Tình hình biển Đông có gì mới ?



Biển Đông và  đường lưỡi  bò
vẫn là  chủ  đề  nóng và động thái còn diễn biến phức tạp. Đây chỉ mới là sự khởi đầu của cuộc chiến pháp lý về chủ quyền trên biển Đông. Phía Trung Quốc đã chuẩn bị dư luận trong nước trên 60 năm (1950- 2011) về đường lưỡi bò “chuỗi ngọc trai của đất mẹ Trung Quốc” và đã  thực hành “lấn dần từng bước”, “đặt trước việc đã rồi”, chọn thời cơ thích hợp đưa “đường lưỡi bò” thành vấn đề đang tranh chấp. Trung Quốc hiện đang hối thúc Việt Nam sớm đồng thuận theo cách “chủ quyền thuộc tôi, gác bỏ tranh chấp, cùng nhau khai thác, lấy tiền đổi đất, đất đổi hòa bình”.  Phía Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa sự thật lịch sử hiển nhiên và hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý; Quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước Việt Nam là hướng dư luận vào sự ứng xử phù hợp, kiềm chế, không có những hành động tự phát, không tham gia vào những hoạt động không chính thống, đảm bảo nguyên tắc không làm phức tạp thêm tình hình giải quyết tranh chấp. Bản tuyên cáo đặc biệt do một số nhân sĩ, trí thức khởi xướng về việc nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông ngày 25 tháng 6 hiện có 1164 người tham gia ký tên. Quan điểm của những người  ký tuyên cáo coi việc giải quyết vấn đề biển Đông trong hòa bình thuộc trách nhiệm của Chính phủ nhưng điều đó không có nghĩa người dân không được quyền tiếp tục thể hiện thái độ của mình; Tuyên cáo đề cao ý chí, nguyện vọng và sức mạnh của toàn dân. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân. Vì vậy bên cạnh biện pháp chính trị, quân sự và ngoại giao, biện pháp đấu tranh hiệu quả nhất vẫn là phải dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc. Vấn đề biển Đông đòi hỏi sự bản lĩnh và trí tuệ, sáng suốt và kiên trì, thế và lực của toàn dân tộc, sự ủng hộ quốc tế, sự minh bạch thông tin và phổ biến sâu rộng kịp thời cho dân chúng biết các vấn đề liên quan đến tranh chấp biển Đông.

TIN NỔI BẬT

Lần đầu tiên, một bản phân tích kỹ lưỡng về bức Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Huu Nguyen). Bài này được đăng trên Đại đoàn kết ngày 20 tháng 7 năm 2011.

Đại đoàn kết : Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (20/07/2011)

Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đảo Núi Le thuộc quần đảo Trường Sa

Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

“Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược “lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ “giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh “phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH –Trung Quốc lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích “sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã “lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.
Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Bức Công hàm 1958
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết “estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”…

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ “nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu “miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.

Nhóm PV Biển Đông

KIẾN NGHỊ
VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Hồ Uy Liêm | Nguyễn Trọng Vĩnh | Trần Việt Phương | Hoàng Tụy
Trần Đức Nguyên | Nguyễn Huệ Chi | Nguyễn Trung | Phạm Chi Lan
Chu Hảo | Nguyễn Xuân Diện | Nguyễn Đình Đầu | LM Huỳnh Công Minh
Lê Hiếu Đằng | Tương Lai | Trần Quốc Thuận | Vũ Thành Tư Anh
Lê Mạnh Thát | Nguyên Ngọc | Nguyễn Hữu Châu Phan | Nguyễn Đình An

.Địa chỉ hộp thư tiếp nhận chữ ký
của đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài:

Email: kiennghi1007@gmail.com

Tiến sĩ Vũ Cao Phan, người rất được dư luận coi trọng sau bài trả lời phỏng vấn  của đài Truyền hình Phượng Hoàng Trung Quốc về biển Đông, đã chia sẻ với VnExpress:

Để giải quyết tình hình căng thẳng ở biển Đông, theo ông chúng ta nên có hành động như thế nào?

– Tôi từng nói chúng ta không thể chống con sào xuống Thái Bình Dương để đẩy con thuyền Việt Nam ra xa khỏi Trung Quốc. Hai nước trở thành láng giềng đó là sự ấn định của của tạo hóa, lịch sử, không thể thay đổi được. Chúng ta không có cách nào khác là chấp nhận vị trí địa lý mà mình có, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nước bạn, có lợi cho hai bên. Vấn đề là chúng ta phải ở tư thế như thế nào, phải xử sự ra sao thì lại là câu chuyện tưởng dễ mà khó. Nhưng tôi là một người lạc quan, tôi rất tin mọi sự sẽ được giải quyết theo hướng tích cực.

Giáo sư Phan Huy Lê:

Những hành động của Trung Quốc đang làm cho tình hình Biển Đông nóng dần lên. Dĩ nhiên Việt Nam phải theo dõi sát sao, xây dựng chiến lược ứng phó lâu dài, đồng thời cần chủ động đối phó kịp thời với từng việc cụ thể. Tôi muốn nêu lên mấy suy nghĩ và đề xuất sau đây:

1. Lập trường bất biến của chúng ta là coi việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ toàn vẹn của đất nước là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Trên lĩnh vực này, mọi quốc gia – dân tộc đều bình đẳng, không có phân biệt nước lớn – nước nhỏ và càng không có quyền nước lớn áp đặt cho nước nhỏ.

Lịch sử Việt Nam còn ghi lại bao lời tuyên bố vang vọng mãi với non sông đất nước, thấm sâu trong tâm trí các thế hệ con người Việt Nam như lời thề non nước. Đó là lời thơ thần “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thời chống Tống thế kỷ XI, lệnh của hoàng đế Lê Thánh Tông “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại vứt bỏ… Kẻ nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di” năm 1473, lời kêu gọi “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ (đánh cho biết rằng nước Nam anh hùng và có chủ)” của Quang Trung Nguyễn Huệ trong chống Thanh thế kỷ XVIII, lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập năm 1945 “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”.

Lịch sử Việt Nam cũng chứng tỏ rằng Việt Nam tuy là nước nhỏ (so với nhiều nước xâm lược, nhỏ hơn nhiều lần về lãnh thổ, dân số, tiềm lực kinh tế, quân sự) nhưng vẫn có thể tạo nên sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Đó là chiến lược giữ nước “dĩ đoạn chế trường (lấy ngắn chế dài)” theo Trần Quốc Tuấn, “dĩ nhược chế cường, dĩ quá địch chúng (lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều)”, “dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn, dĩ chi nhân nhi địch cường bạo (lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo)” theo lời Nguyễn Trãi.

2. Hết sức coi trọng việc giữ gìn hòa bình, ổn định cho đất nước và khu vực, biết tự kiềm chế, kiên trì sử dụng các giải pháp ngoại giao, chính trị để giải quyết các vụ đụng độ, tranh chấp trên Biển Đông bằng công pháp quốc tế và bằng con đường đấu tranh ngoại giao, bằng đàm phán giữa các nước có quyền lợi liên quan. Cần triển khai mạnh mẽ, chủ động mặt trận đấu tranh ngoại giao, nhất là ngoại giao pháp lý, trên các diễn đàn và trong các tổ chức khu vực và quốc tế, làm cho dư luận thế giới thấy rõ lẽ phải và chính nghĩa của Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng ASEAN và các nước trên thế giới. Trong cuộc đấu tranh này, không phải sức mạnh quân sự mà là sức mạnh của lẽ phải, của chính nghĩa và của trí tuệ có sức thuyết phục cao nhất.

3. Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia không chỉ là trách nhiệm của Đảng cầm quyền và Nhà nước Việt Nam mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của nhân dân, của mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Vì vậy cần thông tin kịp thời, công khai mọi diễn biến tình hình Biển Đông cho nhân dân biết để tạo nên sự đồng thuận và tham gia của toàn dân, của cả dân tộc Việt Nam.

4. Lịch sử hàng nghìn năm bảo vệ đất nước cho thấy sức mạnh tiềm tàng lớn lao nhất của dân tộc Việt Nam là sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc. Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy hay bị đe dọa, mọi người Việt Nam đều sẵn sàng gạt bỏ lợi ích riêng, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết để chung sức bảo vệ đất nước. Chúng ta không bao giờ được quên những tổng kết của tổ tiên như lời Trần Quốc Tuấn, muốn giữ nước phải lo “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa”, “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức”, “chúng chí thành thành (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước)”, lời Nguyễn Trãi “sức dân như nước”, “thuyền bị lật mới thấy dân như nước”…

Sức mạnh quốc phòng rất quan trọng, sự liên kết quốc tế rất cần thiết nhưng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết dân tộc luôn luôn là nền tảng giữ vai trò định đoạt. Vì vậy, nâng cao hiểu biết của nhân dân về quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trên Biển Đông và cơ sở lịch sử – pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là rất cần thiết và quan trọng. Rất tiếc, cho đến nay, những ấn phẩm nghiên cứu và phổ cập về những vấn đề này còn quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của nhân dân.

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đang khẩn trương hoàn chỉnh bản thảo để xuất bản một công trình nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng nằm trong mong muốn đóng góp một phần giải quyết nhu cầu này.

 (Theo Tạp chí Xưa và Nay số 381, tháng 6/2011)

Hoàng Kim
(Bài tổng hợp)

Tin liên quan:
‘Tôi bất ngờ về hiệu ứng buổi phỏng vấn của đài Phượng Hoàng’
Tình thế lưỡng nan của VN, Philippines và những cơ hội mới
Học giả Việt Nam trả lời truyền hình TQ về Biển Đông
YÊU CẦU BỘ NGOẠI GIAO CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC
DANH SÁCH 1.164 NGƯỜI KÝ TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT
BẢN TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT DO GIỚI NHÂN SĨ TRÍ THỨC KHỞI XƯỚNG

Nói chuyện chuyên đề về chủ quyền biển đảo
Tư liệu biển Đông và đường lưỡi bò

Phản đối tạp chí khoa học của Ý in bản đồ sai sư thât về biển đảo Viêt Nam

Mr. Do  Blog: “Bức thư của người VN gửi tạp chí khoa học tại Ý (đã đăng bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc). Anh Nguyễn Hùng, ở Úc, người chuyển cho tôi bức thư này, cũng là một trong những người đã thông báo cho tôi vụ Hội Địa lý Quốc gia Mỹ in bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa trước đây.Nhiệt tâm của những người như anh Hùng khiến tôi vừa thán phục (vừa tự thấy xấu hổ vì không thường xuyên “phụ họa” được với họ).”——————25 June, 2011Professor Raffaello Cossu
IMAGE (Environmental Engineering) Department
Università degli Studi di Padova
Lungargine Rovetta 8, 35127Padova, Italy
Email: wmeditorinchief@gmail.comDear Professor Cossu:We are a group of Vietnamese academics and professionals currently living in various parts of the world. We would like to join Professors Van Tuan Nguyen (Garvan Institute of Medical Research, Australia) and Tuan Quang Pham (The University of New South Wales, Australia) in expressing our concern, if not outrage, about the bias shown in the map of China (i.e. deletion of neighboring countries such as Vietnam, Malaysia, Indonesia, The Philippines…and inclusion of the disputed waters and islands to the east of Vietnam) contained in the paper “Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis” authored by Tai et al. recently appearing in your journal .In the interest of scientific integrity as well as the true facts of the East Sea of South East Asia, we would appreciate your putting out a correction as requested by the Professors or at least printing their letters in full so the readers of your journal can make up their minds about the bias in the paper written by Tai et al.Yours sincerely,

Khoa Ba Ngo, M.B.A., USA
Mai Tran, Ph.D, , Australia
Tuyen Gia Do, B.E. Elect, Saudi Arabia
Phuong Minh Tran, M. Tech, Australia
Long Viet Bui, B.E. Mech, Vietnam
Ba Tuoc Tran, M. Com., Vietnam
Long Quang Le, B.E. Mech, New Zealand
Xa Van Nguyen, M.E. Civil, USA
Tu Van Nguyen, M.Com. (Econ.), New Zealand
Lap Q Nguyen, Ph.D.,USA
Han Huu Huynh, B.S. Tech (Food), USA
Tuyet Van Duong, M.Com. (Econ.), USA
Danh Cong Bien, M.E. Elect, New Zealand
Triet Minh Ngo, P.E. Civil, USA
Kho Huu Nguyen, Ph.D.(Chem Eng), P.E. (USA)
Nham Truong, Ph.D, Australia
Ngoc Bich Tran, Ph.D. (Econ.), CFP, E.A. (USA)
Hong Ba Le, M.Sc, Australia
Huynh Tung Ngo, B, Agr.Sc, Australia
Hung The Vu, B.S. Comp., USA
Ngon Danh Nguyen, P.E. Civil, USA
Mai Chi Thi Nguyen, B.Com., USA
Khanh Tuoc Trinh, Ph.D., New Zealand
Bich Lien Nguyen, B.A. Edu., USA
Mui Dinh, B.A. Edu., Australia
Tuan Sy Bui. Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Duong Thanh Tran, B.A.Edu, New Zealand
Chau Bich Bui, M.A., USA
Nga Thien Nguyen, B.S. Comp., New Zealand
Thi Nhung Do, B.A. Edu., USA
The Hung Nguyen, Ph.D., Uni of Danang, Vietnam
Hung Nguyen, B.E. Chem., Australia
Tara T. VanToai, Ph.D., USA
Norman N. VanToai, Ph.D., USA
Ngoc Diep Vuong, M.Com.,Economics, USA
Thanh Truc Vuong, B.A.Edu, USA
Long Phan Pham, P.E, Viet Ecology Foundation, USA
Quyet Vu, M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns, M.A. Edu., New Zealand
Lieu Thu Le, B.E. Chem, New Zealand
Ngoc Bich Becker, MTA. CANDMED, Germany
Van Hao Nguyen, M.E. Civil, Australia
Thi Tinh Tien Le, M.Com, Economics, Australia
Mong Trinh Thi Nguyen, B.A, New Zealand
Thomas Hung Ngoc Dang, M.B.A, CPEng, Australia Khanh
Nguyen-Do, Ph.D., Australia
Kim Ngoc Truong, B.E. Chem, USA

Disguised and fabricated map of China without the countries of South East Asia

True regional map of South East Asia

Cập nhật:

Phía tạp chí Ý đã trả lời:

Dear Hung Nguyen,
Thank you for your e-mail. The Editor in Chief is evaluating the matter as a priority and will publish a note on the next issue of our Journal.

Best regards,

Managing Editorial Office
Waste Management

Nguôn:  Mr. Do

Thế lưỡng nan của ASEAN ở Biển Đông
ASEAN’s dilemma in South China Sea

Michael Richardson
Straits Times (Singapore) July 4, 2011
http://www.viet-studies.info/kinhte/ASEAN_Dilemma_trans.htm

Các đòi hỏi xung khắc nhau của Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á về việc kiểm soát các khu vực rộng lớn của biển Đông có thủy sản có giá trị và dầu mỏ, khí thiên nhiên và tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển, đã thu hút Mỹ và các cường quốc bên ngoài khác vào cuộc tranh chấp này.

Nước nào trong các nước có can dự vào trường tranh đua này sẽ thắng thế, và bằng cách nào? Hay các tay chơi chính sẽ rụt lại sự đối đầu để tiếp tục nền hòa bình và thương mại đã thúc đẩy châu Á đi đầu trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu ?

Quyền lợi được hay thua là rất cao. Mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ là một trụ cột của sự ổn định châu Á. Tranh chấp Biển Đông là một phép thử các quan hệ trong tương lai giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Sự gắn kết của ASEAN cũng đang được thử nghiệm trong cuộc đấu đá giữa siêu cường quân sự hàng đầu và gã khổng lồ khu vực đang trỗi dậy.

Trung Quốc đang phô trương sức mạnh cơ bắp của họ bởi vì nước này nói rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi trên các nhóm đảo chính ở Biển Đông và quyền tài phán trên các vùng biển xung quanh, và rằng các quốc gia Đông Nam Á dẫn đầu là Việt Nam và Philippines đang ăn cắp một lượng lớn khí đốt, dầu và thuỷ sản mà đúng lẽ là thuộc về Trung Quốc.

Bắc Kinh đã cảnh báo rằng việc này phải chấm dứt. Chủ nghĩa dân tộc trong số các bên tranh chấp chủ yếu đang cháy bùng cảm xúc.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào ngày 23 tháng 6 xác định lại vị thế chính thức của Washington sau cuộc hội đàm với đối tác Albert del Rosario của Philippines . Ông này nói với bà rằng kể từ tháng Hai, đã có tới 9 lần “xâm nhập gây hấn” của Trung Quốc trong vùng biển thuộc biển Đông do Philippines tuyên bố chủ quyền. Việt Nam cũng đã có các khiếu nại tương tự.

Bà Clinton nói rằng Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp biên giới biển và lãnh hải ở biển Đông nhưng phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực để thúc đẩy những đòi hỏi chủ quyền của bất kì bên nào.

Bà nói thêm rằng Hoa Kì có “một lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế, và giao thương hợp pháp không bị cản trở, trong vùng biển Đông. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN nhưng với các quốc gia hàng hải khác trong cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn “.

Đó là lập trường chính thức Mỹ. Tuy nhiên, cựu phụ tá ngoại trưởng Nicholas Burns gần đây đã đưa ra một cái nhìn bộc trực trong cách đánh giá thực sự của Washington khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chuẩn bị trao đòn xeo quyền lực cho một thế hệ lãnh đạo trẻ hơn năm tới.

Ông Burns nói rằng Washington thấy sự rối rắm không phải từ thế hệ ông Hồ Cẩm Đào mà từ thế hệ dân tộc chủ nghĩa hơn sẽ sớm lên nắm quyền lực.

“Tôi nghĩ có một sự đồng thuận rằng Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm năng …và rằng nếu Trung Quốc sẽ trỗi dậy với việc hiện đại hóa quân sự lớn một cách bất thường, và thấy có tình trạng hỗn loạn ở châu Á và một sự giảm sút hoặc rút lui của Mỹ và … một hệ thống liên minh tàn lụi, thì Trung Quốc có thể bị cám dỗ để tìm kiếm sự thống trị quân sự.”

Ông Burns nói rằng ông không có ý nói về sự thống trị thực dân, nhưng “khả năng đe dọa, thứ hành vi của Trung Quốc mà chúng ta đã thấy ở ASEAN (Diễn đàn khu vực về an ninh) mùa hè năm ngoái trên biển Động, một nước Trung Quốc đi quá trớn.”

Mặt khác, nếu Mỹ “có thể giữ nguyên vị thế của mình ở châu Á, vẫn duy trì sức mạnh quân sự chủ yếu của nó thông qua hệ thống đồng minh của mình, và cũng bao gồm luôn Ấn Độ trong một mối quan hệ đối tác chiến lược mới ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, có nhiều khả năng hơn nữa khi Trung Quốc trỗi dậy giữa một biển dân chủ đầy các cường quốc dân chủ, thì sẽ là hoà bình “.

Sự đồng thuận Washington do ông Burns nêu ra là nhất quán với các hành động của Mỹ. Trong tháng vừa qua, chính quyền Obama đã tái khẳng định một cách rõ ràng cam kết của mình với các đồng minh chủ chốt châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Họ cũng đã làm điều tương tự với Australia.

Bộ Tư lệnhThái Bình Dương Mỹ đã tổ chức các cưộc tập trận huấn luyện trong vùng biển Đông với Philippines và một số nước Đông Nam Á khác. Trong khi đó, Washington đã củng cố quan hệ chiến lược với Việt Nam.

Mỹ cũng đã đồng ý với Nhật Bản đưa Ấn Độ vào một cuộc đối thoại an ninh ba bên, trên cơ sở Ấn Độ có các lợi ích thương mại và hải quân đang tăng lên tại các tuyến đường biển bận rộn xuyên qua biển Đông và New Delhi quan tâm đến cách hành xử của Trung Quốc ở đây như là một dấu hiệu về cách mà Bắc Kinh sẽ hành xử như thế nào trong tranh chấp biên giới Trung-Ấn.

Tuy nhiên, có dấu hiệu đáng lo ngại rằng Trung Quốc tin rằng các động thái này của Mỹ, đồng minh và bạn bè chỉ là trò tháu cáy và rằng cán cân quyền lực trong vùng biển Đông sẽ nghiêng về phía Trung Quốc mà không gì ngăn cản được vì giao thương và các liên kết khác đang lớn mạnh của Trung Quốc với Đông Nam Á mang thêm đòn xeo.

Các quốc gia ASEAN có thể phải đối mặt với một sự lựa chọn đau đớn. Họ sẽ xuống nước nhân nhượng, và do đó làm táo tợn hơn một Trung Quốc ngày càng có thế lực, là một phần không thể tách rời của châu Á, hay họ sẽ dựa vào các đảm bảo ngoại giao và trợ giúp chiến lược tương đối yếu và bị phân tâm từ các cường quốc ngoài khu vực như Mỹ và Nhật Bản.

NGỌC PHƯƠNG NAM

34 thoughts on “Tình hình biển Đông có gì mới ?

  1. GS Phan Huy Lê: “Lãnh thổ toàn vẹn của đất nước là bất khả xâm phạm”

    Bee.net 06/07/2011 20:38:18
    http://bee.net.vn/channel/1988/201107/Lanh-tho-toan-ven-cua-dat-nuoc-la-bat-kha-xam-pham-1804553/

    – “Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đang khẩn trương hoàn chỉnh bản thảo để xuất bản một công trình nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” – GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết.

    Tính toán có chủ đích của Trung Quốc

    GS nghĩ gì về hành động Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày 26/5 và 9/6?

    Tàu Bình Minh 02 và Viking 02 tiến hành khảo sát địa chấn trong phạm vi thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Rõ ràng việc cắt cáp hai tàu đó của Trung Quốc là hành động khiêu khích xâm phạm chủ quyền Việt Nam theo Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc đã tham gia. Hơn thế nữa, hai vụ xảy ra chỉ cách nhau 14 ngày, chứng tỏ tính nghiêm trọng của sự vi phạm và sự tính toán có chủ đích của Trung Quốc.

    Theo GS, tính nghiêm trọng của vụ việc và chủ đích của Trung Quốc biểu thị ở chỗ nào?

    Sau vụ thứ nhất, Việt Nam đã tuyên bố phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động vi phạm, kêu gọi hai bên cùng tôn trọng Luật Biển năm 1982, trở lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC năm 2002, thực thi những thỏa thuận của lãnh đạo hai nước trong gìn giữ mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

    GS Phan Huy Lê. Ảnh TTVN
    GS Phan Huy Lê. Ảnh: TTXVN

    Vụ thứ hai cho thấy Trung Quốc bất chấp tất cả và đang theo đuổi một mục tiêu chiến lược của mình. Đó là việc đơn phương và ngang ngược áp đặt rồi từng bước hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” hoàn toàn không có căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý. Đây là mối đe dọa không chỉ chủ quyền Việt Nam mà cả lợi ích của nhiều nước trong khu vực và các nước trên thế giới trong sử dụng con đường hàng hải quốc tế nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương qua vùng biển Đông Nam Á.

    Nước lớn không có quyền áp đặt nước nhỏ

    Trước tình hình đó, theo GS, Việt Nam nên ứng xử và đối phó thế nào?

    Những hành động của Trung Quốc đang làm cho tình hình Biển Đông nóng dần lên. Dĩ nhiên Việt Nam phải theo dõi sát sao, xây dựng chiến lược ứng phó lâu dài, đồng thời cần chủ động đối phó kịp thời với từng việc cụ thể. Tôi muốn nêu lên mấy suy nghĩ và đề xuất sau đây:

    1. Lập trường bất biến của chúng ta là coi việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ toàn vẹn của đất nước là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Trên lĩnh vực này, mọi quốc gia – dân tộc đều bình đẳng, không có phân biệt nước lớn – nước nhỏ và càng không có quyền nước lớn áp đặt cho nước nhỏ.

    Lịch sử Việt Nam còn ghi lại bao lời tuyên bố vang vọng mãi với non sông đất nước, thấm sâu trong tâm trí các thế hệ con người Việt Nam như lời thề non nước. Đó là lời thơ thần “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thời chống Tống thế kỷ XI, lệnh của hoàng đế Lê Thánh Tông “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại vứt bỏ… Kẻ nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di” năm 1473, lời kêu gọi “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ (đánh cho biết rằng nước Nam anh hùng và có chủ)” của Quang Trung Nguyễn Huệ trong chống Thanh thế kỷ XVIII, lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập năm 1945 “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”.

    Lịch sử Việt Nam cũng chứng tỏ rằng Việt Nam tuy là nước nhỏ (so với nhiều nước xâm lược, nhỏ hơn nhiều lần về lãnh thổ, dân số, tiềm lực kinh tế, quân sự) nhưng vẫn có thể tạo nên sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Đó là chiến lược giữ nước “dĩ đoạn chế trường (lấy ngắn chế dài)” theo Trần Quốc Tuấn, “dĩ nhược chế cường, dĩ quá địch chúng (lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều)”, “dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn, dĩ chi nhân nhi địch cường bạo (lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo)” theo lời Nguyễn Trãi.

    2. Hết sức coi trọng việc giữ gìn hòa bình, ổn định cho đất nước và khu vực, biết tự kiềm chế, kiên trì sử dụng các giải pháp ngoại giao, chính trị để giải quyết các vụ đụng độ, tranh chấp trên Biển Đông bằng công pháp quốc tế và bằng con đường đấu tranh ngoại giao, bằng đàm phán giữa các nước có quyền lợi liên quan. Cần triển khai mạnh mẽ, chủ động mặt trận đấu tranh ngoại giao, nhất là ngoại giao pháp lý, trên các diễn đàn và trong các tổ chức khu vực và quốc tế, làm cho dư luận thế giới thấy rõ lẽ phải và chính nghĩa của Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng ASEAN và các nước trên thế giới. Trong cuộc đấu tranh này, không phải sức mạnh quân sự mà là sức mạnh của lẽ phải, của chính nghĩa và của trí tuệ có sức thuyết phục cao nhất.

    3. Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia không chỉ là trách nhiệm của Đảng cầm quyền và Nhà nước Việt Nam mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của nhân dân, của mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Vì vậy cần thông tin kịp thời, công khai mọi diễn biến tình hình Biển Đông cho nhân dân biết để tạo nên sự đồng thuận và tham gia của toàn dân, của cả dân tộc Việt Nam.

    4. Lịch sử hàng nghìn năm bảo vệ đất nước cho thấy sức mạnh tiềm tàng lớn lao nhất của dân tộc Việt Nam là sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc. Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy hay bị đe dọa, mọi người Việt Nam đều sẵn sàng gạt bỏ lợi ích riêng, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết để chung sức bảo vệ đất nước. Chúng ta không bao giờ được quên những tổng kết của tổ tiên như lời Trần Quốc Tuấn, muốn giữ nước phải lo “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa”, “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức”, “chúng chí thành thành (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước)”, lời Nguyễn Trãi “sức dân như nước”, “thuyền bị lật mới thấy dân như nước”…

    Sức mạnh quốc phòng rất quan trọng, sự liên kết quốc tế rất cần thiết nhưng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết dân tộc luôn luôn là nền tảng giữ vai trò định đoạt. Vì vậy, nâng cao hiểu biết của nhân dân về quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trên Biển Đông và cơ sở lịch sử – pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là rất cần thiết và quan trọng. Rất tiếc, cho đến nay, những ấn phẩm nghiên cứu và phổ cập về những vấn đề này còn quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của nhân dân.

    Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đang khẩn trương hoàn chỉnh bản thảo để xuất bản một công trình nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng nằm trong mong muốn đóng góp một phần giải quyết nhu cầu này.

    (Theo Tạp chí Xưa và Nay số 381, tháng 6/2011)

  2. Hoan hô ông Nguyễn Thế Sự đã phản ứng kịp thời

    Nguyễn Quang Lập

    http://quechoa.info/2011/07/08/hoan-ho-ong-nguy%e1%bb%85n-th%e1%ba%bf-s%e1%bb%b1

    Trước khi đi ngủ, mình bỗng nhận được tin nhắn của Nguyễn Hồng, nói ông Nguyễn Thế Sự đã phản hồi về bài báo “Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm”. Nguyễn Hồng còn dẫn link blog Non sông gấm vóc, là nơi ông Sự trực tiếp gửi bức thư phản hồi. Mình đọc thư ông Sự và biết ông Sự đã bị ông nhà báo TQ lừa.

    Hoan hô ông Sự đã phản ứng kịp thời.

    lại nghe nói bài phỏng vấn ông Sự trên báo Hoàn cầu đã bị gỡ bỏ trưa nay. Nhưng mình nghĩ ông Sự cần gửi bức thư của ông cho báo Hoàn cầu, yêu cầu họ đăng nguyên bức thư của ông. Như rứa mới gọi là hoàn hảo. Dù sao cũng vui mừng khi biết ông Sự đã không nói như vậy. Nhân đây xin chúc mừng ông vừa nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

    Phản hồi của ông Nguyễn Thế Sự về bài báo “Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm”

    Lời tựa của chủ blog Non sông gấm vóc.

    Sáng nay vào mạng thấy có bài “Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm” trên NXD blog, đọc xong tôi vội gọi ngay cho ông Sự . Tôi với ông vốn là đồng nghiệp và có quen biết nhau. Ông tỏ ra ngạc nhiên vì thông tin tôi báo.Tôi bảo ông phải trả lời bạn đọc ngay, chứ bạn đọc phản ứng dữ lắm đó. Ông bảo: tôi ít đọc mạng, vả lại tôi không biết blog bleo gì, thôi thì tôi viết bài, rồi nhờ ông đăng báo trả lời bạn đọc giùm.

    Đúng như nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nghi vấn “Liệu ông Sự có nói vậy không, hay là cái ông nhà báo TQ bịa ra? Mình nhìn ông nhà báo TQ mặt non choet thì cũng nghi lắm. Nhiều ông nhà báo cu con, báo chí chẳng làm, toàn giở trò láu cá, ở đâu cũng vậy. Chỉ cần gặp được người ta, nói năng năm điều ba chuyện chi đó rồi về phóng lên thành bài phỏng vấn khiến cho người bị phỏng vấn ngơ ngác không biết mình đã nói vậy khi nào. Rất có thể ông Sự cũng bị lâm vào hoàn cảnh như vậy. Nếu điều đó đúng thì mình rất mừng, vì mình không thể tin nổi có một người Việt Nam lại phát ngôn ngu xuẩn như vậy, nhất là khi phát ngôn ở báo Hoàn cầu TQ.”. Ông Sự đã bị lừa.

    Một người đã trải đời như ông Sự, được học ngôn ngữ, văn hóa Trung Hoa, từng làm việc tại nước “bạn”, yêu mến nhân dân Trung Hoa, quý trọng tình hữu nghị Việt – Trung, vậy mà…vẫn bị lừa. Chính xác là ông đã bị phản bội.

    Việt Minh

    THƯ ÔNG NGUYỄN THÉ SỰ GỬI BẠN ĐỌC

    Hà Nội, ngày 07/07/2011

    Kính gửi bạn đọc.

    Tôi vừa đọc những bài viết và ý kiến rất gây gắt của mọi người có liên quan đến tôi, xung quanh bài báo được cho là “ Bài trả lời phỏng vấn” của tôi đăng trên tờ “Tề Lỗ vãn báo” tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, sau đó đăng lại trên mạng Phượng Hoàng và Hoàn Cầu TQ ngày 2/7/2011. Tôi hoàn toàn hiểu được phản ứng gay gắt của mọi người khi đọc bài báo đó nếu đúng tôi nói như vậy. Nhưng sự thực không phải như thế.

    Trước hết tôi xin được cải chính: đấy không phải là một cuộc phỏng vấn. Tôi không trả lời một cuộc phỏng vấn nào.

    Sự thực là như thế này:

    Tôi nhớ sáng hôm đó là một ngày cuối tháng 6, trời mưa rất to, có một sinh viên cũ (tôi không nhớ tên) đưa một thanh niên TQ bằng xe máy đến nhà, giới thiệu với tôi là phóng viên tờ “Tề Lỗ vãn báo” tỉnh Sơn Đông, TQ. Anh này có nói là muốn tìm hiểu phản ứng của nhân dân Việt Nam về quan hệ Trung – Việt hiện nay, và đề nghị tôi giới thiệu nơi có thể đến để tìm hiểu. Tôi có giới thiệu anh ta đến vài cơ quan, tổ chức mà tôi biết. Lúc ấy trời vẫn đang mưa to. Nhìn anh phóng viên còn rất trẻ, có lẽ chưa đến 30 tuổi, nên tôi cũng muốn nhân dịp này bày tỏ cho anh ta biết một số ý kiến của mình về quan hệ Việt – Trung với tư cách là một người dân, một nhà giáo đã về hưu.

    Tôi có nói với anh ta, tôi là người có nhiều tình cảm với nhân dân Trung Quốc nhưng tôi không đồng tình với những việc làm của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ví dụ năm 1979 Trung Quốc dựng lên chuyện Việt Nam xua đuổi người Hoa, khiêu khích ở biên giới phía Bắc để kiếm cớ đánh Việt Nam. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên cuộc chiến tranh này. Rồi năm 1974, Trung Quốc lợi dụng lúc quân đội Việt Nam Cộng hòa đang suy yếu đã huy động hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến năm 1988 lại đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Tôi nói với anh ta rằng tình hình Biển Đông hiện nay hết sức căng thẳng là do Trung Quốc gây nên. Tàu của Trung Quốc đã hơn hai lần quấy nhiễu, cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, khi các tàu này đang tác nghiệp sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tôi nói với PV này là từ khi TQ đưa ra bản đồ có hình “ lưỡi bò” chín đoạn , yêu sách chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông, tình hình càng trở nên phức tạp, đây là yêu sách hết sức ngang ngược , không nước nào chấp nhận được.

    Tôi còn dẫn những tư liệu trong “Phú biên tạp lục” của Lê Quý Đôn để chứng minh với anh ta rằng Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo mà người Việt Nam đã phát hiện, khai thác và thực hiện chủ quyền trên 2 quần đảo này từ thế kỷ 16-17.Tôi nói với anh ta rằng Việt Nam là một dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên rất quý trọng hòa bình và mong muốn sống hữu nghị với tất cả các dân tộc, nhất là với các dân tộc láng giềng. Việt Nam vừa thoát khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới nên phải tập trung sức lực xây dựng đất nước, thực hiên công cuộc đổi mới, mở cửa. Việt Nam vẫn phải đối phó với những âm mưu phá hoại, diễn biến hòa bình của các thế lực phản động. Đảng Việt Tân là đảng phản động thành lập ở nước ngoài bị Việt Nam coi là tổ chức khủng bố vẫn luôn tìm cách quấy rối. Bây giờ Trung Quốc lại gây hấn ở Biển Đông làm cho Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Việc làm của Trung Quốc làm tổn hại đến tình cảm của nhân dân Việt Nam, ngay cả những người có nhiều tình cảm với Trung Quốc cũng rất phẫn nộ. Việt Nam là nước nhỏ không bao giờ lại đi gây chuyện với nước lớn TQ, TQ đừng có bức Việt Nam phải ngả về phía Mỹ…

    Tôi có nói với anh phóng viên này là, anh nên viết bài nói với nhân dân Trung Quốc những sự thật đó.

    Khi phóng viên này hỏi tôi có biết những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội? Tôi nói là có biết và cho đó là phản ứng của người dân trước những hành động quá đáng của phía Trung Quốc. Tôi không hề nói “…những thanh niên đi biểu tình chủ yếu là do phái “phản động” Việt Nam kích động gây ra.”

    Bây giờ đọc kỹ bài báo, hồi tưởng lại cuộc nói chuyện hôm đó…tôi cảm thấy tôi đã bị lợi dụng. Việc phóng viên này đến tận nhà hỏi thăm, trao đổi, xin chụp ảnh, rồi hỏi về gia cảnh… sau này mô tả cách bài trí căn phòng…là việc làm có ý đồ đã chuẩn bị trước. Rõ ràng phóng viên này đã cố tình tạo ra một cuộc gặp gỡ, trao đổi có thật, hết sức thân tình tại gia với một người có thật, rất cụ thể để rồi sau đó lắp ghép, nhào nặn, chế biến ra một “cuộc phỏng vấn” với nội dung xuyên tạc, phục vụ cho ý đồ tuyên truyền có lợi cho phía Trung Quốc.

    Tôi xin cam đoan những gì tôi trình bày trên đây là những ý kiến tôi đã bày tỏ với phóng viên Trung Quốc với tư cách một công dân Việt Nam.

    Tôi xin cực lực bác bỏ những trích dẫn xuyên tạc những ý kiến của tôi đăng trên báo và một vài trang mạng của Trung Quốc ngày 2/7/2011.

    Nguyễn Thế Sự – Nhà giáo đã nghỉ hưu.

    Thư này ông Sự gửi trực tiếp cho Non sông gấm vóc

    ————————————
    Phản ứng rất gây gắt của mọi người có liên quan
    đến ông Nguyễn Thế Sự trước đó:

    VỀ MỘT PHÁT NGÔN HỒ ĐỒ

    Nguyễn Quang Lập

    Đọc bài Giáo sư chư hầu của Nguyễn Mai mình bị sốc nặng. Không thể tưởng tượng nổi một người có học như ông Nguyễn Thế Sự lại ăn nói hồ đồ như thế. Nguyễn Mai dẫn lại báo Hoàn cầu với cái tít to đùng: ” Giáo sư Việt nam: “ Thanh niên biểu tình chống Trung Quốc là do bị kích động bởi thế lực phản động hải ngoại”, trong đó ông Nguyễn Thế Sự đã nói: “…những thanh niên đi biểu tình chủ yếu là do phái “phản động” Việt Nam kích động gây ra“. Tác giả bài báo viết: “Nói đến việc thanh niên Việt Nam đến biểu tình gần đại sứ quán Trung Quốc, ông Nguyễn Thế Sự nói: “Đây đều là do Phái phản động của Việt Nam gây ra”. Việt Nam cũng có phái phản động chủ yếu là tổ chức người Việt ở hải ngoại, ví dụ như Đảng Việt Tân ở Pháp. Bọn họ rất ghét Đảng Cộng sản Việt Nam hơn nữa lại khiêu khích mối quan hệ Việt – Trung.”

    Mình cẩn thận nhờ bác Trần Ngọc Vương xem lại trang http://www.ifeng.com vì tiếng Tàu thì mình một chữ bẻ đôi cũng không biết. Bác Vương đọc và báo cho mình rõ: báo Hoàn cầu đã viết như thế và Nguyễn Mai đã dịch chính xác, có điều ông Sự không phải là giáo sư ( theo cách gọi của Việt Nam), ông ấy chỉ là một thạc sĩ.

    Liệu ông Sự có nói vậy không, hay là cái ông nhà báo TQ bịa ra? Mình nhìn ông nhà báo TQ mặt non choet thì cũng nghi lắm. Nhiều ông nhà báo cu con báo chí chẳng làm, toàn giở trò láu cá, ở đâu cũng vậy. Chỉ cần gặp được người ta, nói năng năm điều ba chuyện chi đó rồi về phóng lên thành bài phóng vấn khiến cho người bị phỏng vấn ngơ ngác không biết mình đã nói vậy khi nào. Rất có thể ông Sự cũng bị lâm vào hoàn cảnh như vậy. Nếu điều đó đúng thì mình rất mừng, vì mình không thể tin nổi có một người Việt Nam lại phát ngôn ngu xuẩn như vậy, nhất là khi phát ngôn ở báo Hoàn cầu TQ. Trong trường hợp này ông Sự phải kịp thời lên tiếng đòi báo Hoàn cầu cải chính, đấy là cách duy nhất nếu ông Sự muốn ” dẹp yên dư luận”.

    Bất luận vì lý do gì mà ông Sự không lên tiếng đòi báo Hoàn cầu cải chính thì người ta đều có thể kết luận chính ông đã phát ngôn như thế. Khi đó những người biểu tình có thể kiện ông về hai tội, một là tội vu khống hai là tội phỉ báng những người yêu nước. Về tội thứ nhất ông Sự sẽ không thể chứng minh được các cuộc biểu tình phản đối TQ xảy ra vừa rồi là do ” hải ngoại” hay “Việt Tân” xúi dục và tổ chức, đơn giản là không có hề có chuyện đó. Những người xuống đường biểu tình phản đối TQ chỉ vì lòng yêu nước, không vì bất kì một lý do nào khác. Về tội thứ hai ông Sự đã xúc phạm nghiêm trọng đến những người biểu tình. Nếu ông Sự phát ngôn như đã nói thì hai tội ấy quyết không phải tội nhỏ để người ta có thể dễ dàng bỏ qua. Ấy là chưa kể, chính ông Sự cũng thừa biết kẻ nào gọi những người yêu nước là bọn phản động thì kẻ đó đích thị là một tên phản động. Sự thật là như thế chứ chẳng ai muốn qui chụp ông Sự làm gì.

    Càng nghĩ ngợi càng đắng ngắt. Thôi, không nghĩ nữa, còn bao nhiêu việc đang chờ mình.

  3. Liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược
    Việt Nam lần thứ hai không?

    Việc Trung Quốc gây hấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến tình hình biển Đông trở nên căng thẳng. Báo chí Trung Quốc (thậm chí như tờ thời báo Hoàn Cầu-một phụ trương của Nhân Dân nhật báo) cùng với các trang Web lên tiếng hù dọa, xúc phạm dân tộc Việt Nam, gây thù hằn dân tộc, đe dọa chiến tranh… Với những dấu hiệu đó, liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai nữa không? Nếu có thì quy mô đến như thế nào, xảy ra ở đâu, trên biển hay đất liền???… Với tư cách từng là một sỹ quan Hải quân xin có một vài điều để bạn đọc tham khảo.

    Ý tưởng đó của nhà cầm quyền Trung Quốc không thể là không có

    Trước hết bắt nguồn từ dã tâm của họ. Dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc thế hệ trước cho đến thế hệ sau là bành trướng, bá quyền, nước lớn. Việt Nam không bao giờ là nước chư hầu của Trung Quốc, là nước luôn cản trở dã tâm đó. Muốn có chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai rồi thì chuỗi ngọc trai… thì phải chinh phục được Việt Nam. Vì vậy, bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu, hễ thấy Việt Nam sơ hở, khó khăn… là cái dã tâm đó nổi lên y như thằng nghiện ngửi được mùi hêroin. Lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Gần đây nhất là xâm chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974; gây chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979; gây xung đột ở Trường Sa 1988… càng chứng minh điều đó.

    Trong 3 thập kỷ qua Trung Quốc tăng trưởng kinh tế cao và liên tục. Tính đến nay GDP của họ gần xấp xỉ Mỹ, vượt Nhật. Điều đáng nói là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng “nóng” này là quá đắt. Hệ lụy của nó là gì, đó là sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh của một đất nước có nền kinh tế tư bản nửa vời, một chế độ chính trị “mang màu sắc Trung Quốc” “mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột” qua 3 thập kỷ giờ đã trở thành Đế quốc – Một đế quốc non trẻ “mang màu sắc Trung Quốc” rồi (để cho gọn ta gọi là Đế quốc Trung Quốc). Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gì, ai cũng biết. Tham vọng của Trung Quốc là muốn chia lại thế giới, thậm chí muốn bá chủ thế giới nhưng nhiều tiền mà không mạnh. GDP nhì thế giới và có thể đứng đầu thế giới nhưng chất lượng GDP của Trung Quốc thấp. (Đang còn phải mua động cơ máy bay của Nga thì cái ngày “mở mày mở mặt” “nói gì làm nấy” với thế giới là không biết bao giờ). Tuy nhiên với khu vực, các láng giềng bé nhỏ đặc biệt là Việt Nam thì nguy cơ bị Đế quốcTrung Quốc gây hấn, thôn tính là điều có thể. Hãy xem để biết một chút gan ruột của họ: “Hiện nay,Việt nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam” (Báo mạng Trung Quốc ngày 19/6/2011)

    Trung Quốc sẽ đánh chiếm quần đảo Trường Sa???

    Trước hết phải khẳng định rằng nếu biển Đông bị một nước nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của cả khu vực. Còn nước nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa thì sẽ khống chế được biển Đông. Vì vậy Trung Quốc muốn có “đường lưỡi bò” hay gì gì đi nữa thì phải có quần đảo Trường Sa.

    Đánh chiếm quần đảo này chỉ có hai phương án thông thường mà thôi. Thứ nhất là bí mật, bất ngờ, nhanh chóng dùng người nhái đổ bộ đánh chiếm đảo, khi đất liền biết thì đã muộn. Thứ hai là sử dụng hỏa lực của hải quân, không quân, tên lửa…vừa dọn bãi, vừa tiêu diệt lực lượng phòng vệ trên đảo, sau đó đổ bộ quân lên chiếm đảo.(Y như tập trận.)

    Phương án thứ nhất thực hiện hơi bị khó, chỉ đem quân đi nướng thôi. Lính đảo Trường Sa của Việt Nam không đơn giản, họ bắn đêm, bắn ngày là bách phát bách trúng. Bộ tham mưu Hải quân Việt Nam cũng không ngu ngơ gì mà không chuẩn bị, bố trí kỹ để chống loại đột nhập này. Đây cũng là bài tủ của lính Trường Sa.

    Phương án thứ hai với Trung Quốc là tối ưu vì họ có các lợi thế, đó là vũ khí, trang bị nhiều và mạnh, quân đổ bộ đông, tuy nhiên không có tính bất ngờ, lực lượng bị bộc lộ toàn bộ vì Trường Sa cách khu vực tập kết của họ quá xa.

    Thực hiện phương án này Trung Quốc sẽ dùng hỏa lực để làm sạch bãi đổ bộ và sạch các lực lượng phòng thủ trên đảo. Nhưng hiệu suất, hiệu quả không xác định. Lính Trường Sa dại gì đưa lưng ra chịu tên lửa, pháo tầu của Trung Quốc giã vào. Họ biết cách tránh, chẳng hạn xuống hầm ngầm, để sau đó tiếp đón lính đổ bộ của Trung Quốc đến. Đó là mới nói đến sự đối đầu trực tiếp giữa toàn bộ lực lượng đánh chiếm đảo của Trung Quốc với lính đảo Việt Nam, còn thực ra đối đầu với lực lượng bảo vệ đảo chủ yếu từ đất liền của Việt Nam mới đáng kể. Như trên đã nói Trung Quốc cách đảo Trường Sa – khu vực tác chiến quá xa, gấp ba lần so với từ đất liền Việt Nam đến đó. Đây chính là điểm bất lợi chết người của Trung Quốc. Bộ tham mưu Hải quân Việt Nam sẽ biết lực lượng của Hải quân Trung Quốc đến từ đâu, hành quân ra sao, có bao nhiêu tầu, chủng loại gì, thời gian đến địa điểm tập kết, không quân tác chiến bao lâu thì phải quay về (vì hết nhiên liệu) vv…vv. Chắc với vũ khí trang bị hiện có của Việt Nam như hệ thống Bastion, SU30, các tàu phóng lôi, tên lửa loại nhỏ tốc độ cao… thì việc lực lượng đánh chiếm đến được vị trí tập kết đã khó bảo toàn. Giới quân sự Trung Quốc biết điều này không? Họ thừa biết vì đó không phải là những cuộc tập trận diễu võ dương oai hù dọa những nước chưa từng chiến tranh. Họ – giới quân sự chứ không phải như bọn choai choai đeo kính cận trên mạng internet lúc nào cũng hô hào chiến tranh, cướp Trường Sa đâu. Nếu như dễ dàng thì họ xơi lâu rồi, từ năm 1988 cơ.

    Suy cho cùng một cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự nếu như xảy ra trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam mà Trung Quốc không chiếm được Trường Sa thì không giải quyết được điều gì về mặt quân sự, ngược lại tổn thất rất lớn về chính trị, ngoại giao. Vì vậy, để đạt được mục đích của mình Trung Quốc sẵn sàng mở cuộc chiến tranh xâm lược lớn, tổng lực cả trên biển và đất liền. Lý do ư? Không có lý do gì hết. Đức tấn công Liên Xô có lí do gì đâu mặc dù hai nước đã ký với nhau Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Việt Nam phải hết sức cảnh giác và chuẩn bị chu đáo mà “đón tiếp” họ. Họ gây căng thẳng trên biển nhưng xung đột chắc chắn sẽ xảy ra trên đất liền. Khi đảo không còn điểm tựa đất liền thì việc chiếm đảo Trường Sa cũng dễ như chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974 vậy thôi. Trung Quốc không muốn chiếm đóng lãnh thổ đất liền làm gì vì họ không muốn như các vương triều ngày trước. Họ chỉ muốn Trường Sa và biển Đông.

    Trên đất liền Trung Quốc có rất nhiều lợi thế và đặc biệt họ có nhiều căn cứ quân sự trong lãnh thổ của Việt Nam( Có bao nhiêu thì hỏi bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, bộ Tài nguyên & Môi trường, chủ tịch các tỉnh cho Trung Quốc thuê đất trồng rừng và các khu có hàng ngàn lao động lực lưỡng người Hán cư trú là biết. Còn có thật là căn cứ quân sự hay không thì cứ thử vào mà xem, như tướng Đồng Sỹ Nguyên còn chưa vào được nữa là…).

    Trung Quốc có gây chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai không?

    Nguy cơ luôn tiềm ẩn nhưng khó xảy ra vì mấy lẽ sau:

    Thế giới ngày nay khác xưa. Nhân dân Trung Quốc cũng khác xưa, họ không để cho những cái đầu nóng đại Hán muốn làm gì thì làm. Họ quá hiểu họ là ai, họ được gì…, họ cũng như nhân dân Việt Nam không muốn chiến tranh.

    Hai là nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu một dân tộc mà vì “ muốn hòa bình nên đã nhân nhượng nhưng càng nhân nhượng thì địch càng lấn tới”… lúc ấy sức mạnh và lòng căm thù của dân tộc đó như chiếc lò xo bị nén đến tận cùng nên khi bật ra thì sẽ giải phóng một năng lượng khủng khiếp: “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Đánh nhau với một dân tộc như vậy hoặc là bị trắng tay hoặc bị sa lầy. Với dân tộc Việt Nam thì lịch sử còn chưa ráo mực.

    Ba là, đành rằng Trung Quốc bây giờ không phải như Trung Quốc năm 1979 thì Việt Nam càng không phải như năm 1979. Năm 1979 Việt Nam không sẵn sàng và bị bất ngờ thì nay yếu tố đó không còn. Vì thế chiến tranh xảy ra là khốc liệt. Việt Nam và Trung Quốc kề nhau nếu Trung Quốc gây chiến thì không gian của cuộc chiến không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà lãnh thổ của Trung Quốc cũng không loại trừ. Người dân vô tội của Việt Nam và Trung Quốc sẽ mất mạng vì đạn lạc, bom rơi của chiến tranh sẽ căm thu tột độ kẻ nào đã gây chiến. Mầm đại loạn nổi lên, là “giọt nước cuối cùng” sẽ làm cho Trung Quốc lung lay, bất ổn. Chưa biết chừng Trung Quốc lúc đó không còn là Trung Hoa vĩ đại nữa mà bị chia thành nước nhỏ như đã từng trước đó.

    Không đời nào Trung Quốc muốn các nước khác như Nhật, Nga, Ấn Độ và Mỹ “tọa sơn quan hổ đấu”. Vì nuốt gọn Việt Nam không dễ và nhanh như tờ “Hoàn Cầu thời báo” tưởng.

    Tác giả gửi cho viet-studies ngàt 8-7-11
    http://www.viet-studies.info/kinhte/TrungQuocTanCongLanHai.htm

  4. TƯƠNG LAI NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM CÓ BỊ TRUNG QUỐC NGĂN CẢN. UY HIẾP ?
    G S Tôn Thất Trình

    I VỊ TRÍ CÁC LÔ DẦU KHI VIỆT NAM
    1.1 Năng lượng quốc doanh chủ trì và nông thôn vẫn còn dùng nhiều năng lượng sinh khối không thương mãi hóa.
    Khu vực năng lượng Việt Nam vẫn do quốc doanh chủ trì. Tuy nhiên các lực lượng thị trường đã bó buộc khu vực đổi thay vài hình thức và tham gia tư doanh đang mở rộng. Từ năm 1995, các họat động khu vực năng lượng nước nhà đã chia ra ba tập đòan – tổ hợp công ty, cả ba đều là những hảng lớn ở Việt Nam . Đó là Tập đòan dầu khí Việt Nam – PetroVietnam , Tập Đòan than đá và kim lọai –Vinacomin ( nguyên là Tập đòan Than Đá – Vinacoal ) và Tập đòan Điện lực Việt Nam –EVN. May mắn là Việt Nam có nhiều tài nguyên năng lượng, đặc biệt là dầu lữa, than đá và thủy điện. Từ năm 1990, Việt Nam đã là một nước siêu xuất – net exporter năng lượng. Sản xuất cả 3 ngành đã tăng trưởng mạnh mẽ cũng như tiêu thụ năng lượng tương xứng với công nghệ hóa xứ sở và hội nhập với kinh tế tòan cầu. Tiêu thụ năng lượng căn bản, ngọai trừ sinh khối – biomass , đã tăng gia 10.6% mỗi năm, trong thời gian 2000- 2005. Dù vậy một phần lớn dân gian nông thôn vẫn phải trông cậy nhiều vào các nguồn năng lượng sinh khối không thương mãi hóa , ước lượng lên đến gần phân nữa tổng số năng lượng tiêu thụ .

    1.2 Nhìn qua thị trường công nghệ dầu khí Việt Nam
    Như chúng ta đã biết công nghệ dầu khí Việt Nam đã thiết lập hơn 30 năm nay , sau khi đào tìm thấy dầu lữa đầu tiên ở gần Côn Sơn năm 1974, thời Việt Nam Cộng Hòa. Thật ra thám hiểm dầu khí đã khởi sự ở trũng Hà Nội, từ thập niên 1960, dưới sự thúc đẫy, hổ trợ kỷ thuật và tài chánh của Nga Sô Viết và năm 1969, Tổng cục Địa chất miền Bắc đã đào một giếng sâu 3000m . Sau đó nhiều giếng sâu khác cũng được đào, thành quả là khám phá ra khí dầu thiên nhiên ở mỏ Tiền Hải C, tỉnh Thái Bình năm 1975 , và bắt đầu phát triễn khai thác khí dầu ở huyện Tiền Hải năm 1981. Cho đến tháng 6 năm 2009, nước ta đã sản xuất trên 205 triệu tấn-Million Metric tons, BBM dầu thô – crude oil và 30 tỉ mét khối khí dầu thiên nhiên- natural gas , trị giá tổng cọng 40 tỉ đô la Mỹ, góp 25 tỉ đô la vào ngân sách quốc gia. Một tiến bộ đáng kể, đặc biệt trong thờì gian 1990- 2000 , nếu chúng ta so sánh năm 1990, Việt Nam chỉ mới sản xuất 2. 7 triệu tấn dầu thô và 0.5 tỉ mét khối khí dầu. Một cách tổng quát, có thể chia ngành này ra làm 3 dòng: dòng thượng nguồn- up stream, trung nguồn- midstream và hạ nguồn – downstream
    Thượng nguồn : Thám hiểm và khai thác

    Thềm lục địa – continental shelf Việt Nam bao phủ khoảng 1 triệu cây số vuông, gồm 7 lưu vực chánh thời kỳ Đệ Tam ( Thứ Ba) – Tertiary basins và nhóm lưu vực : lưu vục Sông Hồng, Phú Khánh ( Phú Yên và Khánh Hòa ), Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay- Thổ Chu và các nhóm Hòang Sa ( Trung Quốc chiếm đọat năm 1974 gọi tên là Tây Sa – Shisa) và Trường Sa ( Trung Quốc chiếm đọat một vài đảo hay đảo san hô ngầm thuộc Việt Nam từ lâu , và sau năm 1988 hầu như toàn thể quần đảo Trường Sa, Trung Quốc gọi là huyện Nam Sa ). Thềm lục địa Việt Nam là một hệ thống lưu vực thời kỳ Đệ Tam ở bờ biển và ngoài khơi – offshore, bên trong vị trí một vùng chuyễn tiếp từ vỏ – crust lục địa của Craton Đông Dương đến vùng vỏ phụ đại dương vùng biển sâu của Biển Đông. Chúng thảy đều là vết lưu vực nứt rạn – rift basins và có một lich sử phát triễn, hình thành tương tự nhau. Vùng đặc hửu kinh tế- Exclusive Economic Zone của Việt Nam trước đây được chia ra hơn một trăm (100) lô – blocks, trung bình mỗi lô rộng 5000 km2 để thám hiểm , khám phá, khai thác, sản xuất dầu thô và khí dầu .

    Việt Nam hiện đứng hàng thứ ba ở Đông Nam Á về tài nguyên dầu lữa. Tháng 6 năm 2006, Việt Nam hy vọng có dầu và khí dầu trên gần 50 lô, với trử lượng 4.5 tỉ thùng dầu – billions barrels of oil và 23 ngàn tỉ bộ khối – trillion cubic feet khí dầu – gas. Mới gần đây vào tháng 6 năm 2009 , trữ lượng bờ biển và ngòai khơi Việt Nam ước lượng đã tăng lên đến 6.5 -8.5 tỉ thùng dầu ( chừng 600 triệu tấn- MMT) và 75- 100 ngàn tỉ bộ khối – tcf( chừng 644 tỉ mét khối –BCM ) khí dầu . Số mỏ dầu- fields là 51, trong số này, 21 mỏ đã khai thác thương mãi, 8 mỏ sản xuất dầu lữa thô trung bình 450 000 thùng dầu thô mỗi ngày.

    Kể từ khi ký khế ước đầu tiên năm1978, đến tháng 6 năm 2009, 57 khế ước đã được ký kết ( phần lớn ở độ sâu dưới 200m )và 27 khế ước này đã thực thi ( 15 ở giai đọan thám hiểm – exploration, 12 ở giai đọan phát triễn và sản xuất – development and production stage . Năm 1994 chỉ mới ký kết được 28 khế ước liên doanh ( ghi từ số 1 ở lưu vực sông Hồng xuống đến lưu vực Malay- Thổ Chu số 25 – 26 ở Biển Tây và lưu vực Nam Côn Sơn đánh số 27- 28 ở Biển Đông . Năm 2008, 5 khế ước thám hiểm mới đã được ký kết, như MVHN với Arrow , lô 123 với Santos, lô 109-104 /05 với Premier Oil, MVHN-02KT với Keeper Resources và lô 129- 132 với GazProm. Hơn nữa Tập Đòan Dầu khí Việt Nam-PetroVietnam cũng đã gia tăng tốc độ thám hiểm tìm dầu ở ngoại quốc mục đích gia tăng mức sản xuất dầu quốc gia. Gồm có các khế ước với Lào ở các tỉnh Champasak, Saravan và Savannakhet, lô E1và E1 ở Tunisie, lô Marine XI ở Cộng Hoà Congo, lô Danan ở Iran, lô M2 ở Myanmar và lô Junin -2 ở Venezuela hy vọng sẽ khai thác dầu năm 2012, và ở Inđônêxia, Algeria, Iraq, Cameroon, Mongolia, Cuba, Peru, Nicaragua và Kazakhstan. Đặc biệt Việt Nam đã bơm thùng dầu thô đầu tiên ở một giếng hải ngọai năm 2006 , mỏ Cendor D30 ,lô SK 305( ? ) ở Mã Lai Á thuộc tỉnh Balingian, ngoài khơi Sarawak, mỏ sâu 150m . PetroVetnam chiếm 30 % cỗ phần , Petronas Mã lai Á 40 % , phần còn lại thuộc Pertamkina – Inđônêxia. Tính đến 31 tháng 7 năm 2011, giếng dầu này đã sản xuất trung bình 4 730 thùng dầu/ ngày và 7.83 triệu m3 khí dầu/ngày ; tổng cọng là 174 340 thùng dầu và 282 triệu m3 khí dầu.
    Tàu khoan dầu khí ngòai khơi
    Trên phương diện sản xuất, năm 2008 sản xuất dầu thô đạt 15 triệu tấn- MMT chưa đến đỉnh cao nhất năm 2004 là 20 triệu tấn, nhưng trử lượng dầu lại tăng thêm 127 triệu tấn, nhờ khám phá ra 5 mỏ dầu mới. Mặt khác mức sản xuất khí dầu tăng thêm từ 7.08 tỉ mét khối- BCM đến 7.94 tỉ mét khối. Trong lúc đó xuất khẩu chỉ còn chưa đến 14 triệu tấn dầu thô, kém đỉnh xuất khẩu là 15 MMT trước đó. Chánh quyền đã dự tính giảm xuất khẩu dầu khô hầu bảo tồn tài nguyên cho các nhà máy lọc dầu tương lai; chẳng hạn nhà máy lọc dầu của PetroVN khai trương ở Dung Quất – Quảng Ngãi ngày 6 tháng giêng năm 2009 và từ tháng giêng đến tháng 11 năm 2009 đã sản xuất 936 000 tấn sản phẩm lọc dầu (bán ra 803 000 tấn ) và làm giảm bớt gần 50% xuất khẩu dầu thô quí đầu năm 2010. Tuy nhiên nhờ giá dầu cao trên thương trường quốc tế, trị giá xuất khẩu dầu VN vẫn gia tăng lên đến 10 – 45 tỉ đô la Mỹ tùy năm trong khỏang thời gian này. Tháng chạp 2010, hảng Định lượng Doanh nghiệp vụ Quốc tế – Busines International Monitor ( BIM ) ước lượng sản xuất dầu thô của Việt Nam sẽ trụt từ đỉnh 400 000 thùng dầu mỗi ngày năm 2010 xuống 365 000 thùng / ngày năm 2015 và 310 000 thùng/ngày năm 2020. Và mức tiêu thụ trong nước cũng sẽ tăng đến 660 000 thùng /ngày vào năm 2020. Trong khi đó, mức sản xuất khí dầu Việt Nam sẽ gia tăng từ 8.9 tỉ mét khối BCM năm 2010 đến 22.0 tỉ mét khối năm 2015, đến 25 tỉ mét khối năm 2020 . Mức tiêu thụ khí dầu là 9.1 tỉ BCM năm 2010, sẽ lên đến 18 tỉ BCM năm 2015. Sau đây là tóm tắt các huyện – tỉnh Việt Nam tích cực hay tiềm thế dầu và khí, tính đến năm 2005:

    II. CÁC VÙNG TRẦM TÍCH VÀ CÁC LÔKHAI THÁC DẦU KHÍ TIÊU BIỂU
    Lưu vực Sông Hồng: ước lựợng chiếm 10 % tài nguyên tổng thể hydrocarbon đất nước ( 2. 5 tỉ tương đương thùng dầu thô ). Thám hiểm cho thấy khí dầu là tiềm năng chánh của lưu vực này. Ngay bây giờ cũng chỉ mới có một vùng khí dầu biên tế bờ biển được khai thác mà thôi. Tiên đóan là có thể sẽ khám phá ra 2 hay 3 mỏ khí dầu – gas fields mới, đặc biệt ngòai khơi phía Nam lưu vực ( nếu Trung Quốc không ngăn trở thám hiểm thăm dò ). Năm 2010, ở lưu vực sông Hồng , Việt Nam sẽ tập trung thám hiểm và sản xuất các lô mới : 104, 105, 110, 113, 114, 115 – 122 cũng như mỏ Hàm Rồng thuộc lô 102- 106. Tính đến năm 2010, lưu vực dã khám phá ra 13 bồn- reservoir chứa khí dầu, trử lượng là 1.3 tỉ mét khối.

    Lưu vực Phú Khánh : Biển sâu lưu vực này ước lượng chứa 15 % tổng số tài nguyên năng lượng hydrocarbon ( 3.5 tỉ tương đương thùng dầu thô ). Một môn bài thám hiểm đã được cấp để thám hiểm 9 lô ở lưu vực Phú Khánh. Sau đó ký kết thêm 2- 3 khế ước nữa và hy vọng sẽ khám phá ra 3 – 4 mỏ dầu và khí dầu sau 5 năm thám hiểm.
    Năm 2010 , sẽ tập trung nổ lực vào các lô 41- 45.

    Lưu vực Cửu Long. Đây là mục tiêu chính sản xuất dầu lữa ở Việt Nam. ước lượng lưu vực chứa 30% tổng số tài nguyên dầu khí nước nhà ( 7-8 tỉ tương đương thùng dầu thô ) . Hiện đã có 5 mỏ song hành, sản xuất vừa dầu thô vừa khí dầu, 95% tổng số dầu thô trong số này 85 % từ một nền nứt rạn- fractured basement , bồn dự trữ dầu lớn nhất biết được ở Việt Nam. Đang phát triễn 2 mỏ dầu mới và một mỏ khí dầu. Hy vọng sẽ khám phá thêm hai mỏ dầu lữa nữa ở khu vực. Năm 2010, sẽ tập trung công tác ở các lô 25- 31.

    Lưu vực Nam Côn Sơn: chứa 20% tổng số tài nguyên dầu và khí dầu của Việt Nam ( khỏang 4. 5 tỉ tương đương thùng dầu thô ) . Hiện đã khai thác sản xuất một mỏ dầu và 2 mỏ khí dầu. Tuồng như tài nguyên chánh lưu vực này là khí dầu thiên nhiên. Ngòai nhữing mỏ dầu , một lọat mỏ khí dầu đã được phát triễn . Hy vọng là sẽ có thêm 2-3 mỏ dầu và khí dầu sẽ được khám phá. Năm 2010, sẽ tập trung vào các lô 04.1 , 04.2, 05.B, 18-24 .

    Lưu vực Malay – Thổ Chu. Đây là phần Việt Nam của lưu vực Malay ( Mã Lai Á ) , chứa 10 tổng số tài nguyên dầu và khí dầu nước nhà ( 2.5 tỉ tương đưong thùng dầu thô ). Ngòai một nhóm mỏ dầu đã sản xuất , một lọat mỏ khí dầu đã được phát triễn . Hy vọng sẽ khám phá thêm 2-3 mỏ dầu và khí dầu trong vùng . Năm 2010 , tập trung công ác vào các lô 36- 40 .

    Lưu vực Vũng Mây Tu Chính, biển Đông, phía Đông Nam lưu vực Nam Côn Sơn, tiếp cận các nhóm lưu vực HoàngSa ( Paracels )và Trường Sa ( Spratlys ) . Năm 2010 sẽ tập trung nổ lực ở các lô 135, 136. Lưu vực này là một trong những lưu vực biên cương dầu, khí tương lai nước nhà, gồm luôn một phần cả hai nhóm lưu vực Hòang Sa và Trường Sa đã, đang bị Trung Quốc xâm chiếm, chiếm đóng hay đe dọa nặng nề. Ước lượng các lưu vực này chứa 15% tổng số tài nguyên dầu – khí Việt Nam ( 3.5- 4 tỉ tuơng đương thùng dầu thô) .
    Tháng chín năm 2006, Petro Việtnam và PetroChina hội hợp điều đình ở Bắc Kinh chủ quyền thám hiểm, khai thác dầu – khí Biển Đông ( Trung Quốc gọi là Nam Hải ). Petro China có 20 lô – blocks ở Biển Đông. Chúng chiếm 127 000 km2 ở các lưu vực Kỳ Hồng (? ) Đông Nam -Qiongdongnan, Vịnh Beibu – Bắc Bộ, Nam Vệ Tích- South WeiXi, Bắc khang –Beikang. Một số lưu vực này như vậy nằm trong vòng tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam ( sau khi Trung Quốc đã cưỡng chiếm toàn thể quần đảo Hòang Sa năm 1974 và một số đảo quần đảo Trường Sa , nên lúc này Truờng Sa Việt Nam chỉ còn 24 đảo ( ? ), Việt Nam đã lấy lại trong tay Trung Quốc năm 1988 ) và Mã Lai Á. PetroChina đã ngưng lại các dự tính khoan dầu tại Trũng Hoa Quảng- Hua Guang Trough ở lưu vực Qiongdongnan – Trường Sa để tránh Việt Nam phản đối .Giếng dầu Hoa Quảng 1 cách mũi Sanya cuối tỉnh đảo Hải Nam – Hai Nan Trung Quốc 230 km ( ? ) về phía Nam và cách thành phố Đà Nẳng 240 km ( ? ) về phía đông. Nghiên cứu địa chấn – seismic survey cho thấy có 10 bẩy dầu ở vùng giếng này, 5 bẩy lớn hơn 100 km2 . Năm 2008, các công ty dầu lữa Trung Quốc cũng đã họat động chậm lại các công tác về dầu lữa ở quần đảo Trường Sa, hầu bảo đảm thành công tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh. Tuy vậy, trước đó, năm 2007, PetroChina hảng chóp bu công nghệ dầu lữa thượng nguồn Trung Quốc, một mặt tuyên bố phát triễn chung ở vùng đảo tranh chấp với PetroVietnam, mặt khác lại tự tài trợ thám hiểm vài lô “chồng chất”, Việt Nam cho là hòan tòan thuộc chủ quyền Việt Nam. Tháng tư 2007, Bộ Ngọai Giao Trung Quốc phản kháng quyết định Việt Nam phát triễn hai mỏ khí dầu Hải Thạch và Mộc Tinh ở lưu vực quần đảo Trường Sa và xây dựng một ống dẫn khí cho hai mỏ này, tố cáo là Việt Nam xâm phạm chủ quyền và cai trị Tàu ở vùng này. Việt Nam lờ hẳn tố cáo, vì rằng các mỏ nằm bên trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã được công luật biển quốc tế 1982 công nhận. Tháng 3 năm 2011 , như chúng ta đã biết, hải quân Trung Quốc đã cắt các cáp nghiên cứu địa chấn tàu Bình Minh thám hiểm dò các bẩy dầu – khí tại thềm lục địa và vùng kinh tế biển đặc hửu của Việt Nam .

    Trung nguồn- Ống dẫn dầu khí
    Ở trung nguồn ngành công nghệ dầu khí nước nhà, đã thực hiện, họat động những dự án sau đây : Ống dẫn khí Rạng Đông-Bạch Hổ, khả năng chuyên chở 2 BCM/năm , dài 150 km , đường kính 16 ngón Anh ( 40.6 cm), bắt đầu họat động năm 1995, khách hàng là nhà máy điện, nhà máy phân đạm hóa học, các nhà máy làm khí lỏng -LPG ; Ống dẫn khí Nam Côn Sơn, khả năng 7 BCM/năm chia ra 2 giai đọan, dài 398 km, đường kính là 26 ngón ( hơn 66 cm ), bắt đầu họat động năm 2002, khách hàng là nhà máy điện và các nhà máy làm khí đặc – condensate gas ; Ống dẫn khí áp xuất thấp Phú Mỹ- Gò Dầu khả năng 1 BCM / năm, giai đọan 1, không biết rỏ kích thước – chiều dài , bắt đầu họat động năm 2003, khách hàng là 5 vùng công nghệ; Ống dẫn PM3- CAA- Cà Mau, khả năng 2 BCM /năm, dài 316km, đường kính 18 ngón Anh ( 45. 7 cm ); bắt đầu họat động tháng chạp năm 2008, khách hàng là nhà máy điện và nhà máy phân đạm hóa học ; Ông dẫn khí Phú Mỹ- Nhơn Trạch – Hiệp Phước , khả năng 2 BCM/năm, một phần dài 26 km, đường kính 22 ngón ( 55.9 cm)và một phần dài 13 km, đường kính nhỏ hơn 12 ngón( 30,5cm ); đang xây cất ống dẫn khí Ô Môn chuyên chở khí từ lô B và lô 52/95 của lưu vực Malay – Thổ Chu đến Ô Môn – Trà Nóc, khả năng 6.5 BCM/năm, dài 400 km ( 246 ngòai khơi đến bờ biển và 152 km ở đất liền ), đường kính 26 ngón ( 66cm ), bắt đầu thực hiện tháng 9 năm 2009, khách hàng là các nhà máy điện Ô Môn và Trà Nóc cùng phân phối sử dụng địa phương; đang lập dự án ống dẫn Đông – Tây miền Nam ( ? ).

    Hạ nguồn : các nhà máy lọc dầu và hậu cần
    Tháng hai năm 2009, khai trương nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam ở Dung Quất – Quảng Ngãi, họa kiểu có khả năng lọc 6.5 triệu tấn- MMT dầu thô. Nhà máy này sẽ dùng dầu thô trong ( ngọt ) – sweet crude oil của mỏ Bạch Hổ làm giảm ước lượng xuất khẩu dầu thô Việt Nam năm 2009 xuống chỉ còn 11.6 triệu tấn. Tuy nhiên nhà máy sẽ sản xuất sản phẩm dầu lữa petroleum, LPG, và nhiều sản phẩm khác năm đầu tiên họat động và mức sản xuất hy vọng thỏa mãn 30- 40% yêu cầu nội địa. Như vậy, nhập khẩu nhiên liệu và dầu lữa sẽ giảm xuống chỉ còn khỏang 12 triệu tấn- MMT, nghĩa là giảm bớt 1 triệu tấn -MMT so với năm trước. Tuy nhiên nhà máy Dung Quất chưa hoàn tất. Nhà máy chỉ có khả năng lọc dầu trong- ngọt ( chứa ít sulphuric ) và cần đầu tư thêm 1 tỉ đô la nữa hầu lọc các dầu chua- sour (chứa nhiều sulphuric). Ngòai ra PetroVietnam dự trù đầu tư thêm 700 tỉ đồng VN xây cất một hệ thống tồn trữ để tồn trữ và phân phối các sản phẩm Dung Quất. Song song với Dung Quất, PetroVietnam đang xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn-Thanh Hóa, dung lượng 7MMT/năm , đầu tư 3 tỉ đô la Mỹ. Hơn nữa PetroVietnam đang nghiên cứu xem có nên xây dựng thêm một nhà máy lọc dầu thứ ba, có lẽ ở Long Sơn – Vũng Tàu, gần các mỏ tích cực và các thị trường chánh ở miền Nam Việt Nam. Nhà máy lọc dầu này được xem là một dự án thương mãi vững bền nhất. Nhưng phát triễn nhà máy lọc dầu thứ ba đang phải tạm hõan năm 2010, vì PetroVietnam không muốn cạnh tranh mau quá với hai dự án đã kể trên ( ? ) khi thị trường tiêu thụ chưa phát triễn đầy đủ .
    Ngành công nghệ dầu khí Việt Nam cần phải phát triễn thêm nhiều dự án hậu cần – logistics khác của hạ dòng. Tỉ như:
    – Các ga chuyễn dầu đi xa-oil terminal deport : ở miền Bắc 100 000 m3, ở miền Trung 20 000 m3, ở miền Nam 450 000m3.
    – Các tàu thủy chở dầu thô, dung lượng 1 triệu DWT.
    – Nhà máy Ethylene và Polyethylene (PE ), dung tích 450 00 tấn một năm ở Bà Rịa – Vũng Tàu .
    – Nhà máy polyterephthalat ( PTA), dung tích 320 000 tấn một năm ở Thanh Hóa.
    – Nhà máy linear alkyl benzene ( LAB ), dung tích 30 000 tấn ở Dung Quất
    – Nhà máy sợi tổng hợp – PET , dung tích 300 000 tấn một năm ở miền Nam ( ? )
    – Nhà máy olefin và plastics ( PE, PP, EDC/VCN ), dung tích 600 000 tấn một năm ở miền Nam và miền Trung ( ? )
    – Nhà máy polystyrene, dung tích 100 000 tấn một năm ở Dung Quất
    – Nhà máy điện Cà Mau 505 MW tháng tư năm 2007, 750MW tháng chạp 2007, 750 MW tháng ba năm 2008.
    – Nhà máy điện Nhơn Trạch 450MW tháng 3 năm 2008, 750MW sau 2010
    – Nhà máy điện Ô Môn 600MW năm 2008, 720MW năm 2009 và 1700 MW năm 2010
    Sản phẩm dầu lữa ( hỏa )

    Năm 2008, yêu cầu trong nước về sản phẩm dầu lữa ước lượng là 13 triệu tấn, đa số phải nhập khẩu. Trên căn bản thị trường, Việt Nam chia ra hai khu vực, miền Bắc và miền Nam với 2 trung tâm kinh tế là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn làm tụ điểm. Cả hai tập đòan PetroVietnam và tổ hợp Dầu lữa Quốc Gia Việt Nam- Vietnam National Petroleum Corporation ( Petrolimex ) lập ra những chi nhánh khác nhau, họat động độc lập ở hai miền Nam – Bắc. Ở phía cung cấp như đã nói, Việt Nam nhập khẩu 12,86 triệu tấn sản phẩm dầu lữa trị giá 10.98 tỉ đô la năm 2008, tăng 2.41 % so với các năm trước về thể tích, và giá trị lại tăng cao hơn đến 15- 45%.

    Ai là diễn viên thị trường ?
    PetroVietnam, hảng độc quyền dầu- khí quốc gia, được trao đầy đủ quyền hạn để làm quyết định thay mặt chánh phủ Việt Nam lo liệu về chánh sách, qui họach, chiến lược cho việc phát triễn ngành công nghệ, kể cả cộng tác với các thể nhân ngọai quốc và ký kết các khế ước dầu lữa cũng như thực thi, định lượng, thanh tra và kiểm sóat mọi họat động dầu lữa.
    Thật sự PetroVietnam đã cung cấp 70% dịch vụ cho ngành dầu lữa và khí dầu trong nước. Bất cứ họat động nào thám hiểm và sản xuất dầu khí các thể nhân ngọai quốc ở Việt Nam đều phải có sự cộng tác với PetroVietnam. Chẳng hạn , Vietsopetro , công ty sản xuất dầu lữa lớn nhất ở Việt Nam là một liên doanh –joint venture giữa PetroVietnam và Zarubezhneft của Nga. PetroVietnam cũng là một kẻ chung cổ phần với các công ty dầu lữa quốc tế – international oil companies ( OICs ) gồm BP, Conoco Phillips, Tổ hợp Dầu Quốc gia Hàn Quốc ( KNOC ), Petronas Malaysia, Nippon Oil Nhật, và Talisman Canada (? ). Năm 2008, luân chuyễn vốn – turnover của PetroViet Nam ước lượng là 280 ngàn tỉ đồng, tương đương 20% GDP cả nước.
    Về phía sản phẩm dầu lữa, Petrolimex là diễn viên chánh. Petrolimex hiện nắm giữ 60 % thị trường dầu lữa với 1500 tiệm bán lẽ và hơn 6000 trạm bán xăng khắp xứ sở. Những năm gần đây, Petrolimex đã nhập khẩu mỗi năm 7-8 triệu m3 sản phẩm đầu lữa . Trị giá luân chuyễn vốn riêng về xăng – petrol, năm 2008 lên đến 25 ngàn tỉ đồng VN.
    Về thị trường LPG, công ty PVGas, chủ nhân nhà máy lọc dầu Dinh Cố, là một hảng cung cấp đáng ngạc nhiên nhất. Các diễn viên ở thị trường LPG là PVGas North, PVGas South, Petrolimex Gas, Saigon Petro, AnPha S.G và Total Gas.
    Kỷ thuật và phân phối : Dàn khoan tân tiến đúng trào lưu, hệ thống tồn trữ và phân phối còn khiếm khuyết nhiều

    Dàn Khoan PV drilling của VN
    Trước khi nhà máy Dung Quất họat động vào đầu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu đa số dầu thô quốc gia sản xuất. Tuy nhiên mạng lưới tồn trử và chuyên chở dầu thô Việt Nam rất là giới hạn vì dầu lữa bình thường được các tàu thủy ngoại quốc chở đi. Năm 2009, tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam, trọng tải 150 000 tấn, đã được hạ thủy. Tàu này dùng để tồn trữ và chuyên chở dầu thô từ các mỏ dầu đến nhà máy Dung Quất.

    Trên phương diện thị trường khoan – đào giếng dầu – drilling market, công ty PV Drilling một chi nhánh của PetroVietnam có một sàn bệ khoan dầu- oil platform ( để khoan dầu ngòai khơi – offshore oil drilling ) và một dàn khoan – drilling rig ( để đào khoan dầu trên đất liền ). Dàn khoan PV Drilling 11 có khả năng khoan xuống bề sâu 5700m và có đủ hổ trợ cho 130 nhân công đã họat động khoan ở MOM-3, nước Algeria , Bắc Phi Châu. Sàn bệ dầu PV Drilling I là một họa kiểu cận đại, trang bị gồm có Top Drive TDS 8SA, đúng khoa học kỷ thuật thời trang, 3000 mã lực HP National Drawwork, VFD, 14-P-220 Bơm Bùn ( Mud Pump ) và Hệ thống Amphion Drilling System. Sàn bệ dầu này có khả năng khoan sâu đến 7600m và có đủ hổ trợ cho 110 nhân công. PV Drilling II và PV Drilling III đã được xây dựng và đã họat động cuối năm 2009. Chúng thuộc hệ thống kỷ thuật cận đại nhất và có khả năng khoang xuống bề sâu 9144m.

    Trên phương diện thị trường dầu lữa, trái lại hệ thống tồn trữ và phân phối thật còn rất khiếm khuyết. Petrolimex có hệ thống tồn trữ khỏang 1.2 triệu m3 , nghĩa là chỉ thỏa mãn yêu cầu nội địa một tháng mà thôi. Nhiên liệu được cung cấp xuyên qua một hệ thông trạm xăng chồng chất lẫn nhau trong đó Petrolimex đóng vai trò lảnh đạo ( 6000 trạm như đã kể trên ) cùng với Saigon Petro ( 1000 trạm ) .

    Trên phương diện thị trường LPG , hệ thống bến tàu – wharf system ở Việt Nam vào giữa năm 2009, chỉ đủ khả năng cho cập bến các tàu nhỏ, trọng tải 1000- 1500 tấn. Thua xa Thái Lan , nơi tàu 50 000 tấn cập bến được.

    Ở trung nguồn, năm 2008, hệ thống ống dẫn quốc gia – national pipe line system cung cấp 6.98 tỉ m3 khí dầu , 70 000 tấn khí làm đặc lại – condensate và 260 000 tấn LPG

    Tôn Thất Trình
    Irvine, Nam Ca li – Hoa Kỳ, ngày 30 tháng 6 năm 2011
    Bài đã đăng trên blog The Gift
    (Post đúng nguyên văn tư liệu của GS. Trình
    có hiệu đính tựa đề và lưu riêng các bản đồ)

  5. VIỆT NAM – HOA KỲ – TRUNG QUỐC
    Việt Nam ở thế yếu trong quan hệ
    Washington-Hà Nội-Bắc Kinh

    RFI (http://www.viet.rfi.fr) đăng ngày 2011-06-05 18:59
    Trọng Thành

    Tuần báo ngoại giao quốc tế Pháp, Le Monde diplomatique, đặc biệt chú ý đến thế đối đầu giữa Trung Quốc và các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Ấn Độ. Chuyên mục «các quan hệ liên minh dị thường »của tuần báo đăng tải hai bài viết liên quan đến Việt Nam.

    Bài thứ nhất, với tựa đề « 36 năm sau chiến tranh, Hoa Kỳ và Việt Nam hội ngộ », nhận định rằng quan hệ giữa hai cựu thù nay đã đổi thay. Bản báo cáo mật mang tên « Các quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, 1945-1967 », vén bức màn bí mật che phủ những dối trá của chính phủ Hoa Kỳ về việc tham gia vào chiến tranh tại Việt Nam, đã được công bố.

    Về phần mình, Hà Nội đã quyết định đưa quan hệ giữa hai bên sang một trang mới. Mùa hè năm ngoái, các cuộc tập trận đã diễn ra tại vùng biển miền Trung Việt Nam, ở chính nơi mà quân đội viễn chinh Hoa Kỳ đổ bộ lần đầu tiên cách đây nửa thế kỷ.

    Bài báo mở đầu với việc mô tả sự hoang vu của quân cảng Cam Ranh, căn cứ hải quân do Hoa Kỳ xây dựng trong chiến tranh Việt Nam. Tình trạng này chấm dứt vào cuối năm 2010, sau khi thủ tướng Việt Nam tuyên bố sẽ mở cửa sẵn sàng đón tàu thuyền khắp nơi trên thế giới. Mỹ là một trong các ứng cử viên.

    Trước đó, tháng 8/2010, một cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ – Việt đã được tổ chức tại Hà Nội, cũng trong tháng này, ở ngoài khơi Đà Nẵng, các sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam đã lên thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington,
    biểu tượng của hạm đội 7 Hoa Kỳ.

    Tại Hà Nội, tên tuổi của nguyên ứng cử viên tổng thống Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain, không gợi lại lên ác cảm. Phi công John McCain từng ngồi tù năm năm rưỡi ở Hà Nội, sau khi máy bay bị bắn rơi và đã từng bị coi là « tội phạm chiến tranh ». Tuy nhiên, người Việt Nam hiện nay đánh giá cao việc ông đã đóng góp cùng với tổng thống Bill Clinton vào việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước giữa thập niên 1990. Còn giờ đây ngoại trưởng Hillary Clinton, phu nhân của nguyên tổng thống Mỹ, tuyên bố sẵn sàng đưa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tiến lên một mức cao hơn.

    Khi cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, điều Việt Nam nhắm tới đầu tiên là đạt được các lợi ích kinh tế. Trao đổi thương mại song phương đạt hơn 18 tỷ đô la vào năm 2010, và có khả năng đạt 35 tỷ đô la từ đây đến năm 2020. Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gần 15 tỷ đô la năm 2010. Quan hệ tốt với Mỹ cũng giúp cho Việt Nam gia nhập được vào Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007.

    Với mức thu nhập tính theo đầu người vượt 1.000 đôla/năm, Việt Nam được xếp vào nhóm trung bình trên thế giới. Cùng với việc đất nước bắt đầu trở nên thịnh vượng hơn, quan hệ Việt Nam với Mỹ trong quá khứ cũng được nhìn nhận lại tích cực hơn. Chiến tranh đã lùi xa. Tuổi trung bình của người Việt hiện nay là dưới 26. Với 13.000 sinh viên du học tại Mỹ, Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á đứng đầu trong lĩnh vực này. Tháng 10/2010, tập đoàn Intel đã mở chi nhánh lớn nhất thế giới của hãng trong lĩnh vực lắp ráp và thử nghiệm mạch vi xử lý tại Sài Gòn. Một hợp đồng hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ – Việt đang sắp hoàn tất. Việt Nam có khả năng nhận được một hợp đồng có lợi nhất so với « các quốc gia hạt nhân mới ».

    Trên lĩnh vực dân chủ và nhân quyền, từ phía Hoa Kỳ, liên tục có sức ép yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng các quyền con người cơ bản, và từ phía chính quyền Việt Nam, thường xuyên có những lời cảnh báo về nguy cơ bị « diễn biến hòa bình », tức thay đổi theo hướng dân chủ hóa từ bên trong, tuy nhiên những bất đồng giữa hai phía hiện nay là hết sức mờ nhạt so với các hận thù trong quá khứ. Vị trí khó xử của một nước nằm giữa hai siêu cường

    Theo Le Monde diplomatique, việc tăng cường hợp tác quân sự và hạt nhân dân sự của Mỹ tại Việt Nam có mục tiêu chủ yếu là duy trì ưu thế của Hoa Kỳ trong khu vực nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Bản báo cáo bốn năm một
    lần của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (US Quadrennial Defense Review 2010), đánh giá Việt Nam, Indonesia và Malaysia nằm trong số các nước có tiềm năng hợp tác về an ninh với Mỹ nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Á.

    Tuy nhiên, tuần báo ngoại giao quốc tế Pháp ghi nhận một điểm đặc thù của Việt Nam trong nhiều thế kỷ là một quốc gia vệ tinh trong quỹ đạo của đế chế Trung Hoa và quốc gia này luôn tìm cách khẳng định sự độc lập tương đối của mình. Trong hiện tại, Việt Nam tìm cách đa phương hóa đến mức tối đa để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Bắc Kinh, nhưng vẫn dành cho người láng giềng lớn phương Bắc một quan hệ ưu tiên đặc biệt, điều này không khác lắm với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

    Tuy nhiên, sự xích gần lại giữa Việt Nam và Mỹ khiến Bắc Kinh khó chịu. Có thể đọc thấy ở những cảnh báo cứng rắn trên báo chí chính thức của Trung Quốc về vấn đề này, như nhận xét của tờ Nhân Dân Nhật Báo, ngày 17/10/2010 : « bị kẹp giữa hai cường quốc, Việt Nam ở trong tình trạng mỏng manh như quả trứng ».

    Là một quốc gia giành cho Việt Nam sự ủng hộ sớm nhất ngay từ khi tuyên bố độc lập và mang lại nhiều trợ giúp trong chiến tranh, bất chấp các xung đột biên giới Việt –Trung, Trung Quốc vẫn được đối xử một cách đặc biệt. Báo chí và sách giáo khoa Việt Nam hoàn toàn im tiếng về cuộc chiến Trung –Việt 1979, với thiệt hại nhân mạng lên đến hàng chục nghìn người. Giữ được thế cân bằng trong quan hệ với các cường quốc là điều không dễ dàng với Việt Nam.

    Le Monde diplomatique nhận xét, trong bối cảnh hiện tại dường như là thuận lợi, vận mệnh của Việt Nam có vẻ như vẫn tiếp tục bị khuôn theo những bó buộc mang tính địa lý (« The tyranny of geography »), đó là vị trí của quốc gia này nằm ở cửa ngõ của con đường bành trướng xuống phía nam của đế chế Trung Hoa (như nhận định của học giả Carlyle Thayer, « The tyranny of geography : Vietnamese trategies to constrain China in the South China sea », International Studies Association, Montréal, 3/2011).

    Việt Nam – Ấn Độ hợp tác đối mặt với đe dọa quân sự từ Trung Quốc
    Bài báo đáng chú ý thứ hai về Việt Nam trên Le Monde diplomatique mang tựa đề « Tình bạn Ấn Độ – Việt Nam dưới cái bóng của Trung Quốc ». Nhà báo Ấn Độ Saura Jha nhận xét, nỗi lo sợ trước sức mạnh Trung Quốc khiến Việt Nam và Ấn Độ xích lại với nhau, Ấn Độ tận dụng cơ hội này để đề nghị với Việt Nam nhiều dịch vụ quân sự và thương mại. Bài báo ghi nhận những lĩnh vực mà Ấn Độ có thể mang lại cho Việt Nam, về quân sự như sản xuất các tàu chiến hiện đại, vũ khí cao cấp như tên lửa siêu âm, … hay về hạt nhân dân sự, với các lò phản ứng cỡ nhỏ, rất phù hợp cho Việt Nam, vốn chỉ mới có một mạng lưới điện nhỏ bé.

    Trong hiện tại, sự hợp tác của Ấn Độ với Việt Nam tùy thuộc theo mức độ đối đầu của New Delhi với Bắc Kinh. Nếu Trung Quốc gia tăng hợp tác quân sự với các nước láng giềng với Ấn Độ như Pakistan hay Srilanka, New Delhi không loại trừ khả năng sẽ duy trì quân đội tại khu vực Biển Đông, cụ thể là tại cảng Cam Ranh, vừa mới được Việt Nam mở cửa đón khách.

    Tác giả bài báo cho rằng, Hoa Kỳ là siêu cường, nhưng ở xa, chỉ có sự hợp tác giữa các nước châu Á mới có khả năng mang lại một giải pháp bền vững cho các đe dọa từ phương Bắc. Sự hợp tác Ấn –Việt có thể trở thành một trong các trụ cột đối với sự ổn định tại châu Á.

    Kỷ nguyên của các chính trị gia háo sắc sắp cáo chung
    Giới chính trị và tình dục là chủ đề nổi bật được cả hai tuần báo lớn tại Pháp, Le Nouvel Observateur và L’Express cùng quan tâm. « Tại sao tình dục lại khiến cho các nhà chính trị trở nên điên rồ ? » là tựa đề trên trang nhất L’Express. Còn Le Nouvel Observateur chạy tựa : « Sau các vụ xì căng đan DSK và Tron, nước Pháp của những kẻ vũ phu ». Tiếp sau vụ nguyên tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Dominique Strauss-Kahn bị cáo buộc vì tội bạo hành tình dục, thái độ thái quá của các chính trị gia trong lĩnh vực tình dục được công luận Pháp rất quan tâm. Trong chuyên mục dành cho chủ đề này trên tạp chí L’Express, có thể kể đến bài phỏng vấn của tuần báo với nhà sử học Dimitri Casali, tác giả cuốn « Tình dục và Quyền lực, hậu trường trong đời sống của các thủ lĩnh » (Nxb La Martinière 2008).
    Ông Casali là chuyên gia về cuộc đời hoàng đế Pháp Napoleon đệ nhất. Nhìn ngược dòng lịch sử, tính háo sắc của các nhà cầm quyền được nhà sử học Pháp khẳng định như là một hiện tượng mang tính nhân loại. Riêng đối với nước Pháp, việc dân chúng chọn các thủ lĩnh đầy « dương tính », có quan hệ tình dục với rất nhiều phụ nữ là chuyện bình thường. Theo ông, đây là một truyền thống thực sự lâu đời, bắt nguồn từ quan niệm về tính cách phi thường của các thủ lĩnh chính trị, những người nắm quyền lực tuyệt đối như kiểu vua Louis XIV. Tuy nhiên, làn sóng chỉ trích của truyền thông quốc tế xung quanh vụ án DSK cho thấy tâm thức này đang bắt đầu thay đổi. Uy quyền tuyệt đối của những ông vua háo sắc, nhà sử học nhận xét, có thể đang bước vào giai đoạn cáo chung. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shri AK Antony duyệt hàng quân danh dự tại Hộinghị ADMM+ tại Hà Nội ngày 12/10/2010.

    REUTERS/Kham

  6. Ý KIẾN CỦA CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH VỀ CUỘC GẶP VỚI BỘ NGOẠI GIAO
    Nguyễn Xuân Diện Blog ngày 10.7.2011
    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/y-kien-cua-cu-nguyen-trong-vinh-ve-cuoc.html

    Thưa chư vị,
    Đêm qua, Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc đã về đến Hà Nội, sau kỳ nghỉ hè.

    Về việc trả lời Kiến nghị: Yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc, do 18 vị nhân sĩ trí thức ký tên, ý kiến của cụ như sau:

    1. Đề nghị Bộ Ngoại giao cử 01 Thứ trưởng tiếp các nhân sĩ trí thức.

    2. Kiến nghị này chỉ hỏi về việc “Ngoại giao”, không hỏi về vấn đề “Biên Giới”, nên việc Bộ cử một cán bộ là Phó trưởng Ban Biên giới của Bộ chủ trì việc này là không thích hợp. Phải là một Thứ trưởng.

    * Cùng chiều nay, chúng tôi nhận được ý kiến của Giáo sư Phạm Duy Hiển như sau:

    – Bộ Ngoại giao cần phải có Giấy mời hoặc Thư Mời chính thức. Không mời qua điện thoại hoặc nhắn (không có văn bản) qua Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải.

    *Các Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, và Nguyễn Xuân Diện cũng có ý kiến như Giáo sư Phạm Duy Hiển.

    *Thư của Nhà văn Nguyên Ngọc gửi Nguyễn Xuân Diện:

    Ngày 10-7- 2011

    Kính gửi anh Nguyễn Xuân Diện,

    Tôi đã nhận được thông báo của luật sư Trần Vũ Hải về việc gặp Bộ Ngoại giao để nghe trả lời về Kiến nghị của chúng tôi đối với cuộc gặp giữa Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn và phía Trung Quốc. Tôi không có địa chỉ của luật sư Trần Vũ Hải nên xin nhờ anh chuyển đến luật sư ý kiến của tôi như sau:

    Tôi đang ở xa nhưng nếu cần thiết sẽ thu xếp để về dự. Tuy nhiên tôi nghĩ chỉ có thể đến dự khi có giấy mời chính thức của Bộ Ngoại giao, chứ không thể chỉ được gọi đến qua một cú điện thoại.

    Hơn nữa chúng tôi không hỏi về chuyện biên giới để nghe một vị Phó ban Biên giới trả lời. Chúng tôi muốn được nghe ý kiến trả lời của vị Thứ trưởng đã gặp phía Trung Quốc để từ đó có bản “Thông tin báo chí chung” đã gây bất bình rộng rãi trong dư luận những ngày qua.

    Xin nhờ anh chuyển lại luật sư ý kiến của tôi, và mong được trả lời. Xin rất cám ơn anh.

    Kính mến,
    Nguyên Ngọc

  7. PHẠM XUÂN NGUYÊN ĐỌC THƠ TRẦN MẠNH HẢO
    TRÊN DIỂN ĐÀN THỦ ĐÔ

    “Có lẽ lần đầu tiên có một nhà văn cất tiếng nói khẳng khái về một vấn đề cho đến nay vẫn bị coi là nhạy cảm tại một diễn đàn lớn của văn nghệ Thủ đô. Trong khi nhiều nhà văn vẫn để Biển Đông dậy sóng trong lòng chứ chưa dám một lần cất tiếng ngay cả trong blog của mình, Nguyên đã cất tiếng sang sảng không một chút ngại ngần. Nguyên đã đọc vang bài thơ “Người anh hùng họ Ngụy” của Trần Mạnh Hảo, một bài thơ lâu nay chỉ thập thò xuất hiện trong các blog cá nhân

    KHÔNG THỂ GỌI NGỤY VĂN THÀ LÀ…NGỤY

    Trần Mạnh Hảo

    Người yêu nước không thể nào là ngụy
    Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
    Nhưng anh : Là Ngụy Văn Thà
    Anh- hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
    Lao thẳng vào tàu giặc cướp
    Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
    Biển vật mình thét đại bác
    Giặc bủa vây chiến dịch biển người…
    Lửa dựng trời dìm tàu giặc
    Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
    Ôm chặt tàu
    Ôm chặt đảo
    Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi
    Gió mùa đông bắc gào khóc
    Ngụy Văn Thà
    Mãi mãi neo tàu vào quần đảo
    Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa
    Trận chiến ba mươi phút
    Tượng đài anh là phong ba
    Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
    Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu
    Quần đảo nhấp nhô mộ phần liệt sĩ
    Linh hồn anh hú gọi đất liền
    Ngụy Văn Thà
    Tên anh không phải bài ca
    Tên anh là lời thề độc :
    – Phải giành lại Hoàng Sa
    Sóng vẫn vồ lấy đảo…

    T.M.H.
    Sài Gòn 15-9-2009
    Ghi chú : Theo báo Tuổi Trẻ ra ngày 14-9-2009 : liệt sĩ thiếu tá Ngụy Văn Thà hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 của hải quân Sài Gòn và đồng đội đã anh dũng hi sinh bảo vệ đảo Hoàng Sa ( cùng các chiến hạm khác : HQ-4,HQ-5,HQ-16) trong trận hải chiến đẫm máu với tàu Trung Quốc xâm lược ngày 19-01-1974
    :

  8. BÁC GỐC SẬY BẢO BÀI NÀY HAY QUÁ, NÊN ĐỌC
    Blog Nguyễn Xuân Diện http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/bac-goc-say-bao-bai-nay-hay-qua-nen-oc.html
    GS Carlyle A. Thayer và Thạc sĩ Hoàng Việt tại Hội nghị quốc tế về Biển Đông. Ảnh: Mai Kỳ

    Nhà cháu mới đọc bài: The South China Sea: Chinese Hegemony or Peaceful Settlement? của GS Carlyle A. Thayer viết từ hôm 10/6/ 2011.Thấy có phần cuối HAY quá, các bác đọc chưa nhỉ?

    If you were a Vietnamese, what would you do now?
    – Nếu là một người Việt Nam ông sẽ làm gì lúc này?

    ANSWER: If I were a Vietnamese citizen I would want to express my concern to the government about the threat to national sovereignty posed by Chinese actions.
    Nếu là một người Việt Nam tôi sẽ bày tỏ sự lo ngại với chính phủ Việt Nam về nguy cơ về chủ quyền quốc gia do hành vi của Trung Quốc gây ra.

    I would want my government to provide reassurance that it has a strategy to defend Vietnam’s sovereignty and to gain the sympathy and support of the world community.
    Tôi muốn chính phủ đưa ra bảo đảm rằng họ đã có một chiến lược bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng thế giới.

    I would like to see the Prime Minister, Foreign Minister and Defence Minister give public speeches in the major cities outlining their views. These should be broadcast on television and radio and printed in the media.
    Tôi muốn thấy Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng có các bài phát biểu công khai về quan điểm của họ tại các thành phố lớn. Những bài phát biểu ấy cần được phát trên các đài phát thanh, truyền hình và in trên báo chí.

    As a Vietnamese citizen I would keep myself as fully informed on developments in the South China Sea by reading as much as possible. I would want my government to provide information. Because this is a complex issue I would want to know the pros and cons of various policy options.
    Nếu là một công dân Việt Nam tôi sẽ luôn tự giác nắm bắt đầy đủ thông tin về các diễn biến trên biển Đông và cố gắng đọc càng nhiều càng tốt. Tôi muốn chính phủ tôi cung cấp thông tin. Bởi vì đây là một vấn đề phức tạp, tôi muốn biết mặt lợi và mặt bất lợi của các chọn lựa chính sách.

    If I were a student, I would want my lecturers to discuss this issue. I would like to know the views of leading Vietnamese and foreign scholars.
    Nếu tôi là một sinh viên tôi sẽ muốn các thầy cô cho thảo luận vấn đề này. Tôi muốn biết quan điểm của các học giả hàng đầu của Việt Nam và nước ngoài.

    If I had friends overseas I would want to exchange views with them. Above all I would want to know what is motivating China and how a peaceful resolution to this issue can be achieved.
    Nếu có bạn bè ở nước ngoài tôi sẽ trao đổi quan điểm với họ. Quan trọng hơn, tôi muốn biết động cơ thực sự của Trung Quốc và làm thế nào để có thể đạt được một giải pháp hòa bình cho vấn đề này .

    * Xin cảm ơn bác GỐC SẬY, và xin giới thiệu để cùng đọc.

  9. TIẾN SĨ VŨ CAO PHAN TRẢ LỜI PV RFA VỀ LIÊN MINH QUÂN SỰ
    Liên minh quân sự nên chăng?
    Mặc Lâm-RFA
    http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fjjj.esn.bet/ivrganzrfr/va_qrcgu/gur-orfg-nafjre-gb-puvan-f-nzovgvba-07

    Trước tình trạng Việt Nam bị Trung Quốc ức hiếp trong vấn đề chủ quyền lãnh hải trên biển Đông, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có thể liên minh với các nước phương Tây để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải. Sách lược đó liệu có hiệu quả hay không?

    Trong một kỳ phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do, TS Vũ Cao Phan đương kim chủ tịch Hội hữu nghị Việt Trung đã kể lại cùng quý vị câu chuyện ông trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Phượng Hoàng. Kỳ này ông sẽ cho chúng ta biết nhận định về vấn đề liên minh với các nứơc phương Tây để bảo vệ lãnh thổ khỏi áp lực ngày một mạnh hơn của Trung Quốc có những mặt được mất như thế nào. Bài phỏng vấn cũng do Mặc Lâm thực hiện.

    Lòng yêu nước của đồng bào xa xứ

    Mặc Lâm: Thưa ông có rất nhiều ý kiến của người Việt cả trong lẫn ngoài nước đều mong rằng Việt Nam nên liên minh với một hay nhiều nước Tây phương kể cả Hoa Kỳ để làm đối trọng chống lại sức ép của Trung Quốc. Theo ông đây có phải là một giải pháp tốt nhất cho Việt nam hay không?

    TS Vũ Cao Phan: Về điều này thì tôi xin mở rộng ra một chút, có vẻ như ý kiến của những đồng bào ở nước ngoài nghiêng về khả năng này. Tôi chia sẻ như thế này, những người yêu nước nhất là những người hiện nay ở xa quê hương. Chính đồng bào ở nước ngoài là những người yêu nước nhất. Tôi đã từng ở nước ngoài năm bảy năm cho nên tôi hiểu lắm. Hồi nhỏ đi học tôi rất nhớ là trong sách vở có một bài văn của một nhà văn Nga nổi tiếng Ilia Erenburg, mà bây giờ thì không thấy học sinh học nữa, có nói về lòng yêu nước. Ông giải thích lòng yêu nước là gì: Lòng yêu nước là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông.

    Họ không thấy được điều khó khăn ở trong nước bên một quốc gia lớn nhất thế giới
    TS Vũ Cao Phan

    Và bây giờ chúng ta cũng thấy trong một bài thơ, bài ca nối tiếng “quê hương là con diều biếc, là chùm khế ngọt”, thế thì những người Việt Nam xa quê, đặc biệt là những người có tuổi, luôn luôn da diết nhớ về những kỷ niệm đó, cho nên lỏng yêu nước của họ bùng cháy hơn người trong nước. Chính vì thế cho nên những ý tưởng của họ, ý nghĩ của họ đôi khi nó cực đoan hơn. Họ cho rằng Việt Nam phải liên kêt quân sự với ai đó, hay là như anh nói “lập hàng rào quân sự để chống lại nước khổng lồ Phương Bắc”. Họ đề ra những giải pháp ấy là có phần cực đoan. Họ không thấy được điều khó khăn ở trong nước bên một quốc gia lớn nhất thế giới, một quốc gia có rất nhiều áp lực.

    Tôi có thể chia sẻ với đồng bào ở nước ngoài cái sự chậm trễ, cái quan điểm để thế hệ sau giải quyết, những chậm trễ như thế là không được. Nhưng giải quyết một cách vội vàng và với những biện pháp như vừa rồi, chúng ta cứ tưởng có thể có một liên minh vững bền nhưng người ta không thấy rằng làm như thế sẽ khiến Việt Nam ở một thế bất lợi hơn, khó khăn nhiều hơn. Cho nên tôi nghĩ là không nên có một liên minh quân sự với một nước khác.

    Liên minh? Chẳng lợi gì
    Cái việc tuyên bố của chính phủ Việt Nam, từ khi tuyên bố như thế, là tôi đồng ý. Từ lâu rồi Việt Nam muốn làm bạn bè với toàn thế giới, cái đó là rõ ràng và tôi hoàn toàn ủng hộ. Làm bạn bè, thậm chí chúng ta có những bạn bè tốt để chúng ta có thể cân bằng được. Chúng ta không phải làm đối trọng nhưng chúng ta cân bằng lại được những sức ép mà chúng ta chịu đựng, cái đó là cần. Một quốc gia như Mỹ chẳng hạn, dù nói gì thì nói, Mỹ hiện nay là một quốc gia mạnh, là một quốc gia đang lãnh đạo thế giới, Mỹ có trách nhiệm với thế giới. Trong rất nhiều hành động của Mỹ mà tôi thấy được là Mỹ có trách nhiệm. Việc chúng ta có quan hệ với Mỹ rất tốt, thậm chí là một quan hệ chiến lược, tôi hoàn toàn ủng hộ. Nhưng một liên minh quân sự thì Việt Nam không đặt ra, và người Mỹ họ cũng không nghĩ đến, đó là điều chắc chắn. Có thể nói rằng cả về kinh nghiệm lịch sử lẫn tư duy logic đều cho thấy là Việt Nam phải tự lực cánh sinh là chính.

    Không bao giờ lợi ích Mỹ – Trung nó thấp hơn lợi ích Mỹ – Việt cả. … Lợi ích của Pháp-Trung với lợi ích của Pháp-Việt, thì họ bao giờ cũng trọng cái lợi ích lớn hơn.
    TS Vũ Cao Phan

    Kinh nghiệm lịch sử ta có thể nói như thế nào? Năm 1978 Việt Nam và Liên Xô ký một hiệp ước phòng thủ lẫn nhau, nhưng khi chiến tranh biên giới 1979 xảy ra thì Liên Xô có làm gì không, chúng ta đều biết là họ không làm gì, mà lúc đó Việt Nam và Liên Xô cùng ý thức hệ nhé, được gọi là những nước anh em nữa.

    Huống hồ ví dụ Việt Nam liên kết với các nước Phương Tây, với Pháp, với Mỹ, hay với Nhật chẳng hạn, tư duy logic cho ta thấy là làm như thế không được. Bởi vì sao? Không bao giờ lợi ích Mỹ – Trung nó thấp hơn lợi ích Mỹ – Việt cả. Người Mỹ không quan niệm như thế. Lợi ích của Pháp – Trung với lợi ích của Pháp – Việt nó khác nhau, họ bao giờ cũng trọng cái lợi ích Pháp – Trung lớn hơn. Rõ ràng như thế rồi.

    Vấn đề thông tin và tập quán dân chủ.

    Mặc Lâm : Theo ông thì Việt Nam có thể nhân rộng ra những hoạt động truyền thông như ông vừa thực hiện để cho nhân dân Trung Quốc biết rõ hoàn cảnh của Việt Nam hay không? Và với tình trạng mà người nước ngoài cho là chính phủ Việt Nam đang co cụm hiện nay nó sẽ làm cho cách nhìn của thế giới đối với vấn đề Biển Đông sẽ sai lệch đi hay không?

    TS Vũ Cao Phan : Câu hỏi của anh rất hay. Câu hỏi của anh chia sẻ suy nghĩ của tôi. Nhân đây tôi có thể kể một chuyện? Gần đây tôi mới có dịp xem được băng hình cuộc phỏng vấn của Đài Phượng Hoàng, bởi vì như tôi đã nói trước đây là ở không gian quá xa tôi nghe không rõ nhưng mà xem lại băng hình thì tôi có thấy một nữ học giả của Trung Quốc. Bà này tôi quen, đã từng gặp nhau, và học giả này ở ngay Quảng Tây. Bà ấy phát biểu rất là oai, rất là to tiếng.

    Cái thứ nhất là bà ấy phản bác ý kiến của tôi về chuyện ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc thế nọ thế kia thì bà ấy nói là Việt Nam đối với ngư dân Trung Quốc còn tệ hơn thế, thậm chí bỏ đói chết. Tôi có thể nói rằng tôi không biết có chuyện ngư dân Trung Quốc chết hay không, cũng có thể có, và họ chết vì lý do gì đó, bệnh tật chẳng hạn nhưng trong lòng tôi tôi có thể bảo đảm rằng “không bao giờ có chuyện Việt Nam bỏ đói chết!”, nếu có thì Trung Quốc đã có công hàm phản đối rồi. Bà ấy nói như thế là không đúng.

    Hai nữa bà này nói là hai mươi năm nay Việt Nam luôn nuôi âm mưu đánh chiếm các đảo của Trung Quốc, và toàn nói về chiến tranh chống Phương Bắc thôi, toàn nói lại các cuộc chiến tranh với Phương Bắc cả nghìn năm mà không nói gì đến cuộc chiến tranh với người Mỹ. Điều đó chứng tỏ rằng Việt Nam chỉ nghĩ đến chiến tranh với Trung Quốc. Và cái chủ trương của Việt Nam mà bà gọi là “viễn giao, cận công”, là giao thiệp với các nước phương xa, chủ trương đánh nước ở gần. Tất cả những việc này hoàn toàn không đúng. Không đúng sự thật một tí nào. Ngay một học giả Trung Quốc ở một tỉnh liền kề với Việt Nam còn nghĩ như thế thì … Trung Quốc có câu thành ngữ “giá họa vu nhân”, tức là “gán họa cho người khác”, “gán tai ương cho người khác”, thật đúng là trường hợp này !

    Qua những lần như thế tôi thấy rằng nhân dân Trung Quốc không tiếp cận được sự thật. Ngay cuộc trả lời phỏng vấn của tôi như thế, tôi nghĩ là với một đài truyền hình tương đối trung lập, không phải của chính phủ như thế, mà cũng còn bị cắt khúc thì làm sao mà người Trung Quốc có thể hiểu được. Cho nên điều rất cần là Việt Nam phải có một sự tuyên truyền như thế nào đó để cho nhân dân Trung Quốc thấy được sự thật.

    Làm sao để chính nghĩa của chúng ta mọi người đều hiểu, các bạn Trung Quốc hiểu, nhân dân thế giới hiểu. TS Vũ Cao Phan

    Một trong những khiếm khuyết rất lớn của những người có trách nhiệm ở trong nước là không làm được cái việc tuyên truyền cho thế giới, cho nhân dân Trung Quốc thấy được chính nghĩa của chúng ta. Ta chỉ cần đưa ra những cái gì là sự thật thôi, ta không phải thổi phồng thêm một cái gì cả, rồi dần dần người ta sẽ hiểu.

    Vừa rồi cuộc trả lời phỏng vấn của tôi với Đài Phượng Hoàng, tôi có cả bản trả lời bằng tiếng Hán và gửi sang bên Hồng Kông. Tôi có đề nghị là nên đưa cái này vào mạng. Họ bảo họ sẽ xem xét. Cho đến bây giờ những lời nói của tôi cũng còn không đưa được đến nơi đến chốn huống hồ là làm sao hy vọng được cả những cái này đước đưa thêm vào!

    Cũng may là khi tôi trả lời cuộc phỏng vấn thì những người có trách nhiệm lập tức người ta có chỉ đạo những cổng thông tin, những kênh thông tin có tiếng Hán đưa kênh tiếng Hán vào, kênh tiếng Hán của cổng thông tin của chính phủ Việt Nam, kênh tiếng Hán của Thông tấn xã Việt Nam, và thậm chí cả kênh tiếng Hán của tờ báo điện tử của Đảng CSVN cũng rất là hào hứng đưa vào.

    Tôi thấy như thế là được. Nhưng nói tóm lại nhìn một cách sâu xa là chúng ta thiếu sự tuyên truyền, thiếu cách làm cho thế giới, làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu được bản chất của cuộc tranh chấp Việt – Trung này là gì, chính nghĩa của chúng ta ở đâu. Thế cho nên tôi rất chia sẻ với ý kiến của anh là chúng ta phải làm, nếu chúng ta chưa làm thì bắt đầu làm, mới làm một ít thì phải làm nhiều, làm sao để cái chính nghĩa của chúng ta mọi người đều hiểu, các bạn Trung Quốc hiểu, nhân dân thế giới hiểu. Đấy là ở đây tôi chưa muốn nói, việc im hơi, lặng tiếng chính là một cách không ngồi thẳng !

    Mặc Lâm: Theo ông thì những cuộc biểu tình vừa qua tại Hà Nội và Sài Gòn có tác dụng gì đến công cuộc chống lại những việc làm sai trái của Trung Quốc hay không và ông có ủng hộ những cuộc biểu tình như thế trong tương lai?

    TS Vũ Cao Phan: Biểu tình là một cách tuyên truyền, như câu chuyện ta vừa nói với nhau. Mặt khác, mọi công dân đều có quyền chọn cách thể hiện phản ứng, biểu thị thái độ của mình trong sự cho phép của luật pháp. Như tôi được biết thì cách ứng xử của những người tham gia cũng như nhà chức trách trong những cuộc biểu tình vừa qua là có thể hiểu được và chấp nhận được. Hơi tiếc là Việt Nam ta chưa quen lắm với tập quán dân chủ này.
    .
    Mặc Lâm: Xin cám ơn ông!
    Nguồn: RFA Tiếng Việt.

  10. Cuộc gặp với Bộ Ngoại giao ‘bất thành’

    Cuộc gặp giữa nhóm nhân sỹ trí thức yêu cầu cung cấp thông tin về quan hệ với Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Việt Nam, dự tính diễn ra vào lúc 9 giờ sáng thứ Tư 13/07, đã không thành.

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một trong số 18 nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt Nam ký tên trong kiến nghị yêu cầu ‘cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc’, nói với BBC từ Hà Nội rằng chỉ có một mình ông có mặt trong cuộc gặp, “nên tôi không nghe và ra về”.

    Đáp lại kiến nghị của các nhân sỹ trí thức về thông tin cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và đồng nhiệm Trung Quốc hôm 25/06, Bộ Ngoại giao đã sắp xếp cuộc gặp vào sáng thứ Tư.

    Tuy nhiên, chỉ có ông Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh, là nhận được lời mời qua điện thoại và được Bộ Ngoại giao điều xe tới nhà riêng đón vào lúc 8:30 sáng.

    Những người còn lại được chuyển lời hẹn gặp qua đại diện nhóm là luật sư Trần Vũ Hải.

    Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho hay ông cùng 7-8 người khác đã có mặt tại một quán cà phê đối diện Bộ Ngoại Giao trên phố Tôn Thất Đàm từ đầu giờ sáng để chờ lời mời sang làm việc.

    “Thế nhưng họ không mời một cách đàng hoàng, nên tất cả đã quyết định bỏ về.”

    Trong số các nhân sỹ chờ đợi trong quán cà phê, ngoài Luật sư Hải và Tiến sỹ Quang A, có Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Nhà văn Trần Nhương, Nhà văn Phạm Xuân Nguyên và Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện.

    ‘Công dân có quyền chất vấn’

    Kiến nghị yêu cầu cung cấp thông tin của các nhân sỹ trí thức được ký ngày 02/07 và được chuyển tới Bộ Ngoại giao hôm 04/07.

    Cũng những người này một tuần trước đó đã ký tên vào bản Tuyên cáo về ‘các hành động gây hấn của Trung Quốc’ ở Biển Đông, hiện được hàng nghìn người hưởng ứng.

    Nói về cuộc gặp bất thành sáng 13/07, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh giải thích: “Tôi ra về, vì không thể nghe thay cho cả 17 vị kia được”.

    Ý nguyện của các vị nhân sỹ trí thức là được tiếp xúc với bản thân Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, người đã có tiếp xúc và hội đàm trong tư cách đặc phái viên của lãnh đạo cao cấp Việt Nam với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân về vấn đề Biển Đông tại Bắc Kinh.

    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh
    Ông Nguyễn Trọng Vĩnh nói dân có quyền chất vấn chính quyền

    Nhưng người được Bộ Ngoại giao phân công tiếp họ vào sáng thứ Tư là ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới.

    Tướng Vĩnh cho hay yêu cầu của các nhân sỹ ký tên trong kiến nghị rất đơn giản: “Thứ nhất là họ có thể trả lời bằng văn bản”.

    “Thứ hai, nếu họ muốn mời gặp, thì mời tất cả chúng tôi. Còn thứ ba, họ có thể không trả lời.”

    Theo ông Nguyễn Trọng Vĩnh, công dân hoàn toàn “có quyền chất vấn chính quyền, có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước”, bởi vậy yêu cầu của các nhân sỹ trí thức là “chuyện hoàn toàn bình thường”.

    Hiện chưa rõ nhóm nhân sỹ trí thức có tiếp tục theo đuổi kiến nghị của mình hay không.

    Công khai minh bạch

    Hôm 25/06, trong cuộc gặp với phía Trung Quốc của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, hai bên đã thống nhất đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

    Kiến nghị của các trí thức viết “theo các thông tin báo chí, chúng tôi được biết” về các cuộc gặp trên, cũng như tường thuật của Tân Hoa Xã (Trung Quốc) về hai cuộc gặp.

    “Những thông tin trên chúng tôi không thấy đăng trên báo chí của Việt Nam.”

    Họ yêu cầu Bộ Ngoại giao xác nhận tính chính xác của thông tin mà Tân Hoa Xã đưa ra, nếu không đúng “yêu cầu phía Trung Quốc phải cải chính và xin lỗi”.

    Họ cũng kiến nghị bộ này giải thích quan điểm của Việt Nam về bức thư ngoại giao của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi người đồng nhiệm Trung Quốc năm 1958 về chủ quyền ở Biển Đông.

    Bản kiến nghị còn yêu cầu cung cấp “thông tin chi tiết (toàn văn) thỏa thuận đã đạt được (nếu có) giữa ông Hồ Xuân Sơn và đại diện Trung Quốc” hôm 25/06.

    Nguồn: BBC Tiếng Việt.

  11. Báo ĐĐK bàn về Công hàm 1958
    http://hieuminh.org/2011/07/20/cong-ham-1958-voi-chu-quyen-hs-va-ts/

    Công hàm Phạm Văn Đồng. Ảnh: internet.

    Blog HM. Theo Anhbasam, báo Đại Đoàn Kết vừa đăng một bài phân tích khá hay về công hàm 1958 của Thủ tướng PVD gửi Chu Ân Lai. Hiệu Minh blog xin giới thiệu cùng bạn đọc. Cảm ơn blogger Hữu Nguyên, báo Đại Đoàn Kết và anh Basam.

    Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa

    Tác giả: Báo Đại Đoàn Kết.

    Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

    Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

    “Thưa đồng chí Tổng lý,

    Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

    Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.

    Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề Trung Quốc đã đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ giữa thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược “lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

    Ngày 26-5-1950 , chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Âu Lai tuyên bố sẽ “giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công nguyên tử Trung Quốc, nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp Định phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

    Ngoài bối cảnh “phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ VNDCCH –Trung Quốc lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Thế rồi sang năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam . Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trong đó trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích “sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã “lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ, đơn giản chỉ là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc. Trong tình thế đó, có thể xem đây chỉ là những tuyên bố mang tính chính trị và ngoại giao chứ hoàn toàn không có ý nghĩa pháp lý.

    Nội dung công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Nhất là trong hoàn cảnh ra đời của công hàm như đã nêu trên, công hàm 1958 có hai nội dung rất đơn giản và rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

    Tại hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam . Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Hơn ai hết, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hiểu rất rõ điều đó khi đưa ra công hàm 1958 nên đã không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc khi đó đã không tiện nói thẳng ra mà chỉ đơn giản khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục hành xử chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

    Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ, hòng đánh lận con đen trong tuyên bố của Chu Ân Lai liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, công hàm 1958 chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội nước Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo quy định của hiến pháp Việt Nam các thời kỳ và cũng phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc về quyền dân tộc tự quyết, theo đó tất cả các vấn đề liên quan tới độc lập dân tộc, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia phải được cơ quan đại diện cho quyền lực cao nhất của dân là Quốc Hội xem xét biểu quyết mới có giá trị pháp lý. Cho nên, các nhà nghiên cứu cho rằng công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xét về bối cảnh và trình tự thủ tục ban hành, đơn giản chỉ là một văn thư ngoại giao mang tính chính trị chứ không thể xem đó như là một công hàm có giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

    Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines . Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Nếu đặt giả thuyết VNDCCH và CHXHCN Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết “estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam .

    Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine ”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua ”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…

    Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

    Lúc đó hai nước VNDCCH và Trung Quốc có mối quan hệ rất đặc thù, những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong công hàm 1958 hoàn toàn nằm trong bối cảnh đặc thù và hết sức khó khăn của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Hơn nữa, theo luật pháp quốc tế, lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì. Thật vậy, công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc (tất nhiên phải hợp pháp theo các quy định của luật pháp quốc tế đương thời), và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc.

    Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Tòa án Quốc tế đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ý chí thực sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí”, Tòa án Quốc tế xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào. Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thỏa ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Tòa sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc. Trong trường hợp này, VNDCCH và Trung Quốc không hề ký kết bất kỳ một hiệp ước nào có nội dung Việt Nam quyết định từ bỏ chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo này.

    Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ “nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu “miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.

    Theo Báo Đại Đoàn Kết, bản báo in.
    ————
    nicecowboy says:
    July 20, 2011 at 8:14 am

    Nếu xem kỹ và tổng hợp các ý kiến về Công hàm PVĐ, thì sẽ nhận thấy có những luồng ý kiến chính sau đây :

    – một là : lên án ông PVĐ gay gắt vì (những nguyên nhân rất xấu xa) đã ký bức công hàm “bán nước” nói trên.

    – hai là : trách ông PVĐ đã khá “vô tư”, đã không cân nhắc cẩn trọng hậu quả, không ngờ được TQ đã âm mưu lâu dài mà đặt bút ký cái công hàm trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Ô Đồng đã không xem kỹ tuyên bố trước đó của TQ, hoặc xem nhẹ giá trị của Công hàm ngoại giao này. Những người theo luồng ý kiến này trách ông PVĐ nhưng có phần thông cảm cho ông, lúc đó không thể làm khác đi .

    – ba là : giải thích, đánh giá nội dung, giá trị pháp lý… của công hàm PVĐ tương tự theo hướng như bài viết đăng trong báo ĐĐK của tác giả Huu Nguyen. Nghĩa là phủ nhận hoàn toàn giá trị pháp lý của Công hàm, chỉ xem nó như là một bức thư mang tính ngoại giao trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Và như thế, cũng có nghĩa là ông PVĐ đã không làm điều gì sai, dù vô tình hay cố ý, khi đặt bút ký cái công hàm đó.

    Cao bồi không khẳng định luồng ý kiến nào đúng sai, nhưng có thể thấy là chúng ta nên chấp nhận quan điểm nào và nên công khai giải thich về nó như thế nào để có lợi nhất cho quốc gia trong tình hình hiện nay.

    Theo luồng ý kiến một, thì quá cực đoan vì thực sự chưa có bằng chứng gì để qui kết Ô. Đồng có tâm xấu, có ý bán nước để đổi lấy gì đó. NHƯNG QUAN TRỌNG NHẤT, nếu cho là Ô. Đồng đã “bán nước” vì cái công hàm đó, thì vô hình chung là đã công nhận giá trị hiệu lực của Công hàm !

    Vì thế, cách giải thích đánh giá về công hàm PVĐ theo như tác giả Huu Nguyen trong bài viết ở báo ĐĐK sẽ là ĐIỀU TỐT NHẤT cho nhà nước hiện nay trong việc bảo vệ , tranh đấu với TQ về chủ quyền biển đảo. Các chỉ trích cá nhân Ô. Đồng (có thể đúng hoặc sai) vào ngay lúc này là không có lợi cho sự nghiệp chung nói trên, và nên gác qua một bên.

    – Về báo Đại Đoàn Kết, Cao bồi rất hoan nghênh trong thời gian qua đã có những thay đổi tích cực đáng ngạc nhiên . Cụ thể là loạt bài viết kỷ niệm và vinh danh những chiến sỹ VNCH đã tranh đấu và hy sinh để bảo vệ biển đảo tổ quốc. Nay lại mạnh dạn đưa lên bài viết phân tích về công hàm PVĐ, dù không có gì là “phản động” có ý chống đối chính quyền hiện nay, nhưng cũng là việc khá nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu đưa lên luôn cái tuyên bố có liên quan của TQ thì nhiều người dễ hiểu hơn.

    Cuối cùng, vẫn phải có ý kiến về bài viết của Huu Nguyen. Như đã nói trên, theo quan điểm này là cách tốt nhất hiện nay vì lợi ích chung, tối cao của đất nước. Nhưng chúng ta vẫn phải chuẩn bị lý lẽ, lập luận như thế nào thật thuyết phục khi TQ mang cái công hàm PVĐ đó ra để tranh luận.

    Bây giờ GIẢ SỪ Cao bồi là chính quyền TQ và sẽ nói như sau về Công hàm PVĐ (xin đừng ném đá nhé, NCB nói thế để chúng ta chuẩn bị lập luận phản biện cho thật tốt)

    a. Tuy PVĐ không hề nói là công nhận Hoàng-Trường sa thuộc chủ quyền TQ, không hề nói là nhường chủ quyền H-TS cho TQ, nhưng đã nói là ghi nhận và TÁN THÀNH tuyên bố đó của TQ (trong đó, TQ có tuyên bố quyền lãnh hải 12km của họ luôn cả quanh các đảo H-TS). Công hàm PVĐ không đứng riêng rẽ, độc lập mà nó gắn liền với tuyên bố của TQ, vì thế không thề biện minh là trong công hàm PVĐ hoàn toàn không đề cập đến H-TS… Nói thế thì không thuyết phục lắm. Tán thành tuyên bố đó, nghĩa là tán thành nội dung của nó.

    b. Nếu vì hoàn cảnh lịch sử, vì để ủng hộ “đồng chí anh em “ trước nguy cơ Mỹ can thiệp vào vấn đề lãnh hải vùng eo biển Đài Loan thì trong Công Hàm PVĐ, thay vì viết là :

    “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.”

    thì lúc đó nên viết như sau sẽ phù hợp hơn :

    “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoàn toàn phản đối mọi sự can thiệp của nước ngoài, các bên thứ ba không liên quan trong việc tranh chấp lãnh hải tại vùng eo biển Đài Loan và yêu cầu các bên triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.”

    Tại sao lại chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm của VN phải triệt để tôn trọng vùng hải phận đó, thay vì là yêu cầu Mỹ , Đài Loan, Phi… trong bối cảnh lúc đó ? Yêu cầu các cơ quan VN phải tôn trọng … có nghĩa là VN có liên quan trong đó (vùng đảo H-TS ?) và dự kiến có thể có tranh chấp nên phải chỉ thị trước…. ? Viết như thế dễ bị suy diễn bất lợi cho VN !

    Lấy lý do bối cảnh lịch sử mà viết như thế thì chưa phù hợp, nếu ủng hộ đồng chí và phản đối can thiệp của Mỹ thì phải viết khác đi như NCB vừa nêu trên.

    TÓM LẠI :

    – chúng ta phải theo quan điểm hoàn toàn phủ nhận giá trị pháp lý của Công hàm PVĐ, và phải tìm mọi lập luận rất thuyết phục để phủ nhận nó. Không nên cứ chú tâm đến việc chỉ trích phê phán ông PVĐ. Ngược lại, cũng không thể khăng khăng phủ nhận mà chưa đưa ra được các lý lẽ thật thuyết phục.

    – trong lập luận của Huy nguyen và nhiều tác giả, cách phủ nhận giá trị công hàm thuyết phục nhất là :1. Không công nhận về măt pháp lý quyền sở hửu H-TS của VNDCCH lúc đó. 2. Không công nhận thẩm quyền của Ô.PVĐ trong việc ký công hàm có nội dung quan trọng mà chưa được thông qua Quốc Hội.

    Còn những lý do nào khác để phủ nhận cái công hàm PVĐ này, xin các bạn góp ý thêm.

    (Xin lần nữa là NCB chỉ muốn chúng ta chuẩn bị thật kỹ, nên phải đưa ra một số nhận xét có tính phản biện như trên. Xin đừng hiểu nhầm mà ném đá)

  12. Điều gì đang thực sự xảy ra trên Biển Đông?
    http://www.vtc.vn/311-294137/quoc-te/dieu-gi-dang-thuc-su-xay-ra-tren-bien-dong.htm

    (VTC News) 18/07/2011 – Tờ Japan Times số ra gần đây đăng bài viết “South China Sea: making sense of nonsense” của Mark Valencia, chuyên gia phân tích chính sách hàng hải và là cựu nghiên cứu sinh cao cấp tại Trung tâm Đông – Tây về tranh chấp Biển Đông. Bài viết tìm hiểu và phân tích những lý do vì sao nội bộ Trung Quốc hiện nay lại có những tín hiệu, hành động mâu thuẫn và thiếu nhất quán trong vấn đề Biển Đông.

    Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông giới thiệu

    Tin liên quan

    » Nghị quyết về Biển Đông được trình lên Hạ viện Mỹ
    » ASEAN sẽ hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
    » TQ lo sợ Nhật – Mỹ bắt tay quốc tế hóa vấn đề biển Đông
    » Bản chất của xung đột chủ quyền tại Biển Đông
    » Nghị sĩ Philippines: Đừng ảo tưởng với Mỹ về biển Đông!

    Sau một loạt các vụ gây hấn liên quan tới các tàu tuần tra của Trung Quốc và các tuyên bố chính thức sau đó, nhiều nhà phân tích đang cố gắng luận giải điều gì đang thực sự diễn ra ở Biển Đông.

    Các câu hỏi cụ thể hơn là: Vì sao các phái khác nhau trong Chính phủ Trung Quốc lại phát đi các tín hiệu khác nhau và gây rắc rối cho các nhà lãnh đạo của họ, làm suy yếu nỗ lực “tấn công lôi kéo” được xây dựng một cách thận trọng và tương đối thành công của Trung Quốc đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời tạo thuận lợi cho chiến lược của Mỹ nhằm thuyết phục các nước ASEAN rằng họ cần sự bảo vệ của Mỹ trước một Trung Quốc đang bắt nạt các nước này. Ở Trung Quốc, liệu “con tàu chính trị” đã rời ga và vì vậy, có phải các quốc gia ASEAN chỉ đang thay đổi ghế hoặc toa tàu trên chuyến tàu này hay không?

    Chúng ta không chỉ đề cập ở đây về hành vi vi phạm rõ ràng Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) đã được nhất trí một cách chính thức mà còn về hành vi mâu thuẫn với những lời nói của các nhà lãnh đạo thông qua các hành động được lập trình sai thời điểm. Khi Tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-la ở Xinhgapo ngày 3/6 rằng “Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông” và rằng “Trung Quốc tuân thủ DOC”, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin vào ngày 26/5, một tàu thăm dò của Việt Nam hoạt động trên thềm lục địa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền đã bị một tàu tuần tra của Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn.

    Điều gì đang thực sự xảy ra trên Biển Đông?
    Ở Trung Quốc, liệu “con tàu chính trị” đã rời ga và vì vậy, có phải các quốc gia ASEAN chỉ đang thay đổi ghế hoặc toa tàu trên chuyến tàu này hay không?

    Ngay sau sự cố đó, Trung Quốc đã cử hai phó chủ tịch của Quân ủy Trung ương tới Đông Nam Á để cố gắng tái khẳng định với các nước tuyên bố chủ quyền khác của ASEAN. Tuy nhiên, sự cố tương tự thứ hai đã xảy ra vào ngày 9/6, chỉ 2 tuần sau đó.

    Trước đó, ngày 4/3, Philíppin đã phản đối sự cố ở Reed Bank (Bãi Cỏ Rong), theo đó hai tàu tuần tra của Trung Quốc đã dọa đâm thủng một tàu thăm dò của Philíppin.

    Sau chuyến thăm của Tướng Lương tới Manila, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã quấy rối các binh sĩ của Lực lượng Vũ trang Philíppin gần các hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông.

    Trung Quốc đã đáp lại sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và Philíppin rằng bất cứ hoạt động thăm dò nào ở khu vực Trường Sa mà không có sự đồng ý của nước này đều vi phạm quyền thực thi pháp lý và chủ quyền của nước này. Mối liên hệ thực sự giữa quan điểm cứng nhắc và có ảnh hưởng lớn của Trung Quốc với sự thi hành pháp lý của nước này đã gây lo lắng cho các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền ở khu vực này và thu hút sự chú ý của Mỹ. Các tranh chấp này và các sự cố như vậy không có gì mới nhưng vì sao chúng lại đang xảy ra tại thời điểm hiện nay và vì sao Trung Quốc lại đang phát đi các tín hiệu rất mâu thuẫn?

    Bất chấp những tuyên bố hoa mỹ của Trung Quốc, các quốc gia ASEAN thực sự đang cảnh giác và hướng tới Mỹ để tìm sự ủng hộ và hỗ trợ. Mỹ, nước đang đối đầu với Trung Quốc và can dự vào vấn đề này thông qua phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Hà Nội tháng 7/2010, rất vui lòng để giúp đỡ, ít nhất là bằng lời nói và các tín hiệu mà các lực lượng quân sự hiểu được.

    Điều trớ trêu lớn nhất đó là những lời nói và tín hiệu này không cần cho Trung Quốc. Vấn đề của nước này với Mỹ và ngược lại liên quan tới các hoạt động thu thập tin tức tình báo của các tàu và máy bay quân sự Mỹ như EP-3, Impeccable, Victorious và Bowditch ở khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của mình chứ không phải các tuyên bố chủ quyền đầy mâu thuẫn đối với các hòn đảo hay không gian trên biển.

    Điều gì đang thực sự xảy ra trên Biển Đông?

    Những điều này chỉ có thể được kết nối trong kịch bản xấu nhất đó là: Trung Quốc đã quyết định rằng nước này không nhất trí với nhiều nội dung trong Công ước của Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật biển mà nước này đã phê chuẩn, và với luật pháp quốc tế mà các cường quốc phương Tây xây dựng và áp đặt lên Trung Quốc khi nước này còn yếu, và rằng hiện nay, nước này sẽ chỉnh sửa lại hệ thống luật pháp quốc tế.

    Nói cách khác, Trung Quốc thực sự nghiêm túc về tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn đối với tất cả vùng biển và tài nguyên của Biển Đông và nước này sẽ quyết định cơ chế quản lý việc đi lại sẽ được áp đặt tại đó.

    Đây là một quan điểm cực đoan và có thể dẫn tới chiến tranh. Mặt khác, Trung Quốc có thể tuyên bố phần lớn những gì nước này muốn bằng cách sử dụng luật pháp quốc tế hiện hành và Công ước của LHQ về Luật biển. Nước này có thể đòi hỏi các đặc tính này và đối với các hòn đảo hợp pháp, thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý cho mỗi hòn đảo này. Tất nhiên, nước này sẽ phải thương lượng về biên giới với các nước tuyên bố chủ quyền khác.

    Tuy nhiên, đó là tình hình hiện nay và vị thế pháp lý của Trung Quốc hiện rất yếu. Khu vực được tuyên bố chủ quyền sẽ gần giống với khu vực nằm trong đường 9 đoạn và luận cứ này sẽ là hợp pháp – được ủng hộ bởi công ước trên.

    Liên quan tới các vấn đề hàng hải với Mỹ, Oasinhtơn vẫn chưa phê chuẩn công ước trên và có rất ít tính hợp pháp trong việc tranh luận hoặc diễn giải trên cơ sở công ước này. Mỹ sẽ bị nhiều người coi là “kẻ bắt nạt” nếu nước này cố gắng áp đặt cách hiểu của mình đối với thế giới.

    Vấn đề hóc búa đó là Trung Quốc có các chuyên gia am hiểu Luật biển, những người hiểu rõ về cơ hội này, nhưng có vẻ như Trung Quốc vẫn tránh sử dụng phương án đó.

    Có thể chiến lược và chiến thuật của Mỹ khiến một phần ban lãnh đạo quân đội Trung Quốc tức giận. Có thể họ đã kết luận trên cơ sở cái mà họ cho là chính sách “kiềm chế” của Mỹ và các hoạt động thu thập thông tin tích cực và không ngừng của các tàu và máy bay tình báo công nghệ cao của Mỹ rằng chiến tranh là không thể tránh khỏi. Trong kịch bản này, Trung Quốc cảm thấy nước này cần phải bảo vệ điểm yếu của mình và mở rộng “khu vực” phòng vệ của nước này càng xa về phía Nam và theo hướng biển càng tốt.

    Điều gì đang thực sự xảy ra trên Biển Đông?
    Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và cựu đồng nhiệm Mỹ Robert Gates

    Tất nhiên, đây là hành động “rút phép thông công” đối với Mỹ, nhất là hải quân nước này. Trong trường hợp này, DOC hay thậm chí là một công ước có rất ít tác dụng. Chúng ta hãy cùng hy vọng rằng cách giải thích chính xác sẽ bớt nghiêm trọng hơn. Một khả năng đó là sự rối loạn và thiếu sự phối hợp giữa các quan chức cao cấp phụ trách chính sách đối ngoại và quân đội, nhất là Lực lượng Hải quân của PLA. Tuy nhiên, điều này cũng có thể đồng nghĩa với việc chính sách ngoại giao của Trung Quốc về vấn đề này đang bị xáo trộn hoặc bị thay đổi và Hải quân PLA đang nổi lên như một đối tượng xác định xu hướng và người phát ngôn chính thức.

    Cần nhớ rằng khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates có chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc hồi tháng 1/2011, quân đội nước này đã thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình và có vẻ như ban lãnh đạo dân sự của nước này đã bị bất ngờ trước hành động trên.

    Nếu quân đội thỉnh thoảng hành động một cách độc lập với ban lãnh đạo dân sự, điều này có thể lý giải cho sự khác biệt trong lời nói của các quan chức Trung Quốc và các hành động của Hải quân PLA. Tuy nhiên, điều này sẽ thực sự gây lo ngại.

    Trong bất cứ trường hợp nào, tình hình có thể sẽ xấu đi trước khi có thể cải thiện trở lại. Có thêm nhiều cuộc điều tra và khoan thăm dò được lên kế hoạch ở các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Việt Nam tiến hành một cuộc diễn tập bắn đạn thật và kêu gọi cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, giúp đỡ giải quyết các vấn đề này. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hiếm thấy đã nổ ra ở Hà Nội và Manila. Tại thời điểm này, tất cả những gì có thể nói đó là cần sẵn sàng cho một sự bất ngờ có thể xảy ra.

    >> Xem bài trên Nghiên cứu Biển Đông

    Tin liên quan

    » TQ lo sợ Nhật – Mỹ bắt tay quốc tế hóa vấn đề biển Đông
    » Philippines – TQ điều đình về tranh chấp trên biển Đông
    » Biển Đông: Đường tới Công lý
    » Chiến lược chèn ép của TQ nhằm thôn tính Biển Đông
    » Bản chất của xung đột chủ quyền tại Biển Đông
    » Phillipines cũng đang “khát” dầu biển Đông
    » Trung Quốc bài bác nghị quyết của Mỹ về biển Đông
    » Hôm nay, Mỹ – Philippines tập trận chung trên biển Đông
    » Singapore tái yêu cầu TQ dừng gây quan ngại ở biển Đông
    » Trung Quốc lên tiếng đòi Mỹ “tránh xa” biển Đông
    » Nghị sĩ Philippines: Đừng ảo tưởng với Mỹ về biển Đông!
    » Xác nhận việc diễn tập bình thường trên biển Đông
    » Clip tọa đàm trực tuyến về biển Đông trên VTC News
    » Trung Quốc lại làm căng với Philippines trên biển Đông
    » Luật chơi nào cho vấn đề biển Đông ASEAN – Trung Quốc?

  13. Sự mạo hiểm trên Biển Đông

    David Brown 14-07-2011

    Nhiều nhà quan sát, trong đó có tác giả bài báo này [1], cho rằng động cơ chủ yếu thúc đẩy Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ khu vực Biển Đông là niềm tin rằng dưới lòng vùng biển này ẩn chứa nguồn tài nguyên hyđrôcácbon rất dồi dào.

    Đây không phải là lần đầu tiên một nước lớn bị người ta nghi ngờ đang có ý đồ nhòm ngó nguồn tài nguyên hyđrôcácbon được cho là rất dồi dào còn nằm dưới đáy biển. 40 năm trước đây, khi các nhà phân tích không thể đưa ra một lời lý giải nào khác cho việc tại sao Hoa Kỳ lại trợ giúp cho chính quyền miền Nam Việt Nam đang mục ruỗng và chực chờ sụp đổ, một số người đã cho rằng có lẽ là vì Washington biết rằng ở ngoài khơi Việt Nam có nhiều mỏ dầu. Đọc tiếp http://anhbasam.wordpress.com/

    Folly and the South China Sea
    By David Brown
    http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MG15Ae01.html

    Many observers, including the writer [1], have speculated that China’s drive for sole sovereignty over the South China Sea is driven mainly by belief that the sea bottom is rich in hydrocarbon resources.

    Tensions between rival claimants to all or part of the 1.5 million square-kilometer sea that is enclosed by the Philippines, Malaysia, Brunei, Vietnam and China have eased in recent weeks after peaking in early June, but very likely only for a while. While, perhaps, diplomats labor behind the scenes for an accommodation, it’s useful to look at the evidence for what might be called the energy-centric explanation of Chinese behavior in the South China Sea.

    Before global markets took over the job of distributing resources, states vied for control of territory in order to control resources. For the first seven decades of the 20th century, the world powers of the time scrambled to lock up unilateral rights to exploit lands rich in oil and gas. Forty years ago, when analysts ran out of other reasons to explain the American embrace of a corrupt and crumbling South Vietnamese regime, some guessed that it must be because Washington knew oilfields lay just offshore.

    By the 1970s, the colonial empires had crumbled and Third World oil-producing nations formed the Organization of Petroleum Exporting Countries (OPEC) cartel, aiming to establish countervailing market power. The “oil shocks” of the 1970s resulted; their legacy was de facto agreement among big producers and consumers on “increased oil investment generally and a more flexible and integrated global oil market as the basis for energy security, rather than continued national competition to control supplies.”

    Now let’s cut to East Asia. China, though Asia’s rising superpower, is relatively oil-poor. The authoritative BP statistical energy review says that its territory holds only 1.1% of the world’s known reserves, about 11 years’ domestic supply at current rates of production.

    Because until the 1980s China adhered to Mao Zedong’s doctrine of self-reliance, it is a relative newcomer to international energy markets. It wasn’t until 1993 that China became a net importer of oil, or 2007 that it became a net importer of natural gas. Now, however, it is daily more dependent on imported energy to fuel its rapid economic growth. China’s consumption of oil doubled from 1990 to 1999, and doubled again from 2000 to 2009. The International Energy Agency (IEA) projects China’s oil consumption will double yet again by 2035 and imports will triple. Five-sixths of its oil will be imported.

    Even if China shared other states’ vision of collective, market-based energy security, its thirst for oil and gas would still be roiling world markets. Analyst Mikkal Herberg says:

    Beijing’s political leaders seem to have their own distinct vision, one that sees energy security in distinctly national terms of establishing national control over energy resources and transportation routes.

    It is a decidedly “19th Century”, mercantilist agenda. Maintaining adequate, reliable, and growing supplies of energy is viewed as indispensable for ensuring rapid economic growth, job creation and social and political stability, ie the continued claim to legitimacy to rule by the Communist Party. Beijing’s political leaders have little faith in global energy markets to ensure adequate, reliable and affordable energy to China: energy is simply too important to be left to the markets.

    The past two decades have seen China’s national oil companies planting their flags in dozens of countries, including pariah states like Iran, Myanmar, Syria and Sudan, and leading a trend back toward a more statist, politicized and balkanized global oil market. Even so, Herberg notes, China’s oil import needs are rising three times faster than its national oil companies can acquire or develop new overseas producing assets.

    All this considered, Beijing’s quest for mastery of the South China Sea is not surprising.

    It’s anyone’s guess how much oil and gas is actually locked up in the buried carbonate reefs beneath the 1.5 million square-kilometer expanse of sea between Hong Kong to Singapore. Nearly all the drilling so far has been on the periphery – in the Gulf of Thailand by Malaysia, off the mouths of the Mekong River by Vietnam, off the north coast of Borneo by Brunei and off the Pearl River Delta by China. Few seismic surveys, let along test drilling, have been attempted in the vast contested middle of the South China Sea.

    Chinese petroleum geologists are thinking big, however. Luo Donghong, a senior manager of the China National Offshore Oil Corporation (CNOOC), predicts that China will confirm reserves of 22 billion barrels of oil in South China Sea deepwater fields by 2020, according to Bloomberg. That’s half again the size of Daqing, China’s largest onshore oilfield – which is now nearly depleted. CNOOC’s Zhang Gongcheng says upwards of 200 trillion cubic meters of natural gas are in the South China Sea seabed as well, the Economist reports.

    Talk of a “second Daqing” is just an understatement according to other Chinese geologists. Chinese estimates cited by US Government analysts put the potential hydrocarbon bounty of the South China Sea area at 14 times China’s current oil reserves and 10 times its gas reserves.

    Whatever oil and gas turns out to be beneath the waves, hard evidence is mounting that China aims to find and secure by far the lion’s share.

    Deputy director Zhong Ziran of the national Geological Survey told reporters in January that his agency’s annual spending for oil and gas exploration will rise tenfold, to 500 million yuan ($60 million). Sixty percent of that amount will support offshore projects, he adds. That’s money to deploy platoons of scientists or defray the cost of dives by China’s Jiaolong, a submersible capable of exploring to 5,000 meters’ depth. A year ago the Jiaolong planted a Chinese flag in a South China Sea canyon 3,759 meters below sea level.

    Another 30 billion yuan annually for “domestic” exploration is reportedly funneled through the national oil companies – CNOOC, Sinopec and PetroChina.

    In November 2010, CNOOC told reporters that it has budgeted 200 billion yuan for development in the South China Sea. Leveraging the skills of foreign partners Devon Energy, Husky Energy and Anadarko Petroleum, CNOOC explained, it aimed to build up its capacity to drill in ever deeper water.

    Up until now, China’s offshore drilling has been limited to relatively shallow waters near its coast, employing ‘jack-up rigs’ that are planted on the seabed. In May, however, CNOOC announced plans to deploy its first floating drilling platform to waters within the exclusive economic zone (EEZ) claimed by the Philippines. Xinhua said that the $30 billion behemoth, Marine Oil 981, is designed to drill 800 deepwater wells that will produce $50 billion worth of oil annually by 2020. A similar floating rig is being built for PetroChina.

    Meanwhile, Beijing has warned Exxon-Mobil and BP to give up any thought of drilling in concessions granted by Vietnam close to the Spratly or Paracel archipelagos – though well within Vietnam’s EEZ. BP chose not to drill; Exxon says it is going ahead.

    Not content with verbal admonition, Beijing in May and June deployed Maritime Security Agency (CMS) patrol boats to harass survey ships working for Vietnam’s national oil company and the Philippine-owned firm Forum Energy. The Chinese vessels, some ostensibly fishing boats, attempted to cut cables of sonar rigs under tow by the survey ships. Though justified by Beijing as “normal law enforcement” in defense of its own “indisputable sovereignty”, China’s provocative moves brought tensions over South China Sea territorial claims near to the flash point.

    Another very public event, the deployment of the CMS’s new flagship on a goodwill visit to Singapore, underscored the rapid buildup of China’s coast guard and naval strength in the area. According to People’s Daily, the helicopter toting, 3000-ton Haixun 31 carried out checks on “oil rigs, stationary ships’ operations in constructions and surveys … and foreign ships navigating, anchored and operating in Chinese waters” while en route to and from Singapore.

    Having ostentatiously flexed its muscles vis-a-vis Hanoi and Manila again this year, is there still reason to believe that China is interested in sharing out the rights to the South China Sea sea bottom according to the UN Law of the Sea Convention (UNCLOS) or any other rules grounded in international law? China’s foreign ministry spokesmen insist that Beijing wants to negotiate bilateral settlements. Don’t bet that Beijing can be induced to negotiate its sweeping territorial claim, however. The most the Chinese will admit to considering is joint development of resources in contested sectors.

    Yang Fang, a researcher at Singapore’s S Rajaratnam School of International Studies, says that the hydrocarbons extracted by Vietnam, the Philippines or Malaysia from waters off their coasts – some 20 million tons annually – are “perceived by China as a loss of oil and gas to foreign countries”.

    Then there’s the lure of methane hydrates, the so-called “ice that burns”, what the US Department of Energy calls “the gas resource of the future”.

    Since the 1970s there’s been excitement in scientific circles about deposits that have been found plentifully so far under Arctic permafrost and frozen beneath the ocean floor in dozens of locations. Heated, they release methane, ie, natural gas.

    No one pretends that it will be easy to produce commercial quantities of gas from the methane hydrate deposits without causing an environmental catastrophe. Many technical hurdles remain to be overcome. Still, with estimates of potentially exploitable deposits of methane hydrates now equal to all the known reserves of coal, oil and gas, it’s a good bet that those hurdles will be overcome in the next couple of decades.

    Vigorous prospecting by Chinese scientists since 1999 has confirmed that the northern sector of the South China Sea – the part closest to the Chinese mainland – is rich in methane hydrates. Areas further south are described as promising but have not yet been tested. A 2007 Chinese report estimated that the methane hydrate deposits found so far in the South China Sea may hold as much exploitable energy as 10 billion tons of oil.

    China can hardly be faulted for wanting to see the hydrocarbon resources of the South China Sea exploited as soon as possible. Where it errs – or at least a substantial section of the nation’s leadership and population errs – is in thinking that it has natural ownership rights to virtually all of the oil, gas and methane hydrates that may be found and developed there.

    Beijing seems charmed by the notion that it can secure and develop these resources without having to compete with larger and/or more experienced foreign firms by virtue of asserting ownership of virtually the entire South China Sea. China’s ambitions in this regard not only run counter to other states’ vision of collective, global market-based energy security but also to customary international law, eg, UNCLOS, and to the cooperative relationships it has labored to build with the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) on one hand, and with the US and its allies on the other.

    Legal scholars who have examined the tangle of overlapping claims to the sea area of the South China Sea have tended to conclude that the only feasible course is to set the claims aside and focus instead on working out mechanisms for joint development of seabed resources. That seductive thought could be the height of folly. Walden Bello, a Filipino thinker who’s no fan of globalization per se, regards “joint development without clear delineation of borders as a recipe for future conflicts”. Where claims intersect, he adds, “multilateral negotiations are the only viable solution”.

    It seems possible that the four ASEAN nations that claim parts of the South China Sea could sort things out amongst themselves. All have said that the UNCLOS principles should be the basis of such a negotiation. Under those principles, moreover, China has no valid claim to the southern two-thirds of the South China Sea.

    Predictably Beijing would throw a tantrum if, for once, ASEAN were to do more than kick the can further down the road. That’s why, at the same time, particular care should be taken to reassure China that it will not be excluded from participation in oil and gas development activities anywhere in the South China Sea area. It might even make sense to accord Chinese companies some priority access, just as long as they play by the world’s rules instead of the ones that they’ve made up.

    Note
    1. Fight or flight in the South China Sea, Asia Times Online, June 9, 2011.

    David Brown is a retired American diplomat who writes on contemporary Vietnam. He may be reached at nworbd@gmail.com.

    (Copyright 2011 Asia Times Online (Holdings) Ltd. All rights reserved. Please contact us about sales, syndication and republishing.)

  14. TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH LÊN TIẾNG VỀ VIỆC ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH
    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/tuong-nguyen-trong-vinh-len-tieng-ve.html

    Chẳng lẽ nhà nước ta biến thành nhà nước cảnh sát rồi sao?

    Yêu nước là có tội ư? Các vị lãnh đạo của chúng ta có yêu nước không?

    Người dân trong tay không có gì, chỉ biết tỏ lòng yêu nước bằng biểu tình hòa bình trong trật tự để phản đối sự xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Tổ Quốc sao lại bị bắt. Chẳng lẽ những người bắt họ không có lòng yêu nước, không có lương tâm?!

    Đàn áp nhân dân biểu tình sau chuyến đi của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn là rất khó hiểu. Người dân suy nghĩ gì? Dư luận thế giới đánh giá thế nào? Đàn áp một cách vô lý thì chỉ gây bất bình, phẫn nộ. “Con giun xéo lắm cũng quằn”, càng đàn áp thì phẫn nộ càng tăng, càng lan rộng, sẽ đến 1 lúc không kiểm soát được.

    Nguyễn Trọng Vĩnh
    Nguồn: Nguyễn Xuân Diện Blog, chiều ngày 17.7.2011

  15. GIÁO SƯ CHU HẢO LÊN TIẾNG VỀ VIỆC ĐÀN ÁP DÃ MAN NGƯỜI BIỂU TÌNH

    Lâm khang Nguyễn Xuân Diện thân mến,

    Nếu Thư ngỏ của các bạn gửi Ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an T/p Hà Nội đã được phúc đáp một cách có trách nhiệm thì không cần công bố bức thư này của tôi. Trong trường hợp ngược lại, đề nghị Lâm Khang cho tôi được chia sẻ với bạn đọc những điều tâm huyết dưới đây. Xin chân thành cám ơn!

    CHU HẢO
    _____________________________

    Thưa quý vị và các bạn,

    Tôi viết những dòng này gửi quý vị và các bạn trong sự phẫn uất nghẹn ngào khi xem đoạn băng hình ghi cận cảnh người của lực lượng an ninh Thủ đô lạnh lùng và tàn nhẫn đạp vào mặt người tham gia biẻu tình ôn hoà, ngày 17 tháng 7 vừa qua, phản đối các hành động bá quyền ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc trên Biển Đông. Nó còn tệ hại hơn hình ảnh nhân viên an ninh t/p Hô Chí Minh quắp người thanh niên mang ra khỏi đoàn biểu tình hồi đầu tháng.

    Xin quý vị và các bạn cùng lên tiếng cực lực phản đối và lên án hành động hết sức nguy hiểm này!

    Nó hết sức nguy hiểm ở chỗ, đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù địch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực phản động Trung Quốc.

    Nó hết sức nguy hiểm là bởi vì, nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn thì lực lượng an ninh vẫn tự khẳng định là “vì dân, của dân” sẽ trở thành lực lượng đàn áp nhân dân một cách thô bạo. Sự đàn áp này khêu ngòi và kích động các hành động bạo lực, có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội vào đúng lúc, hơn bao giờ hêt, chúng ta cần sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để bảo vệ và phát triển đât nước trong tình hình nóng bỏng hiện nay.

    Nó hết sức nguy hiểm còn bởi vì, qua hình ảnh này, toàn thế giới đang nhìn ta nghi ngại: liệu có nên làm bạn với một chính quyền có lực lượng an ninh đối xứ tệ hại như vậy với nhân dân mình?

    Không! Chúng ta không thể im lặng! Xin quý vị và các bạn hãy cùng lên tiếng! Chúng ta kiên quyết đòi nhà cầm quyền, trước hết là lực lượng an ninh ở Hà Nội, phải chiụ trách nhiệm trước nhân dân về hành động sai trái này!

    Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2011
    CHU HẢO

  16. BBC: NHÂN DIỆN CÔNG AN ĐẠP MẶT DÂN

    Nhận diện công an đạp mặt dân
    Đại úy Minh và người đeo kính áo đen bị tố cáo đã đánh người vô cớ
    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/bbc-nhan-dien-cong-ap-mat-dan.html

    BBC được biết người đạp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức là một đại úy trong khi người chỉ đạo là thượng tá công an ở Hà Nội.
    Một trong số những người biểu tình bị bắt nói vị đại úy tên là Minh.
    “Khi chúng tôi bị đưa lên xe, tôi nghe thấy có người gọi ‘anh Minh ơi lên xe đi’ và anh ta lên.
    “Đây cũng là người đã đánh chúng tôi,” người biểu tình này nói với BBC.
    Ông cũng nói thêm người mặc áo trắng và chỉ tay trong ảnh chính là Thượng tá Canh, Phó trưởng công an quận Hoàn Kiếm.
    Ngoài ra, người đeo kính và đứng đằng sau ông Canh cũng bị tố cáo đã vô cớ đánh người biểu tình.
    Cho tới nay ít nhất năm người đã nói rằng họ bị cảnh sát đánh đập mặc dù họ không hề có thái độ khiêu khích.
    ‘Phũ phàng’

    Anh Nguyễn Chí Đức thậm chí còn đang bị bốn công an cầm tay cầm chân khi bị Đại úy Minh đạp vào mặt.

    Anh Đức nói anh đã bị “khống chế như con lợn… mấy đồng chí công an còn đạp (sút) tổng cộng 4 phát. Đạp từ trên đạp xuống trong lúc mình đang còng queo.
    “Trong đó có hai phát được ăn “bánh giầy” vào mồm. Một phát trượt qua cổ. Một phát vào ngực.

    “Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng.
    Nguyễn Chí Đức

    Blogger này nói với BBC rằng anh đã từng xuống đường hai lần năm 2007 và năm lần trong tháng 6-7/2011.

    “Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng. Một cán bộ an ninh cũng đã nhắc nhở tôi về tình hình chung và của cả cá nhân tôi. Cho nên sự việc đến thì tôi cũng thấy bình thản.”

    Hiện chưa rõ công an Việt Nam đã có lời xin lỗi anh Đức hay có công an nào bị xử lý trong vụ này chưa.
    Báo chí Việt Nam hoàn toàn im tiếng trong vụ công an hành hung người dân lần này.

    Trong khi đó họ đưa tin một cô gái ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị khởi tố vì tát công an.

    Cũng trong ngày 20, VnExpress chạy tin ‘Hạ gục kẻ bắn chết một công an’ trong đó không hề nói cảnh sát đã cố gắng tới đâu để có thể bắt sống người gây án.
    Cảnh sát Việt Nam đã nhiều lần bị tố cáo sử dụng bạo lực quá mức cần thiết và lạm dụng quyền hành.

    Nguồn: BBC Tiếng Việt.

  17. Văn tế biểu tình
    http://quechoa.info/2011/07/19/van-t%E1%BA%BF-bi%E1%BB%83u-tinh/#more-13073

    Hỡi ôi!

    Hải đảo- Biển Đông; lòng dân trời tỏ.

    Mười năm công đèn sách, chưa chắc còn danh nổi tợ phao; một trận chống Tàu, tuy là mất tiếng vang như mõ.

    Nhớ linh xưa:

    Nhà báo nhà văn; giáo sư tiến sĩ.

    Chưa quen tụ tập, đâu biết biểu tình; chỉ nghiên cứu sinh, ở trong trường bộ.

    Cầm bút nghiên, cầm đèn sách, tay vốn quen làm; tập phản đối, tập đấu tranh, mắt chưa từng ngó.

    Tiếng hải tặc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi bốn tốt vấy vá đã ba năm, ghét nhu nhược như nhà nông ghét cỏ.

    Bữa thấy ngư dân bị chấn lột, muốn tới ăn gan; ngày xem tàu Hải giám chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

    Biển Đông chủ quyền sáng rõ, há để ai bịa đặt lưỡi bò; hai quần đảo lớn của ta, đâu dung lũ cướp ngày chiếm chỗ.

    Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức biểu tình; chẳng thèm đắp tai cài trốc, chuyến này quyết giương cao cờ, biểu ngữ.

    Khá thương thay:

    Vốn chẳng phải thanh niên trai trẻ, theo dòng phản đối đấu tranh; chẳng qua là tiến sĩ, giáo sư, mến nghĩa xuống đường đi bộ.

    Mấy chục ông nhân sĩ, nào đợi tập rèn; vài trăm chú sinh viên, không chờ bày bố.

    Ngoài cật có một manh cờ đỏ, nào đợi mang học vị học hàm; trong tay cầm biểu ngữ, băng rôn, chi nài sắm huân chương, giải thưởng.

    Biểu ngữ viết bằng than đen mực đỏ, vạch mặt chỉ tên bọn hải tặc kia; băng rôn dùng bằng tấm vải thô, phản đối lũ bá quyền nọ.

    Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, cùng nhau lướt tới, cảnh sát cũng như không; nào sợ lính cơ động đám nhỏ, đám to, dấn bước xông lên, liều mình như chẳng có.

    Kẻ hô vang, người hét ngược, làm cho Khương Du, Chiêu Húc hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ em Phương Nga líu lưỡi.

    Nguyễn Huê Chi, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A

    Ôi !

    Những lăm Nhà nước đồng thanh; đâu biết biểu tình vội bỏ.

    Một chắc chủ quyền rằng chữ quyết, nào hay bốn tốt bọc chữ vàng; trăm năm xã tắc ấy chữ thiêng, đâu ngờ chẳng thiêng bằng chế độ.

    Đoái đường Điện Biên Phủ cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chốn Bờ Hồ, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.

    Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà công an vây bắt cho cam tâm; vốn không ai xúi dục đấu tranh, bị đánh đập rủa nguyền cho đáng số.

    Công an đạp vào mặt người biểu tình

    Đây chính là người công an đó, người chỉ tay chưa rõ là Tàu hay Việt

    Nhưng nghĩ rằng:

    Tấc đất biên cương ơn Tiên tổ, tài bồi cho nước nhà ta; Hải đảo- Biển Đông Tổ quốc, mắc mớ chi ông cha nó.

    Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió.

    Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở chốn quan trường, chia dự án, gặm biên cương, nghe càng thêm hổ.

    Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tàu, ở với lưu manh rất khổ.

    Nguyễn Xuân Diện

    Ôi thôi thôi !

    Phạm Duy Hiển đau chân dân dìu cõng, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; Nguyễn Quang A bền bỉ giấu hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.

    Đau đớn bấy, Hồng Kiên lên xe bus, bọn nít ranh gọi ông lão bằng thằng; não nùng thay, Xuân Diện chạy tìm đoàn, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

    Người cõng GS Phạm Duy Hiển

    Ôi !

    Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ.

    Binh tướng nó hãy đóng ở đảo Hoàng Sa, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở Bản Giốc, Biển Đông, ai cứu đặng một phường con đỏ.

    Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

    Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống vì dân, thác cũng vì dân, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

    Nước mắt biểu tình lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nhân sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ.

    Hỡi ôi thương thay !

    Có linh xin hưởng.

    (Nhại theo Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu)

    Nguyễn Quang Lập Blog
    Ngô Minh Blog (Đăng lại)

  18. NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TIẾP TỤC LÊN TIẾNG VỀ VỤ ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH
    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/nha-van-nguyen-ngoc-tiep-tuc-len-tieng.html

    Nhiều người đã lên tiếng về việc công an đánh người biểu tình yêu nước ở Hà nội ngày 17-7 vừa qua; riêng tôi, tôi cũng không thể không có tiếng nói của mình. Ảnh và clip được phổ biến trên mạng là bằng chứng không thể chối cãi, và bất cứ ai đã xem không thể không muốn thét lên vì phẫn nộ.

    Đến nay đã có thể xác định danh tính, chức vụ, địa chỉ làm việc của cả hai kẻ đã hành hung dã man đồng bào yêu nước của mình ấy, một thượng tá, một đại úy công an quận Hoàn Kiếm. Viên thượng tá mặc áo trắng đứng trên xe đưa tay hằm hằm chỉ huy. Viên đại úy mặc áo vàng, hoàn toàn như một tên lưu manh, thẳng chân đạp vào mặt vào mồm người thanh niên đã bị cả một lũ xúm vào khiêng, kéo như đối với một con vật. Ở bất cứ đâu, trong bất cứ chế độ nào, không thể có cách gọi nào khác đối với hai kẻ ấy: hai tên ác ôn! Ác ôn đánh đập đồng bào mình thì phải bị trừng trị. Là công an, ăn lương của dân, là đầy tớ của dân, ngang nhiên đánh dân tàn bạo, càng phải bị trừng trị. Đánh dân yêu nước, chỉ có mỗi một tội là biểu lộ lòng yêu nước, chống ngoại xâm, nhất thiết phải bị nghiêm trị. Nghiêm trị công khai. Đây không còn là chất vấn, mà là đòi hỏi bức thiết của mọi người đối với những người có trách nhiệm: Bộ trưởng Bộ Công An và lãnh đạo Bộ này nói chung, Bí thư, Chủ tịch Hà Nội, Giám đốc và lãnh đạo Công an Hà Nội, Công an Hoàn Kiếm.

    Nếu sự việc này không được giải quyết một cách nghiêm minh, rõ ràng, thì đừng đòi hỏi ai còn có lòng tin!

    Nguyên Ngọc

    Nguồn: Nguyễn Xuân Diện Blog
    Thứ sáu, ngày 22 tháng bảy năm 2011

  19. Tiếp tục chăm lo xây dựng Nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân(*)
    (Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng)

    http://nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/tin-chung/ti-p-t-c-ch-m-lo-xay-d-ng-nha-n-c-th-t-s-c-a-nhan-dan-do-nhan-dan-vi-nhan-dan-1.304847?localLinksEnabled=false#4AKBJCLvMuXN Cập nhật lúc 02:58, Thứ sáu, 22/07/2011 (GMT+7)

    Kính thưa Quốc hội,

    Thưa các vị khách quý,

    Thưa các vị đại biểu,

    Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,

    Cách đây tròn hai tháng, ngày 22-5-2011, trên đất nước ta đã diễn ra một sự kiện chính trị trọng đại; đó là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.

    Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, chúng ta tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong cùng một ngày với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Hơn 62 triệu cử tri trên khắp mọi miền

    Tổ quốc đã nô nức đi bầu cử, sáng suốt lựa chọn, bầu 500 đại biểu Quốc hội và 302 nghìn 648 đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp – những người thay mặt nhân dân gánh vác trọng trách ở cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân từ Trung ương đến địa phương. Cuộc bầu cử đã diễn ra trong không khí dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, phấn khởi, thật sự là ngày hội lớn của toàn dân.

    Thành công của cuộc bầu cử một lần nữa khẳng định đường lối đúng đắn của Ðảng ta, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm và niềm tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước và chế độ ta.

    Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, tôi nhiệt liệt chào mừng thắng lợi toàn diện, to lớn của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016; nhiệt liệt chúc mừng các vị đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong cả nước vừa trúng cử; hoan nghênh và cảm ơn toàn thể cử tri, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội đã hoàn thành trọng trách của mình trong cuộc bầu cử này.

    Thưa các vị đại biểu và các đồng chí,

    Hiện nay, toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta đang khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội mười năm 2011 – 2020 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước năm năm 2011 – 2015 do Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng đề ra, quyết tâm phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ XXI trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Ðể thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng với những mục tiêu cao cả và nhiệm vụ nặng nề nêu trên, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, trong đó có việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, coi đây là một nhân tố quyết định bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Như chúng ta đều biết, ra đời từ thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Ðông Nam châu Á – là một nhà nước kiểu mới, thể hiện rõ bản chất tốt đẹp và tiến bộ của chế độ xã hội mới ở nước ta, một nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, bảo vệ và phục vụ lợi ích của nhân dân. Trải qua các giai đoạn cách mạng, được Ðảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, được toàn thể nhân dân chăm lo xây dựng và ủng hộ, Nhà nước ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành và đã làm tròn sứ mệnh của mình, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới, quản lý và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

    Ngày nay, trong điều kiện mới, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, chúng ta phải không ngừng đẩy mạnh xây dựng và từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước, làm cho Nhà nước ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước phải được kiện toàn và đổi mới cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, cải tiến phương thức hoạt động và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; khai thác tốt thuận lợi, nắm bắt thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thách thức, đạt nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa.

    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

    Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân; tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

    Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

    Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục đạo đức xã hội; kết hợp biện pháp hành chính với giáo dục tư tưởng, nâng cao dân trí. Nhà nước quản lý xã hội không chỉ bằng uy quyền pháp luật, mà còn bằng tấm gương đạo đức của cán bộ, công chức, nhân viên nhà nước, làm cho dân phục, dân tin và nghe theo, làm theo. Ðây là một nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một chủ trương đúng đắn của Ðảng ta về quản lý xã hội, về nhà nước và pháp luật.

    Thưa các vị đại biểu và các đồng chí,

    Theo quy định của Hiến pháp nước ta, Quốc hội là một thiết chế rất quan trọng của bộ máy nhà nước, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội có ba chức năng cơ bản: là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

    Suốt hơn 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cùng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, Quốc hội nước ta đã không ngừng phát triển và trưởng thành, hoạt động ngày càng dân chủ, thiết thực và có hiệu quả, có nhiều đổi mới cả trong tư duy và thực tiễn hành động, được cử tri và nhân dân cả nước ngày càng tin tưởng. Ðược bầu ra và hoạt động trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời đứng trước không ít khó khăn thách thức, Quốc hội khóa XIII có vinh dự và trách nhiệm lớn trong việc kế thừa và phát huy những thành tựu và kinh nghiệm của Quốc hội các khóa trước, bám sát đường lối, chủ trương của Ðảng và thực tiễn sinh động của cuộc sống, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình để hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách trước đất nước, trước nhân dân. Với tinh thần đó, tôi xin kiến nghị với Quốc hội quan tâm thực hiện một số định hướng lớn sau đây:

    1- Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi để thể chế hóa Cương lĩnh chính trị, các quan điểm, đường lối của Ðảng, phát huy vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng – an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Muốn thế, cần bám sát, quán triệt đường lối, chủ trương của Ðảng và phân tích, nắm chắc yêu cầu thực tiễn cuộc sống; đồng thời tiếp tục tăng cường năng lực và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động lập pháp, đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật. Nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng pháp luật, để đến năm 2020 nước ta có đủ những đạo luật cơ bản cần thiết điều chỉnh các quan hệ xã hội; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. Tập trung vào các lĩnh vực: tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với yêu cầu phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Coi trọng hệ thống pháp luật về đất đai, tài nguyên, môi trường, tạo điều kiện quản lý và sử dụng tài nguyên, đất đai một cách có hiệu quả nhất; khắc phục tình trạng thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực này… Ðồng thời, quan tâm đến các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, văn hóa, thông tin, dân tộc, tôn giáo, chính sách xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế…

    Ðặc biệt, Quốc hội khóa này cần dành nhiều thời gian, công sức cho việc nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng và các quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa XI). Tại kỳ họp này, đề nghị Quốc hội quán triệt các nghị quyết của Ðảng, dân chủ thảo luận để đạt được sự thống nhất cao về mục đích, yêu cầu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, các định hướng lớn và phương châm, phương pháp tiến hành nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

    Cùng với xây dựng pháp luật, cần tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hiệu lực thi hành và bảo vệ pháp luật, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội và kỷ luật trong bộ máy nhà nước.

    2- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Thông qua giám sát, kịp thời phát hiện và có các kiến nghị nhằm điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hoặc chấn chỉnh, khắc phục các sai sót, khuyết điểm trong quá trình triển khai, góp phần thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị. Nghiên cứu, bổ sung, từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động giám sát theo hướng xác định rõ phạm vi, đối tượng chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội; thẩm quyền giám sát của các chủ thể; cách thức, trình tự, thủ tục tiến hành; chú trọng hơn nữa chiều sâu và vấn đề hậu giám sát. Ðồng thời, tăng cường hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội.

    Tiếp tục đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm phát huy dân chủ, tăng tính tranh luận, đi sâu phân tích vấn đề một cách tập trung và thực chất hơn, qua đó làm rõ hơn tình hình và nguyên nhân, chỉ ra trách nhiệm và giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo ra những chuyển biến thật sự trong thực tiễn.

    3- Ðề cao hơn nữa trách nhiệm và nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là những vấn đề về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước, tổ chức và nhân sự bộ máy nhà nước; bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Xác định rõ trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra các dự án, công trình, đề án. Chú trọng cung cấp đầy đủ thông tin và các điều kiện bảo đảm để Quốc hội xem xét, quyết định một cách chuẩn xác nhất.

    Tại kỳ họp này, Quốc hội có trách nhiệm to lớn là xem xét, lựa chọn, bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ do Ðại hội toàn quốc lần thứ XI của Ðảng đề ra; căn cứ vào thực tế tình hình đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về cơ cấu tổ chức của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp nhiệm kỳ XIII; căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ, chú trọng năng lực, sở trường, chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển; kết hợp yêu cầu trước mắt với bước chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển; đề nghị các vị đại biểu Quốc hội dân chủ thảo luận, sáng suốt lựa chọn để bầu và phê chuẩn những người xứng đáng vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng, sự quản lý có hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước, tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

    4- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại của Quốc hội, góp phần thực hiện có kết quả đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của Ðảng, Nhà nước và nhân dân. Tăng cường đối ngoại song phương, tạo sự chuyển biến tích cực trong quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước. Ðẩy mạnh hoạt động đối ngoại đa phương trên các diễn đàn khu vực và quốc tế như Ðại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Ðông – Nam Á, Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương, Liên minh Nghị viện thế giới… Tăng cường công tác thông tin đối ngoại của Quốc hội; nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo ở tầm chiến lược, dài hạn. Thực hiện tốt công tác điều hòa, phối hợp trong hoạt động đối ngoại, tránh trùng lắp về nội dung, thời gian, địa điểm nghiên cứu của các đoàn đi thăm và làm việc ở nước ngoài.

    5- Về tổ chức, phương thức hoạt động và chế độ làm việc: Thực tiễn cho thấy, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và cá nhân từng đại biểu Quốc hội.

    Ðối với các cơ quan của Quốc hội, theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội và Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội là những cơ quan do Quốc hội bầu và có quyền hạn, trách nhiệm giúp Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Theo đó, các vấn đề trước khi trình Quốc hội phải được nghiên cứu, bàn bạc một cách kỹ lưỡng, xem xét tập thể, quyết định theo đa số tại các cơ quan của Quốc hội; và khi trình ra Quốc hội, chỉ tập trung vào một số vấn đề lớn, quan trọng, còn có ý kiến khác nhau về quan điểm, chính sách để Quốc hội xem xét, quyết định. Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tăng thẩm quyền và năng lực hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban trong việc thẩm tra các dự án luật, các đề án, công trình quan trọng quốc gia. Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội có mối quan hệ công tác chặt chẽ với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cần tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan, kịp thời trao đổi ý kiến về những vấn đề cần thiết để giải quyết có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chung và của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.

    Ðối với cá nhân đại biểu Quốc hội – người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ của mình, dù ở cương vị công tác nào, cũng cần ý thức đầy đủ về quyền hạn và trách nhiệm của người đại biểu nhân dân; thực hiện tốt chương trình hành động, thường xuyên liên hệ với cử tri; lắng nghe, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri; chịu sự giám sát của cử tri; tích cực, chủ động đóng góp công sức, trí tuệ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Ðồng thời nêu cao phẩm chất đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; gương mẫu học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và năng lực công tác; chấp hành chính sách, pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, tham nhũng, lãng phí và các hành vi tiêu cực khác.

    Cần thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn các cơ quan tham mưu, giúp việc theo hướng tăng tính chuyên nghiệp, tinh thông, ổn định, tương xứng với tính chất, yêu cầu của công việc. Có cơ chế cụ thể khuyến khích, huy động đội ngũ cộng tác viên, các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia đóng góp vào hoạt động của Quốc hội, nhất là trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

    Thưa các vị đại biểu và các đồng chí,

    Yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đang đặt ra trước Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội khóa XIII những nhiệm vụ rất nặng nề và cao cả. Cử tri cả nước đang kỳ vọng Quốc hội khóa mới sẽ kế thừa, phát huy những thành quả của Quốc hội các khóa trước, tiếp tục có nhiều giải pháp đột phá, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của mình. Ðảng Cộng sản Việt Nam, với chức năng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, theo trách nhiệm và quyền hạn được Hiến pháp quy định, đã, đang và sẽ tiếp tục chăm lo xây dựng Nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Với những thành tựu mà các khóa Quốc hội trước đã đạt được và từ kết quả bầu cử Quốc hội khóa mới, chúng ta hoàn toàn tin tưởng Quốc hội khóa XIII sẽ đoàn kết, phấn đấu thực hiện thành công sứ mệnh của mình, tiếp tục ghi thêm mốc son mới vào lịch sử và tiến trình phát triển của Quốc hội Việt Nam.

    Xin chúc sức khỏe các vị đại biểu Quốc hội và các vị khách quý. Chúc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIII thành công tốt đẹp.

    Xin trân trọng cảm ơn.

    ————————————————
    (*) Ðầu đề là của Báo Nhân Dân.

    Các tin bài khác
    1 Lời khai mạc của Chủ tịch QH khóa XII Nguyễn Phú Trọng (22/07)
    2 Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII (22/07)
    3 Nỗ lực phấn đấu, phối hợp hành động, tạo chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ, thực hiện cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011(*) (22/07)
    4 Tuổi trẻ Thủ đô kết nghĩa với gia đình cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại Quần đảo Trường Sa (22/07)
    5 Ðảng bộ Văn phòng T.Ư Ðảng tiếp tục cải tiến lề lối làm việc, nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ (22/07)
    6 Thành phố Ðà Nẵng dành hơn 4,6 tỷ đồng thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng (22/07)
    7 Chủ tịch nước quyết định về đặc xá năm 2011 (22/07)
    8 Thông cáo số 1 kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII (22/07)
    9 Tuổi trẻ Thủ đô kết nghĩa với gia đình bộ đội Trường Sa (21/07)
    10 Khai mạc Kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII (21/07)

    Nguồn: Nhân Dân điện tử

  20. Hoàng Sa, Trường Sa: “Không ai có thể xuyên tạc lịch sử”
    VietNamNet cập nhật lúc 21/07/2011 06:09:00 PM (GMT+7)
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/31584/hoang-sa–truong-sa—khong-ai-co-the-xuyen-tac-lich-su-.html

    – Chia sẻ với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng nay (21/7), nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nói, Trường Sa và Hoàng Sa đều có từ lâu, không ai có thể xuyên tạc lịch sử được.

    Ông Cầm nói: Quan điểm của Việt Nam là luôn luôn giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình nhưng rõ ràng.

    Mặt khác, các vấn đề phải được giải quyết dựa trên hai cơ sở. Một là luật pháp quốc tế, điều mà đã được cả thế giới thừa nhận. Thứ hai là Công ước quốc tế về luật Biển 1982 của Liên hợp quốc. Những quy định này thể hiện rất rõ chúng ta có quyền về hàng hải, đặc quyền kinh tế trên vùng biển của mình.

    Ông Nguyễn Mạnh Cầm là khách mời tại phiên khai mạc Quốc hội. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Chúng ta phải làm rõ cho thế giới biết chủ quyền của chúng ta đã xác định từ lâu. Trường Sa và Hoàng Sa đều có từ lâu, không ai có thể xuyên tạc lịch sử được. Chúng ta phải làm cho không chỉ nhân dân trong nước ủng hộ mà thế giới cũng thấy rõ điều đó để ủng hộ lập trường của chúng ta.

    Tôi tin rằng lập trường nói trên của Việt Nam sẽ được ủng hộ. Dù người ta có gây vấn đề gì phức tạp cũng không thể xóa bỏ được thực tế này.

    Lập trường của ta rất rõ
    Trung Quốc luôn khăng khăng đòi giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở thỏa thuận song phương. Vậy đối sách của Việt Nam là gì?

    – Lập trường của ta rất rõ. Về Hoàng Sa, chỉ có Trung Quốc và Việt Nam. Các nước khác không liên quan. Đó là vùng thuộc chủ quyền của ta nhưng Trung Quốc đã hai lần xâm phạm. Như vậy, với vấn đề Hoàng Sa thì có thể giải quyết bằng con đường thỏa thuận song phương.

    Nhưng Trường Sa thì có nhiều bên liên quan vì còn có nhiều vấn đề về hàng hải, tự do chở dầu, hàng hóa. Đồng thời liên quan đến vấn đề đường chữ U.

    Vấn đề này không thể giải quyết song phương được mà phải giải quyết đa phương.

    Tuy rằng Trung Quốc muốn giải quyết song phương, nhưng tôi tin rằng bằng cách này hay cách khác cuối cùng thì họ cũng sẽ phải đồng ý giải quyết đa phương vì như vậy mới xử lý được vấn đề.

    Từ sau vụ việc tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam đến các diễn đàn khu vực gần đây tình hình đã có những chuyển biến tích cực hơn. Theo ông, các bước đi tiếp theo của chúng ta là gì?

    – Việt Nam vẫn phải làm cho thế giới thấy rõ hơn vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, trình bày đầy đủ các vấn đề mang tính lịch sử.

    Khi bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn, họ sẽ ủng hộ quan điểm của chúng ta vì từ rất lâu rồi Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền trên vùng biển của mình.

    Thông tin tuyên truyền là rất cần thiết. Thông tin tuyên truyền tốt bạn bè quốc tế sẽ biết và ủng hộ mình. Càng tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới thì càng nhận được nhiều sự ủng hộ và không ai có thể xâm phạm được.

    Không ai lật lại được lẽ phải
    Riêng với vấn đề đường lưỡi bò mà cả thế giới đều thừa nhận là vô lý nhưng ở trong nước, Trung Quốc vẫn liên tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng là Việt Nam xâm phạm chủ quyền. Có ý đồ gì trong việc tuyên truyền này, thưa ông?

    – Họ phải nói như thế để bảo vệ quan điểm đã đưa ra, bảo vệ đường lưỡi bò. Thực ra thế giới không ai thừa nhận đường lưỡi bò phi lý đó vì hoàn toàn không đúng sự thật. Không ai có thể chiếm lĩnh cả vùng biển to lớn như thế làm lãnh hải của mình như vậy.

    Nhưng trong lúc Trung Quốc tuyên truyền nhiều như vậy, chúng ta cũng phải thông tin cho rõ để thấy điều đó sai như thế nào vì quốc tế không phải nước nào cũng hiểu và quan tâm.

    Tôi vẫn cho rằng, tới đây công tác thông tin tuyên truyền của mình cần mạnh hơn nữa.

    Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội tình hình Biển Đông. Theo ông, tại kỳ họp lần này, Quốc hội có nên ra Nghị quyết khẳng định lập trường, thái độ và những việc cần làm với vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hay không?

    Theo chương trình nghị sự thì Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ về Biển Đông.

    Khi đó, tất nhiên Quốc hội sẽ trao đổi, cho ý kiến nhưng quan điểm của ta là phải nói rõ và nói cho dân hiểu bằng nhiều cách.

    Như vừa rồi chúng ta cũng có một số biện pháp tuyên truyền để giúp nhân dân hiểu rõ lịch sử của 2 quần đảo, lẽ phải của chúng ta ở đâu và luận điệu sai trái của Trung Quốc.

    Nhưng tới đây, chúng ta vẫn tiếp tục phải tuyên truyền để nhân dân hiểu hơn.

    Vừa qua chúng ta đề cập đến việc phải đưa nội dung này vào chương trình học phổ thông. Tất cả những việc làm này, sự ủng hộ của toàn dân tộc, cộng thêm dư luận quốc tế sẽ giúp chúng ta bảo vệ được chủ quyền của mình.

    Lê Nhung (ghi)

  21. Dưới áp lực của dư luận, chính quyền phải giải thích về công hàm Phạm Văn Đồng
    Viet Studies dẫn tin của RFI 21-7-11

    Thanh Phương

    Lần đầu tiên, một tờ báo chính thức ở Việt Nam đã đề cập đến công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, để chứng minh rằng không hề có chuyện tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Bài báo được đăng tải trên tờ Đại Đoàn Kết hôm qua, 20/07/2011, trong bối cảnh dư luận trong nước, đặc biệt là giới nhân sĩ, trí thức, đòi chính quyền phải công khai hóa các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt – Trung, đặc biệt là về công hàm Phạm Văn Đồng.

    Nhờ bài báo của Đại Đoàn Kết, tờ báo của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản, mà độc giả Việt Nam biết được cụ thể nội dung, cũng như bối cảnh của bức công hàm nói trên:

    Ngày 4/9/1958, thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố với quốc tế quyết định của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam).

    Sau đó, ngày 14/9/1958, thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã gởi cho thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm ghi rõ: “Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành” tuyên bố nói trên của chính phủ Trung Quốc và “sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.

    Trong suốt mấy chục năm qua, giới lãnh đạo Hà Nội đã hoàn toàn im hơi lặng tiếng về bức công hàm Phạm Văn Đồng. Nhưng trong bản tin ngày 28/06/2011, Tân Hoa Xã, khi tường thuật về cuộc gặp gỡ giữa hai thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam -Trung Quốc tại Bắc Kinh, đã nhắc lại bức công hàm này như là một bằng chứng cho thấy Hà Nội thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa- Hoàng Sa. Thông tin nói trên càng khiến dư luận Việt Nam xôn xao, nhất là vì nhiều người chẳng biết mặt mũi bức công hàm Phạm Văn Đồng ra sao.

    Thật ra, từ lâu, nhiều chuyên gia đã phân tích rõ là công hàm Phạm Văn Đồng chẳng có giá trị nào về mặt pháp lý trên vấn đề chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, bởi một lý do đơn giàn là hai quần đảo này, vào thời đó, thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Người ta không thể từ bỏ những gì không nắm trong tay.

    Trong bài báo hôm qua, tờ Đại Đoàn Kết cũng phải công nhận rằng vào thời điểm năm 1958, Hoàng Sa và Trường Sa “tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa” và chính phủ này “đã liên tục thực thi” chủ quyền trên hai quần đảo đó và đặc biệt đã quyết liệt chống trả sự xâm lược của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

    Vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền trên hai quần đảo này. Theo tờ Đại Đoàn Kết, công hàm Phạm Văn Đồng không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa – Trường Sa và cách diễn giải của phía Trung Quốc về bức công hàm là “xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý”.

    Bài báo biện minh rằng, công hàm Phạm Văn Đồng được đưa ra trong bối cảnh “phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc, cũng như trong bối cảnh quan hệ đặc thù giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Trung Quốc lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”, và nhất là vào lúc mà miền Bắc Việt Nam rất cần sự chi viện của Trung Quốc.

    Vấn đề là bối cảnh thế giới nay đã thay đổi, nhưng quan hệ Việt-Trung vẫn bị ràng buộc bởi 4 chữ “tốt” và 16 chữ vàng, và giới lãnh đạo Hà Nội vẫn bị nghi là quá nhân nhượng Bắc Kinh trên vấn đề lãnh thổ. Mối nghi ngờ này càng tăng thêm sau chuyến đi Trung Quốc của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Son với tư cách đặc phái viên của các lãnh đạo Việt Nam.

    Với việc giải thích rõ công hàm Phạm Văn Đồng, chính quyền Việt Nam hy vọng sẽ xoa dịu phần nào dư luận trong nước, mà nay không chỉ phẫn nộ về những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn đang rất bất bình trước hành động đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110721-viet-nam-duoi-ap-luc-cua-du-luan-chinh-quyen-phai-giai-thich-ve-cong-ham-pham-van-

  22. Công hàm 1958 đã vi hiến?

    http://hieuminh.org/2011/07/22/cong-ham-1958-da-vi-hien/

    Hiệu Minh Blog. Độc giả Lý Quý Vũ vừa phát hiện rất thú vị khi tìm ra Hiến pháp 1946 và chuyện liên quan đến Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai.

    Cho đến thời điểm hiện nay, các blog, báo chí của cả hai bên đều phân tích rất kỹ bối cảnh của Công hàm 1958 và hệ lụy khó lường tới chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp.

    Có nhiều luồng ý kiến cho rằng, HS và TS khi đó thuộc Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam) thì việc TTg Phạm Văn Đồng ngầm đồng ý “cho” Trung Quốc là không đúng, vì người ta không thể cho cái không phải của mình.

    Hơn nữa, trong câu chữ của Công hàm, không hiểu do vô tình hay cố ý mà phía VNDCCH chỉ công nhận lãnh hải của TQ là 12 hải lý mà không hề nhắc đến hai quần đảo TS và HS. Và còn nhiều ý kiến khác nữa.

    Tuy nhiên, ý kiến của Lý Quý Vũ là một phát hiện mới lạ, chưa có ai đề cập. Để đảm bảo tính đa chiều, Hiệu Minh blog xin đăng lại Tuyên bố của Trung Quốc và Công hàm 1958.

    Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải

    1. Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc
    2. Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thuỷ vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.
    3. Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
    4. Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp.

    Công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký (tạm gọi là Công hàm 1958)

    “Thưa đồng chí Tổng lý,Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

    Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.

    Theo bạn Lý Quí Vũ, năm 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đang tuân theo Hiến pháp 1946 (HP1946). Đứng đầu Chính phủ VN là Chủ tịch nước, không phải là Thủ tướng (TTg), TTg chỉ là thành viên trong nội các.

    Hiến pháp năm 1946 quy định:

    Điều 43: “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà”.

    Điều 44: “Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các.
    Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó thủ tướng.”

    Đảo Núi le ở Trường Sa. Ảnh: internet

    Như vậy, việc TTg PVĐ ký công hàm 1958 mà không có dẫn đề: “Thừa lệnh Chủ tịch nước VNDCCH” là trái với quy định của HP1946, tức Công hàm 1958 có thể đã vi hiến. Lý do:

    Điều 49, HP1946 nói rõ:

    “Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:
    a) Thay mặt quốc gia…

    h) Ký hiệp ước với các nước…

    Điều 53 còn nhấn mạnh quyền hạn của Chủ tịch nước: “Mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chứ ký của Chủ tịch nước Việt Nam”.

    Công hàm 1958 là một dạng hiệp ước biên giới, vì vậy, theo HP1946, người ký hợp hiến Công hàm này phải là Chủ tịch nước VNDCCH. Hoặc nếu không, thì TTg phải viết thêm câu “Thừa lệnh Chủ tịch nước…” và có chữ ký của Chủ tịch nước.

    Đúng sai thế nào xin nhường lời cho các nhà làm luật chính thức lên tiếng là liệu Công hàm 1958 có vi hiến nếu áp dụng Hiến pháp 1946.

    Nội dung HP1946 tại đây:

    http://laws.dongnai.gov.vn/1945_to_1950/1946/194611/194611090001

    Bên Chính phủ đã lo hết rồi. Chúng ta cứ yên tâm.

    Bàn trong blog như thế này là để cặp nhật tri thức cho chính mỗi chúng ta, nhằm dạy con cháu những bài học sơ đẳng về chủ quyền quốc gia và thể hiện tình yêu đất nước.

    Cảm ơn Lý Quý Vũ rất nhiều.

    Hiệu Minh Blog.

    Thấy bài viết bắt đầu nóng, Hiệu Minh Blog xin gửi các đồng chí Công an mạng viếng thăm blog này 6 lời dạy của Hồ Chủ Tịch như sau

    Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.
    Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ.
    Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.
    Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
    Đối với công việc, phải tận tụy.
    Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.

    Blog HM đăng một loạt bài về công hàm 1958 khá nhậy cảm nhằm một mục đích duy nhất “Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.

    Xin cảm ơn các đồng chí.

    Hiệu Minh Blog
    http://hieuminh.org/2011/07/22/cong-ham-1958-da-vi-hien/

  23. Thế sự biển Đông

    Huy Minh Blog http://huyminh.wordpress.com/2011/07/26/the-su-bien-dong/

    “Thế sự du du nại lão hà/ Vô cùng thiên địa nhập hàm ca”… (Đặng Dung)

    “Việc đời man mác, tuổi già thôi/ Đất rộng trời cao, chén ngậm ngùi”… (Bản dịch của Tản Đà)

    “Việc đời bối rối tuổi già vay/ Trời đất vô cùng một cuộc say”… (Bản dịch của Phan Kế Bính)

    1. Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược “Stratfor” của Mỹ ngày 22/7 cho rằng thỏa thuận giữa các quan chức Trung Quốc và ASEAN về văn bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) chưa đề cập đến những vấn đề trọng tâm như thăm dò, khai thác năng lượng và những căng thẳng quân sự-an ninh ở vùng biển giàu tài nguyên này. Do đó, không thể loại trừ khả năng Trung Quốc đe dọa quân sự hoặc gây đụng độ ở Biển Đông – đặc biệt là với Việt Nam.
    Sự quan tâm của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt ra ngoài tầm của các mối quan ngại dân tộc chủ nghĩa. Việc Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào dầu mỏ của nước ngoài đã gây ra mối đe dọa về an ninh năng lượng và buộc Bắc Kinh phải thúc đẩy việc thăm dò, khai thác dầu ở ngoài khơi. Theo đánh giá của Trung Quốc, các khu vực tranh chấp ở Biển Đông chứa trên 50 tỷ tấn dầu và 20.000 tỷ mét khối khí đốt. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng hy vọng việc kiểm soát được Biển Đông sẽ giúp họ tạo ra vùng đệm để các cường quốc bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, khó tiếp cận đất liền của Trung Quốc.
    Từ lâu, Trung Quốc không muốn tham gia một thỏa thuận bắt buộc trong vấn đề Biển Đông. Thay vào đó, Trung Quốc chỉ theo đuổi đối thoại song phương và đề xuất cùng thăm dò, khai thác. Trung Quốc cũng tiếp tục đòi toàn bộ Biển Đông. Do đó, thay vì tập trung vào một giải pháp, Bắc Kinh tìm cách xử lý từng tranh chấp trên cơ sở song phương, đồng thời tăng cường sự hiện diện vật chất của mình ở các dải đá ngầm và thường xuyên tuần tra hàng hải hơn.
    Chiến lược gác tranh chấp, cùng khai thác năng lượng của Trung Quốc đã có từ lâu. Tuy nhiên, chiến lược này dựa trên niềm tin của Trung Quốc rằng các vùng lãnh thổ có liên quan là của Trung Quốc. Theo góc độ của Trung Quốc, bằng việc gác lại tranh chấp, Bắc Kinh đang cho các bên tham gia hoạt động thăm dò ở vùng biển giàu tiềm năng này. Bên cạnh đó, bằng việc đưa ra các thỏa thuận song phương hoặc đa phương với các nước cùng đòi hỏi chủ quyền, mỗi thỏa thuận có thể chống lại lợi ích của các nước đòi hỏi chủ quyền khác và điều này mang lại lợi thế cho Trung Quốc. Chính việc tập trung khai thác năng lượng là một lý do làm cho tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông khó có thể được giải quyết sớm.
    Trung Quốc có các phương tiện khiến cho các nước khác gặp khó khăn trong việc đơn phương thăm dò, khai thác ở Biển Đông. Cho đến nay, chưa có hoạt động thăm dò nào ở những khu vực tranh chấp, nhưng những sự kiện mới nhất trong năm nay cho thấy Trung Quốc đã thể hiện rõ ràng rằng bất kỳ hoạt động thăm dò nào trong tương lai mà không có sự tham gia của Trung Quốc sẽ dẫn đến va chạm hoặc các hình thức trừng phạt khác.
    Mặc dù về mặt công khai, Trung Quốc kêu gọi hợp tác, nhưng nước này cũng tiết lộ sẽ duy trì giải pháp đe dọa quân sự hoặc hành động quân sự chớp nhoáng để thể hiện mức độ nghiêm túc của khẳng định chủ quyền của mình. Bắc Kinh thực sự muốn các nước đòi hỏi chủ quyền bối rối và ngăn chặn bất cứ hành vi đơn phương thăm dò tài nguyên hay việc mở rộng các hoạt động quân sự ở Biển Đông của nước khác.
    Mỹ đã tuyên bố tái can dự vào châu Á. Đáp lại, các nước đòi hỏi chủ quyền cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ để củng cố những khẳng định lãnh thổ của mình và yêu cầu Mỹ tăng cường tham dự vào vấn đề này. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể đang tính rằng Mỹ sẽ không can dự vào các cuộc xung đột quân sự chớp nhoáng ở Biển Đông. Bắc Kinh đã nhận thấy rõ điều đó khi Washington, do sự phản đối của Trung Quốc, đã phải trì hoãn việc cử tàu sân bay đến Hồng Hải sau các hoạt động khiêu khích của Bắc Triều Tiên.

    2. Tờ Liên hợp Buổi sáng của Singapore gần đây đăng bài của Stein Tonnesson, Giám đốc Viện Hòa bình Quốc tế có trụ sở ở Na uy, cho rằng các nước ASEAN nên kiên trì yêu cầu Trung Quốc làm rõ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Với sự trợ giúp của Mỹ, Philippines và Việt Nam rất có thể đang lôi kéo ASEAN vào cuộc đối kháng với Trung Quốc ở Biển Đông. Vậy Trung Quốc nên làm thế nào để giảm bớt căng thẳng Biển Đông? Cụ thể:
    Đầu năm nay, Trung Quốc đã thả vật liệu xây dựng lên một hòn đảo nằm trong phạm vi thềm lục địa của Philippines. Hành vi này đã trực tiếp vi phạm Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN năm 2002. Vì điều này, Philippines đã đề nghị Mỹ can dự vào tranh chấp Biển Đông. Vừa qua, tàu tuần tra Ngư chính của Trung Quốc đã cắt đứt cáp của tàu thăm dò địa chấn Việt Nam đang hoạt động trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam. Hà Nội đã phản đối quyết liệt hành động này. Hiện nay, Việt Nam cũng ra sức thuyết phục Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông. Có thể nói, đây đều là những kết quả mà Trung Quốc không muốn nhất.
    Ngày 25/6, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã hội kiến với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn. Hai bên nhắc lại lập trường giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình. Tuy nhiên, một tuyên bố như vậy không thể làm giảm bớt về lâu dài tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Tình hình Biển Đông hiện nay rất nhạy cảm, bất cứ một biến động nhỏ nào cũng đều có thể dẫn đến xung đột quân sự. Và người ta có thể hình dùng được viễn cảnh chỉ trích lẫn nhau trong vấn đề Biển Đông trở thành tiêu điểm của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tổ chức vào tháng 11 tới tại Indonesia.
    Tiêu điểm tranh chấp đằng sau tình hình căng thẳng ở Biển Đông chủ yếu tập trung ở “đường chữ U” (đường 9 đoạn) mà Trung Quốc đã vạch ra một cách mơ hồ trên các loại bản đồ của nước này. Kết quả của sự mơ hồ là cả ở Trung Quốc lẫn trên thế giới đều hiểu nhầm rằng toàn bộ Biển Đông là “vùng nước lịch sử” hoặc “nội hải” của Trung Quốc. Nhưng theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, việc cho rằng toàn bộ Biển Đông là “vùng nước lịch sử” hoặc “nội hải” của Trung Quốc về căn bản là không đúng. Cách hiểu như vậy cũng đồng nghĩa với việc tàu thuyền đi qua Biển Đông đều phải có sự phê chuẩn của Trung Quốc và Trung Quốc còn có quyền kiểm tra đối với tàu thuyền đi qua tuyến hàng hải nhộn nhịp này. Việc đó tất nhiên là gây ra sự phản cảm của Mỹ, Nhật Bản và các nước lệ thuộc vào thương mại trên biển. Bây giờ chính là lúc Trung Quốc phải giải thích rõ lập trường của mình. Chính phủ Trung Quốc phải nói rõ với dân chúng trong nước và cộng đồng quốc tế rằng Trung Quốc không coi Biển Đông là “nội hải” của mình.
    Bước tiếp theo mà Trung Quốc cần phải làm là phải giải thích rõ hàm nghĩa thực sự của “đường chữ U”. Trên thực tế, khi phản đối “Báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa” mà Malaisia và Việt Nam phối hợp trình Liên hợp quốc vào năm 2009, Trung Quốc đã dấn thêm một bước trong vấn đề “đường chữ U”. Trong công hàm phản đối báo cáo trên, Trung Quốc đã gửi kèm bản đồ chính thức có “đường chữ U”. Phần chú thích bản đồ gửi kèm, Trung Quốc xác định rõ tất cả các đảo nằm trong phạm vi “đường chữ U” và vùng nước tiếp giáp “đường chữ U” đều thuộc về Trung Quốc.
    Phải thấy rằng “tiếp giáp” không phải là thuật ngữ được sử dụng trong Luật Biển Quốc tế, nhưng Luật Biển Quốc tế lại là văn kiện được tất cả các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông kí kết và thừa nhận. Vậy phải giải thích như thế nào về sự phân chia mà Trung Quốc đưa ra trong công hàm phản đối nêu trên. Cách giải thích hợp lý nhất là trên thực tế Trung Quốc tuyên bố tất cả các đảo trong đường chữ U, gồm quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa), quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và bãi cạn Scarborough (Philippines gọi là Panatag Shoal, Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) cũng như vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) từ các đảo này đều thuộc về Trung Quốc.
    Nếu Trung Quốc có thể giải thích rõ được điều này, tình hình căng thẳng khu vực có thể được lắng dịu và tạo điều kiện tiến hành thảo luận về việc thực thi Luật Biển Quốc tế trong khu vực như thế nào. Cũng vì thế, Trung Quốc phải chấm dứt việt quấy nhiễu các tàu cá hoặc tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và Philippines hoạt động trong phạm vi thềm lục địa của các nước này.
    Một khi các bên bước vào giai đoạn triển khai đàm phán theo Luật Biển Quốc tế, vấn đề cần phải giải quyết tiếp theo là việc nghiên cứu thảo luận xem các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có diện tích đủ lớn để con người có thể sinh sống và làm kinh tế hay không. Đây là tiêu chuẩn được Luật Biển Quốc tế quy định rõ nhằm xác định một hòn đảo nào đó có thể có vùng đặc quyền kinh tế hay không. Nếu không cái gọi là “đảo” chẳng qua chỉ là “mũi đá” tản mát trên mặt biển. Việt Nam, Philippines và Malaisia tuy chiếm hữu đại bộ phận “đảo nhỏ” trong vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, nhưng hiện nay dường như họ đều thừa nhận các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có diện tích quá nhỏ, không thể có bất cứ vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa nào theo Luật Biển Quốc tế. Brunei vẫn luôn thừa nhận điều này, chưa từng tuyên bố có hoặc chiếm hữu bất cứ đảo nào trong vùng biển này mà chỉ tuyên bố có quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế kéo dài từ lãnh thổ của mình. Nhưng Trung Quốc lại phản đối.
    Nếu Trung Quốc có thể giải thích rõ “đường chữ U” chỉ đồng nghĩa với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các đảo nằm trong “đường chữ U” và vùng lãnh hải hợp pháp quanh các đảo này, bầu không khí căng thẳng trong khu vực có thể lắng dịu. Nếu Trung Quốc vẫn kiên trì lập trường của mình và bắt đầu tiến trình giải quyết bằng xung đột, nước này phải sẵn sàng chấp nhận phán quyết quần đảo Trường Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Việc hoạch định khu vực lãnh thổ 12 hải lý này trên thực tế là “vạch một vòng tròn” bên ngoài các hòn đảo này để gác lại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong vòng tròn, chỉ tiến hành đàm phán phân giới vùng đặc quyền kinh tế của các nước ở Biển Đông. Việc Trung Quốc đưa ra nhượng bộ này có tác dụng rất lớn đối với tiến trình giải quyết xung đột. Các nước ASEAN có thể mách bảo Trung Quốc rằng một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa có diện tích lớn hơn rất nhiều các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và rất có thể lớn tới mức từ đó có vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy, Trung Quốc có thể thông qua nguyên tắc đường cơ sở vạch ra vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc có diện tích tương đối khả quan ở phía Bắc Biển Đông. Đương nhiên, việc này có thể sẽ làm Việt Nam tức giận bởi Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc và Việt Nam cần tiếp tục đàm phán về việc này.
    Liệu Trung Quốc có từ bỏ sự “mơ hồ chiến lược” hiện nay để giải thích rõ hàm nghĩa của “đường chữ U”? Tác giả không đặt hi vọng quá lớn vào việc này. Nhưng nếu xuất phát từ góc độ lợi ích lâu dài, Trung Quốc nên làm như vậy. Trung Quốc cần phải xây dựng hình ảnh quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, cần có một tuyến hàng hải quốc tế an toàn, cần các nước xung quanh từ bỏ cảnh giác với mình và cần dầu mỏ. Bất cứ một hoạt động thăm dò dầu mỏ quy mô lớn nào cũng cần phải có cơ sở pháp luật rõ ràng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là Trung Quốc không muốn các nước xung quanh sẽ cầu cứu Mỹ.

    3. Phát biểu mới đây của Ngô Sĩ Tồn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông, Trung Quốc): Hiện nay, Trung Quốc đang phải đối mặt với hai thách thức lớn trong vấn đề Biển Đông. Trước tiên là việc Mỹ can dự vào vấn đề này, làm gia tăng áp lực an ninh đối với Trung Quốc trên hướng Biển Đông. Trong khi đó, các nước liên quan tới tranh chấp Biển Đông như Việt Nam và Philippines lại nỗ lực lôi kéo thế lực bên ngoài can dự vào vấn đề này, mưu đồ thúc đẩy hình thành cơ chế đa phương. Cũng trong lúc này, tình hình chạy đua vũ trang của khu vực Biển Đông dâng lên không ngừng, các nhân tố không xác định ảnh hưởng tới an ninh khu vực Biển Đông cũng tăng lên. Kế đó, các nước xung quanh Biển Đông không ngừng thúc đẩy chiến lược biển, tăng cường sự quản lý thực tế đối với các đảo bãi và vùng biển phụ cận, Philippines và Việt Nam không thể nào kiềm chế được trước những sự hấp dẫn đến từ việc khai thác tài nguyên dầu khí ở khu vực Trường Sa, tất cả đã khiến tình hình bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc trở nên càng nghiêm trọng.
    Các biện pháp giải quyết vấn đề Biển Đông không ngoài các biện pháp như đàm phán hòa bình, trọng tài quốc tế và sử dụng vũ lực. Hiện nay, việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông là không hiện thực. Tất cả các bên đều gặp phải những cản trở không nhỏ trong quá trình thực hiện biện pháp này. Hòa bình sẽ là biện pháp khả thi nhất để giải quyết vấn đề Biển Đông trong tương lai. Việc giải quyết tranh chấp Biển Đông dựa trên luật quốc tế và luật biển hiện đại đã được công nhận, có thể thông qua đàm phán ngoại giao, ký kết các hiệp ước liên quan để thúc đẩy các nước tự mình ràng buộc.
    Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc phải tiếp tục kiên trì phương châm thống nhất giữa bảo vệ chủ quyền và giữ gìn ổn định, sách lược đề ra phải dựa trên đại cục trong và ngoài nước, hướng đến ổn định tình hình Biển Đông. Một mặt, Trung Quốc phải bảo vệ chủ quyền và lợi ích biển của mình với thái độ rõ ràng, lập trường kiên định, mặt khác cũng phải trù tính mọi mặt, nhìn xa trông rộng, tạo môi trường bên ngoài tốt đẹp, bảo vệ thời kỳ cơ hội chiến lược.

    Phan Quốc Bình (Phó Tổng Thư ký Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật Trung Quốc-ASEAN, Đại học Chính trị-Pháp luật Tây Nam) phát biểu: Xem xét khung pháp luật quốc tế mà Trung Quốc đã ký tới nay, việc dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông cơ bản là không thể. Trung Quốc bị ràng buộc bởi hai văn kiện quốc tế. Một là Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) đã ký với ASEAN. Hai là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trung Quốc cũng cam kết từ bỏ việc sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển. Nhưng điều đó không có nghĩa Biển Đông sẽ không có rủi ro xảy ra xung đột vũ trang. Mỹ, nước không gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, chủ trương tự do đi lại trên Biển Đông, lại có quyền hành động quân sự ở Vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven bờ Biển Đông. Thậm chí gần đây, Mỹ còn liên tục diễn tập quân sự với các nước xung quanh Biển Đông, làm tình hình khu vực này trở nên căng thẳng. Trung Quốc kiên quyết phản đối sự can dự quân sự của bên thứ ba. Để bảo đảm lãnh thổ, lãnh hải không bị xâm chiếm từng bước, bảo vệ quyền lợi mang tính lịch sử của đường 9 đoạn trên Biển Đông, khi cần thiết, Trung Quốc có thể lên tiếng rút khỏi các văn kiện quốc tế nêu trên và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, dựa vào các quyền cho phép ở điều 51, Hiến chương Liên hợp quốc để thực hiện quyền tự vệ, dùng vũ lực ra đòn phản kích… Cùng khai thác Biển Đông không phải là không có khả năng, kiến nghị Trung Quốc và các bên tranh chấp có thể thành lập quỹ chung của khu vực, Trung Quốc có thể đảm nhiệm trách nhiệm nước lớn khu vực, đóng góp nhiều cho sự phát triển của khu vực, các nước xung quanh Biển Đông chung tay chống cướp biển, xây dựng hạ tầng trên biển, bảo đảm an toàn hàng hải, tạo phúc cho gần 1,5 tỉ người dân bên bờ Biển Đông.

    Về đầu trang https://hoangkimvietnam.wordpress.com

  24. Pingback: Biển, núi, em và tôi | Ngọc phương Nam

  25. Tài liệu tham khảo đặc biệt
    Thứ Ba, ngày 2/8/2011
    CÁC HỌC GIẢ TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

    243. CÁC HỌC GIẢ TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG


    TTXVN (Bắc Kinh 26/7)

    Với nhan đề “Quốc tế đều cho rằng chủ quyền Nam Hải (Biển Đông) thuộc về Trung Quốc”, mạng Nhân dân Trung Quốc ngày 26/7 đăng bài viết tổng hợp ý kiến, quan điểm của một số học giả Trung Quốc phân tích về những diễn biến tiếp theo liên quan đến vấn đề Biển Đông. Nội dung chính của bài báo như sau:

    Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN vừa bế mạc ngày 23/7 tại Bali của Inđônêxia. Vấn đề Nam Hải trở thành nội dung được quan tâm nhiều nhất. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết Bắc Kinh và các nước ASEAN vừa thông qua bản hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Điều này không chỉ thúc đẩy hợp tác tại Nam Hải mà còn chứng minh Trung Quốc và các nước ASEAN có đủ khả năng và trí tuệ để giải quyết tranh chấp.

    Nên gác lại tranh chấp tại Nam Hải

    Lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải là tranh chấp nên giải quyết bằng biện pháp hoà bình thông qua đàm phán trực tiếp với bên liên quan. Trung Quốc và các nước ASEAN tháng 11/2002 đã ký DOC với tôn chỉ duy trì ổn định tại Nam Hải, tăng cường hợp tác và tin tưởng lẫn nhau nhằm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để cuối cùng giải quyết hoà bình tranh chấp với các nước liên quan. Tuy nhiên, tình hình Nam Hải trong suốt 9 năm qua vẫn không hề ổn định. Lý giải về nguyên nhân của tình trạng kể trên, nhà nghiên cứu Thẩm Kí Như thuộc Phòng Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng có ba nguyên nhân như sau: Thứ nhất, một số nước xung quanh, đặc biệt là Việt Nam và Philippin, đã hiểu nhầm thành ý hoà bình của Trung Quốc. Sự nhẫn nại và nhượng bộ của Bắc Kinh do xuất phát từ đại cục đã bị cho là kém mỏi và mềm yếu nên các nước trên đã xâm chiếm phần lớn đảo, bãi đá. Thứ hai, một số nước xung quanh đã đặt ra hai tiêu chuẩn khác nhau đối với DOC. Một mặt cho rằng DOC là công cụ để trói buộc Trung Quốc, nhưng mặt khác họ lại không thèm đếm xỉa đến bản tuyên bố này, cố ý thể hiện chủ quyền với các đảo đã chiếm thông qua hàng loạt các biện pháp như sửa chữa sân bay, xây dựng công trình quân sự, cổ vũ di dân, thành lập chính quyền hành chính và xây dựng điểm du lịch để thu hút khách quốc tế… Thêm vào đó, các nước xung quanh còn tập trung tăng cường khả năng về hải quân và không quân để sẵn sàng tham chiến. Thứ ba, các quốc gia xung quanh, nhất là Việt Nam và Philippin, còn thông qua triển khai diễn tập quân sự với Mỹ để chủ trương đàm phán đa phương, nhằm quốc tế hoá vấn đề Nam Hải, gia tăng sức ép với Trung Quốc. Học giả Thẩm Kí Như khẳng định, những hành động kể trên đương nhiên sẽ làm cho cục diện ở Nam Hải ngày càng xấu đi.

    Nghiên cứu viên Đằng Kiện Quần thuộc Phòng Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Trung Quốc, cho rằng DOC có tác dụng rất quan trọng đối với việc ổn định cục diện tại Nam Hải, bản tuyên bố này được ký kết, các nước xung quanh gần như không còn thực hiện các hành động xâm chiếm bằng quân sự. Tuy nhiên, do DOC không mang tính ràng buộc pháp lý nên các nước đã thay đổi cách thức xâm chiếm quyền lợi tại Nam Hải, phương thức xâm chiếm bằng quân sự trước đây đã biến thành việc đẩy mạnh chiếm đoạt dầu mỏ, khí tự nhiên cùng các tài nguyên khác với phạm vi và cường độ ngày càng lớn.

    Cùng khai thác tài nguyên, đôi bên cùng thắng

    Tài nguyên tại Nam Hải chính là nguyên nhân khiến vấn đề tranh chấp tại khu vực này ngày càng phức tạp. Theo nghiên cứu viên Đằng Kiện Quần, Trung Quốc đã sớm đưa ra nguyên tắc “Chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng nhau khai thác”, nhưng tình hình hiện nay cho thấy các nước liên quan đồng ý “cùng khai thác”, song “ai khác thác của người đấy”. Liên quan đến chủ trương do Trung Quốc đề ra, nhà nghiên cứu Thẩm Kí Như cho rằng nguyên tắc này không những phù hợp với thực tiễn lịch sử mà còn phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời tuân theo trào lưu toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, một số nước xung quanh đã áp dụng các phương thức bài trừ Bắc Kinh như thôn tính các đảo, độc chiếm nguồn tài nguyên tại Nam Hải và không ngần ngại lôi kéo thế lực bên ngoài nhằm quốc tế hoá tranh chấp… Làm như vậy, tình hình tại Nam Hải sẽ không thể an toàn và ổn định. Đáng chú ý, ASEAN vẫn chưa mất đi lý trí và tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+1 vừa qua đã chính thức thông qua phương châm chỉ đạo thực hiện DOC, theo đó sắp xếp lại các nội dung của Điều 6 trong DOC, trước khi giải quyết toàn diện và lâu dài tranh chấp, các bên liên quan có thể đàm phán hoặc triển khai hợp tác. Phương châm chỉ đạo này đã thể hiện chủ trương “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác của Trung Quốc”. Có thể tin tưởng rằng thông qua thực hiện phương châm chỉ đạo kể trên, các nước liên quan trong hợp tác sẽ tăng cường tin tưởng lẫn nhau, thu hẹp bất đồng và tạo điều kiện thuận lợi để cuối cùng giải quyết vấn đề Nam Hải.

    Nghiên cứu viên Lưu Nham thuộc Phòng Nghiên cứu Chiến lược phát triển Hải dương, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, cho rằng thế giới trong thế kỷ 21 sẽ mở rộng ngành hải dương, khai thác và sử dụng một lượng lớn tài nguyên biển. Tuy nhiên, trên phạm vi toàn thế giới có đến hơn 380 vùng biển cần phân định biên giới giữa các quốc gia ven biển và hiện nay mới chỉ giải quyết được khoảng 1/3. Trong khoảng thời gian 20 năm tới, việc phân định biên giới trên biển sẽ là một phương diện quan trọng của ngành hải dương quốc tế. Những hoạt động tranh chấp quyền lợi hải dương với mục đích chủ yêu là chiếm đoạt tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cũng như tận dụng tài nguyên dưới đáy tại các vùng biển quốc tế sẽ ngày càng căng thẳng và phức tạp. Các nước xung quanh có lợi ích rất lớn tại Nam Hải, ví dụ như dầu khí đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, chiếm khoảng 30% GDP của Việt Nam. Nghiên cứu viên Lưu Nam khẳng định, “cùng khai thác” tại Nam Hải giữa Trung Quốc và các nước là sự lựa chọn thắng lợi cho cả đôi bên. Nếu có thêm bên thứ ba, một phần lợi ích của Trung Quốc và các nước sẽ bị lấy đi mất nên mọi người cần gạt bỏ những toan tính lợi ích cá nhân. Khai thác toàn bộ tài nguyên hải dương ở Nam Hải đủ để thúc đẩy kinh tế hải dương thế giới phát triển.

    Mỹ can thiệp còn mang dụng ý khác

    Nhà nghiên cứu Đằng Kiện Quần phân tích Mỹ từ thời Tổng thống Reagan đã quan tâm đến vấn đề Nam Hải và chính sách đối với khu vực này càng thể hiện rõ hơn dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Oasinhton từ năm ngoái đến nay can thiệp nhiều hơn vào các vụ việc tại Nam Hải khiến Việt Nam, Philippin và các nước khác cho rằng Mỹ chính là chỗ dựa của mình. Mỹ quan tâm đến hàng hải và tự do đi lại ở Nam Hải nên muốn duy trì sự hiện diện quân sự của mình tại khu vực này. Do vậy, duy trì trạng thái căng thẳng ở mức độ nhất định nào đó hoàn toàn không phải là điều bất lợi cho Oasinhton. Làm như vậy, các nước trong khu vực sẽ phải lôi kéo và cần đến sự tồn tại Mỹ, đồng thời Oasinhton cũng phát huy được tối đa khả năng kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh hiện nay, Mỹ không thể giúp Việt Nam hoặc Philippin triển khai một cuộc “so tài cao thấp”, thậm chí là xung đột với Trung Quốc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Cùng quan điểm, nhà nghiên cứu Trung Quốc Thẩm Kí Như cho rằng đây chính là biểu hiện cho kế hoạch “quay chở lại châu Á” của Chính quyền Obama. Trên thực tế, Mỹ từ trước đến nay trên lĩnh vực kinh tế và quân sự chưa từng rời khỏi châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á. Mỹ sở dĩ muốn “quay trở lại châu Á” bởi các lý do: Thứ nhất, muốn kiềm chế Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ; Thứ hai, sợ rằng Trung Quốc nhanh chóng lớn mạnh sẽ khiến ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc bỏ Oasinhton đi theo Bắc Kinh. Mỹ muốn thông qua việc kiềm chế Trung Quốc để bảo vệ lợi ích và “quyền chủ đạo” của mình ở Đông Á và Nam Hải là vấn đề tốt nhất để Oasinhton lợi dụng thực hiện hai mục đích này. Tuy nhiên, mức độ can thiệp của Mỹ vào các công việc liên quan đến ASEAN, đặc biệt là vấn đề Nam Hải cũng có giới hạn nhất định, điều này đồng nghĩa với việc Oasinhton muốn kiềm chế Bắc Kinh, nhưng tránh đối dầu toàn diện. Từ đó cho thấy, một số nước hy vọng được Mỹ giúp đỡ để thôn tính Nam Hải cùng các hòn đảo chỉ là sự tính toán phiến diện, khó lòng thực hiện.

    ***

    Trang chấp Biển Đông là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều bên, không thể giải quyết triệt để trong thời gian ngắn. Tiến sĩ Trương Tiểu Thiên thuộc Tổ bộ môn Chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc có bài viết đăng trên báo “Quốc phòng Trung Quốc” ngày 26/7, đề cập đến bốn cách tư duy giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông) như sau:

    Cách thứ nhất: Giải quyết bằng vũ lực – cuộc đấu kép giữa quân sự và chính trị

    Quan sát trên mạng hiện nay sẽ thấy rất nhiều người ủng hộ biện pháp dùng vũ lực giải quyết vấn đề Nam Hải. Xét tổng thể về so sánh lực lwongj thì thực lực quân sự của Trung Quốc chắc chắn mạnh hơn Việt Nam và Philippin, khả năng giành thắng lợi cũng nhiều hơn. Hơn nữa Mỹ không có lợi ích chiến lược mang tính thực chất ở Nam Hải, nếu Trung Quốc dùng vũ lực giọng điệu của Mỹ sẽ không nhẹ nhàng, nhưng cũng khó có thể ra tay mạnh mẽ với Trung Quốc vì vấn đề Nam Hải. Từ đó có thể suy luận, nếu xảy ra chiến tranh ở Nam Hải, Trung Quốc rất có thể giành thắng lợi về mặt quân sự, nhưng đồng thời ảnh hưởng bất lợi của việc giải quyết bằng vũ lực cũng sẽ hết sức rõ rệt. Thứ nhất, sẽ khiến cho thù hận giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippin, thậm chí với cả một số nước khác tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến tình hình khu vực xung quanh Trung Quốc; Thứ hai, khiến cho rạn nứt giữa Trung Quốc và khối chính trị châu Á, chủ yếu là ASEAN sẽ lớn thêm, thế lực thứ ba bên ngoài sẽ được lợi, rơi trúng kế kiềm toả của Mỹ; Thứ ba, ý tưởng chính trị của Trung Quốc sẽ bị nghi ngờ, cộng thêm sự kích động, xúi giục của nước lớn bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến môi trường chiến lược của Trung Quốc, cản trở cơ hội phát triển chiến lược của Trung Quốc. Nếu xem xét một cách biện chứng thì ảnh hưởng sử dụng vũ lực không phải là thắng lợi tuyệt đối mà phải căn cứ theo thời cơ, xu thế và tình hình của nước bá quyền để nắm bắt một cách linh hoạt.

    Cách thứ hai: Thoả hiệp nhượng bộ – nhân nhượng lợi ích đơn phương hoặc đa phương

    Trong xử lý các vấn đề quốc tế, nhất là trong cuộc chơi chiến lược giữa các nước lớn, khả năng các bên lợi ích liên quan tuyệt đối không thoả hiệp, không nhân nhượng là rất ít, nghĩa là dù nhiều dù ít đều có phần nhượng bộ nào đó. Vấn đề thoả hiệp hoặc nhượng bộ đề cập ở đây liên quan đến hai khả năng. Thứ nhất, Trung Quốc đơn phương chịu hy sinh để thoả hiệp, nhượng bộ; Hai là các bên lợi ích liên quan đều có sự thoả hiệp nhân nhượng trên cơ sở tôn trọng, thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Điều rõ ràng là đơn phương thoả hiệp sẽ là tổn hại tuyệt đối về lợi ích quốc gia, hơn nữa không nhất thiết có thể đổi lại được hoà bình lâu dài, cũng không có lợi cho việc giải quyết triệt để vấn đề, như vậy là một hạ sách. Về mặt lý thuyết, việc các bên đều có thoả hiệp và nhượng bộ nào đó là tương đối hiện thực, dễ dàng cho việc giải quyết vấn đề Nam Hải. Tuy nhiên trong thao tác thực tế, cách nghĩ về các bên đều có thoả hiệp, nhượng bộ nhất định cũng đứng trước rất nhiều thách thức mang tính hiện thực. Thứ nhất, có nước không muốn có bất cứ nhượng bộ nào; Thứ hai, có nước được một muốn mười, không ngừng gặm nhấm như tằm ăn lá dâu đối với lợi ích biển của Trung Quốc; Thứ ba, có nước lôi kéo thế lực nước lớn ngoài khu vực, hòng làm cho vấn đề Nam Hải trở nên quốc tế hoá và phức tạp hoá. Trong bối cảnh như vậy, cách tư duy chiến lược cho rằng một bên nào đó đơn thuần thoả hiệp sẽ khiến cho lợi ích quốc gia của mình bị tổn hại. Nếu muốn thay đổi tình hình, khiến cho nước đương sự hữu quan đều ngồi vào bàn hiệp thương thẳng thắn và thành thật thì phải có biện pháp mạnh mẽ trong các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự, quốc tế v.v…, tạo điều kiện cho hiệp thương công bằng.

    Cách thứ ba: Gác lại lâu dài – đau khổ vướng víu cả trước mắt và lâu dài

    Gác lại lâu dài là biện pháp gác lại tranh chấp, đợi điều kệin chín muồi sẽ tiếp tục giải quyết. Vào thập niên 80 thế kỷ trước, Đặng Tiểu Bình đã đề xuất tư tưởng chỉ đạo “chủ quyền thuộc về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác”, tạm thời được gác lại vấn đề Nam Hải, đợi điều kiện chính muồi sẽ tiếp tục tìm biện pháp giải quyết theo nguyên tắc chủ quyền thuộc về ta. Đến nay vấn đề Nam Hải đã được gác lại hơn 20 năm, ảnh hưởng tích cực đã là có được thời gian cho phát triển quốc gia, thực lực của quốc gia đã được nâng lên mạnh mẽ, nhưng ảnh hưởng tiêu cực là trong hơn 20 năm đó tranh chấp không ngừng xảy ra. Nghiêm trọng hơn nữa là lãnh hải bị phân chia, các đảo bị xâm chiếm, tài nguyên bị cướp đoạt, tình hình như vậy không ngừng xấu đi, đã mấp mé ranh giới không thể tiếp tục gác lại. Trong thời gian tới nếu muốn tiếp tục gác lại sẽ phải đứng trước rất nhiều thách thức. Thứ nhất, tiếp tục gác lại có nghĩa là vấn đề cứ tiếp tục tồn tại, ảnh hưởng lâu dài đến ổn định ở môi trường xung quanh; Thứ hai, tiếp tục gác lại sẽ khiến cho vấn đề tập trung áp lực, cộng thêm bị nước bá quyền kiềm chế, cùng với ảnh hưởng của một số vấn đề an ninh khác sẽ tồn tại rủi ro bị kích hoạt tập trung trong một thời kỳ nào đó; Thứ ba, tiếp tục gác lại cho thấy rạn nứt ở Đông Nam Á, thậm chí ở cả khu vực châu Á sẽ tồn tại lâu dài, không có lợi cho việc chấn chỉnh xu thế chiến lược tổng thế.

    Cách thứ tư: “Cùng có” – sức cuốn hút của thời đại hoà bình và phát triển

    Tư duy chiến lược “cùng có” có nội hàm đặc biệt. Về mặt lý luận, không phải là các nước hữu quan cùng có chung Nam Hải mà bao hàm ba lớp ý nghĩa sau đây:

    Thứ nhất, đối với khu vực lãnh hải mà bên liên quan đã công nhận rõ cho nước nào đó có chủ quyền thì không cho phép tranh chấp trở lại và gây nên tranh chấp.

    Thứ hai, đối với vùng biển mà các bên liên quan đang tranh chấp, nếu theo truyền thống lịch sử và luật pháp quốc tế đều có chứng cứ rõ ràng cho thấy phải thuộc về nước nào đó thì cần hiệp thương tập thể để công nhận là thuộc về nước đó.

    Thứ ba, đối với vùng biển mà các bên đang tranh chấp, nếu không có chứng cứ được toàn thẻ các bên nhất trí công nhận, không thể chứng minh phải thuộc về nước nào thì có thể xác định các nước đương sự cùng có chung theo hình thức nào đó. “Hình thức nào đó” cụ thể là gì, cần phải tiếp tục đi sâu khai thác, tìm kếim. Theo suy nghĩ sơ bộ, ít nhất có thể có hai cách xác định: Một là quy thuộc chủ quyền về chính trị và quyền lợi kinh tế đối với vùng biển đó sẽ được hai hoặc hai nước trở lên cùng sở hữu, không có phân định rõ rệt theo giới hạn địa lý, các nước đương sự cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ bằng hình thức cổ phần; Hai là quyền lợi chính trị đối với vùng biển quy về cho một nước nào đó sở hữu, đồng thời lợi ích kinh tế sẽ quy về cho các nước đương sự cùng sở hữu, các nước đương sự căn cứ theo theo tỉ lệ giá trị kinh tế để cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ an ninh vùng biển.

    Tư duy chiến lược “cùng có” có những ưu điểm rõ rệt. Thứ nhất, có thể loại bỏ mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước với nhau, dễ được Chính phủ và nhân dân các nước chấp nhận; Thứ hai, các nước đương sự có thể cùng hưởng lợi ích kinh tế, thúc đẩy các nước cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ; Thứ ba, có thể liên hệ chặt chẽ các nước đương sự lại với nhau, cùng có lợi ích chung ở khu vực Nam Hải, xây dựng quan hệ chiến lược hữu nghị và môi trường chiến lược hữu nghị.

    Một ưu điểm rõ nét hơn nữa là hiện nay ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng “trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 con đường phát triển trỗi dậy hoà bình của Trung Quốc đòi hỏi phải cụ thể hoá thêm một bước”, “một xu hướng quan trọng là mở rộng và làm sâu sắc thêm điểm gặp gỡ lợi ích giữa các bên, từ các nước và các khu vực khác nhau sẽ xây dựng một cách toàn diện thành cộng đồng lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau và ở các cấp độ khác nhau”. Theo tư tưởng này thì việc coi tư duy chiến lược “cùng có” là cách thử nghiệm hữu ích để giải quyết vấn đề Nam Hải không chỉ có lợi cho việc giải quyết bản thân vấn đề Nam Hải, mà sẽ còn đặt cơ sở để xây dựng cộng đồng lợi ích giữa các bên, tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển lâu dài, thậm chí dẫn dắt đến thế giới đến tiến bộ. Tuy nhiên, tư duy “cùng có” đòi hỏi phải có một số điều kiện, một điểm quan trọng trong đó là khả năng lý giải và tiếp nhận của các nước đương sự đối với ý tưởng “cùng có”. Hiện nay và một thời kỳ tới đây, trong tiếng gọi hấp dẫn của trào lưu chủ quyền quốc gia có thể nhân nhượng một phần để cùng phát triển, có tồn tại khả năng này.

    Trong bốn kiểu tư duy chiến lược nói trên, kiểu nào cũng đều có cả thế mạnh, thế yếu và phải có những điều kiện cơ bản, cần xuất phát từ toàn cục chiến lược an ninh và phát triển quốc gia để có được quy hoạch tổng thể đối với vấn đề Nam Hải. Dù lựa chọn theo cách tư duy nào cũng đều phải kết hợp tình hình thực tế để nắm bắt vấn đề, cần vận dụng một cách tổng hợp tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và sức mạnh quân sự của quốc gia. Trong thao tác thực tế có thể lấy một kiểu nào đó làm chủ thể, các kiểu khác còn lại là phụ trợ, nhưng cũng có thể phối hợp tất cả.

    Ngoài ra, cần phải chỉ rõ rằng cần đối phó thoả đáng với nước lớn ngoài khu vực gây trở ngại, lợi dụng và can thiệp, vừa phải đề phòng tổn thất lợi ích quốc gia lại vừa phải đề phòng tổn hại lợi ích khu vực. Đó là nhân tố bên ngoài lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề Nam Hải, cũng là nhân tố then chốt khiến cho chiến lược khu vực Nam Hải có thành công được hay không./.

  26. ‘Tàu ngầm VN đe dọa Trung Quốc’

    Click to access TauNgamDeDoa_BBC.pdf

    Cập nhật: 05:19 GMT – thứ ba, 16 tháng 8, 2011
    Việt Nam mua của Nga sáu tàu ngầm hạng Kilo
    Truyền hình Trung Quốc vừa có một số chương trình phân tích các hoạt động nâng cấp năng lực hải quân của Việt Nam, đặc biệt là hợp đồng mua tàu
    ngầm từ Nga.
    Các chương trình này được thực hiện sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh được báo chí dẫn lời nói hồi đầu tháng rằng Việt Nam “phấn
    đấu trong 5 – 6 năm tới sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với sáu tàu ngầm lớp kilo”.
    Kênh CCTV-4 Truyền hình Trung ương Trung Quốc mới đây trong chuyên mục ‘Trọng tâm Hôm nay’ dài 30 phút đã có chương trình thảo luận với hai chuyên gia:
    Chuẩn đô đốc Doãn Trác và nhà nghiên cứu Dương Hy Vũ từ Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về chương trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam.
    Chương trình bắt đầu bằng đoạn video ngắn giới thiệu việc Hà Nội bỏ 3,2 tỷ đôla để mua sáu tàu ngầm hạng Kilo và 20 chiến đấu cơ Su-30 MK2V của Nga.
    Theo Chuẩn đô đốc Doãn Trác, các hợp đồng mua bán vũ khí này bắt nguồn từ ba lý do chính. Lý do đầu tiên là các nước trong khu vực Biển Đông hiện đang tham
    gia vào một cuộc chạy đua vũ trang, và Việt Nam nay có khả năng tài chính để tăng chi tiêu quốc phòng.
    Lý do thứ hai, theo ông Doãn, là Việt Nam dè chừng hiện diện của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ trong khu vực.
    Lý do thứ ba, quan trọng hơn cả, là Việt Nam tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trong các tranh chấp về lãnh thổ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Chuyên gia Dương Hy Vũ nói thêm rằng Việt Nam luôn áp dụng cách tiếp cận một mặt mong muốn hòa bình để duy trì quyền lợi nhưng mặt khác lại tăng cường
    năng lực quân sự để mở rộng quyền lợi khi có dịp.
    Ông Dương nói trên CCTV: “Việt Nam có thể ngăn cản được các quốc gia lân cận khác ở Biển Đông nhưng đã quá tự phụ nếu cho rằng có thể cản bước Trung
    Quốc”.
    Đe dọa ở Biển Đông
    Câu hỏi mà chương trình truyền hình Trung Quốc đặt ra là việc Việt Nam trong tương lai có trong tay các tàu ngầm và chiến đấu cơ sẽ thay đổi cục diện ở Biển
    Đông như thế nào.
    Chuẩn đô đốc Doãn nhận định rằng tàu ngầm tấn công lớp 636 có thể là “đe dọa nghiêm trọng” (cho Trung Quốc) tại Biển Đông.
    Ông Dương Hy Vũ nói thêm rằng Việt Nam đã chọn một khu vực tấn công tàu ngầm ở eo biển Malacca để tập luyện chiến lược.
    Ông nói: “Eo biển Malacca là đường thủy tối quan trọng đối với các nước, như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc”.
    “Tấn công tàu ngầm tại đây sẽ gây tác hại vô cùng nghiêm trọng cho tất cả các nước.”
    Các chuyên gia cũng đề cập tới khả năng tham gia tranh chấp Biển Đông của các quốc gia bên ngoài như Nga và Hoa Kỳ.
    Chuyên gia Dương Hy Vũ Lu nhận định rằng chính sách của Việt Nam luôn luôn là lôi kéo Nga và Mỹ vào tranh chấp Biển Đông; và không chỉ hai nước này mà
    càng nhiều nước lớn càng tốt nhằm kiềm chế Trung Quốc.
    Ông Phùng Quang Thanh nói sáu năm nữa Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm
    “Đây là chủ ý của Việt Nam, nhưng làm như vậy không khác nào đùa với lửa.”
    Ông Dương nói: “Chính sách này không chỉ làm căng thẳng thêm tình hình khu vực, mà còn có hại cho chính Việt Nam”.
    Chuyên gia này phân tích rằng cả Hoa Kỳ và Nga đều muốn đặt căn cứ tại Việt Nam, nhưng quyền lợi của hai nước này lại mâu thuẫn nhau và do vậy, Việt Nam
    khó có thể dung hòa quan hệ với cả hai cùng một lúc.

  27. Tàu ngầm Việt Nam
    – nguy cơ mới cho quân xâm lược

    Lê Ngọc Thống
    http://viet-studies.info/kinhte/LeNgocTHong_TauNgamVietNam.htm

    Lịch sử các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta luôn luôn chịu một bất lợi, đó là địch lúc nào cũng chiếm ưu thế về số lượng. Tổ tiên, ông cha có lẽ vì thế nên phải sáng tạo ra một lối đánh thích hợp: Lấy ít địch nhiều. Trải qua ngàn đời, đời cha truyền lại cho đời con lối đánh đó được nâng lên thành nghệ thuật. Đặc biệt trong hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, Việt Nam không những bất lợi về số lượng mà còn bất lợi rất lớn về chất lượng vũ khí trang bị. Chính qua hai cuộc chiến tranh này, nghệ thuật lấy ít địch nhiều được nâng lên tầm cao mới: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong bảo vệ Tổ quốc.

    Một điều thú vị là nếu như từ quy luật chiến tranh ông cha ta đã nắm bắt để tạo nên nghệ thuật chiến tranh phù hợp thì nghệ thuật chiến tranh mà ông cha ta sáng tạo ra đó có lẽ cũng bắt đầu từ quy luật thiên nhiên: Bão tố. Khi bão từ biển Đông tràn vào bờ thì rất khủng khiếp, nhưng sức khủng khiếp sẽ giảm hẳn và tan khi vào sâu trong đất liền. Chống giặc ngoại xâm cũng thế, không dưới 8 lần giặc phương Bắc tràn xuống. Ông cha ta chưa một lần chặn đứng được chúng từ biên giới (biết thế nên ông cha ta chỉ đánh ghìm chân chiến thuật chúng thôi), và khi chúng vào sâu trong lãnh thổ thì… như thế nào chúng ta đã biết.

    Nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong bảo vệ Tổ quốc là nghệ thuật siêu đẳng, không một kẻ xâm lược nào có thể hóa giải. (Tất nhiên nó phải lấy dân làm gốc, còn dân không theo thì vô nghĩa). Tính đặc biệt của Nghệ thuật chiến tranh nhân dân Bảo vệ Tổ quốc thì nhiều, ở đây ta chỉ quan tâm một vấn đề thôi, đó là: Tạo nên những lối đánh độc đáo và do đó có cách sử dụng vũ khí sáng tạo.

    Tàu ngầm Việt Nam – Coi chừng không giống ai!

    Trung Quốc có 12 chiếc Kilo, Ấn Độ, Indonesia…. đều có, Việt Nam cứ tạm coi có 6 chiếc. Tính năng kỹ chiến thuật của Kilo giống nhau, nhưng khi sử dụng thì do tính chất cuộc chiến của hai bên tham chiến khác nhau nên họ sẽ khai thác, sử dụng và phát huy tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm Kilo khác nhau. Nếu anh đi xâm lược thì tàu ngầm Kilo thực hiện chức năng chủ yếu là tìm, vận động tiếp cận mục tiêu (mà không để đối phương phát hiện) để tiêu diệt. Vì thế bài toán về “tìm” như thế nào; “vận động tiếp cận” mục tiêu ra sao để đối phương không phát hiện bắt buộc phải đặt ra. (Có lẽ vì thế nên Kilo trở nên nguy hiểm vì tiếng ồn mà nó gây ra khi “săn” là nhỏ nhất so với các loại tàu ngầm khác.)

    Tàu ngầm chỉ thực sự nguy hiểm khi nó giữ được yếu tố bí mật, còn khi mà đi đâu đối phương biết đấy thì đó là mục tiêu dễ tiêu diệt nhất. Bản thân tàu ngầm là bí mật, nếu sử dụng tàu ngầm trong hình thái tác chiến bí mật như phục kích, phòng ngự thì nó sẽ trở thành một phương tiện, vũ khí rất cực kỳ nguy hiểm.

    Tất cả từ chiến lược cho đến vũ khí trang bị của Việt Nam đều phục vụ cho mục đích phòng thủ đất nước nên khi lãnh hải bị xâm phạm thì phạm vi và không gian xảy ra tác chiến thường trong vùng biển của ta. Vì thế tàu ngầm Kilo của Việt Nam chủ yếu nằm đợi giặc đến. Di chuyển ngầm dưới nước hay nổi, di chuyển độc lập hay bên cạnh tầu nổi… trong vùng biển của ta thì ta tùy chọn. Nằm đợi giặc ở đâu, phục kích vị trí nào, dưới, sau dãy đá ngầm san hô hay cạnh một hòn đảo nào đó vv…vv mấy ông ở Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam thừa sức biết. Và với những cách sử dụng đó, đối phương phát hiện ra Kilo của Việt Nam chỉ khi đã phải ôm phao cứu sinh.

    Ưu điểm vượt trội của Kilo là ít tiếng ồn nhưng trong tay Việt Nam thì tiếng ồn của Kilo sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất hơn nữa có khi bằng 0. (Dân Việt sẽ “kéo” nó đến chỗ cần thiết thì tiếng ồn chẳng phải là 0. Chuyện không tưởng? Điện Biên Phủ, pháo binh Việt Nam có trên núi cao, chuyện không tưởng. Cuối cùng ông chỉ huy trưởng pháo binh Tập đoàn cứ điểm Pháp – Trung tá Pirot phải tự sát bằng lựu đạn vì chuyện không tưởng này. Trong cuộc chiến từ 1965 – 1975 cũng có rất nhiều chuyện không tưởng. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc luôn là tác giả độc quyền của những chuyện không tưởng.)

    Như vậy trong tay Việt Nam tàu ngầm hoạt động rất ít giống với quy ước, nó được sử dụng, biến đổi thành rất nhiều chiêu thức nguy hiểm. Nhà sản xuất cũng không nghĩ ra là có lúc nó sẽ như thế. Cũng là giống Hổ, Hổ ở châu Phi có cách săn mồi với những pha rượt đuổi đầy ngoạn mục nhưng Hổ ở Việt Nam không săn mồi như thế vì không có đồng cỏ rộng để rượt đuổi, không có hàng trăm con mồi mà tha hồ lựa chọn. Hổ Việt Nam chỉ rình mồi ở những vị trí mà con mồi hay đi qua và bắt buộc phải đi qua. Và khi con mồi đã trong “tầm vồ” thì … mới gọi là Chúa sơn lâm.

    Hiện nay việc bố trí, kết hợp các loại vũ khí hiện đại trong phòng thủ biển với nhau là rất quan trọng. Nếu bố trí hợp lý, khoa học các loại vũ khí hiện đại với nhau thì chúng sẽ triệt tiêu các điểm yếu hệ thống mà bất kỳ loại vũ khí nào dù tinh xảo đến đâu cũng mắc phải nhưng đồng thời nó phát huy tối đa uy lực từng loại. Với tàu ngầm chỉ cần 3 chiếc Kilo trong tình trạng luôn luôn sẵn sàng tác chiến (kết hợp với các loại vũ khí khác) là quá đủ đáng gờm để làm nguội đi không ít những cái đầu nóng hiếu chiến. Khả năng bảo vệ vững chắc vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc là hiện thực. Tuy nhiên bảo vệ lãnh thổ phải là ưu tiên hàng đầu. Không nên để bọn chúng hút về hướng biển rồi bất ngờ lật cánh vào trên bộ. Trên bộ là nguy cơ nhất. Mất lãnh thổ thì không còn gì hết. Nếu có xảy ra chiến tranh thì trên bộ là trọng điểm của quân xâm lược. Xung đột trên biển có xảy ra trước đi nữa cũng chỉ là mũi nghi binh.

    Quốc phòng là toàn dân. Bài viết này với mục đích chỉ trình bày ý tưởng của người dân trong bảo vệ Tổ quốc. Biết đâu có một trong hàng ngàn ý tưởng đánh giặc của dân được quan tâm nó trở thành cơ sở khoa học thực tiễn. Bài viết này không phải là để phản ứng với một số “cư dân mạng” Trung Quốc bình luận về tàu ngầm Việt Nam…… vì họ không phải là đối tượng của tác giả bài viết quan tâm.

    Lê Ngọc Thống
    Cựu sỹ quan Hải quân VN

    Bài tác giả gửi cho viet-studies ngày 15-8-11
    http://viet-studies.info/kinhte/LeNgocTHong_TauNgamVietNam.htm
    trở về trang chủ
    NGỌC PHƯƠNG NAM https://hoangkimvietnam.wordpress.com

  28. PHÁT HIỆN TÀI LIỆU MỚI VỀ ĐỘI HÙNG BINH HOÀNG SA

    Trí Tín. Nguồn : VNExpress Phát hiện tài liệu mới về đội hùng binh Hoàng Sa http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/09/phat-hien-tai-lieu-moi-ve-doi-hung-binh-hoang-sa/

    Dòng họ Võ Văn ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang lưu giữ những tài liệu cho thấy tổ tiên họ từng gia nhập đội hùng binh ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ từ năm 1786, sớm hơn 30 năm so với các tài liệu công bố trước đây.
    > ‘Bảo tàng biển đảo’ của nhà nghiên cứu Huế/ Phát hiện sách giáo khoa thời vua Tự Đức dạy về Hoàng Sa
    Trong lúc thực hiện dự án “Khôi phục những ngôi mộ của binh phu đi Hoàng Sa”, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đã phát hiện nhiều tài liệu quý của dòng họ Võ Văn ở huyện đảo Lý Sơn liên quan đến chủ quyền lãnh hải Hoàng Sa, Trường Sa từ cuối thế kỷ 18. Võ Văn là một trong 13 dòng họ tiền hiền trên đất đảo Lý Sơn.

    Sau nhiều lần phiên dịch, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu lưu trữ viết bằng chữ Hán của dòng họ này, tiến sĩ Vũ kết luận: “Tộc họ Võ Văn ở Lý Sơn có công rất lớn trong việc thiết lập đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, giong buồm ra biển Đông đo đạc hải trình, tìm kiếm các hải vật, sản vật và khí cụ về dâng nộp lên triều đình từ cuối thế kỷ 18″.

    Đến nay, tại Lý Sơn cũng như ở vùng ven biển Quảng Ngãi, chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép về đội hùng binh Hoàng Sa sớm hơn tài liệu của dòng họ Võ Văn. Những tài liệu này ghi rõ ràng: Vào năm Thái Đức thứ 9 – 1786, triều đình Tây Sơn đã cử Võ Văn Khiết làm cai đội Hoàng Sa có nhiệm vụ tuyển mộ binh phu cho đội Hoàng Sa và đội Quế Hương để đi tìm đồi mồi, ba ba biển, các đồ vật quý hiếm trên biển để về phụng nộp cho triều đình.

    Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi tiếp cận tài liệu cổ liên quan đến đội Hùng binh Hoàng Sa của dòng họ Võ Văn ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín
    Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi tiếp cận tài liệu cổ liên quan đến đội hùng binh Hoàng Sa của dòng họ Võ Văn ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín
    Căn cứ vào các bộ chính sử, từ trước đến nay các nhà nghiên cứu cho rằng Cai đội Phạm Quang Ảnh đi ra Hoàng Sa, Trường Sa sớm nhất, vào năm Ất Hợi – 1815. Tuy nhiên, những tài liệu mà Tiến sĩ Vũ và các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được, đặc biệt là tài liệu Hán Nôm tìm thấy trong dòng họ Võ Văn, cho thấy “Cai đội Võ Văn Khiết mới là người Lý Sơn chỉ huy đội Hoàng Sa sớm nhất. Nối tiếp ông Khiết là Cai đội Võ Văn Phú ra Hoàng Sa vào năm 1803” – ông Vũ nhận định.

    Hiện tài liệu của dòng họ Võ còn lưu tờ kê trình của Cai thủ cửa biển Sa Kỳ kiêm cai cơ thủ ngự quản đội Hoàng Sa là Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, nói về việc trình tấu cho ông Võ Văn Khiết làm cai đình An Vĩnh vào năm 1803. Tờ kê trình này ghi chép rõ: Tiếp theo Võ Văn Khiết còn có con ông là Võ Văn Phú, mà trong các bộ chính sử có ghi là Phú Nhuận hầu, cũng là cai đội Hoàng Sa vào năm Gia Long thứ 2 (1803).

    Ngoài ra, dòng họ Võ Văn còn có nhiều người đi Hoàng Sa nữa, tiêu biểu là Võ Văn Hùng – người mà trong các bộ chính sử triều Nguyễn có nhắc đến nhiều lần với vai trò người dẫn đường cho thủy quân và tuyển chọn đà công, thủy thủ… Đó là những người vâng mệnh triều đình thực thi nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền trên đảo Hoàng Sa trong thời Minh Mạng.

    Tại nhà ông Võ Văn Út, hậu duệ thứ 16 của họ Võ ở Lý Sơn, còn giữ phả tộc cổ cũng có ghi chép rõ ràng: Võ Văn Hùng là một trong 10 người con của Hội nghĩa hầu Võ Văn Khiết, ít nhất đã ba lần vượt biển Đông ra Hoàng Sa. Năm Giáp Ngọ (1834) có thể là chuyến vượt biển lần thứ hai của ông.

    Chính vì thông thạo hải trình, luồng lạch nên ông Hùng được giao nhiệm vụ dẫn đường (hay còn gọi hoa tiêu) cho hải đội ra quần đảo Hoàng Sa. Cùng đi với ông còn có em trai Võ Văn Công. Người trực tiếp cầm lái là ông Đặng Văn Siểm cùng quê Lý Sơn với anh em họ Võ.

    Chính ông Võ Văn Hùng có nhiệm vụ tuyển chọn binh phu đi Hoàng Sa trong trai làng Lý Sơn. Khởi hành vào năm Ất Mùi (1835), những người trực tiếp đưa đoàn thuyền ra quần đảo này như Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh được khen thưởng vì sự tận tâm với trọng trách.

    Phần mộ của Cai đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín
    Phần mộ của Cai đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín

    Ông Võ Văn Khiết đã được phong tước Hội Nghĩa hầu, mộ còn ở thôn Tây, làng An Vĩnh, Lý Sơn. Nhưng mộ của Võ Văn Phú, Võ Văn Hùng, Võ Văn Công, Võ Văn Sanh… mà gia phả họ Võ Văn còn ghi, vẫn chưa xác định được nơi yên nghỉ.

    Tiến sĩ Vũ cho rằng, có thể họ đã không có cơ may trở về sau những lần vượt biển đi đo đạc thủy trình, cắm mốc, dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa từ hai trăm năm trước.
    Trí Tín
    Nguồn: VNExpresss.net

  29. Việt Nam trước hình thái chiến tranh mới

    Lê Ngọc Thống

    Nguồn: http://viet-studies.info/kinhte/LeNgocThong_HinhThaiChienTranhMoi.htm

    Bất kỳ một quốc gia nào nếu như muốn Tổ Quốc không bị bất ngờ thì phải biết được nguy cơ thách thức an ninh từ đâu đến? Lực lượng bao nhiêu? Đến bằng cách nào? Nhằm vào đâu? Và chuẩn bị để đón nó ra sao. Việt Nam cũng vậy thôi. Khi một láng giềng vốn hùng mạnh lại tăng cường lực lượng quân sự vượt khỏi giới hạn phòng thủ, không minh bạch, kèm theo thái độ nước lớn nghênh ngang, đe dọa dùng vũ lực; hành động ngang ngược, chèn ép bắt nạt… thì đó là vận hội hòa bình hay là nguy cơ chiến tranh? Dù không muốn thì Việt Nam cũng bắt buộc phải có ứng xử và hành xử với nguy cơ này. Bài phân tích và nhận định của Lê Ngọc Thống – nguyên sỹ quan Hải quân Việt Nam.

    Đối tượng và khu vực tác chiến

    Từ xưa tới nay dân tộc Việt trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Lúc thì phải thực hiện chiến tranh giải phóng Tổ quốc; lúc thì thực hiện chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, tuy nhiên những cuộc chiến này chủ yếu xảy ra trên Lãnh thổ. Vùng biển, vùng trời thời đó con người cả 2 phía chưa đủ khả năng để nhận thức được vị trí, lợi ích của nó nên được bỏ qua. Ngày nay tình thế đã khác, khi mà lãnh thổ đã “rành rành định sẵn ở sách Trời” rồi thì Vùng biển và Hải đảo con người có đủ khả năng để làm chủ, khai thác nó thì dù có được bảo vệ bằng Công ước LHQ về biển, Luật biển Quốc tế năm 1982 thì nó vẫn trở thành mục tiêu quan tâm của những kẻ có dã tâm bành trướng

    Việt Nam là một quốc gia có 3260km bờ biển với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974) và Trường Sa. Theo Công ước của LHQ về biển và Luật biển năm 1982 thì Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển với diện tích khoảng 1 triệu km2. Như vậy biển, đảo của Việt Nam thực sự là “Trời cho” và những kẻ có dã tâm bành trướng thì nhìn vô với ánh mắt thèm muốn, chờ cơ hội là hành động. Vấn đề đặt ra trước tình hình hiện nay là ta phải làm gì để “giữ lấy nó” như lời Bác Hồ dạy.

    Quả thật, “Bảo vệ vững chắc vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc” mà Quân đội nói chung và Hải quân Việt Nam nói riêng gánh vác nghe có vẻ như là chức năng và nhiệm vụ thường xuyên muôn thuở của mình nhưng thực tế hết sức mới mẻ. Bởi lẽ để thực hiện tốt nhiệm vụ, nếu khi có kẻ xâm lược vùng biển và hải đảo thì quân QĐNDVN mà nòng cốt là HQNDVN phải tiến hành chiến tranh trên biển, nghĩa là có rất nhiều trận hải chiến sẽ xảy ra. Mà hải chiến thì Việt Nam quá ít kinh nghiệm. Từ xưa tới nay dù chỉ là quy mô nhỏ, lịch sử ghi nhận có 5 trận hải chiến mà cha ông thực hiện. Trận thứ nhất ở cửa biển Vân Đồn do ông tướng thủy quân được gọi là giỏi nhất Đại Việt thời bấy giờ-Trần Khánh Dư chỉ huy. Sử sách không ghi diễn biến cụ thể, chỉ biết là đối đầu với hơn 400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi, “hải quân bờ” của Trần Khánh Dư đại bại. Trước khi tự trói chịu tội ông tướng nhà Trần phát hiện lẻo đẻo đằng sau có một đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ do không kịp theo đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi, vậy là gom góp “tàn quân” Trần Khánh Dư diệt gọn đoàn thuyền này. So với trận trước thì đây chỉ là trận thắng danh dự nhưng hậu quả thì vô cùng khủng khiếp với nhà Nguyên… Trận thứ hai là của hải quân của Chúa Nguyễn tiêu diệt 2 tàu chiến của Hà Lan xâm phạm lãnh hải. Trận thứ 3 là Hoàng Sa 1974 và 2 trận còn lại (mang hơi hướng của chiến tranh hiện đại một chút) là của HQNDVN gồm 3 tàu phóng lôi đánh đuổi tàu Maddox và trận ngày 19/4/1972 gồm 2 máy bay MIG21 hợp đồng tác chiến với 3 tàu phóng lôi đánh nhau với Hạm đội 7 Hải quân Mỹ gồm 01 tuần dương hạm, 02 khu trục hạm và 01 hộ tống hạm tại vùng biển Quảng Bình. Lần xung đột trên biển năm 1988 không tính vì HQNDVN lúc đó chỉ có tàu vận tải, không có tàu chiến tham gia.

    Liệt kê ra những điều này để chúng ta biết rằng hải chiến chưa phải là sở trường của ta (và càng không phải là sở trường của Trung Quốc, với Nhật Bản thì họ đã, đang là cường quốc biển không ai có thể phủ nhận). Vì thế xây dựng thế trận, cách đánh, vũ khí trang bị … phải tích hợp với nhau và theo kiểu Việt Nam để giữ biển, giữ đảo đòi hỏi rất nhiều trí tuệ, rất nhiều công sức tiền của, tâm huyết của QĐNDVN và dân tộc Việt Nam.

    Tình hình hiện nay Việt Nam khẳng định chắc chắn rằng nếu như có quốc gia nào đó xâm phạm vùng biển và hải đảo của mình thì quốc gia đó không ai khác ngoài Trung Quốc. Và đương nhiên đối tượng tác chiến của Việt Nam trong sự nghiệp giữ biển đảo không phải là Mỹ, Nhật Bản hoặc Nga mà phải là Trung Quốc.

    Vậy giả sử khi Trung Quốc không còn đe dọa sử dụng vũ lực như đã từng đe dọa nhiều lần nữa mà dùng vũ lực thật thì mục tiêu họ cần đạt được là gì, không gian, khu vực tác chiến xảy ra ở đâu? Chẳng quá khó khi trả lời câu hỏi này. Rõ ràng đó là các sân bay bến cảng trên bờ; quần đảo Trường Sa và khu vực dầu khí. Nhưng lực lượng nào sẽ tham gia? Trung Quốc sẽ bung toàn lực hay chỉ sử dụng một hạm đội nào đó có tăng cường để gây chiến với Việt Nam?

    Lật lại trang chiến tranh Việt Nam – Mỹ. Việt Nam thắng nhưng trên phương diện là làm cho Mỹ không leo thang chiến tranh; làm cho Mỹ phải rút quân về nước; làm cho chế độ mà Mỹ dựng lên sụp đổ để Việt Nam thống nhất. Thời điểm đó Mỹ có khả năng thực hiện một lúc 2 cuộc chiến tranh rưỡi và còn cả khối NATO nhưng Mỹ không thể tập trung toàn bộ lực lượng dù chỉ 1/4 sức mạnh bởi lợi ích ở Việt Nam của Mỹ không là gì so với lợi ích toàn cầu của Mỹ. Mỹ thất bại tại Việt Nam là sự thật, là do không hiểu Việt Nam nhưng cho rằng Mỹ yếu kém, hèn nhát, nhu nhược, thì chẳng khác nào “nghé không sợ cọp”. (Giá như hồi đó Việt Nam đối xử với Mỹ như Lê Lợi-Nguyễn Trãi đối xử với nhà Minh; như Nguyễn Huệ đối xử với nhà Thanh thì lịch sử ít nhất cũng không lùi lại 20 năm. Nhưng lịch sử thì không có “giá như”, đúng không?)

    Trung Quốc thì khác Mỹ. Nếu như Mỹ không thể thì Trung Quốc là không dám đem hết toàn bộ lực lượng để “dạy cho Việt Nam một bài học” như họ từng nói. Bởi thứ nhất là: Ngay như Việt Nam năm 1975 mặc dù phải tung hết lực lượng vào miền Nam nhưng Tướng Giáp vẫn kiên quyết để lại Sư 308 – sư đoàn thiện chiến nhất của Việt Nam lúc bấy giờ làm nhiệm vụ “Cận vệ”. Dù đã có đủ cơ sở để khẳng định “có cho kẹo Mỹ cũng không can thiệp trở lại Viêt Nam” nhưng Tướng Giáp và Bộ Chính trị Đảng CSVN vẫn dự kiến tình huống xấu nhất xảy ra cho miền Bắc trước một thế lực khác ngay khi chưa lộ mặt. Huống chi ngày nay Trung Quốc không có bạn, thời gian gần đây lại đi gây thù chuốc oán thêm nên xung quanh chỉ có cựu thù, họ nhìn Trung Quốc với con mắt cảnh giác, họ tăng cường tiềm lực quân sự để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc mà Trung Quốc lại đi “dốc hết túi cho một kênh bạc chưa đâu vào đâu” thì quả là mạo hiểm về chiến lược và ngu xuẩn về chiến thuật. Điều thứ hai là tình hình chính trị xã hội Trung Quốc rất bất ổn. Có lẽ đây là điều nguy hiểm nhất. Bởi không phải ai trong giới cầm quyền Bắc Kinh cũng muốn đánh Việt Nam và nếu dùng hết toàn bộ lực lượng hiện có tấn công (với giả thiết các nước láng giềng xung quanh là bạn và không có nguy cơ nào thách thức đến an ninh quốc gia từ bên ngoài) thì kết quả bắt buộc phải thắng nhưng thắng nhanh. Không thắng coi như tự sát, nhưng thắng không nhanh cũng gây nên thảm họa trong nước (nội bộ thì đấu đá hạ bệ nhau, bạo loạn, ly khai…) cũng coi như tự sát (hình như cư dân mạng của Trung Quốc cũng sợ chuyện này nên mới vạch ra kế hoạch nổi tiếng táo bạo 31 ngày thì phải).

    Giá như giới quân sự Trung Quốc trả lời chắc chắn được câu hỏi có “thắng nhanh” hay không? Nhưng rất tiếc, câu trả lời là của phía Việt Nam.

    Vậy là đã rõ, lực lượng mà HQNDVN phải đối mặt nếu như không nhầm thì là Hạm đội Nam Hải được tăng cường lực lượng không quân và tên lửa đạn đạo. Có thể nói lực lượng, trang bị vũ khí của Hạm đội này cũng áp đảo, vượt trội so với Hải quân Việt Nam chứ không phải là chuyện đùa. Đây là Hạm đội chủ lực mạnh nhất, hiện đại nhất của Trung Quốc và duy nhất trong 3 hạm đội của Trung Quốc được biên chế 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ. Điều này cũng chứng tỏ nhiệm vụ và đối tượng tác chiến của Hạm đội Nam Hải là ai rồi.

    Một trang sử mới với một hình thái chiến tranh mới – chiến tranh trên biển trong sự nghiệp giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc của chúng ta bắt đầu.

    Nếu Mỹ tấn công Việt Nam với mục đích đạt được như Trung Quốc, theo kịch bản mà Mỹ từng sử dụng ở Irắc, Coxovo, Apganixtan thì Mỹ sẽ sử dụng đòn tấn công tên lửa, pháo hạm từ tàu ngầm, tàu nổi, cùng với máy bay cường kích tên lửa chiếm lĩnh bầu trời đồng loạt vào các vị trí sân bay, bến cảng, các trạm radar của Việt Nam. Mỹ có thể làm chủ cuộc tấn công nếu như Mỹ với hàng trăm máy bay trên tàu sân bay làm chủ được vùng trời. Đây cũng là ưu thế quyết định nhất của các trận hải chiến. Bởi vì lực lượng không quân hải quân là lực lượng nguy hiểm nhất để áp chế, khống chế hoặc tiêu diệt nhanh nhất lực lượng tàu nổi, lực lượng tên lửa bờ, sân bay, bến cảng. Và tất nhiên kết quả phụ thuộc lớn về việc không quân hải quân Việt Nam có giằng co được với đối phương trên vùng trời của vùng biển xảy ra tác chiến hay không. Nếu giằng co được thì có cơ hội phản công, nếu không thì chấp nhận trở về thời kỳ trước năm1975 thực hiện chiến tranh du kích.

    Nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam cũng có kịch bản tương tự Mỹ thôi nhưng ưu thế quyết định nhất của các trận hải chiến thì Việt Nam nắm giữ bởi lẽ không quân hải quân Trung Quốc chưa đủ cơ để vươn ra đến khu vực xảy ra tác chiến. Trung Quốc lại không có khả năng tấn công từ xa ngoài “tầm với” của đối phương như Mỹ, vì thế bắt buộc họ phải tiếp cận gần hơn, mà gần hơn thì nằm trong tầm hỏa lực của các lực lượng phòng thủ biển Việt Nam. Vì vậy dù lực lượng tàu ngầm, tàu nổi, tên lửa hiện đại của Trung Quốc không kém Mỹ là bao nhưng do không khống chế làm chủ vùng trời nên tạo điều kiện cho tàu ngầm, tàu mặt nước, không quân hải quân Việt Nam “nhở nhơ” tha hồ lựa chọn phương án đáp trả. (Có lẽ bây giờ ta mới hiểu vì sao Trung Quốc lại có mơ ước khát khao cháy bỏng là làm sao để có tàu sân bay đến thế. Họ đã có nó, tuy nhiên chờ đến lúc được như Mỹ bây giờ là một khoảng thời gian dài).

    Lối đánh và NMD Made in Vietnam

    Ngày nay, hoạt động tác chiến để giữ biển đảo của Viêt Nam hiện nay xảy ra trong một không gian rộng và sâu bao gồm trên không, trên biển, trong lòng biển và dưới đáy biển. Tương ứng với nó là các lực lượng không quân hải quân; tàu mặt nước; tàu ngầm; thủy lôi, mìn và lực lượng phòng thủ bờ biển.

    Hải chiến ngày xưa thì các lực lượng này của hai bên thường tìm cách tiếp cận nhau, gặp nhau là bắn nhau như vãi đạn. Hải chiến hiện đại ngày nay thì khác, các lực lượng này hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Vì thế kẻ nào nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn là kẻ đó thường chiếm ưu thế (nói là thường vì trong trận hải chiến tháng 10/1973 giữa hải quân Israel với Ai cập và sau đó là Syria thì tàu tên lửa của hải quân Ai Cập và Syria tầm bắn lớn hơn tàu tên lửa của Israel gấp 2,5 lần. Nhưng do chiến thuật và gây nhiễu tốt nên khi tàu tên lửa của Ai Cập và Syria tấn công ngoài tầm hỏa lực của tàu tên lửa Israel mà không trúng mục tiêu thì lập tức tàu tên lửa Israel vận động tiếp cận đến đúng tầm hỏa lực của mình phóng tên lửa diệt gọn) Tuy nhiên có một điều cần hiểu là khoảng cách còn rất xa đó là xa bao nhiêu? Đây là vấn đề tuyệt mật quân sự. Bạn có thể biết tàu này, máy bay kia trang bị vũ khí này nọ nhưng bạn không thể biết tầm bắn có hiệu quả của nó là bao nhiêu km ngoài người làm chủ phương tiện đó ra. Vì thế hải chiến, không chiến hiện đại vẫn phải có các hành động đợi cơ, phục kích, hoặc vận động tiếp cận mục tiêu làm sao có lợi nhất để phát huy hỏa lực của mình. Như vậy không có nghĩa những tàu chiến hiện đại nhất được trang bị hỏa lực phòng, chống đầy mình là miễn bị tiêu diệt, tấn công.

    Từ kinh nghiệm chiến tranh với Mỹ, như trong trận hải chiến ngày 19/4/1972 Lực lượng Hạm đội 7 Mỹ mạnh như vậy, bầu trời, vùng biển Việt Nam bị khống chế, phong tỏa như thế mà hải quân và không quân Viêt Nam vẫn hợp đồng tập kích làm cho 4 tàu chiến hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ bị bất ngờ, rối loạn, lúng túng đối phó và bị dính đòn đau. Vì thế, để chống lại một lực lượng hải quân mạnh, hiện đại tầm cỡ như Trung Quốc, Mỹ thì nguyên tắc sống còn trong tấn công đối phương là cơ động nhanh, bí mật, tập kích bất ngờ với các đòn dồn dập, nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều phương tiện hỏa lực vào một mục tiêu làm cho đối phương lùng túng, rối loạn dễ bị tiêu diệt hoặc bị thiệt hại nặng nề. Tình thế hôm nay Việt Nam càng thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều lần so với thời đánh Mỹ, do đó nguyên tắc sống còn trong tấn công trên biển này càng phát huy uy lực. Các tàu, xuồng phóng lôi, tên lửa loại nhỏ tốc độ cao Việt Nam đang đóng hàng loạt có thể đợi cơ phục kích ở bất cứ nơi đâu trên cửa sông, luồng lệch và gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ của bờ biển Việt Nam được sự hỗ trợ của không quân, lực lượng trên đất liền tùy theo tình hình tác chiến sẽ là một mối nguy hiểm cực lớn, tiềm tàng rất khó đối phó. Bất kỳ lực lượng tuần dương hạm, khu trục hạm nào dù hiện đại đến đâu mà “mon men” vào vùng biển và hải đảo của Việt Nam thì ngoài việc phải tập trung đối phó tương xứng với các máy bay, tàu chiến hiện đại của Việt Nam còn bị nguy cơ tiêu diệt rất cao bởi những con tàu “đặc nhiệm” này. Sự phối hợp bộ 3 giữa tàu tên lửa, phóng lôi loại nhỏ tốc độ cao và tàu ngầm với không quân phục kích hay tập kích có vẻ như trở thành loại hình tác chiến cơ bản, sở trường của Hải quân nhân dân Việt Nam.

    Hải chiến hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì ngư lôi, tên lửa là hỏa lực chủ yếu mà bên này dùng để tiêu diệt bên kia và ngược lại, trong đó tên lửa là hỏa lực chính. Đến đây một bài toán hóc búa đặt ra là làm thế nào để cho tên lửa, ngư lôi của ta phóng ra là trúng đích và làm gì để vô hiệu hóa hoặc ít ra là hạn chế tên lửa, mgư lôi của đối phương?

    Việt Nam nghèo không có cơ sở vật chất kỹ thuật để bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa như Mỹ, điều đó không có nghĩa là chỉ biết trương mắt nhìn tên lửa bay vào lãnh thổ mà chịu. Để đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình, đạn đạo, máy bay tàng hình tầm thấp của đối phương, Việt Nam phải xây dựng, bố trí các tổ hợp phòng không nhiều tầng nhiều lớp nghĩa là các vùng lưới lửa như thời chống Mỹ với các cỡ nòng từ 12ly7 trở lên ở những hướng mà tên lửa, máy bay có thể xuất hiện. Các vị trí quan sát bằng kỹ thuật ở bờ biển, hải đảo sẽ thông báo cho tổ hợp phòng không biết tên lửa bay theo hướng nào, độ cao bao nhiêu, thời gian bao lâu để đồng loạt khai hỏa. Máy bay tuy tốc độ thấp nhưng đường bay không cố định; tên lửa có tốc độ cao thì đường bay lại cố định. Thuận lợi và khó khăn khi đánh chặn 2 loại này như nhau nhưng cũng lưới lửa này Việt Nam đã từng tiêu diệt máy bay F111 cánh cụp cánh xòe tốc độ siêu thanh thì ngày nay mọi điều đều có thể. Ngoài ra Việt Nam cũng phải học cách rải nhiễu, gây nhiễu của B52 Mỹ trong chiến dịch Linebacker; tạo ra các khu vực nhiễu loạn điện từ để tên lửa bay qua vùng đó thì mất điều khiển tự nổ hoặc ít nhất cũng phải hạn chế tối đa độ chính xác của tên lửa đến mục tiêu…

    Như vậy, căn cứ vào nội lực và động thái chuẩn bị của Việt Nam thì bất kỳ một quốc gia nào trừ Mỹ mở một cuộc chiến tranh trên biển với Việt Nam, chẳng hạn Trung Quốc đang coi Trường Sa của Việt Nam và 80% diện tích biển Đông là lợi ích cốt lõi thì điều đó (gây chiến tranh) có thể xảy ra thì nên bây giờ hoặc không bao giờ. Nhưng với nhãn quan của mình tôi cho rằng điều đó đã qua và ngay bây giờ cũng là quá khó. Không những Việt Nam đã mạnh lên rất nhiều mà tình hình khu vực đã thay đổi chóng mặt không có lợi cho Trung Quốc tý nào. Trung Quốc đã như hay bị coi như Liên Xô trước kia? Liệu một cuộc chiến tranh lạnh có xảy ra nữa không? Phản ứng của Trung Quốc nói lên điều gì? Chúng ta chờ xem.

    Lê Ngọc Thống

     

  30. Thế và lực của Việt Nam trên biển

    Lê Ngọc Thống
    http://viet-studies.info/kinhte/LeNgocThong_TheVaLuc.htm

    Trong bài “Việt Nam trước hình thái chiến tranh mới” với cái suy luận của lão nông chất phác, thấy sao nói vậy về đối tượng tác chiến của HQNDVN là ai. Vấn đề tiếp theo là so sánh thế và lực của hai bên ra sao, nếu như họ tấn công (nôm na so sánh lực lượng mạnh yếu) để từ đó hạ quyết tâm: Xin hàng. Hoặc nếu “Bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu thần trước”. Không sợ, dám đánh, có cách đánh và quyết thắng.

    Có một điều mà lịch sử luôn lặp đi lặp lại: Đối tượng tác chiến của Việt Nam trong chiến tranh bao giờ cũng hùng mạnh, và Việt Nam cuối cùng… vẫn thắng.

    Tại sao đối phương lúc nào cũng có lực lượng hùng mạnh mà lúc nào cũng cứ thua không sớm thì muộn? Vậy điều gì xảy ra ở đây? Câu trả lời: Việt Nam không chỉ đánh giặc bằng “Dũng” mà còn phải đánh bằng “Trí”. Trí dũng song toàn. “Trí” ở đây là nghệ thuật quân sự độc đáo, đánh bằng mưu, kế; thắng bằng thế, thời. Còn dàn quân ra mà nghênh chiến với những lực lượng đó thì như Tướng Giáp từng nói với McNamara … “quân đội VN mà dàn quân ra nghênh chiến với Mỹ thì không chịu nổi 1 tuần”.

    Mưu là lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị của địch làm cho chúng lúng túng, bị động dẫn đến vỡ trận.

    Kế là điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc địch phải đánh theo cách ta lựa chọn.

    “Thế” trong nghệ thuật quân sự là tình thế, thế nước, thế trận, thế bố trí lực lượng trên địa hình địa lý. Thế lấy lực làm cơ sở, do lực quyết định, nhưng thế lợi, thế hiểm thì biến lực nhỏ thành lớn và ngược lại một lực lớn nhưng ở vào thế bất lợi, mất thế thì bị suy yếu.

    Hiện nay Việt Nam ở vào tình thế (bối cảnh trong khu vực và thế giới) rất có lợi, hoàn toàn ngược lại với năm 1979. Thế nước thì ổn định, phát triển. Nhân dân Việt Nam hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN – Tổ chức đầy bản lĩnh, dày dạn kinh nghiệm trong chiến tranh giữ nước. Nói thật cho đến bây giờ và ít ra vài thập niên nữa sẽ không có một tổ chức nào đủ tâm và đủ tầm ngoại trừ Đảng CSVN làm tròn sứ mạng này.

    (Nếu muốn xóa sổ cái tổ chức này thì xin hãy khoan, chờ đến lúc nước nhà yên ổn với ông hàng xóm rồi có sức hãy xóa cũng chưa muộn)

    Nếu hải chiến xảy ra, đôi bên dứt khoát sẽ phải tác chiến với 5 hình thức sau:

    Các đòn tấn công tiêu diệt các căn cứ trên bờ bằng pháo hạm, tên lửa (chủ đạo).

    Tìm diệt các loại tàu ngầm.

    Tìm diệt các tàu chiến mặt nước.

    Tìm diệt các tàu vận tải, cắt đứt tuyến vận tải.

    Phòng thủ bờ biển, đảo, bảo vệ các căn cứ quân sự, kinh tế quan trọng và hệ thống thông tin liên lạc.

    Với cơ sở lí luận như trên, so sánh thế và lực của Việt Nam trên biển với Trung Quốc trong hoạt động tác chiến thứ nhất ta thấy rõ ràng về lực lượng Trung Quốc vượt trội, họ có nhiều tàu ngầm, tàu chiến to và hiện đại. trên bờ thì có nhiều tên lửa tầm xa, tầm gần. Do đó chỉ cần ấn nút thì loạt đầu cũng đã có hàng ngàn quả tên lửa các loại bay vào lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên cũng không đáng ngại vì mức độ khủng khiếp chưa thấm vào đâu so với Hạm đội 7 và Không lực Mỹ đã từng dội xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác. Và nếu nói rằng với loạt đầu tiên sẽ làm cho hệ thống phòng thủ của Việt Nam bị tê liệt hoàn toàn thì e quá sớm.

    Sĩ quan Hạm đội 7 Mỹ sau khi ấn nút xong thì tay mở rượu Uých ki, tay ôm gái khiêu vũ; Phi công B52 sau khi rải hàng ngàn tấn bom mà thoát lưới lửa hạ cánh xuống Guam là có quyền ôm vợ, bật TV xem chiến sự, thậm chí phóng xe đến sân xem trận bóng bầu dục… vì họ biết Việt Nam chưa đủ khả năng giáng trả đến nước Mỹ. Nhưng sự kiện 2 chiếc pháo đài bay B52 ở căn cứ Utapao-Thái Lan của Mỹ cũng bị đặc công Việt Nam làm tan xác đã nói lên một thông điệp rằng sẵn sàng giáng trả vào sào huyệt của đối phương không phải là ý tưởng quá mới mẻ trong giới quân sự Việt Nam.

    Trung Quốc thì khác Mỹ, ấn nút xong thì không thể bật rượu Mao Đài hảo lớ hảo lớ được đâu. Hàng ngàn quả tên lửa bay sang VN thì ít ra cũng có hàng trăm quả tên lửa từ Việt Nam bay sang chỗ họ. Các chính khách, học giả nói trên có biết chắc tên lửa Việt Nam có loại nào có tầm bắn đủ để lao vào phòng ngủ của mình ở Bắc Kinh không? Tuy nhiên 1 trăm hay 1 vạn quả của Việt Nam cũng chẳng là gì với Trung Quốc, cái nguy hiểm và khủng khiếp nó không nằm ở đó mà ở chỗ nó kích nổ các quả bom cực lớn khác, lớn hơn bom nguyên tử, trong nội địa Trung Quốc đang chờ phát nổ. Như vậy nếu chỉ xét việc phóng tên lửa qua nhau thôi tức tên lửa đất đối đất thì Việt Nam vẫn ở trong thế có lợi, thế hiểm. Thế này giống như “điểm tựa” mà Acsimet cần để “bẩy quả đất”. Ngày nay một điều khẳng định chắc chắn là Việt Nam không ít thì nhiều cũng có thứ với tới được Trung Quốc trên đất liền (dĩ nhiên rồi) và cả trên biển.

    Trên biển, quả thật nếu dàn trận để hải chiến thì e rằng Việt Nam khó có thể chịu được vài trận bởi tàu chiến của Trung Quốc quá hiện đại. Với công nghệ cao thì không thể có một quả tên lửa, ngư lôi, máy bay nào… từ đâu đến mà không bị diệt. Với tính năng kỹ chiến thuật như vậy thì quả là những chiến hạm bất khả xâm phạm. Nhưng thực tế lại không cho nó “tròn trịa” như vậy. Một phương châm mà giới quân sự Việt Nam luôn nghiên cứu kỹ và hành động là: “Nếu những gì công nghệ không làm được thì chiến thuật làm được”. Việt Nam, công nghệ quân sự không đủ hiện đại, tiên tiến tương xứng để xé toạc lá chắn phòng thủ của những chiến hạm kia thì từ thế trận chiến tranh nhân dân, từ thế địa lý bờ biển, bằng nhiều lối đánh độc đáo (chiến thuật) sẽ thừa sức đánh tiêu diệt chúng. Trong bài “Việt Nam trước hình thái chiến tranh mới” tôi đã từng nêu một trong những lối đánh sở trường của Hải quân VN là cơ động nhanh, bí mật, tập kích bất ngờ với các đòn dồn dập, nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều phương tiện hỏa lực vào một mục tiêu làm cho đối phương lùng túng, rối loạn dễ bị tiêu diệt hoặc bị thiệt hại nặng nề. Nhưng lối đánh này liên quan mật thiết với thế địa lý, thế biển. Thế này cũng như thế trận chiến tranh nhân dân là nguồn gốc, hỗ trợ cho lối đánh làm tăng gấp bội lực, một địch muôn người. Nếu trên đất liền, cha ông ta đã tìm ra được ải Chi Lăng; Rạch Gầm–Xoài Mút; sông Bạch Đằng… thì ngày nay Bộ Tham mưu HQVN cũng không khó khăn gì để thấy những thế đó trên bờ biển… Vài chiếc xuồng phóng tên lửa, phóng lôi tốc độ cao ở đâu đó trên bờ biển, hải đảo; vài chiếc máy bay cũ kỹ từ những sân bay dã chiến (chỉ dùng cất cánh) ở đất liền… là có thể tạo nên một trận tập kích bất ngờ theo ý muốn.

    Vậy Trung Quốc có lợi thế gì? Do chủ động gây chiến nên họ có thế bất ngờ, luôn chủ động chọn lựa mục tiêu; lực lượng họ vượt trội nên họ có thế tấn công áp đảo, có khả năng làm đối phương tê liệt hoặc thiệt hại nặng bởi đòn phủ đầu. Tất nhiên những gì mà là lợi thế của Việt Nam thì Trung Quốc sẽ ngược lại, thất thế. Trung Quốc không thể sử dụng lực lượng và lối đánh giống Việt Nam dù muốn. Đặc biệt, Trung Quốc hay nước nào mang quân đi gây chiến cũng vậy, muốn đánh nhanh, chớp nhoáng để thắng nhanh nhưng khi không thể thì bắt buộc phải kéo dài, dằng co thì ngay về chiến lược cũng đã tự mâu thuẫn rồi, do đó lợi thế cũng mất dần vào tay đối phương…

    Do trong khuôn khổ một bài viết thì không thể đánh giá tiếp tương quan thế và lực của Việt Nam và Trung Quốc trong các hình thái tác chiến tiếp theo, nếu ai có quan tâm đến đất nước thì tiếp tục. Nhưng chỉ cần đến thế cũng có thể nói: Không sợ, đánh được, có cách đánh và sẽ thắng. Nói như thế không có nghĩa là Hải quân Trung Quốc thế và lực trên biển Đông yếu, Mỹ cũng chưa dám coi thường nữa là Việt Nam. Không tin thì Việt Nam thử đưa Hải quân sang xâm chiếm lãnh hải của Trung Quốc xem. Vấn đề đặt ra ở đây chỉ là nếu Trung Quốc dùng Hải quân xâm chiếm biển của Việt Nam mà thôi. Còn nếu bệ hạ muốn hàng thì thần…dân coi như không viết bài này.

    Tuy nhiên chiến tranh, thực chất là sự tranh dành lợi ích. Khi không có hoặc có ít thì không dại gì gây chiến tranh vì chiến tranh không phải trò đùa đâu mấy ông học giả, chính khách ạ. Chết chóc, tang thương lắm. Chắc lẽ các vị con cháu đã định cư sang Úc, Canada, Mỹ nên mới hò hét hiếu chiến, vô tâm, vô cảm, vô đạo đức, vô nhân đạo vậy chứ, đúng không?

    Năm 1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam để chứng tỏ với Mỹ và phương Tây là Trung Quốc không giống Việt Nam, hãy để Trung Quốc yên ổn làm ăn. Ngày nay mục đích tấn công Việt Nam không rõ ràng, lợi ích kinh tế, chính trị không đủ ảnh hưởng nhiều đến đất nước thì sẽ chẳng có cuộc tấn công nào trong tương lai gần. Hòa bình vẫn là xu hướng chính cho cả 2 dân tộc.

    Lê Ngọc Thống

    Tác giả gửi cho viet-studies ngày 10-10-11

  31. America’s Pacific Century
    The future of politics will be decided in Asia, not Afghanistan or Iraq, and the United States will be right at the center of the action.
    BY HILLARY CLINTON | NOVEMBER 2011
    http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/11/americas_pacific_century

    As the war in Iraq winds down and America begins to withdraw its forces from Afghanistan, the United States stands at a pivot point. Over the last 10 years, we have allocated immense resources to those two theaters. In the next 10 years, we need to be smart and systematic about where we invest time and energy, so that we put ourselves in the best position to sustain our leadership, secure our interests, and advance our values. One of the most important tasks of American statecraft over the next decade will therefore be to lock in a substantially increased investment — diplomatic, economic, strategic, and otherwise — in the Asia-Pacific region.

    The Asia-Pacific has become a key driver of global politics. Stretching from the Indian subcontinent to the western shores of the Americas, the region spans two oceans — the Pacific and the Indian — that are increasingly linked by shipping and strategy. It boasts almost half the world’s population. It includes many of the key engines of the global economy, as well as the largest emitters of greenhouse gases. It is home to several of our key allies and important emerging powers like China, India, and Indonesia.

    At a time when the region is building a more mature security and economic architecture to promote stability and prosperity, U.S. commitment there is essential. It will help build that architecture and pay dividends for continued American leadership well into this century, just as our post-World War II commitment to building a comprehensive and lasting transatlantic network of institutions and relationships has paid off many times over — and continues to do so. The time has come for the United States to make similar investments as a Pacific power, a strategic course set by President Barack Obama from the outset of his administration and one that is already yielding benefits.
    COMMENTS (10) SHARE:
    Twitter

    Reddit

    Buzz

    Bookmark and Share More…

    With Iraq and Afghanistan still in transition and serious economic challenges in our own country, there are those on the American political scene who are calling for us not to reposition, but to come home. They seek a downsizing of our foreign engagement in favor of our pressing domestic priorities. These impulses are understandable, but they are misguided. Those who say that we can no longer afford to engage with the world have it exactly backward — we cannot afford not to. From opening new markets for American businesses to curbing nuclear proliferation to keeping the sea lanes free for commerce and navigation, our work abroad holds the key to our prosperity and security at home. For more than six decades, the United States has resisted the gravitational pull of these “come home” debates and the implicit zero-sum logic of these arguments. We must do so again.

    Beyond our borders, people are also wondering about America’s intentions — our willingness to remain engaged and to lead. In Asia, they ask whether we are really there to stay, whether we are likely to be distracted again by events elsewhere, whether we can make — and keep — credible economic and strategic commitments, and whether we can back those commitments with action. The answer is: We can, and we will.

    Harnessing Asia’s growth and dynamism is central to American economic and strategic interests and a key priority for President Obama. Open markets in Asia provide the United States with unprecedented opportunities for investment, trade, and access to cutting-edge technology. Our economic recovery at home will depend on exports and the ability of American firms to tap into the vast and growing consumer base of Asia. Strategically, maintaining peace and security across the Asia-Pacific is increasingly crucial to global progress, whether through defending freedom of navigation in the South China Sea, countering the proliferation efforts of North Korea, or ensuring transparency in the military activities of the region’s key players.

    Just as Asia is critical to America’s future, an engaged America is vital to Asia’s future. The region is eager for our leadership and our business — perhaps more so than at any time in modern history. We are the only power with a network of strong alliances in the region, no territorial ambitions, and a long record of providing for the common good. Along with our allies, we have underwritten regional security for decades — patrolling Asia’s sea lanes and preserving stability — and that in turn has helped create the conditions for growth. We have helped integrate billions of people across the region into the global economy by spurring economic productivity, social empowerment, and greater people-to-people links. We are a major trade and investment partner, a source of innovation that benefits workers and businesses on both sides of the Pacific, a host to 350,000 Asian students every year, a champion of open markets, and an advocate for universal human rights.

    President Obama has led a multifaceted and persistent effort to embrace fully our irreplaceable role in the Pacific, spanning the entire U.S. government. It has often been a quiet effort. A lot of our work has not been on the front pages, both because of its nature — long-term investment is less exciting than immediate crises — and because of competing headlines in other parts of the world.

    As secretary of state, I broke with tradition and embarked on my first official overseas trip to Asia. In my seven trips since, I have had the privilege to see firsthand the rapid transformations taking place in the region, underscoring how much the future of the United States is intimately intertwined with the future of the Asia-Pacific. A strategic turn to the region fits logically into our overall global effort to secure and sustain America’s global leadership. The success of this turn requires maintaining and advancing a bipartisan consensus on the importance of the Asia-Pacific to our national interests; we seek to build upon a strong tradition of engagement by presidents and secretaries of state of both parties across many decades. It also requires smart execution of a coherent regional strategy that accounts for the global implications of our choices.

  32. đất nước và vùng biển Việt Nam là của Việt Nam. Toàn dân ta đoàn kết, toàn Đảng ta đồng lòng, nhà nhà là một quyết giữ đất, giữ nhà, giữ tình yêu tổ quốc! Giặc tới nhà đàn bà cũng đánh! Việt Nam muôn năm !

  33. Đánh giá về chiến lược của Trung Quốc

    Đức Tâm, RFI 13 3.2012
    http://www.viet-studies.info/kinhte/DanhGiaChienLuocTrungQuoc_RFA.htm

    Các lợi ích cốt lõi chiến lược của Trung Quốc là gì? Liệu Bắc Kinh có đủ khả năng đối phó với các thách thức đe dọa những lợi ích này hay không? Trang mạng Stratfor, ngày 06/03/2012, có bài « Đánh giá về chiến lược của Trung Quốc » của George Friedman. RFI dịch và giới thiệu.

    Nói một cách đơn giản, Trung Quốc có ba lợi ích chiến lược cốt lõi.

    Trong số những lợi ích này, có việc duy trì an ninh nội địa. Về mặt lịch sử, khi Trung Quốc tham gia vào thưong mại toàn cầu, như trong thế kỷ 19 vả đầu thế kỷ 20, vùng duyên hải thì phồn thịnh, trong khi vùng nắm sâu trong lãnh thổ, cách bờ biển khoảng 100 dặm và trải dài suốt 1000 dặm về phía tây, thì nghèo nàn. Hiện nay, khoảng 80% người dân Trung Quốc có thu nhập thấp hơn mức thu nhập trung bình tại Bolivia. Đa số người nghèo Trung Quốc sống ở phía tây vùng duyên hải phồn thịnh ; sự chệnh lệch giàu nghèo đã nhiều lần làm dấy lên những căng thẳng về lợi ích giữa vùng duyên hải và vùng bên trong lãnh thổ. Sau sự trỗi dậy không thành vào năm 1927 tại Thượng Hải, Mao Trạch Đông đã khai thác những căng thẳng này trong cuộc Vạn lý Trường chinh tiến vào bên trong lãnh thổ, lập lên một quân đội nông dân và cuối cùng chiếm được vùng duyên hải. Ông ta đã đóng cửa Trung Quốc đối với hệ thống thương mại quốc tế, để lại một đất nước Trung Hoa thống nhất và công bằng hơn, nhưng cực kỳ nghèo khổ.

    Chính phủ hiện nay tìm kiếm các phương tiện tạo ra của cải để duy trì sự ổn định: mua sự trung thành của người dân bằng cách sử dụng nhân lực ồ ạt. Các kế hoạch phát triển công nghiệp được triển khai mang ít tư duy thị trường hoặc kiếm lợi, mà có mục đích tạo tối đa công ăn việc làm. Các khoản tiết kiệm tư nhân được sử dụng để tài trợ cho các nỗ lực công nghiệp, chỉ có một ít vốn trong nước được dùng để mua sản phẩm. Bởi vì Trung Quốc cần phải xuất khẩu.

    Mối quan tâm chiến lược thứ hai xuất phát từ mối quan tâm thứ nhất. Nền tảng thiết kế công nghiệp của Trung Quốc là sản xuất nhiều hơn mức tiêu thụ của nền kinh tế nội địa, do vậy, Trung Quốc phải xuất khẩu hàng hóa ra thế giới và nhập khẩu nguyên liệu. Vì thế, Trung Quốc phải làm bất kỳ việc gì để đáp ứng nhu cầu của thế giới đối với các xuất khẩu của họ. Điều này bao gồm một loạt các hoạt động, từ đầu tư tiền tệ vào các nền kinh tế của những nước tiêu thụ cho đến việc tạo các lối thông thương không hạn chế với các tuyến hàng hải thế giới.

    Lợi ích chiến lược thứ ba là duy trì sự kiểm soát đối với các vùng đệm. Người Hán, sắc tộc chính và lâu đời của Trung Quốc sống tập trung trên hai phần ba lãnh thổ ở phía đông Trung Quốc, nơi có lượng nước mưa dồi dào, khác hẳn với một phần ba lãnh thổ khô cằn còn lại ở miền trung và phía tây. Do đó, điều tất yếu là an ninh của Trung Quốc phụ thuộc vào việc kiểm soát được bốn vùng đệm bao quanh, không thuộc cư dân Hán Trung Quốc: Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng. Bảo đảm an ninh tại các vùng này có nghĩa là Trung Quốc có thể cách biệt được với Nga ở phía bắc, ngăn ngừa được bất kỳ cuộc tấn công nào đến các thảo nguyên phía tây và bất kỳ cuộc tấn công nào đến từ Ấn Độ hoặc Đông Nam Á.

    Về mặt địa lý, việc kiểm soát được các vùng đệm tạo ra cho Trung Quốc những hàng rào che chắn tự nhiên – rừng rậm, núi, thảo nguyên và vùng hoang mạc Siberi – rất khó vượt qua và tạo thế phòng thủ vững chắc đẩy mọi kẻ xâm lược vào thế rất bất lợi.

    Những lợi ích bị thách thức

    Giờ đây, Trung Quốc phải đốí mặt với những thách thức đe dọa tất cả ba lợi ích chiến lược này.

    Sự suy giảm kinh tế tại châu Âu và Hoa Kỳ – hai khách hàng chính của Trung Quốc – đã đẩy xuất khẩu của Trung Quốc vào tình huống cạnh tranh ngày càng mạnh và nhu cầu giảm. Trong khi đó, Trung Quốc không thể nâng cao nhu cầu tiêu dùng nội địa một cách phù hợp và không bảo đảm được việc tiếp cận các tuyến hàng hải quốc tế độc lập mà Hải quân Hoa Kỳ bảo vệ.

    Cũng chính những thúc bách kinh tế này lại trở thành thách thức ngay tại Trung Quốc. Vùng duyên hải thịnh vượng phụ thuộc vào thương mại hiện đang bị suy giảm và vùng nghèo nàn nằm sâu trong lục địa lại cần phải trợ cấp, điều này khó thực hiện khi mà tăng trưởng kinh tế đang rất chậm chạp.

    Ngoài ra, hai vùng đệm của Trung Quốc đang trong quá trình biến động. Các phần tử ở ngay Tây Tạng và Tân Cương chống đối quyết liệt sự chiếm đóng của người Hán. Bắc Kinh hiểu được rằng việc mất các vùng này có thể gây ra những mối đe doạ đối với an ninh Trung Quốc – đặc biệt là các mất mát này có thể tạo nên sự thèm muốn ở phía bắc Ấn Độ thuộc dãy núi Himalaya hoặc tạo ra một chế độ Hồi giáo cực đoan tại Tân Cương.

    Tình hình tại Tây Tạng có nguy cơ rối loạn nhất. Một cuộc chiến tranh triệt để giữa Ấn Độ và Trung Quốc – lớn hơn những va chạm nhỏ – không thể kéo dài vì hai nước bị ngăn cách bởi dãy núi Himalayas. Không một bên nào có thể hỗ trợ hậu cần cho cuộc chiến tranh trên quy mô lớn với nhiều binh đoàn tham chiến ở nơi này. Thế nhưng, Trung Quốc và Ấn Độ có thể đe dọa nhau, nếu một trong hai bên vượt qua được Himalayas và thiết lập sự hiện diện quân sự ở phía bên kia dãy núi. Đối với Ấn Độ, mối đe doạ có thể nổi lên nếu như một số lượng lớn binh sĩ Trung Quốc vào Pakistan. Đối với Trung Quốc, mối đe doạ có thể xuất hiện nếu một số lượng lớn binh sĩ Ấn Độ vào được Tây Tạng.

    Chính vì thế, Trung Quốc thường xuyên làm như họ sẽ đưa một số lượng lớn binh sĩ vào Pakistan, nhưng xét cho cùng, Pakistan không thu được lợi ích gì trên thực tế trong việc để cho quân đội Trung Quốc chiếm đóng – cho dù sự chiếm đóng này là nhằm chống lại Ấn Độ. Bản thân Trung Quốc cũng không quan tâm đến việc tiến hành các chiến dịch bảo đảm an ninh tại Pakistan. Phía Ấn Độ cũng ít quan tâm đến việc đưa quân vào Tây Tạng trong trường hợp có một cuộc cách mạng ở đó. Đối với New Delhi, một Tây Tạng độc lập không có quân đội Trung Quốc có lẽ tốt hơn là việc Ấn Độ phải đưa một số lượng binh sĩ đông đảo vào đây. Tây Tạng càng trở thành vấn đề đối với Trung Quốc, thì Ấn Độ lại càng dễ quản lý hồ sơ này. Những người nổi dậy Tây Tạng dường như nhận được sự khuyến khích và hỗ trợ tối thiểu từ Ấn Độ, không vượt qua mức có thể đe doạ sự kiểm soát của Trung Quốc.

    Chừng nào các vấn đề nội bộ ở những nơi sinh sống của ngưòi Hán còn quản lý được, thì Trung Quốc vẫn duy trì được sự thống trị tại các các vùng đệm, cho dù phải có một số nỗ lực cũng như tổn hại về uy tín ở nước ngoài.

    Vấn đề mấu chốt đối với Trung Quốc là duy trì ổn định trong nước. Nếu bộ phận người Hán Trung Quốc không ổn định thì không thể kiểm soát được các vùng đệm. Việc duy trì ổn định vùng nằm sâu trong lãnh thổ đòi hỏi phải có sự chuyển giao nguồn của cải và điều này buộc nền kinh tế vùng duyên hải phải có tăng trưỏng cao liên tục nhằm tạo ra nguồn vốn chu cấp cho vùng nội địa. Nếu luồng xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên liệu bị ngưng lại thì thu nhập của vùng sâu trong lãnh thổ sẽ nhanh chóng bị giảm xuống tới mức có thể dẫn đến những bùng nổ về chính trị. (Hiện nay, một cuộc cách mạng còn lâu mới xẩy ra tại Trung Quốc, nhưng các căng thẳng xã hội ngày càng tăng và Trung Quốc phải sử dụng bộ máy an ninh và Quân đội Giải phóng Nhân dân để kiểm soát các căng thẳng này.)

    Việc duy trì các luồng xuất – nhập khẩu đó là một thách thức to lớn. Chính mô hình chỉ chú trọng đến tạo công ăn việc làm và chia sẻ thị trường hơn là tìm kiếm lợi nhuận dẫn đến việc phân bổ sai lệch các nguồn và cắt đứt mối liên hệ tự điều hòa thông thường giữa cung và cầu. Một trong những hậu quả rối loạn nhất là lạm phát, làm tăng chi phí trợ cấp cho vùng sâu trong lãnh thổ, vào lúc khả năng cạnh tranh của Trung Quốc với các nước xuất khẩu khác trên thế giới – cũng có giá nhân công thấp – đang bị xói mòn.

    Đối với Bắc Kinh, đây là một thách thức chiến lược và chỉ có thể ngăn chặn được thánh thức này qua việc nâng cao mức lợi nhuận trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Các nhà sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp không thể làm được việc này. Giải pháp là phải bắt đầu chế tạo những sản phẩm có giá trị gia tăng cao (ít giầy dép, nhiều xe hơi hơn), thế nhưng, công việc này đòi hỏi một loại nhân lực khác, đó là những nhân công được giáo dục và đào tạo trong nhiều năm, có trình độ cao hơn mức trung bình của người dân vùng duyên hải Trung Quốc, trong khi người dân ở vùng sâu lãnh thổ lại có trình độ thấp hơn rất nhiều. Công việc này cũng đòi hỏi phải cạnh tranh trực tiếp với các nền kinh tế đã được thiết lập vững chắc từ lâu như Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ. Đây là trận chiến mang tính chiến lược mà Trung Quốc phải tiến hành nếu muốn duy trì sự ổn định đất nước.

    Yếu tố quân sự

    Ngoài những vấn đề về mô hình kinh tế, Trung Quốc còn phải đối mặt với một vấn đề quân sự cốt yếu. Sự sống còn của Trung Quốc phụ thuộc vào các vùng biển. Địa hình của biển Hoa Nam (tức Biển Đông) và biển Hoa Đông làm cho Trung Quốc dễ bị phong tỏa. Biển Hoa Đông bị vây quanh bởi bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan với một chuỗi đảo nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan. Biển Đông thậm chí còn bị khép kín hơn bởi Đài Loan, Philippines, Indonesia và Singapore. Mối lo ngại chiến lược lớn nhất của Bắc Kinh là Hoa Kỳ có thể phong tỏa Trung Quốc, không phải với việc đưa Hạm đội 7 vào bên trong hai chuỗi đảo, mà là ở bên ngoài hai hàng rào này. Ở vị trí đó, Hoa Kỳ buộc Trung Quốc phải điều tàu chiến đi ra xa lãnh thổ để mở đường – và đương đầu với tàu chiến Mỹ – và cho đến nay, Mỹ vẫn có thể ngăn chặn các lối thoát ra bên ngoài của Trung Quốc.

    Việc Trung Quốc không có hải quân đủ khả năng thách thức Hoa Kỳ làm phức tạp thêm vấn đề. Thực vậy, Trung Quốc vẫn còn trong quá trình hoàn thiện hàng không mẫu hạm đầu tiên và hải quân của nước này không đủ tầm cỡ và chất lượng thách thức Mỹ. Thế nhưng, thiết bị hải quân không phải là thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc. Hoa Kỳ đã đặt đóng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm 1922 và từ đó đến nay, đã tinh nhuệ hóa binh chủng không quân hải quân và lực lượng hải – không quân chiến thuật. Việc đào tạo đô đốc và các sĩ quan có khả năng chỉ huy lực lượng hải-không quân đã trải qua mấy thế hệ. Trong khi đó, Trung Quốc chưa bao giờ có lực lượng hải – không quân và họ cũng không hề có đô đốc chỉ huy lực lượng này.

    Trung Quốc hiểu được vấn đề và đă lựa chọn một chiến lược khác để răn đe hải quân Hoa Kỳ phong tỏa: Đó là dùng tên lừa chống tàu chiến có khả năng tấn công thậm chí chọc thủng các hệ thống phòng thủ của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, kết hợp với sự hiện diện của tàu ngầm. Hoa Kỳ không muốn đối đầu với Trung Quốc chút nào, nhưng nếu họ thay đổi ý định thì Trung Quốc có thể gặp rất nhiều khó khăn để đáp trả.

    Vào lúc Trung Quốc có một hệ thống tên lửa trên mặt đất hùng hậu, bản thân hệ thống này lại rất dễ bị tổn thương bởi các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo, không quân và máy bay không người lái hiện đang được phát triển và các phương tiện tấn công khác. Khả năng tiến hành một trận chiến kéo dài của Trung Quốc bị hạn chế. Ngoài ra, chiến lược dùng tên lửa chỉ có tác dụng khi có khả năng trinh thám hiệu quả. Không thể phá hủy một tàu chiến nếu không biết nó ở đâu. Việc này đỏi hỏi phải có các hệ thống trinh thám đặt trên không trung có thể nhận diện các tàu chiến của Mỹ và một hệ thống kiểm soát bắn tích hợp cao. Điều này làm nẩy sinh câu hỏi là liệu Mỹ có khả năng chống lại sự quan sát của vệ tinh hay không ? Chúng tôi có thể bảo đảm là có và nếu Mỹ sử dụng thì nó sẽ làm cho hệ thống trinh thám của Trung Quốc mù lòa.

    Do vậy, Trung Quốc bổ xung chiến lược chống bao vây bằng cách có những cảng thông ra biển tại các nước trong vùng Ấn Độ Dương và ở bên ngoài vùng Biển Đông. Bắc Kinh có kế hoạch xây các cảng ở Pakistan và Miến Điện, quốc gia đang được ve vãn, với triển vọng quốc tế chấm dứt sự cô lập. Bắc Kinh đã sẵn sàng tài trợ và phát triển cảng thông ra biển ở Gwadar tại Pakistan, Colombo và Hambantota tại Sri Lanka và Trung Quốc rất hy vọng xây được cảng nước sâu ở Sittwe, Miến Điện. Để thực hiện chiến lược này, Bắc Kinh cần có những hạ tầng giao thông nối liền Trung Quốc với các cảng. Điều đó có nghĩa là phải phát triển các hệ thống đưòng sắt và đường bộ. Thế nhưng, không nên đánh giá thấp những khó khăn trong việc xây dựng các hệ thống này tại Miến Điện, chẳng hạn.

    Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là Bắc Kinh phải duy trì mối quan hệ chính trị cho phép Trung Quốc tiếp cận được với các cảng. Ví dụ, Pakistan và Miến Điện không ổn định và Bắc Kinh không thể chắc chắn là các chính phủ hợp tác với Trung Quốc sẽ luôn luôn đứng vững tại các nước này. Trong trường hợp của Miến Điện, những mở cửa chính trị gần đây có thể dẫn đến việc chính quyền Naypyidaw thoát ra ngoài vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Xây cảng và đường sá, rồi một cuộc đảo chính hoặc bầu cử lập ra một chính phủ bài Trung Quốc là khả năng có thể xẩy ra. Bởi vì đây là một trong những lợi ích chiến lược cơ bản, Bắc Kinh không thể đơn giản cho rằng việc xây một cảng sẽ giúp họ có thể tự do tiếp cận với cảng này. Thêm vào đó, các tuyến đường bộ và đường sắt rất dễ bị phá hoại bởi lực lượng du kích hoặc bị phá hủy bởi các vụ không kích hoặc tấn công của tên lửa.

    Để cho các cảng ở Ấn Độ Dương trở nên hữu dụng, Bắc Kinh cần phải tin rằng họ có khả năng kiểm soát được tình hình chính trị tại nước có cảng trong một thời gian dài. Kiểu kiểm soát từ xa này chỉ có thể được bảo đảm bằng một sức mạnh to lớn đủ để mở lối tiếp cận ra các cảng và hệ thống giao thông. Có một điều quan trọng nên ghi nhớ là từ khi những người Cộng sản lên cầm quyền, Trung Quốc hiếm khi mở các chiến dịch quân sự – và nếu có làm thì thu được những kết quả không như ý muốn. Cuộc xâm lấn Tây Tạng đã thành công vì chỉ vấp phải một sự kháng cự thực sự ở mức tối thiểu. Việc can thiệp vào Triều Tiên đã phá vỡ thế bí, nhưng Trung Quốc đã phải trả một cái giá khủng khiếp, hứng chịu nhiều mất mát và trở nên rất thận trọng trong tương lai. Năm 1979, Trung Quốc tấn công Việt Nam, và hứng chịu một thất bại đáng kể. Trung Quốc cố gắng đưa ra hình ảnh của mình như là một lực lượng quân sự có năng lực, nhưng trên thực tế, quân đội Trung Quốc có ít kinh nghiệm chiến đấu ở bên ngoài và những kinh nghiệm ít ỏi mà họ có được thì cũng không thích thú gì.

    An ninh quốc nội đối chọi với khả năng chiến đấu ở bên ngoài

    Nguyên nhân của sự thiếu kinh nghiệm này xuất phát từ vấn đề an ninh nội địa. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc –(PLA) chủ yếu được xây dựng như một lực lượng an ninh nội địa – một sự cần thiết do những căng thẳng nội bộ trong lịch sử Trung Quốc. Vấn đề đặt ra không phải là liệu Trung Quốc hiện nay có kinh nghiệm về những căng thẳng này hay không. Vấn đề là khả năng. Việc lập kế hoạch chiến lược thận trọng đòi hỏi phải xây dựng các lực lượng để đối phó với những tình huống xấu nhất. Được xác định là phải bảo đảm an ninh nội địa, về mặt học thuyết cũng như hậu cần, PLA không thiên về tác chiến tấn công. Sử dụng một lực lượng được đào tạo để bảo đảm an ninh như một lực lượng tác chiến tấn công thì dẫn đến thất bại hoặc rơi vào tình trạng rất khó khăn không lối thoát. Do quy mô của những vấn đề nội bộ tiềm ẩn tại Trung Quốc và thách thức chiếm lĩnh một đất nước như Miến Điện hoặc càng khó hơn như là Pakistan, việc xây dựng một lực lượng bổ sung có đủ khả năng có thể không vượt quá nguồn nhân lực sẵn có của Trung Quốc, nhưng nó vượt quá khả năng chỉ huy và hậu cần của Trung Quốc. PLA được lập ra để kiểm soát Trung Quốc, không phải để chiến đấu ở bên ngoài, và các chiến lược được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu chiến đấu ở bên ngoài trong tương lai cũng có nhiều rủi ro.

    Cần phải ghi nhận là từ những năm 1980, Trung Quốc đã có ý định chuyển giao trách nhiệm an ninh nội địa cho lực lượng Cảnh sát Vũ Trang Nhân dân, biên phòng và các lực lượng an ninh nội địa khác; những lực lượng này đã được phát triển và đào tạo để đối phó với tình trạng bất ổn xã hội. Thế nhưng, cho dù có cơ cấu lại, Trung Quốc vẫn còn có nhiều hạn chế to lớn trong việc huy động sức mạnh quân sự ra bên ngoài, trên quy mô lớn, để có thể thách thức trực tiếp Hoa Kỳ.

    Có một khoảng cách giữa việc coi Trung Quốc như một cường quốc khu vực và thực tế. Bắc Kinh có thể kiểm soát được trong nước, nhưng khả năng của Trung Quốc kiểm soát các nước láng giềng bằng sức mạnh quân sự thì lại hạn chế. Hơn nữa, mối lo sợ Trung Quốc xâm lăng Đài Loan không có cơ sở. Trung Quốc không thể thực hiện được một cuộc tấn công đổ bộ xa như vậy, đó là chưa kể đến việc phải hỗ trợ hậu cần cho trận chiến ở xa. Trung Quốc có một lựa chọn là thay thế bằng một cuộc chiến tranh du kích tại chỗ, giống như Philippines hoặc Indonesia. Vấn đề là với một cuộc chiến tranh như vậy thì Trung Quốc cần mở các tuyến đường biển, thế nhưng, điều mà các du kích quân có thể làm được – cho dù họ được trang bị tên lửa chống tàu chiến và mìn – là đóng các tuyến đường biển, chứ không thể giúp khai thông.

    Giải pháp chính trị

    Do vậy, Trung Quốc phải đối mặt với một vấn đề chiến lược quan trọng. Trung Quốc phải xây dựng chiến lược an ninh quốc gia trên cơ sở những gì mà Hoa Kỳ có thể làm, chứ không phải trên cơ sở những gì mà Bắc Kinh cảm thấy muốn làm vào lúc này. Trung Quốc không thể ngăn chặn được Hoa Kỳ trên biển và chiến lược xây dựng các cảng ở Ấn Độ Dương vấp phải thực tế là chi phí rất lớn và các điều kiện chính trị cho phép tiếp cận các cảng này không chắc chắn. Các nhu cầu thành lập một lực lượng đủ khả năng bảo đảm việc tiếp cận các cảng đi ngược lại những đòi hỏi về an ninh bên trong Trung Quốc.

    Chừng nào mà Hoa Kỳ vẫn là cường quốc hải quân thống trị thế giới, thì chiến lược của Trung Quốc vẫn phải là có được sự trung lập hóa về mặt chính trị của Mỹ. Nhưng Bắc Kinh cũng cần phải chắc chắn là Washington không cảm thấy bị sức ép và do vậy lựa chọn giải pháp phong tỏa. Vì vậy, Trung Quốc cần phải hiện diện như là một bộ phận cơ bản trong đời sống kinh tế của Mỹ. Thế nhưng, Hoa Kỳ không nhất thiết nhìn nhận hoạt động kinh tế của Trung Quốc như là một mối lợi và cũng không rõ là liệu Trung Quốc có thể mãi mãi duy trì vị thế duy nhất như vậy với Hoa Kỳ. Mặt khác, cũng có những giải pháp đỡ tốn kém hơn. Những hô hào hùng biện của chính quyền và lập trường của phe cứng rắn – nhằm tạo ra sự ủng hộ của những phần tử dân tộc chủ nghĩa ở trong nước – có thể có hiệu quả về chính trị, nhưng lại làm cho quan hệ với Hoa Kỳ căng thẳng. Nó không làm cho quan hệ căng thẳng đến mức có nguy cơ xung đột quân sự nhưng do sự yếu kém của Trung Quốc, mọi sự căng thẳng đều nguy hiểm. Trung Quốc cho rằng họ biết cách đi cân bằng giữa một bên là những tuyên bố hùng biện và một bên là mối nguy hiểm thực sự trong quan hệ với Hoa Kỳ. Đây vẫn là một sự cân bằng tế tế nhị.

    Hiện có người cho rằng Trung Quốc là một cường quốc khu vực, thậm chí thế giới, đang trỗi dậy. Trung Quốc có thể đang trỗi dậy, nhưng còn lâu mới giải quyết được những vấn đề chiến lược cơ bản của mình và hơn nữa là thách thức được Hoa Kỳ. Các căng thẳng trong chiến lược của Trung Quốc chắc chắn làm suy yếu nước này, nếu không muốn nói là chí tử. Tất cả những lựa chọn đều có những điểm yếu kém. Chiến lược thực sự của Trung Quốc là phải tránh những lựa chọn chiến lược rủi ro. Trung Quốc có may mắn là trong 30 năm qua đã tránh được việc đưa ra những quyết định như vậy, nhưng Bắc Kinh lại không hẳn có những công cụ cần thiết để kiến tạo lại môi truờng này. Nếu tính tới quy mô các thách thức đối với ảnh hưởng của Trung Quốc hiện nay – người ta nghĩ ngay đến các tranh chấp về năng lượng ở Sudan và quá trình thử nghiệm chính trị tại Miến Điện – có thể nói, về cơ bản, chính sách của Trung Quốc chỉ là một sự hy vọng mù quáng.

    Bài tiếng Anh: http://www.stratfor.com/weekly/state-world-assessing-chinas-strategy?utm_source=freelist-f&utm_medium=email&utm_campaign=20120306&utm_term=gweekly&utm_content=readmore&elq=eb8347c49349449b8234568d191d8c56

    URL nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120313-danh-gia-ve-chien-luoc-cua-trung-quoc

Gửi phản hồi cho hoangkimvietnam Hủy trả lời