một lời mời gọi vô cùng tự nhiên và quyến rũ. Vì thế, tôi hoàn toàn “fall in love” tập tản văn này ngay khi gặp trong nhà sách. Và, như bao lần “ôm” được cuốn sách đúng gu, tôi say sưa nhấm nháp từng trang, từng trang suốt đêm qua.

Trời ơi, không thể nào diễn tả được đâu. Cảm giác cuộn mình trong chăn đọc “Cà phê … mưa” vào một đêm mưa giữa mùa mưa Sài Gòn sao mà giống hệt cảm giác được ngồi thưởng thức một tách cà phê nâu đậm – sóng sánh – nồng nàn bên người đàn ông mình yêu thương và tin cậy trong đêm Giáng Sinh ở Đà Lạt. Sự ngây ngất ấy chiếm lĩnh mình một cách dịu dàng và xao xuyến lạ, từ từ, từng chút một, làm mình khép mắt lại và thả lỏng bản thân, rồi êm đềm trôi vào cơn mơ nào đó trong tiếng mưa tí tách, rì rào. Và … lại thấy tâm hồn mình bỗng như một mảnh đất khô cằn cựa mình hồi sinh sau cơn mưa. Và … những nỗi nhớ nhung biến thành hạt mầm đồng loạt đâm chồi nảy lộc trên mảnh đất hồi sinh ấy.

Nhưng, “Cà phê … mưa” cũng như mọi cốc cà phê khác trên đời này, đều để lại vị đắng thật lâu khiến tôi phải nghĩ ngợi, và day dứt.

Tôi nghĩ ngợi, vì liệu tôi có thực sự đang sống và được sống một cách đúng nghĩa trong cái thời đại mà theo cách nói của Dương Thụ là “tất thảy mọi người như đang tham gia vào một cuộc đua 100m đến cái đích THÀNH ĐẠT”?

Tôi day dứt, vì hình như không chỉ Dương Thụ biết đừng nghĩ suy quá vội, đừng sống quá vội, vẫn còn đó những ước mơ đẹp đẽ khác để ta theo đuổi chứ không chỉ có “cuộc đua 100 mét” kia. Tôi cũng biết điều đó. Và nhiều người khác cũng biết điều đó. Vậy tại sao tất cả những xói mòn về niềm tin, những mất mát về tình yêu, những giá trị về đạo đức cứ “chết dần khi còn đang sống” vẫn đang ngày ngày diễn ra trong sự thở than, nuối tiếc nhưng thờ ơ và bất lực?

VIẾT TRONG MƯA

Trích “Cà phê … mưa” – Dương Thụ

Tôi không có áo mưa, nên trốn mưa trong một quán nhỏ.

Cà phê mưa, chỉ có mình tôi cùng dãy bàn im lặng, và có lẽ cả hàng triệu giọt mưa nữa, ngoài kia. Chúng đang rơi để tạo nên tiếng đàn mưa, trên mái phố nghèo.

Cô bán quán ngán ngẩm vì trời mưa, nên tắt nhạc. Thế là thoát nạn. Bây giờ chỉ còn thứ âm nhạc thật sự, thứ âm nhạc tinh khiết của trời đất: nhạc mưa.

Nhạc mưa có nhiều bè. Tiếng mưa gần xối bên hiên quán dào dạt, tiếng mưa xa ầm ào mơ hồ, và tiếng mưa rỏ giọt xen vào đếm nhịp trong chiếc xô nhôm cô chủ quán vừa đem ra hứng nước…

Cả ngày bị cầm tù trong nhạc máy (thứ nhạc được chế tạo từ các phòng thu tối tân ở Hoa Kỳ mang nhãn hiệu hải ngoại, uốn éo, rên rỉ, giả vờ yêu, giả vờ đau khổ). Thoát ra khỏi nó không phải là chuyện dễ. Hàng xóm, hễ cứ mở mắt là mở nhạc, nghe. Nhào ra ngoài đường đâu cũng có nhạc, nghe. Chui vào quán để làm việc, nghe. Đến nhà bạn, chị vợ tức tốc bật nhạc để khoe dàn máy xịn, phải nghe! Ôi… cho nên tôi phải thầm cảm ơn mưa. Cái im lặng tuyệt đỉnh do âm thanh dữ dội của mưa rơi mang lại đã trả cho tôi phút được trở về mình, được đọng lại cái nội-tâm-người hiếm hoi, vâng, thật hiếm hoi trong thời buổi khuấy động của âm thanh mưu sinh thường nhật.

Tôi sống một mình và hay nhớ những cái vớ vẩn trong những lúc mưa như thế này. Nỗi nhớ ấy có tên là Mưa, nó như một bài hát không lời. Làm sao chuyển dịch được những hạt mưa bé tí vào cái không cùng của tâm tưởng. Làm sao…?

Có lẽ Chopin đã làm được khi ông viết Prélude No.1.

Có lẽ Paul Mauriat đã làm được khi ông soạn cho dàn nhạc bản Transparent.

Và “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi…” của Đặng Thế Phong, có lẽ…

Ta nghe trong những nhạc phẩm ấy nỗi u hoài xa rộng của kiếp người mang tên Mưa và cái cảm hoài về một thời người tủi nhục mang tên Mưa…

Vẫn mưa.

Cơn mưa kéo dài làm lạnh cả buổi chiều, khiến tôi phải thu mình lại trong chiếc áo gió sờn cũ

Mùa thu đến rồi chăng? Kỷ niệm…

Thuở ấy, bạn bè dăm ba người cùng lứa tụ tập trong quán nước đầu phố. Miếng ni lông che quán không đủ cho cả lũ nên mưa thấm ướt vai áo, bắn vào mặt mát lạnh, tỉnh người. Chén chè nóng bốc khỏi ủ trong lòng bàn tay. Khói thuốc lá Tam Đảo bay vào trong mưa, thơm mùi năm tháng cũ. Đãi đằng nhau một chén nước năm xu, một bài hát ru mới làm, vài câu thơ nhặt nhạnh được đâu đó. Chia nhau từng mẩu thuốc đen và cả khát vọng dâng hiến cho nghệ thuật.

Kỷ niệm …

Mưa thì bao giờ cũng thế, không có tuổi, không diện mạo, không lời lẽ. Còn chúng ta, có được những cái để mà nhớ nhung, để mà nhìn ngắm, để mà nói, chúng ta già đi mỗi ngày, có khi già đi chỉ sau một cơn mưa như thế này.

Cô chủ quán lặng lẽ thay chiếc xô đầy nước bằng một chiếc chậu thật lớn.

Nhưng cơn mưa đã tạnh.

Vậy mà nhạc mưa vẫn còn đó trong tiếng nước mái hiên rỏ giọt tí tách …

Mưa đi rồi.

Đi xa rồi.

Mưa để tiếng lại …

Nguồn: CÀ PHÊ VÀ SÁCH

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC