Hoa điên điển và em Cao Nguyên

NGỌC PHƯƠNG NAM “Điên điển tàn lại nở. Chuyện lở bồi do sông. Anh có về nơi ấy. Hoa vẫn vàng mênh mông …” Nếu mỗi nhà thơ chỉ được chọn bốn câu thôi thì bốn câu thơ này của Cao Nguyên sẽ có thể sánh cùng những bài thơ hay chọn lọc đấy. Giản dị. Sâu sắc Ám ảnh.


HOA ĐIÊN ĐIỂN VÀ EM


Bùi Thị Cao Nguyên

Có một mùa điên điển
Nở vàng trong nắng mai
Có em cười lúng liếng
Sông trôi chưa biết buồn

Nở lại tàn hoa ấy
Hái hay không cũng rồi
Thời gian là bao mấy
Giật mình, thoáng mây trôi

Qua bao mùa điên điển
Chỉ mình em ngóng trông
Hoa nở tàn nhanh lắm
Người ơi có biết không ?

Điên điển tàn lại nở
Chuyện lở bồi do sông
Anh có về nơi ấy
Hoa vẫn vàng  mênh mông …

Cô Út là em gái Nam Bộ nơi có lúa trời Đồng Tháp Mười. Đến thăm em dòm trộm em đang mãi miết chụp hình suốt lúa. Trời xanh thiệt….Hình chụp đẹp và nét thiệt… Em thì chụp hoài còn tui thì coi hoài và nghe nhạc hoài không chán. Tui ngó đi ngó lại hai cô Út , cô nào cũng xinh, cũng lành  mà  đều nhìn không rõ mặt. Thôi thì nhạt nhòa vậy mà hay.

Cô Út cũng như cô Tư  cánh đồng bất tận, như biết bao đứa em, đứa cháu , đứa học trò lam lũ theo cái nghiệp nhà nông “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẽo thơm một hột đắng cay muôn phần” … Vậy mà cứ vô tư đi em, như thằng nhỏ hai lúa và như bài hát này. Hay lắm. Tui xin em rinh bài này về trang CÂY LƯƠNG THỰC và trang NGỌC PHƯƠNG NAM . Tui cũng có mấy tấm ảnh suốt lúa ở Campuchia nhưng không đẹp và không ngộ bằng  em”

“Điên điển tàn lại nở
Chuyện lở bồi do sông
Anh có về nơi ấy
Hoa vẫn vàng mênh mông …”

Nếu mỗi nhà thơ chỉ được chọn bốn câu thôi thì bốn câu thơ này của Cao Nguyên sẽ có thể sánh cùng những bài thơ hay chọn lọc đấy. Giản dị. Sâu sắc Ám ảnh.

Tui e ít người hiểu hoa điên điển cũng như ít người thấm và thương cái nhọc nhằn của người dân làm ra hạt gạo. Tui đọc cho cô Út nghe lời của một ông Thầy (Võ Tòng Xuân) và một ông Thầy khác (Nguyễn Văn  Luật) dẫn lại: “Tôi chưa thấy công ty TAGS nào của Việt Nam mình có một chương trình nghiên cứu. Các công ty nông nghiệp khác của ta cũng chả có nghiên cứu gì, giỏi đi copy kết quả trong sách vỡ, kể cả Tổng Công ty Lương thực cũng chưa bao giờ tài trợ cho chương trình nghiên cứu cây lúa. Trong khi đó thì Công ty CP tại trụ sở chính của họ ở Bangkok mà tôi có dịp đến thăm hồi năm 1986, có một tòa nhà 4 tầng làm trung tâm nghiên cứu khoa hoc của họ. Công Ty mướn chuyên gia nước ngoài đến nghiên cứu, trả lương cả chục ngàn đôla/tháng, mới có được kết quả để họ ứng dụng vào chế biến TAGS, lai tạo giống gà, giống tôm. Dĩ nhiên sản phẩm họ tung ra thị trường được người chăn nuôi ưa chuông là thế. vv…”  Nên xác nhận lại lần nữa – mà chính anh H Kim (Hoàng Kim Đồng Tháp) đã biết rất rõ – nông dân ta nghèo không phải vì không ai mua lúa, nhưng nghèo vì những người có quyền bán lúa đã và đang điều khiển thị trường. Trong khi cả thế giới đều được khuyến khích giúp đỡ châu Phi, thì Việt Nam chờ có ai bỏ tiền ra mới chịu đi làm công cho người ta để gọi là “giúp cho châu Phi”.
Nhưng mà thôi cô Út:


“Điên điển tàn lại nở
Chuyện lở bồi do sông
Anh có về nơi ấy
Hoa vẫn vàng mênh mông …”

Hoàng Kim

Lúa trời ở Đồng Tháp Mười

SOURCE: http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/7652/lua-troi-o-dong-thap-muoi.html

Bùi Cao Nguyên blog, Thứ sáu, 24/12/2010, 16:16 GMT+7

 “Ai ơi, về miệt Tháp Mười,
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”…

Câu ca dao trên cho thấy thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Nơi đây, nguồn lợi thủy sản thì ai cũng biết, nhưng sản vật lúa trời thì chỉ có những người cao niên mới biết, còn thế hệ trẻ ngày nay thì rất ít người biết tới.

Lúa trời đã được xếp vào loại nông sản quý hiếm cao cấp, tương truyền được vua Gia Long đưa vào cung đình dùng trong những ngày đại lễ, cúng tế và làm đặc sản tiếp đãi thượng khách. Quần thể lúa trời hiện còn được lưu giữ và bảo tồn được 500 hecta tại Vườn quốc gia Tràm Chim tọa lạc trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì lúa trời còn gọi là “quỷ cốc”. Còn những cụ sống lâu năm ở vùng Đồng Tháp Mười cho biết lúa trời còn gọi là lúa ma, bởi lẽ loại lúa này không ai gieo sạ mà nó tự nhiên mọc trên cánh đồng mênh mông nước của vùng Đồng Tháp Mười xưa. Hàng năm, vào khoảng tháng tư dương lịch, lúc trời bắt đầu sa mưa, hột lúa bắt đầu nảy mầm và mọc cao lên chừng 5 tấc, thân lúa cứng, lá to bản. Từ tháng 8 đến tháng 12, cây lúa vươn dài, ngoi lên khỏi mặt nước, trổ đòng, đơm bông, vô hạt chắc rồi chín từ hạt vào lúc nửa đêm khuya khoắt và rơi rụng vào lúc mặt trời vừa ló dạng.

Bông lúa trời to, dài và thẳng hơn lúa thường, hạt lúa trên bông rất thưa. Với đặc tính trên, ngày xưa cư dân Đồng Tháp Mười thường đi gặt lúa trời vào lúc nửa đêm tới hừng sáng là đầy xuồng chở về nhà… Khi thu hoạch lúa trời, ít nhất phải có 3 người và thường được trang bị đầy đủ phương tiện và dụng cụ như: một chiếc xuồng ba lá có căng một tấm đệm ở giữa theo chiều dọc dài gần 2 m của chiếc xuồng, cao khoảng 1,5 m với hai cây đứng. Cây trước cao 2,5m và cây sau chỉ cao bằng tấm đệm, được gọi là cây cần câu. Hai cần đập bằng tre dài khoảng 2,5 m nằm hai bên và dọc theo chiều dài tấm đệm. Một đầu buộc chặt vô cây cần câu, khoảng giữa cần đập được cột dây treo trên đầu cần câu. Khi đập lúa, người đứng trước mũi chống xuồng đi vào đám lúa trời, người ngồi sau cầm hai cần đập, đập lúa vào tấm đệm cho rụng hột vào trong xuồng. Trên xuồng có ba người, một người bơi, hai người kia cắt lúa.

Mỗi bông lúa chỉ rụng một hoặc hai hạt trên xuồng, phải bỏ công vất vả, khổ nhọc lắm vì từ nửa đêm đến sáng mới thu gặt lúa trời được đầy xuồng. Các đầu bếp ở khu ẩm thực của địa danh du lịch sinh thái rừng tràm Gáo Giồng cho biết: “Sau khi đập lúa trời xong, đem về ngâm trong nước ba ngày rồi đem phơi cho rụng đuôi trước khi cho vào cối giã thành gạo giống như lúa thường, nhưng không giã gạo quá trắng. Gạo lúa trời dài hơn gạo thường và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi nấu, đổ gạo và nước vào nồi đất, úp một lá sen vào nồi trước khi đậy vung, chỉ đun bằng củi hoặc rơm để không làm giảm hương vị lúa trời. Cơm nấu bằng gạo lúa trời có màu hồng nhạt và ngọt, thơm, dẻo ngon…, hương vị đặc trưng của miền quê sông nước Tây Nam bộ. Một cách nấu khác là cơm gói lá sen hiện nay được nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản như ở khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giới thiệu với du khách đến tham quan nơi này.

Trong quá trình nấu cơm bằng gạo lúa trời, không ít người tranh thủ chắt nước cơm ra, bỏ vào đó chút đường phèn hay ít mật ong để có một thức uống thơm ngon thú vị. Lúa trời còn được sử dụng để chế biến bột dinh dưỡng chất lượng cao dành cho trẻ em, làm bột tinh lọc đổ bánh xèo và các loại bánh thơm ngon bổ dưỡng khác.

Lúa trời là loại giống lúa quý hiếm đang được bảo tồn lưu trữ nguồn gen tại Vườn quốc gia Tràm Chim để làm nguồn lai tạo ra giống lúa mới, vừa có năng suất cao vừa chịu phèn tốt, thích hợp với vùng U Minh, Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên…

TRẦN TRỌNG TRUNG

PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
Loạt hình này  Bùi Cao Nguyên mới chụp trong khu bảo tồn ở Tràm chim Tam Nông hôm 3/9/2011.

Hình suốt lúa ở Cao Lãnh và ở Miên


Suốt lúa ở Cao Lãnh, ảnh Bùi Cao Nguyên
Nghe nhạc ngày mùa và xem phóng sự ảnh suốt lúa của Bùi Cao Nguyên tại đây

Suốt lúa ở Campuchia  (ảnh tư liệu Hoàng Kim)

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS

Dạy và học ĐHNLHCM

Gia đình nông nghiệp

NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Bình luận về bài viết này