Cây lương thực

Cayluongthuc
CÂY LƯƠNG THỰC

Dạy và học trực tuyến cây lúa

CÂY LƯƠNG THỰC. Mời các bạn tham gia lớp học trực tuyến Ngân hàng kiến thức trồng lúa (Vietnamese Rice Knowledge Bank) Trang tin điện tử về cây lúa của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Để tiết kiệm thời gian cho người học, chúng tôi đã tích hợp vào những trang FOOD CROPS, FOODCROPS.VN (Mời bạn bấm vào đây để đọc)
CÂY LÚACHƯƠNG TRÌNH HỌC TÍN CHỈ
(Biên soạn : TS. Hoàng Kim, 5 bài 1 tín chỉ )
I. Vị trí kinh tế của cây lúa
1.1 Vai trò của lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
1.2 Thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế của lúa gạo
1.3 Phân loại, nguồn gốc,vùng phân bố, lịch sử phát triển
1.4 Sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
II. Sinh học cây lúa
2.1 Đặc điểm thực vật học của cây lúa
(rễ, thân, lá, hoa, bông, hạt)
2.2 Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa
(nẩy mầm,/ mạ, đẻ nhánh, phát triển đốt thân, /
làm đòng, trổ bông, /làm hạt)
2.3 Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao
2.3.1 Năng suất tối đa và dạng hình cây lúa lý tưởng
2.3.2 Quang hợp hô hấp, chế độ nước và mật độ trồng
2.3.3 Nhu cầu và dinh dưỡng khoáng của cây lúa
2.3.4.Những thiệt hại trên ruộng lúa nhiệt đới
III Khí hậu và đất lúa
3.1 Khí hậu: Ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, nguồn nước
3.2. Đất lúa Việt Nam vùng phân bố và tính chất đất cơ bản
3.3 Những vùng trồng lúa và các vụ lúa chính ở Việt Nam
3.4 Quản lý dinh dưỡng cho lúa theo vùng đặc thù
3.5 Biểu hiện cây lúa thiếu chất dinh dưỡng và bị ngộ độc
IV Giống lúa và công nghệ sản xuất giống
4.1 Các giống lúa tốt phổ biến ở Việt Nam
4.2. Đặc điểm sinh lý và di truyền của cây lúa
4.3 Tiêu chuẩn ngành về khảo nghiệm DUS và VCU giống lúa
4.4 Quy trình công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai

V. Kỹ thuật canh tác lúa

5.1 Mười biện pháp kỹ thuật chủ yếu canh tác lúa
5.2 Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa thuần
5.3 Quy trình kỹ thuật nhân dòng bố mẹ lúa lai.
5.4 Việt GAP lúa khái niệm, ý nghĩa và quy trình

Xem tiếp tại
CÂY LƯƠNG THỰC  http://cayluongthuc.blogspot.com
FOOD CROPS  http://foodcrops.blogspot.com
FOODCROPS.VN   http://foodcrops.vn

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
(Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất)

Cây lúa và sự phát triển
1. Tổng quan về cây lúa
2. Các thời kỳ và giai đoạn phát triển của cây lúa
3. Sự khác nhau giữa các giai đoạn phát triển của cây lúa
4. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa
5. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa: Thời kỳ mạ
6. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa: Thời kỳ đẻ nhánh
7. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa
8. Thời kỳ chín

Hạt giống
9. Hạt giống lúa
10. Các bộ phận của hạt giống lúa
11. Quá trình nảy mầm
12. Các điều kiện cần thiết cho sự nảy mầm: Nước
13. Các điều kiện cần thiết cho sự nảy mầm: Không khí
14. Các điều kiện cần thiết cho sự nảy mầm: Nhiệt độ
15. Vì sao phải ủ hạt giống
16. Vì sao phải chọn hạt giống tốt

Sự phát triển của cây mạ
17. Nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho sự phát triển của cây mạ
18. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mạ: độ sâu của nước
19. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mạ: lượng nước
20. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mạ: nhiệt độ
21. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mạ: cường độ ánh sáng
22. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mạ: những chất dinh dưỡng dễ sử dụng
23. Cây mạ tốt có chiều cao cây phát triển đồng đều
24. Cây mạ tốt có bẹ lá ngắn
25. Cây mạ tốt phải không có sâu bệnh
26. Cây mạ tốt phải có nhiều rễ và khối lượng lớn

Cấy lúa
27. Vì sao phải cấy
28. Cấy bao nhiêu dảnh mạ trên một khóm
29. Vì sao phải cấy ở độ sâu thích hợp
30. Xén bớt lá mạ trước khi cấy nên hay không nên
Các bộ phận của cây lúa
31. Lá lúa
32. Thân lúa và sự tạo lóng
33. Rễ lúa
34. Nhánh lúa
35. Những yếu tố ảnh hưởng đến đẻ nhánh
36. Hoa lúa và sự thụ phấn, thụ tinh
37. Bông lúa và các giai đoạn hình thành hạt
Phân bón
38. Phân bón và bón phân cho cây lúa
39. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa và vai trò của phân bón
40. Phân bón hữu cơ
41. Phân bón vô cơ
42. Phân đạm và hiệu suất phân đạm
43. Phân đạm và mùa vụ
44. Phân đạm và cách sử dụng để tăng hiệu quả
45. Phân đạm và cách bón đạm để tăng hiệu quả
46. Phân lân và hiệu suất phân lân
47. Phân kali và hiệu suất phân kali

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
48. Nước và đời sống cây lúa
49. Nhiệt độ và đời sống cây lúa
50. Ánh sáng và đời sống cây lúa
51. Các giai đoạn phát triển và yếu tố cấu thành năng suất

Côn trùng hại lúa
52. Sâu đục thân lúa 2 chấm
53. Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu
53 Sâu đục thân 5 vạch đầu đen
55. Sâu đục thân bướm cú mèo
56. Sâu cuốn lá nhỏ
57. Sâu cuốn lá lớn
58. Sâu gai
59. Rầy nâu
60. Rầy lưng trắng
61. Sâu cắn gié
62. Sâu năn
63. Sâu phao
64. Châu chấu
65. Bọ trĩ
66. Bọ xít dài
67. Bọ xít xanh
68. Bọ xít đen

Bệnh hại lúa
69. Bệnh đạo ôn
70. Bệnh khô vằn
71. Bệnh hoa cúc
72. Bệnh vàng lụi
73. Bệnh vàng lún và lùn xoắn lá
74. Bệnh bạc lá
75. Bệnh lúa von
76. Bệnh thối bẹ
77. Bệnh đốm nâu
78. Bệnh cháy bìa lá
79. Bệnh lem lép hạtHát về cây lúa hôm nay

(xem tiếp ở đây)

Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa

Posted on 13.09.2011

NGỌC PHƯƠNG NAM.  Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa bao gồm 1)Thời vụ; 2)Vệ sinh đồng ruộng và làm đất; 3)Chọn giống; 4) Dùng giống lúa xác nhận chất lượng cao, ít sâu bệnh, ít nhược điểm; 5) Lượng giống sạ và xử lý hạt giống; 6) Bón phân cho lúa theo nguyên tắc kết hợp phân hữu cơ – vô cơ,  phân bón gốc- phân bón lá; 7) Quản lý sâu bệnh theo IPM, ngăn ngừa và trừ sâu bệnh kịp thời, sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng; 8 ) Phòng trừ cỏ dại; 9) Thu hoạch, phơi sấy; 10) Hạt giống cho mùa sau. Bài viết vận dụng: Quy trình VIETGAP lúa; Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa thuần và lúa lai; Quy phạm khảo nghiệm VCU giống lúa; Những tiến bộ mới về cây lúa trong thời gian gần đây. Đây là cẩm nang thực hành để tham khảo áp dụng cho các vùng lúa và vụ lúa ở Nam Bộ, Việt Nam.

 
QUI TRÌNH CANH TÁC LÚA CAO SẢN NGẮN NGÀY Ở NAM BỘ

 1.Thời vụ: Gieo sạ đúng thời vu, đồng loạt tập trung né rầy theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp địa phương, cách vụ trước  2-4 tuần.

2. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất: Sau khi thu hoạch lúa vụ trước, bà con cần cày đất phơi ải. Vùng có nước lũ nên mở cống xả lũ để rửa phèn (cho lúa vụ 3), lấy phù sa vào ruộng, ngâm đất dùng nước ém cỏ. Khi nước lũ rút tiến hành bừa trục 2-3 lần san sửa mặt bằng, diệt cỏ dại, diệt ốc bưu vàng, diệt chuột (nếu có) trước khi sạ. Đất có mặt bằng tốt, chủ động nước sẽ dễ dàng thực hiện các biện pháp kỹ thuật như khống chế cỏ, bón phân… ruộng lúa dễ đạt năng suất cao.

3. Chọn giống: Tuyển chọn giống lúa phù hợp với vùng sinh thái. Theo khuyến cáo của Khuyến nông & Cục Trồng trọt, vùng ĐBSCL hiện tại nên sử dụng các giống sau:

+ Lúa thơm, lúa lai, lúa nếp:  Giống lúa lai BTE-1, PAC807, HR182 cho vùng sản xuất luân canh lúa – tôm, vùng bị phèn, mặn, hạn sẽ phát huy năng suất tốt;  Lúa thơm: Jasmine, VĐ20, OM4900, OM3536, ST5, Nàng Hoa 9,…

+ Lúa giống mới triển vọng: OM10041; OM 54541, OM 6904, OM5472, OM4088, OM6161 (HG2). OM6162, OM4218, OM6073, OM6561, OM4059; Viện Lúa ĐBSCL có bộ giống lúa chịu mặn OM 5464, 2488, 2818, 6379, 6677, 6074, 4276, 6690, 5651, 6521, 5199ĐB, 576, 2517, 5472, 6561, 2395 đã được đưa vào sản xuất đại trà tại các tỉnh ven biển

+ Lúa phổ biến: OMCS2000, VNĐ95-20, OM239, OM4498, OM251, MTL384, HĐ1,

4. Dùng giống lúa xác nhận chất lượng cao, ít sâu bệnh, ít nhược điểm.

– Không sử dụng hạt giống lúa kém chất lượng
– Không nên lấy lúa thịt làm lúa giống
– Không sử dụng các giống cũ đã thoái hóa, nhiễm nặng sâu bệnh, chất lượng gạo kém (Nông dân phải nắm rõ đặc tính của giống trước khi trồng để chọn, nhất là những giống có nhược điểm năng suất cao nhưng chất lượng kém như  IR50404, OM 576, …  )

5. Lượng giống sạ và xử lý hạt giống

5.1 Lượng giống sa: khuyến cáo 80-120 kg/ha (nơi đất có mặt bằng tốt, chủ động nước, sạ ướt bằng dụng cụ sạ hàng IRRI SEEDER hay bằng tay; lượng giống sạ cao hơn nơi đất có mặt bằng kém, không chủ động nước, sạ khô, sạ liếp hoặc sạ ngầm)

5.2 Xử lý hạt giống:

Xử lý hạt giống bằng Vina Super Humate
+ Ngâm ½ lít Vina Super Humate + 100kg giống + 300 lít nước 24-36giờ
+ Tẩm: sau khi ngâm nước 24-36g, vớt lên, xả chua, đem ủ 10 giờ cho lúa khô vỏ, nóng lên, lấy ½ lít humate + 4 lít nước lắc đều phun xịt cho 100kg giống, đảo đều.
Sau đó ủ tiếp từ 12-18 giờ là đủ.

– Nếu sử dụng hạt lúa mới thu hoạch cần xử lý phá miên trạng bằng axit nitric nồng độ từ 3-5-8-10 phần ngàn (áp dụng cho lúa cao sản, ngắn ngày)
+ Mới thu hoạch trong vòng 1 tuần:    nồng độ 8-10%o
+ Thu hoạch trong vòng 1-2  tuần:      nồng độ 5-8%o
+ Thu hoạch trong vòng 2-3 tuần:       nồng độ 3-5%o
+ Thu hoạch trong vòng 3-4 tuần:       nồng độ 0-3%o

– Nếu có lúa von nhất thiết phải xử lý hạt giống bằng dung dịch nước muối 15% để loại bỏ các hạt lép lửng; Xử lý tiếp lúa von bằng một trong các loại thuốc bệnh Polyram, Folicur sữa, Vicarben, Jivon, liều dùng 1-2 g thuốc cho 1 kg hạt giống (xem kỹ hướng dẫn trên bao bì)

6. Bón phân cho lúa
(theo nguyên tắc kết hợp phân hữu cơ – vô cơ,  phân bón gốc- phân bón lá)

Quy trình bón phân cho lúa cao sản ngắn ngày ở Nam Bộ
– 5-7   NSS:            Xịt 1 lít Vina Super Humate/ha
– 8-10 NSS:            Bón 4-4-1* (4 bao hữu cơ, 4 bao lân, 1 bao Urê)
*200 kg phân hữu cơ vi sinh)
*200 kg phân lân
*50 kg Urê (1 bao)
– 14-15 NSS:           Xịt 1 lít Vina Super Humate /ha
– 17-18 NSS:           Cấy dặm
– 19-20 NSS:           Xịt 1 lít Vina Super Humate/ha (nơi lúa xấu, mới cấy dặm)
– 20-22NSS:              Bón theo thực tế:
*Lúa xấu, đất phèn nhiều, đất cát:         Bón 4-4-1* như đợt 1
* Lúa trung bình, đất ít phèn, đất xám:  Bón 3-3-1
* Lúa tốt, đất phù sa:                             Bón 2-2-1
* Đất trũng dư phân:                              Bón 2-2-0 (cắt Urê)
– 25-28 NSS:           Xịt 1 lít Vina Super Humate/ha
– 30-32 NSS:           Cắt nước (giúp lúa rễ ăn sâu, kháng đổ ngã,
làm đòng thuận lợi, giảm áp lực sâu bệnh,
bộ lá đứng nhận được nhiều ánh sáng tăng quang hợp)
– 40-45NSS:            Xịt 1 lít Vina Super Humate/ha (giúp lúa làm đòng thuận lợi)
Bón phân đón đòng (theo so mầu lá lúa )
* Chỗ vàng tranh:    50kg Urê + 50kg Kali/ha
* Chỗ xanh lợt:        25kg Urê + 75 kg Kali/ha
* Chỗ xanh đậm:     50-100kg Kali/ha
* Đất phèn nên bón thêm 1-2 bao Silica (có 25% Silic và 40% Can-xi giúp hạ độc phèn)

– 55NSS:                Xịt 1 lít Vina Super Humate/ha (giúp lúa trổ đồng loạt)|
– 72NSS:                Xịt 1 lít Vina Super Humate/ha (giúp hạt vàng sáng, chắc mẩy)
– 80NSS:                Xịt ½ lít Vina Super Humate/ha (hạt no, đẹp, tăng NS 200 kg/ha)

7. Quản lý sâu bệnh theo IPM
– Ngăn ngừa và trừ sâu bệnh kịp thời
– Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng
(xem kỹ hướng dẫn khuyến cáo kỹ thuật) 

 8. Phòng trừ cỏ dại
Sử dụng thuốc diệt cỏ đúng kỹ thuật: Đất bằng, chủ động nước sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm; đất không bằng, khó chủ động nước thì nên sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm (xem kỹ hướng dẫn khuyến cáo kỹ thuật trên bao bì). Sau đó cần xịt lại chỗ cỏ sót, gò cao, chỗ cỏ tái sinh… bằng các loại thuốc hậu nảy mầm kết hợp nhổ cỏ, bằng tay giai đoạn đẻ nhánh (20-25NSS), làm đòng (40-45NSS), trổ (60-70NSS) và trước thu hoạch (80-85NSS).

9. Thu hoạch, phơi sấy.
– Thu hoạch đúng độ chín khi lúa chín 85-90%. Nên sử dụng máy gặt đập liên hợp giảm thất thoát so cắt tay từ 5-6%
Chuẩn bị thật tốt sân phơi, lò sấy, tránh hư hỏng lúa sau thu hoạch.

10. Hạt mùa sau: Tuyển giống lúa phù hợp, chọn 1/10 diện tích khử lẫn thật kỹ (4 lần), dùng bao mới, suốt riêng (suốt bỏ thúng đầu), phơi riêng, tránh lẫn giống trên sân phơi. Lúa giống phơi đến độ ẩm 13%, tồn trữ trong túi yếm khí sẽ bảo quản được lâu.

Biên soạn:
Mai Thành Phụng, Hoàng Kim

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM

Gia đình nông nghiệp

NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Loại giống và hạt giống lúa cho sản xuất ở ĐBSCL

CÂY LƯƠNG THỰC. Diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp lần thứ 5 “Sản xuất và cung ứng giống lúa các tỉnh phía Nam”  tổ chức tại An Giang  vào ngày 12.7.2011. GS.TS. Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Lúa gửi bài tham luận “Loại giống và hạt giống lúa cho sản xuất ở ĐBSCL”. Tài liệu này đã cập nhật thông tin những giống lúa mới triển vọng nhất ở các tỉnh Nam Bộ: “Hội thảo đánh giá giống lúa hàng vụ do Viện Lúa ĐBSCL tổ chức hàng vài thập kỷ nay, năm nay vào ngày 16/02/2011, có trên 600 người tham dự đã bầu chọn giống lúa “hoa hậu” là OM10041; giống “á hậu” là OM 54541; giống đạt “ngôi thứ 3” là OM 6904 và một số giống khác. Đây mới chỉ là bước khởi đầu, vì đưa được vào sản xuất, còn phải nhân hạt giống, trồng thử để người nông dân tự đánh giá ngay trên đồng đất của mình. Theo trang tin điện tử của Viện Lúa ĐBSCL thì Viện đã có 16 giống lúa chịu mặn gồm các giống thuộc bộ giống OM 5464, 2488, 2818, 6379, 6677, 6074, 4276, 6690, 5651, 6521, 5199ĐB, 576, 2517, 5472, 6561, 2395. Trong đó có 15 giống đã được đưa vào sản xuất đại trà tại các tỉnh ven biển. Qua thực tế những giống này có ưu điểm kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, ổn định từ 5 – 7 tấn/ha, phẩm chất gạo tốt, đạt chuẩn xuất khẩu và đang được Cục Trồng trọt khuyến khích nông dân sử dụng rộng rãi trong điều kiện nước mặn xâm nhập và tình hình khô hạn như hiện nay”.

LOẠI GIỐNG VÀ HẠT GIỐNG LÚA CHO SẢN XUÂT Ở ĐBSCL

GS.TS. Nguyễn Văn Luật
Viện Lúa ĐBSCL

1. Lọai giống lúa
Sản xuất lúa ở ĐBSCL năm qua, năm 2010, lại tiếp tục thắng lớn, tiếp tục đạt kỷ lục mới, góp phần quyết định vào kỷ lục của cả nước: sản lượng lúa 39,8 triệu tấn, xuất khẩu gạo đạt 6,7 triệu tấn, đạt kim ngạch kỷ lục: 3,1 triệu USD. Theo Hiệp hội Lương thực, đến 1/4/2011, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khoảng 3,3 triệu tấn gạo, đã giao hơn 2 triệu tấn, giá khoảng 476 USD/ tấn gạo.

Ở ĐBSCL, giá lúa đang lên cao, nửa đầu tháng tư, giá gạo bán lẻ tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Bà con nông dân ĐBSCL đang mở rộng diện tích gieo sạ lúa năm 2011, có chiều hướng vượt phạm vi thời vụ khuyến cáo, nhưng phần lớn vẫn nằm trong phạm vi kinh nghiệm của từng vùng cụ thể.

Về khoa học công nghệ, công đầu đạt thành tích trên luôn luôn thuộc về bà con nông dân, rồi đến các cơ quan chức năng liên quan. Để tiếp tục đạt kỷ lục mới trong sản xuất lúa bền vững, cần tiếp tục xác định những khiếm khuyết về nhận thức cũng như hành động, kể cả những vấn đề còn chưa rõ, chưa có cơ sở khoa học vững vàng nên thiên về cảm tính, có vậy chúng ta mới đề xuất được giải pháp khắc phục thỏa đáng.

Cơ cấu giống lúa có hiệu quả cao trước hết phải làm sao để nông dân sản xuất lúa thu nhập cao, hay bán được thóc dễ dàng, đạt giá trị sản lượng lúa của hộ nông dân trồng lúa cao. Có một thời ta khuyến cáo trồng lúa thơm đặc sản, tựa như lúa gạo Thái Lan. Trồng lọai lúa này thường đạt năng suất thấp hơn nhiều lọai giống thông thường khác, lại nhiễm sâu bệnh, vừa tốn kém nhiều hơn và “đội” giá thành sản xuất lên cao; vừa làm ô nhiễm môi trường hơn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dân. Cho nên, người nông dân chỉ làm theo khuyến cáo trong phạm vi hạn chế, không đạt ý mong muốn của khuyến cáo.

Các cơ quan có nhiệm vụ ở địa phương, như Sở NN và cơ quan trong sở như Trung tâm Giống, Trung tâm Khuyến nông, Chi Cục BVTV.. cần có thêm điều kiện để xác định được một cơ cấu giống thich hợp cho từng điều kiện cụ thể trong mỗi vụ của địa phương mình, trên cơ sở khuyến cáo chung của Bộ NN & PTNT, và kinh nghiệm sản xuất ở chính địa phương mình và địa phương bạn. Làm tốt việc này chúng ta có thể vừa phát huy những giống đã quen với đồng đất mình như giống lúa OMCS 2000, IR 50404..; vừa tiếp thu kịp thời giống lúa mới tốt.

Hội thảo đánh giá giống lúa hàng vụ do Viện Lúa ĐBSCL tổ chức hàng vài thập kỷ nay, năm nay vào ngày 16/02/2011, có trên 600 người tham dự đã bầu chọn giống lúa “hoa hậu” là OM10041; giống “á hậu” là OM 54541; giống đạt “ngôi thứ 3” là OM 6904 và một số giống khác. Đây mới chỉ là bước khởi đầu, vì đưa được vào sản xuất, vì còn phải nhân hạt giống, phải trồng thử để ngừoi nông dân tự đánh giá ngay trên đồng đất của mình. Theo trang tin điện tử của Viện Lúa ĐBSCL thì Viện đã có 16 giống lúa chịu mặn gồm các giống thuộc bộ giống OM 5464, 2488, 2818, 6379, 6677, 6074, 4276, 6690, 5651, 6521, 5199ĐB, 576, 2517, 5472, 6561, 2395. Trong đó có 15 giống đã được đưa vào sản xuất đại trà tại các tỉnh ven biển. Qua thực tế những giống này có ưu điểm kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, ổn định từ 5 – 7 tấn/ha, phẩm chất gạo tốt, đạt chuẩn xuất khẩu và đang được Cục Trồng trọt khuyến khích nông dân sử dụng rộng rãi trong điều kiện nước mặn xâm nhập và tình hình khô hạn như hiện nay. Viện lúa ĐBSCL cũng đưa ra khuyến cáo, đối với các tỉnh ven biển có lịch xuống giống lúa Hè Thu chủ yếu trong tháng 6, thu hoạch trong tháng 9; ngành nông nghiệp các địa phương cân đối tỷ lệ giống lúa chất lượng thấp không vượt quá 15%. Đối với lúa thơm, đặc sản cũng không vượt quá 15% diện tích. Như vậy, Viện đã tiếp tục phát huy truyền thống tạo chọn giống lúa phục vụ sản xuất, và có ý thức chuyển bị giống lúa khi diễn biến của biến đổi khí hậu  phức tạp hơn..

2. Thời vụ trồng lúa
Không thể có một khuyến cáo giống, thời vụ và kỹ thuật lúa chung nào đúng trong mọi trường hợp, trong đó có cơ cấu giống lúa, biện pháp gieo sạ lúa đồng lọat để né bọ rầy, tuy về lý thuyết là đúng. Bởi lẽ, giống lúa cũng như các đợt gieo sạ còn phụ thuộc vào nước đến hay nước rút sớm hay muộn ở những vùng cụ thể. Thông tin mới về cơ cấu giống cũng như đợt rầy di trú, rầy có mang virus truyền bệnh là chính xác, có cơ sở khoa học và cơ sở thực tế tình hình rầy vào bẫy đèn được cơ quan chuyên môn của ngành Bảo vệ thực vật theo dõi khá chặt chẽ và có tính chuyên nghiệp khá cao.

Tuy nhiên, vẫn còn có “độ chậm” đến với nông dân trồng lúa, mức đô chậm phụ thuộc vào các kênh thông tin đến bà con nông dân sớm hay muộn, độ chính xác trên đường đi đến nông dân đảm bảo tới mức nào, và nhất là tình hình nước lũ rút sơm hay muộn là điều kiện khách quan để thực hiện lịch thời vụ sạ cấy lúa.. Để phát huy tác dụng của cơ cấu giống thích hợp, và của biện pháp “gieo sạ đồng lọat” để né rầy, cần lưu ý thực tế trên; cũng như xác định gieo sạ đồng lọat trong phạm vi nào phù hợp; đồng thời, không để lu mờ các biện pháp kỹ thuật khác.

3. Về chất lượng hạt giống lúa
Chất lượng hạt giống lúa ngày càng được quan tâm, vì có ảnh hưởng nào đó đến năng suất và chất lượng lúa gạo sau thu họach. Chất lượng hạt giống lúa cho sản xuất lúa ngày càng được cải thiện. Chúng ta đã có tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng hạt giống lúa, đã có phân cấp rõ ràng về các cấp giống: giống tác giả hay giống gốc, giống nguyên chủng, giống xác nhận.

Trong thực tế họat động sản xuất giống có nẩy sinh một số vấn đề và đã được điều chỉnh để có bước đi thích hợp. Điều này chỉ có trong trường hợp giống xác nhận, còn giống nguyên chủng nói chung vẫn đảm bảo đúng. Vì rất khó khăn trong sản xuất đủ giống xác nhận cho sản xuất đại trà, nên tiêu chí có giảm thấp hơn chút ít , có nơi gọi là giống xác nhận 2, có nơi gọi là giống sản xuất, có nơi vẫn cứ gọi là giống xác nhận, tất cả đều đảm bảo chất lượng hơn hẳn tập quán lấy thóc thịt làm giống, và hơn hẳn trước đây khi chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống sản xuất hạt giống lúa ở các địa phương ngày một hoàn chỉnh, An Giang được coi là dẫn đầu.

Trong thời gian qua chúng ta có những tiến bộ liên tục về đảm bảo chất lượng hạt giống lúa cho sản xuất, thể hiện bằng tỷ lệ hạt giống chất lượng cao ngày một tăng. Cho nên, cần thiết gọi đúng phẩm cấp hạt giống đã có tiêu chuẩn VN, không nên. “nâng cấp” khi chưa đạt đủ tiêu chuẩn. Hàng thập kỷ qua có “sự vênh” trong công bố số liệu về phẩm chất hạt giống lúa. Nhiều nơi công bố tỷ lệ đạt giống xác nhận trong sản xuất tới 20%, 30%, cả 40% tổng số hạt giống đã dùng trong sản xuất đại trà. Nhiều cơ quan chức năng và chuyên gia cho biết giống xác nhận đúng tiêu chuẩn được dùng trong sản xuất có thấp hơn nhiểu. Sẽ dễ dàng hơn việc đề xuất và thực hiện các giải pháp tăng chất lượng hạt giống lúa, nếu chúng ta đánh giá đúng được thực trạng.

4. Sức khỏe của hạt giống và giống kháng sâu bệnh
Có nhiều biện pháp kỹ thuật để giữ gìn và tăng cường “Sức khỏe hạt giống” http://www.blogger.com/img/blank.gifmà các nhà khoa học và cơ quan chuyên môn đã khuyến cáo, vì: “Tốt giống, Tốt má, Tốt mạ. Tốt lúa” như nông cha ta đã khuyến cáo. Trong y học cũng có khuyến cáo “Nhân cường, Tật nhược”

Tuy nhiên, khi “chấm” giống lúa nào để sản xuất thì lại cần nhớ: giống lúa nào nhiễm bệnh, kháng rầy nâu yếu kém, thì dù hạt giống, cây mạ, cây lúa có khỏe đến đâu thì vẫn nhiễm rầy, nhiễm bệnh nếu có nguồn sâu bệnh trên đồng ruộng.

Bài đã đăng báo Nhân dân ngày 11/5/2011

Xem thêm:

Sản xuất lúa chất lượng cao để nâng giá trị gạo xuất khẩu

Nhân Dân Online, cập nhật lúc 03:07, Thứ hai, 11/07/2011 (GMT+7)

Thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cưu Long. Ảnh : Hoàng Hùng.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA),  sáu tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu 3,912 triệu tấn gạo các loại, đạt trị giá kim ngạch 1,874 tỷ USD, tăng 17,57% về lượng và tăng 24,71% về trị giá so  cùng kỳ năm 2010. Với đà này, dự kiến lượng gạo hàng hóa xuất khẩu cả năm 2011 có thể đạt bảy triệu tấn.


Xuất khẩu tăng, chất lượng ổn định

Có được con số xuất khẩu gạo kỷ lục 3,9 triệu tấn trong tình hình diễn biến thị trường lương thực trong nước và ngoài nước liên tục diễn ra những biến động giá cả ngược chiều, mới thấy cố gắng nỗ lực của bốn nhà: nông dân – nhà khoa học – doanh nghiệp – Nhà nước, trong việc sản xuất, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo  Việt Nam. Trong khi theo dự báo, những tháng đầu năm, việc xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị ở Trung Ðông, thị trường lớn Phi-li-pin thay đổi chính sách nhập khẩu gạo. Tuy nhiên, theo Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong, gần đây thị trường gạo thế giới đã có nhiều thay đổi theo hướng có lợi cho  doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo của Việt Nam. Lượng gạo giao cho thị trường châu Phi tăng 55,88% so dự kiến. Gạo xuất cho các nước châu Á cũng tăng 10,54%. Mới đây, chính phủ Phi-li-pin chuyển hợp đồng cấp chính phủ sang tư nhân với số lượng nhập gạo 660 nghìn tấn, trong đó các DN trong nước đã ký hợp đồng xuất 567 nghìn tấn gạo. Băng-la-đét không chỉ nhập khẩu gạo trắng mà còn nhập khẩu gạo đồ (mặt hàng khá mới của Việt Nam) góp phần giải quyết việc tiêu thụ lúa tươi. Các nước In-đô-nê-xi-a và  Trung Quốc đang có kế hoạch nhập gạo với số lượng lớn. I-rắc vẫn nhập thường xuyên mỗi tháng 100 nghìn tấn. Theo VFA, dự kiến cân đối xuất khẩu gạo sáu tháng cuối năm có thể lên đến hơn ba triệu tấn. Như vậy, tổng lượng gạo cả năm có thể xuất khẩu lên đến bảy triệu tấn.

Cũng theo VFA, do chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam ngày càng ổn định nên độ ‘vênh’ giá cả giữa gạo Việt Nam và Thái-lan không xa như trước. Giám đốc Công ty Mê Kông (Cần Thơ) Lê Việt Hải cho biết: ‘Trước đây chất lượng gạo của Việt Nam không bằng gạo của Thái-lan nhưng hiện nay biên độ này đã được thu hẹp nên giá trị gạo xuất khẩu Việt Nam không còn là trở ngại khi chào bán ở các thị trường ngoài nước’.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng cũng cho biết: ‘Năm nay xuất khẩu gạo có khả năng vượt dự kiến đề ra chính nhờ Nhà nước ta thực hiện nhiều chính sách đầu tư về giống, khoa học – kỹ thuật, thủy lợi, phân bón, lãi suất cho vay… cho nông dân nhằm chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống để chuyển mạnh sang sản xuất những giống lúa chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước’.

Mới đây, tám thành viên của Tổng công ty Lương thực miền nam cùng nhau hợp tác đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu lúa đông xuân 2010 – 2011, với gần bảy nghìn ha thu mua được 8.631 tấn. Vụ đông xuân 2011 – 2012, Công ty lương thực Long An sẽ đầu tư 500 ha lúa chất lượng cao tại Mộc Hóa theo hình thức bao tiêu trọn gói. Nhờ vậy, diện tích đất lúa năm 2010 giảm 380 nghìn ha so  năm 2000 nhưng sản lượng tăng mạnh nhờ năng suất nhảy vọt từ 3,18 tấn/ ha (bình quân cả nước năm 1990) lên 5,3 tấn ha, trong đó khoảng 500 nghìn ha vụ đông xuân đạt từ bảy tấn/ha trở lên. Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực ASEAN về năng suất, chiếm 22% lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới.

Vẫn còn nhiều biến động

Từ nay đến cuối năm, giá gạo thế giới vẫn còn nhiều biến động bất thường do kinh tế thế giới tiếp tục gặp khó khăn với những bất trắc khó lường. Thiên tai, biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới. Kinh tế trong nước sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động từ tình hình kinh tế thế giới khiến lãi suất, giá tiêu dùng khó giảm. Việc cảnh báo của Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) về khủng hoảng giá lương thực thế giới là có cơ sở, nhưng nguyên nhân chủ yếu không bắt nguồn từ lúa gạo. Dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, tổng sản lượng gạo thế giới năm nay sẽ tăng 10,6 triệu tấn (2,2%) so niên vụ trước, trong khi tổng tiêu dùng chỉ tăng gần 8,9 triệu tấn, nên dự trữ gạo thế giới cuối niên vụ này vẫn tăng 4,5 triệu tấn. Dự báo tổng sản lượng lúa của Việt Nam năm 2011 tăng 2%, đạt 40,7 triệu tấn (27,15 triệu tấn quy gạo). Trong khi đó, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) lại cảnh báo có thể tái diễn cuộc khủng hoảng gạo như năm 2008. Dù trong tám tháng (tính đến tháng 2-2011) giá gạo chỉ tăng 17% nhưng giá lúa mì tăng 121%.

Ðể việc sản xuất, xuất khẩu cũng như bảo đảm an ninh lương thực trong nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị các DN cần linh hoạt, chủ động trong hoạt động mua bán và nắm giữ nguồn hàng. Xuất khẩu không hạn chế về số lượng song các DN phải thực hiện nghiêm giá bán. Sắp tới sẽ có thêm nhiều DN nước ngoài và cả trong nước tham gia lĩnh vực xuất khẩu gạo, do đó, cạnh tranh thu mua nguyên liệu sẽ gay gắt hơn các năm trước. Trong khi đó, theo các DN, việc đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gạo theo hướng dẫn của Bộ Công thương đang làm ‘khó’ DN bởi đến nay mới có bảy trong số 211 DN xuất khẩu gạo được cấp giấy chứng nhận trong khi hạn chót để thực hiện quy định này là từ ngày 1-10-2011. Mới đây, Bộ Công thương đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm bớt các yêu cầu kỹ thuật và có lộ trình hoàn chỉnh để DN có thời gian chuẩn bị. Các DN cũng đề nghị hiệp hội nên tiếp tục cho mua tạm trữ một triệu tấn gạo (đợt hai) nhằm chủ động ổn định nguồn nguyên liệu, góp phần bình ổn giá và bảo đảm tiêu thụ lúa gạo trong nước.

Ðiều quan trọng cần làm ngay nhằm nâng giá trị hạt gạo Việt Nam còn là nâng cao mối liên kết giữa sản xuất – tiêu thụ – xuất khẩu giữa các tỉnh vùng lúa một cách chuyên nghiệp, bài bản nhằm tạo ra nhiều mặt hàng mới từ lúa, gạo. Phát triển và tiến tới xây dựng vùng lúa chất lượng cao, quy mô lớn, có thương hiệu riêng, phục vụ xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước. Tích cực nâng cao thu nhập của người trồng lúa gắn với phát triển nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại. VFA và các DN hội viên cần xây dựng chiến lược khai thác thị trường trong nước hướng vào tầng lớp dân cư đô thị với thị hiếu gạo phẩm cấp tốt, giá cao.

BĂNG CHÂU

Tin liên quan:
Cần Thơ: 9 giống lúa mới triển vọng được bình chọn từ vụ Đông Xuân 2011
Hội thảo đánh giá tuyển chọn giống lúa ngắn ngày vụ hè thu 2011
Giống lúa
THÔNG TIN VỀ GIỐNG LÚA Nhu cầu bức thiết của nông dân


CÂY LƯƠNG THỰC

Từ điển bách khoa mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cây_lương_thực

1. Tầm quan trọng

Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn.

Năm loại cây lương thực chính của thế giới là ngô (Zea Mays L.), lúa nước (Oryza sativa L.), lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Ngô, lúa|lúa gạo và lúa mì chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng 43% calori từ tất cả mọi lương thực, thực phẩm vào năm 2003.[1]  Bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam là lúa, ngô, sắn và khoai lang (Ipomoea batatas L.).

Các loại hạt cốc khác, diện tích trồng và sản lượng ít hơn, có Đại mạch (Hordeum vulgare L.), cao lương (Sorghum, tên khác lúa miến, mộc mạch), (Setaria L.Beauv kê hạt vàng, kê đuôi chồn; Panicum miliaceum L. kê Nga; Pennisetum glaucum lúa miêu, kê trân châu, kê ngọc, kê Xu đăng; Eleusine coracana L. Gaertn), Hắc mạch (Secale cereale, tên khác lúa mạch đen, Tiểu hắc mạch (Triticale, Triticum x Secale, cây lai giữa tiểu mạch và hắc mạch), Yến mạch (Avena sativa), Kiều mạch (Fagopyrum esculentum Moench = Polygonum fagopyrum L., tên khác mạch hoa, mạch ba góc), Fonio, Quinoa.

Các loại cây có củ khác có khoai môn (Colocasia esculenta L. Schott, khoai sọ (Colocasia antiquorum Schott = C.esculenta L.Schott), củ mỡ (Dioscorea alata L., tên khác củ cái, khoai vạc, khoai ngọt), củ từ (Dioscorea esculenta (Lour) Burk tên khác khoai từ), dong riềng (Canna edulis Ker., tên khác khoai riềng, khoai đao), củ dong (Maranta arundinacea, tên khác dong đao, dong tây, củ bình tinh, củ trút), khoai mài (Dioscorea persimilis Prain et Burk, tên khác củ mài, hoài sơn), sắn dây (Pueraria thomsoni Benth), khoai nưa (Amorphophallus rivieri Dur.).

châu Phi, chuối bột cũng được dùng làm lương thực tương tự như việc sử dụng qủa sakê (Artocarpus indisa) ở nước Nhật. Tại Ấn Độ, một số nước châu Phi và một số đảo ở Thái Bình Dương, những loại đậu đỗ ăn hạt như đậu trắng, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trứng cuốc, đậu nho nhe hay thân giàu tinh bột từ một số cây như cây báng… cũng được sử dụng làm lương thực tương tự như thực phẩm ở Việt Nam.

Hạt hoặc củ của cây lương thực là thành phần chính trong khẩu phần ăn của những người dân nghèo tại nhiều nước đang phát triển. Việc tiêu thụ này ở các nước phát triển tuy ít hơn nhưng vẫn là đáng kể nhất.

Trong một số ngôn ngữ phương Tây, cây lương thực, cây “ngũ cốc” được gọi là cereal, cereali, cerealo, zerial, có nguồn gốc từ Ceres, tên gọi của vị nữ thần nông nghiệp và mùa màng của thời kỳ tiền La Mã. Nó dùng để chỉ các loài thực vật thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) được con người gieo trồng để lấy hạt có thể ăn được (về mặt thực vật học, chúng là kiểu quả gọi là quả thóc).

Trong tiếng Việt ngày nay, cây lương thực được dùng để chỉ toàn bộ nhóm cây lương thực có hạt (Cereals for grain) và nhóm cây củ có bột (Cereals for tuber), chủ yếu là bốn cây lương thực chính lúa, ngô, sắn, khoai lang.

2 Sản lượng

2.1 Cây lương thực có hạt

Bảng sau đây chỉ ra sản lượng mỗi năm của các loại cây lương thực có hạt chính vào các năm 1961,[2] 20052008, sắp xếp theo sản lượng năm 2008[1]. Trong số này chỉ có kiều mạchquinoa không phải thuộc họ Hòa thảo (còn gọi là giả ngũ cốc).

Cây

2008 (Mt)

2005 (Mt)

1961 (Mt)

Ngô Maize

822.712.527

712.877.757

205.004.683

Cây lương thực chính của người dân Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và thức ăn cho gia cầm, gia súc trên khắp thế giới.
Lúa gạo[3] Paddy, Rice

685.013.374

631.508.532

284.654.697

Cây lương thực chính của khu vực nhiệt đớicận nhiệt đớichâu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ
Lúa mì (Tiểu mạch) Wheat

689.945.712

628.697.531

222.357.231

Cây lương thực chính của khu vực ôn đới
Đại mạch Barley

157.644.721

141.334.270

72.411.104

Được trồng để sản xuất mạch nha và nuôi gia cầm, gia súc tại các khu vực quá lạnh hay đất quá nghèo dinh dưỡng đối với lúa mì
Lúa miến = Cao lương Sorghum

65.534.273

59.214.205

40.931.625

Cây lương thực quan trọng ở châu Á và châu Phi, sử dụng khắp thế giới để nuôi gia cầm, gia súc
Millets

35.651.146

30.589.322

25.703.968

Nhóm các loài cây lương thực trông tương tự nhưng khác biệt, nguồn lương thực quan trọng tại châu Á và châu Phi.
Yến mạch Oats

23.106.021

23.552.531

49.588.769

Trước đây là cây lương thực chính tại Scotland và phổ biến khắp thế giới để nuôi gia cầm, gia súc
Lúa mạch đen Rye

13.265.177

15.223.162

35.109.990

Quan trọng tại khu vực có khí hậu lạnh
Tiểu hắc mạch Triticale

14.020.842

13.293.233

0

Cây lai ghép giữa lúa mìlúa mạch đen, trông tương tự lúa mạch đen
Kiều mạch Buckwwheat

2.365.158

2.078.299

2.478.596

Được sử dụng tại châu Áchâu Âu.
Fonio

378.409

363.021

178.483

Một vài thứ được trồng làm cây lương thực tại châu Phi
Quinoa

58.989

58.443

32.435

Giả ngũ cốc, được gieo trồng tại khu vực Andes

Một vài loại cây trồng khác cũng quan trọng tại một số khu vực, nhưng sản lượng toàn thế giới là rất nhỏ (và không được đưa vào thống kê của FAO), bao gồm:

  • Teff, phổ biến tại Ethiopia nhưng gần như không có ở những nơi khác. Loài cây lương thực cổ đại này là chủ yếu tại Ethiopia. Nó chứa nhiều xơ tiêu hóa và protein. Bột của nó thường được dùng để sản xuất một loại bánh mì gọi là injera. Nó cũng có thể dùng để ăn như là loại thức ăn nóng từ bột cho bữa sáng tương tự như farina với hương vị sôcôlat hay mùi vị của quả phỉ. Bột và hạt nguyên vẹn có thể được bày bán ở một vài cửa hàng lương thực trên thế giới.
  • Lúa hoang, được trồng với số lượng nhỏ ở một vài nơi như Bắc Mỹ
  • Hạt dền, một loại giả ngũ cốc cổ đại, trước đây là loại cây lương thực chính của đế quốc Aztec
  • Kañiwa, họ hàng gần của quinoa.

Một vài loài lúa mì hoang dã cũng có thể đã từng được gieo trồng, có thể là từ rất sớm trong lịch sử nông nghiệp:

2.2 Cây củ có bột

Sắn: Năm 2008 toàn thế giới có 105 nước trồng sắn (FAO 2009) với tổng diện tích 18,69 triệu ha, năng suất 12,46 tấn/ha, sản lượng 232,95 triệu tấn. Sắn được trồng nhiều nhất tại châu Phi 11,98 triệu ha (64% diện tích sắn toàn cầu), kế đến là châu Á 3,96 triệu ha (21%) và châu Mỹ La tinh 2,72 triệu ha (15%). Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria (44,58 triệu tấn), kế đến là Indonesia (21,59 triệu tấn) và Thái Lan (27,56 triệu tấn). Việt Nam đứng thứ bảy trên thế giới về sản lượng sắn (9,39 triệu tấn) với diện tích thu hoạch năm 2008 là 555,70 nghìn ha, năng suất bình quân 16,90 tấn/ha. Việt Nam là điển hình của châu Á và thế giới về tốc độ phát triển sắn, so với năm 2000, năng suất sắn là 8,36 tấn/ha và sản lượng 1,99 triệu tấn thì năm 2008 năng suất sắn đã tăng gấp đôi và sản lượng sắn đã tăng 4,72 lần. Sắn là cây lương thực-thực phẩm chính của nhiều nước châu Phi và làm thức ăn cho gia cầm, gia súc. Sắn cũng là nguyên liệu chính để chế biến cồn sinh học (bio-ethanol), rượu, tinh bột, tinh bột biến tính, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, bún miến, mì ăn liền, chất hồ vải, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học (bioplastic). Đặc biệt, hướng chế biến cồn sinh học bằng nguyên liệu sắn lát hoặc bột sắn nghiền có lợi thế cạnh tranh rất cao vì 2,5 kg sắn lát khô (tương đương 6,0 kg sắn củ tươi) chế được một lít cồn sinh học để sử dụng làm xăng pha cồn E10.

Khoai lang: Năm 2008, toàn thế giới có 111 nước trồng khoai lang (FAO 2009) trên diện tích 8,17 triệu ha, trong đó 95% tại các nước đang phát triển, năng suất bình quân 13,46 tấn/ha, sản lượng 110,13 triệu tấn (so với năm 2005 là 123,27 triệu tấn và năm 1961 là 98,19 triệu tấn). Việt Nam có sản lượng khoai lang 1,32 triệu tấn, đứng thứ năm của toàn thế giới sau Trung Quốc (85,21 triệu tấn), Nigeria (3,31 triệu tấn), Uganda (2,70 triệu tấn) và Indonesia (1,87 triệu tấn). Khoai lang dùng làm lương thực cho người, thức ăn chăn nuôi và làm nguyên liệu chế biến tinh bột, rượu, cồn, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học.

Khoai tây: Là cây lương thực-thực phẩm chính ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới tại châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á và châu Đại dương.

3 Xem thêm

 4 Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: Cây lương thực

5 Ghi chú

1.     ^ a b FAO. “ProdSTAT”. FAOSTAT. Truy cập 27-12-2009.
2.     ^ 1961 là năm sớm nhất mà thống kê của FAO có được.
3.     ^ Sản lượng lấy cho sản phẩm chính là gạo

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hiện trạng và định hướng phát triển

  • Khái quát hiện trạng sản xuất cây lương thực ở Việt Nam.
  • Định hướng nghiên cứu phát triển cây lương thực.

1. Khái quát hiện trạng sản xuất cây lương thực ở Việt Nam

Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 22,1% GDP năm 2008, gần 30% giá trị xuất khẩu và trên 60% lực lượng lao động Nông nghiệp nước ta đã tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thời gian dài, đạt được những thành tựu to lớn, mặc dù thường gặp những tổn thất nặng nề do thiên tai:.Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực duy nhất trong nền kinh tế liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt khoảng 16 tỷ USD gấp 3,8 lần năm 2000, trong đó tăng trưởng trung bình của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2000 – 2008 là: gạo 13,6%, cà phê 19,4%; cao su 32,5%; điều 27,8%; hải sản 19,1%. (MARD 2009). Định hướng thị trường trong sản xuất nông nghiệp ngày một rõ nét Hộ nông dân đã trở thành đơn vị tự chủ kinh tế. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được tổ chức lại có hiệu quả sản xuất cao hơn. Thu nhập của hộ nông dân và hệ thống hạ tầng nông thôn có được cải thiện. Việc phục hồi rừng, nguồn nước và đa dạng sinh học cũng đã có những kết qủa. Tuy vậy, nông nghiệp vẫn còn nhiều trở ngại và thách thức: Bình quân thu nhập nông dân còn rất thấp. Sự khác biệt lớn giữa các vùng, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng. Nhiều vấn đề bức thiết trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang tạo áp lực cho tăng trưởng kinh tế và sự ổn định kinh tế xã hội. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa, ở một nước đông dân, bình quân diện tích đất trên đầu người thấp, tỷ trọng đóng góp GDP, giá trị xuất khẩu và lực lượng lao động cao. Nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất.(Bảng 1). Cây lương thực quan trọng thứ hai là ngô đang có xu hướng tăng ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Cây lương thực quan trọng thứ ba là cây sắn đang có xu hướng tăng ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du Bắc Bộ. Cây lương thực quan trọng thứ tư là khoai lang có xu hướng giảm ở hầu hết các vùng. Những cây lương thực, thực phẩm lấy củ và lấy hạt khác (như khoai tây, khoai môn, khoai mỡ, dong riềng, hoàng tinh cao lương, lúa mì, lúa miến, lúa mạch) chiếm tỷ trọng không nhiều.

Sau 25 năm đổi mới (1986-2010), Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản lượng lương thực Việt Nam không những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có khối lượng lớn cho xuất khẩu. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo và các sản phẩm sắn (tinh bột sắn và sắn lát) đứng thứ hai trên thế giới sau một thời gian dài thiếu lương thực.

Việt Nam có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới. Năm 2010, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là 6,886 triệu tấn với trị giá trên 3,24 tỉ USD (Tổng cục Thống kê, 2011). Giá FOB xuất khẩu gạo của Việt Nam giữa năm 2011 bình quân 435-470 USD/tấn đã dần được nâng lên gần tương đương giá gạo Thái Lan cùng thời điểm và cấp loại gạo. Điều này cho thấy, chất lượng gạo và quan hệ thị trường gạo của Việt Nam đã có thế cạnh tranh ngang hàng với gạo Thái Lan trên thị trường thế giới.

Hình 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2000-2010

(Nguồn: Thống kê Việt Nam, trích dẫn bởi Phạm Văn Dư, Lê Thanh Tùng 2011)

Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) có diện tích canh tác lúa khoảng 3,9 triệu ha, là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, trong đó diện tích lúa cao sản (hè thu-đông xuân) mỗi vụ khoảng 1,6-1,7 triệu ha. Hàng năm, ĐBSCL đóng góp trên 50% sản lượng lúa và trên 90% tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Việc sử dụng giống lúa cao sản và  nhiều tiến bộ kỹ thuật thâm canh lúa đã giúp nông dân nâng cao năng suất, sản lượng, tiến rất nhanh so với nhiều nước trong khu vực. Hình 3 cho thấy năng suất và sản lượng lúa ở ĐBSCL từ năm 2000-2010.

Hình 3: Năng suất và sản lượng lúa ở ĐBSCL từ năm 2000-2010

(Nguồn: Thống kê Việt Nam, trích dẫn bởi Phạm Văn Dư, Lê Thanh Tùng 2011)

Việt Nam hiện đã đạt được an ninh lương thực trên phạm vi quốc gia . Tuy nhiên để đảm bảo được an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình trên phạm vi cả nước vẫn đang còn là một vấn đề lớn, đặc biệt ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

3. Định hướng nghiên cứu phát triển cây lương thực

Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011-2020 (MARD QĐ số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009) đối với ngành sản xuất lương thưc là “Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực.” Trên cơ sở tính toán cân đối giữa nhu cầu tương lai của đất nước và dự báo nhu cầu chung của thế giới nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đảm bảo quyền lợi hợp lý của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo và xuất khẩu có lợi nhuận cao, đảm bảo sản lượng lúa đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác 3,7 triệu ha.

Phát triển hợp lý các loại cây trồng có lợi thế cạnh tranh trung bình hoặc thấp, thay thế nhập khẩu” Trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế hợp lý, xác định địa bàn và quy mô sản xuất tối ưu cho những mặt hàng này. duy trì sản lượng tối đa hơn 6,5 triệu tấn ngô hạt năm 2015 và 7,2 triệu tấn năm 2020. Đối với cây trồng áp dụng công nghệ biến đổi gen, tiến hành thử nghiệm và chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở những nơi thích hợp, trước hết áp dụng với cây trồng không trực tiếp sử dụng làm thực phẩm cho người như cây có sợi, cây lấy dầu công nghiệp, cây trồng làm nguyên liệu thức ăn gia súc mà thế giới đã áp dụng rộng rãi. Đối với những cây trồng mới trong tương lai mà thị trường có nhu cầu như cây trồng làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học (chú trọng diesel sinh học), cây trồng làm vật liệu xây dựng, làm giấy, gỗ và lâm sản, cây dược liệu… cần tiến hành trồng khảo nghiệm và sản xuất thử. Nếu có triển vọng thì mở rộng sản xuất hướng vào những vùng kém thích nghi với các cây trồng cổ truyền hiện nay (các vùng đất trống đồi núi trọc, vùng ven biển, vùng khô hạn,…). Trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế hợp lý, quy hoạch diện tích đất thích hợp ở một số vùng chuyên canh địa phương để tổ chức sản xuất một số loại cây thay thế nhập khẩu như ngô, đỗ tương, bông, thuốc lá, dầu ăn,…

Ưu tiên về cây lương thực theo vùng là:

–        Vùng núi và trung du Bắc Bộ: lúa, ngô và sắn
–        Đồng bằng sông Hồng: lúa, ngô|
–        Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ: lúa, ngô
–        Đồng bằng sông Cửu Long: lúa
–        Đông Nam Bộ: lúa, ngô, sắn

Khó khăn và thách thức Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng nhưng sản xuất lương thực đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn:

  • thiếu các giống có năng suất cao  và chất lượng tốt cho xuất khẩu, thích hợp với điều kiện của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Hiệu qủa kinh tế của các cây lương thực thấp, nhất là lúa, so với các cây trồng khác (cây công nghiệp, rau, qủa), hơn nữa , do giá lương thực thấp và biến động mạnh trên thị trường quốc tế. Chất lượng gạo Việt Nam thấp so với tiêu chuẩn quốc tế và do hạn chế trong công tác thị trường.
  • Thiếu công nghệ và thiết bị thích hợp cho thu họach, xử lý sau thu họach, bảo quản , chế biến để giảm tổn thất và tăng giá trị sản phẩm.
  • Bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và dịch bệnh.

Chính sách cho nghiên cứu cây lương thực

Để vượt qua những khó khăn và thách thức này  và đạt được các chỉ  tiêu phát triển , cần phải ban hành các chính sách phù hợp cùng với những đầu tư
Hổ trợ mạnh mẽ cho nghiên cứu các cây lương thực chính (nhất là lúa và ngô) để tạo ra các giống năng suất cao, chất lượng tốt và công nghệ sản xuất tiên tiến phù hợp, đặc biệt cho Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhằm bảo đảm an ninh lương thực và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Các ưu tiên và chiến lược nghiên cứu cây lương thực
Nghiên cứu sẽ tập trung vào ba cây chính lúa, ngô và sắn. Các ưu tiên và chiến lược cụ thể như sau:

Lúa:

  • Cải tiến giống: 1) Phát triển giống có chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi của thị trường trong nước và thế giới, phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 2) Phát triển các giống lúa năng suất cao cho các vùng sản xuất thâm canh (lúa lai và siêu lúa); 3) Phát triển các giống lúa thích hợp với các điều kiện bất lợi như hạn hán, ngập úng, chua phèn và mặn.
  • Nghiên cứu, đề xuất và chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích hợp cho các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nhằm đạt được năng suất tiềm năng.
  • Nghiên cứu chế tạo thiết bị và công nghệ cho thu họach, xử lý sau thu họach, bảo quản và chế biến gạo, giảm tổn thất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị thị trường, kể cả giá trị gia tăng thông qua đa dạng hóa các sản phẩm từ gạo.
  • Tiến hành nghiên cứu thị trường và tiếp thị đối với gạo, nhất là thị trường xuất khẩu, bao gồm các yếu tố về cung và cầu, giá cả và biến động giá cả ở tất cả các khâu của sản xuất.
  • Tiến hành nghiên cứu hiệu qủa trồng lúa và các yếu tố ảnh hưởng.

Ngô:

  • Cải tiến giống: phát triển giống ngô (nhất là ngô lai) có năng suất và chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi, phù hợp với yêu cầu của sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng và công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau của cả nước (đặc biệt ở miền Bắc và Đông Nam Bộ)
  • Nghiên cứu đề xuất và chuyển giao kỹ thuật tổng hợp thâm canh ngô
  • Nghiên cứu và phát triển thiết bị và công nghệ sau thu hoạch, kéo dài thời gian bảo quản và chế biến ngô, kể cả đa dạng hóa các sản phẩm từ ngô.
  • Nghiên cứu thị trường ngô, nhu cầu về ngô cho công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc.
  • Nghiên cứu hiệu qủa trồng ngô và các yếu tố ảnh hưởng.

Sắn:

  • Xây dựng kế hoạch và quy hoạch để xác định vùng trồng sắn thích hợp
  • Phát triển giống: phát triển các giống có năng suất và hàm lượng tinh bột cao, tỷ lệ chất khô cao làm nguyên liệu cho công nghiệp ; phát triển các giống thích hợp với vùng đồi núi để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ.
  • Đề xuất và chuyển giao kỹ thuật canh tác tổng hợp cho trồng sắn thâm canh.
  • Nghiên cứu, khảo nghiệm và đề xuất thiết bị và công nghệ chế biến sắn thành các sản phẩm lương thực khác nhau, nguyên lieu thức ăn chăn nuôi và tinh bột.
  • Nghiên cứu thị trường sắn cho công nghiệp để phát triển sắn trên quy mô thích hợp.
  • Nghiên cứu hiệu qủa kinh tế và tác động của trồng sắn đến môi trường.

Đồi với tiểu ngành cây lương thực nói chung:

Ngoài các phần đề cập trên về các ưu tiên trong nghiên cứu cho từng cây lương thực chính , các nghiên cứu nêu dưới đây là cần thiết chung cho cả tiểu ngành cây lương thực.

Thông tin cần thiết cho các nhà họach định chính sách

  • Nghiên cứu cơ sở khoa học để quy họach diện tích thích hợp cho cây lương thực và mức sản lượng lương thực.
  • Nghiên cứu các biện pháp đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình.
  • Nghiên cứu lựa chọn cây lương thực phù hợp ở các vùng cụ thể.
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng cây lương thực đến môi trường ở vùng đồi núi.

Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học

  • Lúa, ngô, (sắn và khoai): rút ngắn thời gian thuần hóa giống và chuyển các tính trạng chất lượng mong muốn về chất lượng và khả năng chống chịu các điều kiện khó khăn đối với giống mới.
  • Khoai tây, sắn và các cây có củ khác: nhân nhanh giống.
  • Trong sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu sinh học.
  • Trong chế biến lương thực

Đối với mỗi lọai cây lương thực , nghiên cứu cần đặc biệt lưu ý đến (i) hiệu qủa kinh tế, (ii) tầm quan trọng đối với xã hội, (iii) tác động đến môi trường và các nhân tố ảnh hưởng đến từng khía cạnh này, trong khuôn khổ của hệ thống cây trồng ở mỗi vùng sinh thái cụ thể.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2009. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020. Kèm theo công văn số: 3310/BNN-KH ngày 12/10/ 2009 của  Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2. FAO 2010.  FAOSTAT (1990; 1995, 2000, 2005, 2007, 2008)  http://www.fao.org

3. MARD, FAO, UNDP/FAO VIE 98/019.08 2001. Kế hoạch tổng thể nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam. Tầm nhìn đến năm 2020. Hội thảo quốc gia tổ chức tại Hà Nội ngày 3-4 tháng 5 năm 2001 với sự tham gia của 11 cục vụ, 28 viện nghiên cứu, 6 trường đại học, 6 công ty và 8 tổ chức quốc tế (UNDP, FAO, WORLD BANK, DANIDA, GTZ, JICAR, ISNAR).

4. Phạm Văn Dư, Lê Thanh Tùng 2011. Phát triển sản xuất lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long Trong sách: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2011. Sản xuất và cung ứng lúa giống các tỉnh phía Nam. Diễn đàn Khuyến Nông @ Nông nghiệp lần thứ 5. PGS.TS. Mai Thành Phụng (chủ biên), Ths. Phạm Văn Tình, KS. Vũ Tiết Sơn. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, trang 19- 29. Hoàng Long biên tập mạng và post tại các trang NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC, CÂY LƯƠNG THỰC, FOOD CROPS theo bản email trực tiếp từ PGS.TS. Mai Thành Phụng.

TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Tài liệu học tập chính

Hoàng Kim, 2010. Bài giảng Cây Lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) lưu hành nội bộ, Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. 298 trang. Dạy và học trực tuyến tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim, http://cayluongthuc.blogspot.com (Thư viện Cây Lương thực, Thống kê FAO, Việt Nam ở góc phải bên trên của trang weblog) kết nối với http://foodcrops.vnhttp://foodcrops.blogspot.com

Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình Cây lúa. Trường Đại học Cần Thơ . Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 338 trang

Trần Thị Dạ Thảo, 2009. Bài giảng môn học cây màu. Tài liệu lưu hành nội bộ                Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

2 Tài liệu tham khảo  chính

 Cây lúa.

Tiếng Việt

1. Nguyễn Mạnh Chinh, Mai Thành Phụng 2008. Phòng trừ cỏ dại trong ruộng lúa . Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 67 trang

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004. Quy phạm khảo nghiệm giống lúa.    Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 40 trang.

3. Nguyễn Văn Bộ (chủ biên) Bùi Huy Hiền, Hồ Quang Đức, Nguyễn Công Vinh, Nguyễn Văn Vân, Roland J.Buresh 2009. Hướng dẫn quản lý dinh dưỡng cho cây lúa theo vùng đặc thù của Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 204 trang.

4. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang 1995. Ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến giống lúa. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 167 trang

5. Trần Văn Đạt, 2005. Sản xuất lúa gạo thế giới hiện trạng và khuynh hướng phát trong  thế kỷ 21. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 316 trang

6. Bùi Huy Đáp, 1970. Lúa gạo Việt Nam trong vùng Nam và Đông Nam Châu Á. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 275 trang..

7. Trương Đích, 2000. Kỹ thuật trồng các giống lúa mới. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 213 trang.

8. Nguyễn Văn Hoan, 2000. Lúa lai và kỹ thuật thâm canh. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 147 trang

9. Nguyễn Văn Hoan, 2009. Kỹ  thuật thâm canh lúa ở các hộ nông dân. Tái bản lần thứ 4. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội , 100 trang

10. Nguyễn Văn Hoan, 1998. Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh các giống lúa chuyên mùa chất lượng cao, Nhà Xuất bản Nông nghiệp

11.  Nguyễn Trí Hoàn, 2007. Tóm tắt những tiến bộ trong nguyên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam (2001 – 2005). Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24 tháng 11 năm 2007. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 22.

12  Hoàng Kim, 2010. Cây lúa. Bài giảng Cây Lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) lưu hành nội bộ, Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. 298 trang

13. Tống Khiêm, 2007. Chương trình lúa lai về sản xuất lúa lai ở Việt Nam. Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24 tháng 11 năm 2007. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 31.

14. Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa. di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, 623 trang.

15  Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2008. Giống lúa và sản xuất hạt giống lúa tốt. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 111 trang.

16. Nguyễn Văn Luật (chủ biên), 2001,2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội. 1.500 trang

17. Vũ Triệu Mân (Chủ biên) 2007. Những bệnh hại chính trên cây lương thực và biện pháp phòng trừ . Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 252 trang.

18  Trần Văn Minh 2008. Cây lúa. Giáo trình Cây Lương thực. Trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Huế , 149 trang.

19. Nguyễn Gia Quốc 1994. Kỹ thuật trồng lúa cạn. Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội,. 110 trang

20. Mai Văn Quyền 2008. 186 câu hỏi đáp về cây lúa và kỹ thuật trồng lúa. Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội,. 114 trang

21. Mai Văn Quyền, 1996. Thâm canh lúa ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh. 159 trang .

22. Nguyễn Công Tạn, Ngô Thế Dân, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Trí Hoàn và Quách Ngọc Ân, 2002. Lúa lai ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 326 trang

23. Cao Xuân Tài, 2008. Bài giảng môn học cây lúa. Tài liệu lưu hành nội bộ                Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Hữu Tề và cộng sự 1997. Cây lúa. Giáo trình Cây lương thực -Tập 1. Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội , 103 trang

25. Nguyễn Thị Trâm, 2002. Chọn giống lúa lai. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 129 trang.

26. Nguyễn Thị Trâm, 2007. Kết quả chọn giống lúa lai của Viện Sinh học Nông nghiệp. Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24 . 11 . 2007. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, trang 24.

27. Lê Minh Triết, 2003. Bài giảng môn học cây lúa. Chưa xuất bản, 125 trang

28. Thomas Fairhurst .,Christian Witt, Roland Buresh và Achim Dobermann (Biên tập) TS. Trần Thúc Sơn, KS. Nguyễn Văn trường, ThS Đào Quốc Hưng, KS Nguyễn Đức Dũng (Biên dịch) Nguyễn Văn Bộ, Bùi Huy Hiền (hiệu đính) 2007. Cây lúa: Hướng dẫn thực hành quản lý dinh dưỡng IRRI, IPNI, ISBN 978-981-05-7949-4 Nhà Xuất bản Nông Nghiệp  142 trang

29. Nguyễn Danh Vàn 2008. Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng. Quyển 1. Cây lúa. Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 144 trang.

30. Trần Đức Viên, 2007. Sản xuất lúa lai ở Đồng Bằng Sông Hồng: Triển vọng của nông dân. Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24 . 11. 2007. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, trang 12.

31. Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), 1996. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa. Manila, Philippines, 59 trang.

32. Benito S. Vergara; người dịch: Võ Tòng Xuân, Hà Triều Hiệp, 1998. Trồng lúa. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 219 trang.

33. Võ Tòng Xuân (Chủ biên) và cộng sự 1984. Cây lúa. Đất và cây trồng Tập 1 (Đất và Cây lúa). Nhà Xuất bản Giáo dục, 168 trang.

Tiếng Anh

34. Bui Ba Bong, 2004. Hybrid rice adoption in Vietnam. International Forum on Hybrid Rice and World Food Security 2004. Huaihua City from September 8 – 10, 2004.

35. George Acquaah 2008. Rice. In:  Principles of Crop production: Theory, Techniques, and Technology (Second Edition) ISBN 0-13-114556-8 Papers 570-584. www.StudentAid.gov  .

Cây ngô         

Tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Cường, 2009. Kỹ thuật trồng ngô. Nhà Xuất Bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ . Hà Nội, 104 trang

2. Trương Đích, 2008. Kỹ thuật trồng ngô năng suất cao. Tái bản lần thứ 4. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 110 trang.

3. Trương Đích , Phạm Đồng Quảng, Phạm Thị Tài, 2009. Kỹ thuật trồng các giống ngô mới năng suất cao. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 54 trang

4. Cao Đắc Điểm, Trần Hữu Miện, Lê Doãn Diên, 1988. Cây ngô. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 330 trang

5. Nguyễn Thế Hùng 2001. Ngô lai và kỹ thuật thâm canh – Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đinh Thế Lộc và CS, 1997. Cây Ngô. Giáo trình Cây Lương thực, tập 2. ĐHNN I, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 160 trang.

7  Trần Văn Minh, 2003. Cây ngô. Giáo trình Cây Lương thực. Trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Huế . Nhà xuất bản Bưu Điện, 200 trang.

8. Trần Thị Dạ Thảo, 2009. Bài giảng môn học cây ngô. Tài liệu lưu hành nội bộ                Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

9.  Ngô Hữu Tình, 2009. Chọn lọc và lai tạo giống ngô. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,  371 trang.

10 Ngô Hữu Tình, 1997. Cây ngô (giáo trình cao học nông nghiệp). Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,  126 trang.

11. Ngô Hữu Tình và cộng sự 1997. Cây ngô- nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

12 Ngô Hữu Tình, Nguyễn Đình Hiền 1996. Cây Ngô: các phương pháp lai thử và phân tích khả năng kết hợp trong các thí nghiệm về ưu thế lai. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

13.Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương 2001. 267 giống cây trồng mới – Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

14. Trần Hồng Uy, Mai Xuân Triệu, Lê Quý Kha,  2002. Kết qủa điều tra xác định vùng và các điều kiện phát triển ngô thụ phấn tự do và ngô lai ở phía Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 72 trang

Tiếng Anh
15. FFTC 2001. Corn Production in Asia. Kyung joo Park (ed.), Taipei, Taiwan.

16. George Acquaah 2008. Maize. In:  Principles of Crop production: Theory, Techniques, and Technology (Second Edition) ISBN 0-13-114556-8 Papers 585-602. www.StudentAid.gov

Cây sắn

Tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Cường, 2009. Kỹ thuật trồng sắn. Nhà Xuất Bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 100 trang.

2. Đinh Thế Lộc và CS, 1997. Cây sắn. Giáo trình Cây Lương thực, tập 2. Đại học Nông nghiệp I, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.  160 trang

3. Hoàng Kim, Phạm Văn Biên 1996. Cây Sắn. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 70 trang.

4. Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi (Ed.)2001. Sắn Việt Nam: Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỷ 21. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 230 trang.

5. Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi (Ed.)1999. Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 260 trang.

6. Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi 1998. Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á, cơ hội và thách thức trước thế kỷ 21. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 270 trang.

7. Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi (Ed.) 1997. Chương trình sắn Việt Nam hướng tới năm 2000. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 270 trang.

8. Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi (Ed.) 1996. Tiến bộ mới trong nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 215 trang.

9. Trần Ngọc Ngoạn, Reinhardt Howeler 2003. Kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội , 80 trang

10 Nguyễn Công Vinh, Mai Thạch Hoành, Trần Thị Tâm 2002. Quản lý tổng hợp độ phì nhiêu đất để thâm canh sắn. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội , 76 trang

Tiếng Anh

11. CIAT, 2010. A new Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the Poor. Proc. 8 th Regional Workshop, held in Vientiane, Lao PDR. Oct 20-24, 2008.

12. Cassava Research and Development in Asia: Exploring New Opportunities for an Ancient Crop. Proc. 7 th Regional Workshop, held in Bangkok, Thailand. Oct. 28 – Nov. 1, 2002

13. CIAT, 2000. Cassava’s Potential in the 21st Centery: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in HoChiMinh city, Vietnam, Feb. 21-25, 2000. Howeler R.H. and S.L. Tan (Ed.). Bangkok. Thailand.

14. CIAT, 1996. Cassava Breeding, Agronomy and Farmer Participatory Research in Asia. Proc. V Asian Cassava Research Workshop held in Hainan, China, Nov. 3-8, 1996. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand, .

15. CIAT 1996. Benchmark study on Cassava Production, Processing and Marketing in Vietnam. Proc. Vietnamese Cassava Workshop held in Hanoi, Vietnam Oct. 29-Nov.1.1992. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand. .

16. Malaysian Agricultural Research and Development Institute (MARDI), International Society for Horticultural Science (ISHS), Food Biopolymer Research Group (FBRG), Universiti Sains Malaysia (USM) 2005. Innovative technologies for commercialization: Concise papers of The Second International Symposium on Sweetpotato and Cassava, 14-17 June 2005, Corus Hotel, Kuala Lumpur, Malaysia.

17. Hoang Kim, Pham Van Bien, R. H. Howeler (Vietnam), Watana Watananota et al. (Thailand). 2003. A review of cassava in Asia with country case studies on Thailand and Viet Nam. FAO-IFAD-CIAT-CIRAD-IITA-NRI.Volume 3, 184p; FAO Roma, Italy.

Cây khoai lang

Tiếng Việt

1. Đinh Thế Lộc và CS, 1997. Cây khoai lang. Giáo trình Cây Lương thực, tập 2. ĐHNN I, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Đinh Thế Lộc 1995. Cây khoai lang. Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Tiếng Anh

3. Taco Bottema, Pham Thanh Binh, Dang Ngoc Ha, Mai Thach Hoanh, Hoang Kim 1991. Sweet potato in Vietnam, production and markets. CGPRTNo.24. Bogor, Indonesia; 113 p.

Lúa trời ở Đồng Tháp Mười

SOURCE: http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/7652/lua-troi-o-dong-thap-muoi.html

Bùi Cao Nguyên blog, Thứ sáu, 24/12/2010, 16:16 GMT+7

 “Ai ơi, về miệt Tháp Mười,
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”…

Câu ca dao trên cho thấy thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Nơi đây, nguồn lợi thủy sản thì ai cũng biết, nhưng sản vật lúa trời thì chỉ có những người cao niên mới biết, còn thế hệ trẻ ngày nay thì rất ít người biết tới.

Lúa trời đã được xếp vào loại nông sản quý hiếm cao cấp, tương truyền được vua Gia Long đưa vào cung đình dùng trong những ngày đại lễ, cúng tế và làm đặc sản tiếp đãi thượng khách. Quần thể lúa trời hiện còn được lưu giữ và bảo tồn được 500 hecta tại Vườn quốc gia Tràm Chim tọa lạc trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì lúa trời còn gọi là “quỷ cốc”. Còn những cụ sống lâu năm ở vùng Đồng Tháp Mười cho biết lúa trời còn gọi là lúa ma, bởi lẽ loại lúa này không ai gieo sạ mà nó tự nhiên mọc trên cánh đồng mênh mông nước của vùng Đồng Tháp Mười xưa. Hàng năm, vào khoảng tháng tư dương lịch, lúc trời bắt đầu sa mưa, hột lúa bắt đầu nảy mầm và mọc cao lên chừng 5 tấc, thân lúa cứng, lá to bản. Từ tháng 8 đến tháng 12, cây lúa vươn dài, ngoi lên khỏi mặt nước, trổ đòng, đơm bông, vô hạt chắc rồi chín từ hạt vào lúc nửa đêm khuya khoắt và rơi rụng vào lúc mặt trời vừa ló dạng.

Bông lúa trời to, dài và thẳng hơn lúa thường, hạt lúa trên bông rất thưa. Với đặc tính trên, ngày xưa cư dân Đồng Tháp Mười thường đi gặt lúa trời vào lúc nửa đêm tới hừng sáng là đầy xuồng chở về nhà… Khi thu hoạch lúa trời, ít nhất phải có 3 người và thường được trang bị đầy đủ phương tiện và dụng cụ như: một chiếc xuồng ba lá có căng một tấm đệm ở giữa theo chiều dọc dài gần 2 m của chiếc xuồng, cao khoảng 1,5 m với hai cây đứng. Cây trước cao 2,5m và cây sau chỉ cao bằng tấm đệm, được gọi là cây cần câu. Hai cần đập bằng tre dài khoảng 2,5 m nằm hai bên và dọc theo chiều dài tấm đệm. Một đầu buộc chặt vô cây cần câu, khoảng giữa cần đập được cột dây treo trên đầu cần câu. Khi đập lúa, người đứng trước mũi chống xuồng đi vào đám lúa trời, người ngồi sau cầm hai cần đập, đập lúa vào tấm đệm cho rụng hột vào trong xuồng. Trên xuồng có ba người, một người bơi, hai người kia cắt lúa.

Mỗi bông lúa chỉ rụng một hoặc hai hạt trên xuồng, phải bỏ công vất vả, khổ nhọc lắm vì từ nửa đêm đến sáng mới thu gặt lúa trời được đầy xuồng. Các đầu bếp ở khu ẩm thực của địa danh du lịch sinh thái rừng tràm Gáo Giồng cho biết: “Sau khi đập lúa trời xong, đem về ngâm trong nước ba ngày rồi đem phơi cho rụng đuôi trước khi cho vào cối giã thành gạo giống như lúa thường, nhưng không giã gạo quá trắng. Gạo lúa trời dài hơn gạo thường và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi nấu, đổ gạo và nước vào nồi đất, úp một lá sen vào nồi trước khi đậy vung, chỉ đun bằng củi hoặc rơm để không làm giảm hương vị lúa trời. Cơm nấu bằng gạo lúa trời có màu hồng nhạt và ngọt, thơm, dẻo ngon…, hương vị đặc trưng của miền quê sông nước Tây Nam bộ. Một cách nấu khác là cơm gói lá sen hiện nay được nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản như ở khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giới thiệu với du khách đến tham quan nơi này.

Trong quá trình nấu cơm bằng gạo lúa trời, không ít người tranh thủ chắt nước cơm ra, bỏ vào đó chút đường phèn hay ít mật ong để có một thức uống thơm ngon thú vị. Lúa trời còn được sử dụng để chế biến bột dinh dưỡng chất lượng cao dành cho trẻ em, làm bột tinh lọc đổ bánh xèo và các loại bánh thơm ngon bổ dưỡng khác.

Lúa trời là loại giống lúa quý hiếm đang được bảo tồn lưu trữ nguồn gen tại Vườn quốc gia Tràm Chim để làm nguồn lai tạo ra giống lúa mới, vừa có năng suất cao vừa chịu phèn tốt, thích hợp với vùng U Minh, Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên…

TRẦN TRỌNG TRUNG

PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
Loạt hình này  Bùi Cao Nguyên mới chụp trong khu bảo tồn

Tràm chim Tam Nông hôm 3/9/2011.

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS

NGỌC PHƯƠNG NAM

2 thoughts on “Cây lương thực

  1. Cây lúa Việt Nam điểm tin chọn lọc

    http://cayluongthuc.blogspot.com/search/label/C%C3%A2y%20l%C3%BAa%20%C4%91i%E1%BB%83m%20tin%20ch%E1%BB%8Dn%20l%E1%BB%8Dc

    CAYLUONGTHUC. Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Chí Công điểm tin chọn lọc cây lúa với những tin chính: Xuất khẩu lúa gạo toàn cầu năm 2010 FAO dự báo đạt 454 triệu tấn tăng 8 triệu tấn so năm 2009. Giống lúa thuần chất lượng VS1 của GS.TS Trần Duy Quý và nhóm tác giả Viện Di truyền Nông nghiệp (bài và ảnh Dương Đình Tường , báo NNVN). Giống lúa Phú Ưu 2 ở Yên Khánh Ninh Bình. Giống lúa QR1 với dự án quy mô 200 ha ở Yên Khánh Ninh Bình. Thông tin về Hội nghị sơ kết vụ hè thu 2010 và triển khai kế hoạch vụ thu đông 2010 ở các tỉnh Nam Bộ ngày 19/5 tại Long Xuyên. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì và kết luận hội nghị đã yêu cầu các địa phương củng cố và đưa vụ thu đông vào sản xuất chính vụ, thậm chí hướng tới có thể thay vụ lúa hè thu bằng vụ thu đông, vì vụ này thời tiết thuận lợi hơn, năng suất cao hơn và thời điểm tiêu thụ lúa cũng tốt hơn. Thông tin về văn minh lúa nước và sức sống hạt thóc đồng bằng sông Hồng. Mới đây, các chuyên gia khảo cổ học đã thu được những hạt thóc ước tính vài ngàn năm tuổi tại khu khai quật Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội). Bản tin khoa học của GSTS Bùi Chí Bửu :Thực chất dinh dưỡng của gạo lứt theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ; Phân lập gen Bph14, điều khiển tính kháng rầy nâu trên lúa.Xác định gen trong cây lúa điều khiển tính trạng phẩm chất gạo; Không có những trở ngại kỹ thuật đối với lúa biến đổi gen; Lúa gạo GM tốt cho sức khỏe hơn lúa gạo bình thường; ATPase khởi động quá trình phosphoryl hóa tự động ở receptor XA21 và gây ức chế tính miễn dịch tại XA21 trong bộ gen cây lúa. Sự vận chuyển glucose trong cây lúa; Transcriptome và metabolome: phân tích phổ gen của cây lúa mạch chuyển gen

  2. Pingback: Hoa điên điển và em Cao Nguyên | Ngọc phương Nam

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s