Trí tuệ bậc Thầy


TRẦN NHÂN TÔNG

Cư trần lạc đạo

Ở đời vui đạo mặc tùy duyên
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông), ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Tác phẩm Trần Nhân Tông còn lưu lại đến nay sau 700 năm:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên Yên Tử tìm đức Nhân Tông

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…
(Trần Nhân Tông)

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử
như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống  
xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam

Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo (1)
Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện
cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh
trấn giữa trời
Thơ Thiền
lưu dấu muôn đời nước non …

Hoàng Kim



Chùa Hoa Yên


Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn

Mang cây lộc trúc về Nam


Kỳ Lân thiền viện
  

An Kỳ Sinh nối chùa Đồng



Khoai Hoàng Long nơi Yên Tử

THƠ THIỀN TRẦN NHÂN TÔNG

Cư trần lạc đạo

(   )

I
命憹城市
涅用山林
怺業朗安閑體性
姅挧耒自在身心
貪愛源停,庄群汝珠腰玉貴
是非曢朗,特油牐燕說鶯吟
制搩碧隱筃籑,人間固饒勜得意
別桃紅処柳綠,天下能某主知音
月白暈青,芁每祖禪河淶焔
柳綿花岹,屹群生慧日森林
慮換骨約飛升,丹神買服
咅長生衛上界,徃兔群耽
冊易娂制,腰性瞆腰欣珠寶
經閒讀酉,重峼耒重女黃金

Mình ngồi thành thị
Nết dụng sơn lâm
Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính
Nửa ngày rồi tự tại thân tâm
Tham ái nguồn dừng , chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý
Thị phi tiếng lặng , được dầu nghe yến thốt oanh ngâm
Chơi nước biếc ẩn non xanh , nhân gian có nhiều người đắc ý
Biết đào hồng hay liễu lục , thiên hạ năng mỗ chủ tri âm
Nguyệt bạc vừng xanh , soi mọi chỗ thiền hà lai láng
Liễu mềm hoa tốt , ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm
Lo hoán cốt ước phi thăng , đan thần mới phục
Nhắm trường sinh về thượng giới , thuốc thỏ còn đam
Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu  
Sách Nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim
**
II

別丕
免特峼耒
庄群法恪
廛性瞆性買侯安
裵念妄念停庄錯
悉除人我時歯相實金剛
停歇貪嗔買老峼牟圓覺
淨土羅峼瑇瀝渚群疑坙典西方
彌陀羅性瞆芁罵沛辱寻衛極樂
察身心煉性識呵浪蒙果報舖誇
倿戒行敵無常儍固詫求名半角
吿蔞吿迀業凩庄嫌所縙枾
運紙運檑身根固礙之顛白
若㐱戞皮道德姅間痆貴姅天宮
油能勉所仁義巴片瓦腰欣樓閣

Biết vậy !
Miễn được lòng rồi
Chẳng còn phép khác
Gìn tính sáng tính mới hầu an  
Nén niềm vọng niềm dừng chẳng thác
Dứt trừ nhân ngã thời ra tướng báu kim cương
Dừng hết tham sân mới lảu lòng mầu viên giác
Tịnh độ là lòng trong sạch chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương
Di Đà là tính sáng soi mựa phải nhọc tìm về cực lạc
Xét thân tâm rèn tính thức há rằng mong quả báo phô khoe  
Cầm giới hạnh địch vô thường nào có sá cầu danh bán chác
Ăn rau ăn trái nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay
Vận giấy vận sồi thân căn có ngại chi đen bạc
Nhược chỉn vui bề đạo đức nửa gian lều quý nửa thiên cung
Dầu năng miễn thửa nhân nghì ba phiến ngói yêu hơn lầu gác
**

III


裊麻谷
罪乙乑空
法學吏通
纏性瞆罵落邪道
所命學朱沛正宗
㐱孛羅峼舍諳坙隊機馬祖
忘財對色乙寻朱沛退龐公
盎資財性瞆庄貪呵為於歳鷂安子
譤聲色念停庄轉路之憹庵棧筃東
塵俗麻年,福意強腰歇則
山林庄谷,禍箕實垰徒功
願蒙親近明師果菩提蔑店麻佂
福及情期知識花優曇亖劫耽厠

Nếu mà cốc
Tội ắt đã không
Pháp học lại thông
Gìn tính sáng mựa lạc tà đạo
Sửa mình học cho phải chính tông
Chỉn bụt là lòng sá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ  
Vong tài đổi sắc ắt tìm cho phải thói Bàng công
Áng tư tài tính sáng chẳng tham , há vì ở Cánh Diều Yên Tử  
Răn tham sắc niềm dừng chẳng chuyển , lọ chi ngồi Am Sạn Non Đông 
Trần tục mà nên , phúc ấy càng yêu hết tấc
Sơn lâm chẳng cốc , họa kia thực cả đồ công

Nguyền mong thân cận minh sư , quả Bồ đề một đêm mà chín
Phúc gặp tình cờ tri thức , hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông
**
IV

信娂
免谷蔑峼
時耒每惑
轉三毒買證三身
断六根年除六賊
寻唐換骨㐱舍能服藥煉丹
坙法真空分之另櫀聲執色
別真如信般若,渚群寻佛祖西東
證實相年無為,儍辱坙經禪南北
娂三藏教,乙學隊禪苑清規
嘥五分香,庄損典栴檀詹蔔
積仁義修道德,埃処尼庄釋迦
倿戒行断慳貪,㐱實意羅弥勒

Tin xem  
Miễn cốc một lòng
Thời rồi mọi hoặc
Chuyển tam độc mới chứng tam thân
Đoạn lục căn nên trừ lục tặc
Tìm đường hoán cốt , chỉn xá năng phục dược luyện đan
Hỏi pháp chân không , hề chi lánh ngại thanh chấp sắc
Biết chân như , tin bát nhã , chớ còn tìm phật tổ tây đông
Chứng thực tướng nên vô vi , nào nhọc hỏi kinh nam bắc
Xem Tam Tạng giáo , ắt học đòi thiền uyển thanh quy
Đốt ngũ phần hương , chẳng tổn đến chiên đàn chiêm bặc
Tích nhân nghì tu đạo đức , ai hay này chẳng Thích Ca
Cầm giới hạnh đoạn ghen tham , chỉn thực ấy là Di Lặc
**
V

丕買処
孛於宮茹
庄沛寻賒
因虧本年些寻孛
典谷処㐱孛羅些
禪午朩句,聮釀工圭何有
經娂巴遍,憹宜買國新羅
瑇道義曠機關,它突吝場經翓祖
另是非稽声色,櫀制排淡柳塘花
德孛慈悲,蒙饒劫願朱親近
恩堯曠垰,律全身逋沒乑赦
襖免绖潭蔭過務,或針或雉
琟共粥肁奴隊耉,油白油叉
垠八識裵八風,強提強倍
唩三玄箼三要,蔑拮沒磨
琴本少絃,舍彈酉控無生曲
笛庄固魯,共泛制唱太平歌
钖檜寻梗,群可惜俱胝長老
虧頭執俸,乙堪宼演若達多
律圈金剛,呵炦侯通年艶
訥蓬栗棘,儍検沛綽像庒

Vậy mới hay

Bụt ở trong nhà
Chẳng phải tìm xa
Nhân khuây bản nên ta tìm bụt
Đến cốc hay chỉn bụt là ta
Thiền ngỏ năm câu , nằm nhãng cong quê Hà Hữu
Kinh xem ba bận, ngồi ngơi mái quốc Tân La 
Trong đạo nghĩa , khoảng cơ quan , đà đụt lặn trường kinh cửa tổ  
Lánh thị phi , ghê thanh sắc , ngại chơi bời dặm liễu đường hoa
Đức bụt từ bi , mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận 
Ân Nghiêu khoáng cả, lọt toàn thân phô việc đã qua 
Áo miễn chăn đầm ấm qua mùa , hoặc châm hoặc xể
Cơm cùng cháo đói no đòi bữa , dầu bạc dầu thoa
Ngăn bát thức nén bát phong , càng đè càng bội
Lẩy tam huyền , nong tam yếu , một cắt một ma
Cầm vốn thiếu dây , xá đàn dấu xoang Vô sinh khúc
Địch chăng có lỗ , cũng bấm chơi xướng Thái bình ca
Lẩy cội tìm cành , còn khá tiếc Câu Chi trưởng lão
Quay đầu  chớp bóng , ắt kham cười Diễn Nhã Đạt Đa 
Lọt quyển kim cương , há mặt hầu thông nên nóng
Nuốt bồng lật cức , nào tay phải xước tượng da .
**
VI

實世
唉舍無心
自然合道
停三業買瞆身心
達蔑峼時通祖教
認文解義,落來年禪客巴為
証理知機,勁葛沛訥僧坤窖
嘆有漏嘆無漏,保朱処硦律杓菱?
坙大乘坙小乘,撪倘悉斅錢絲欕
認別漏漏峼本,庄櫀皮時節因緣
搥朱域域性爯,儍固染根塵喧鬧
釺渚歇霚,舍須佂番篤佂番煉
祿庄群貪,免特蔑時齋蔑時粥
瀝戒峼搥戒相,內外年菩薩莊嚴
桰蜍主討蜍吒,岃杜買丈夫忠孝
參禪見伴,涅身命買可回恩
學道蜍柴,扟昌沃渚通晫報

Thực thế

Hãy xá vô tâm
Tự nhiên hợp đạo
Dừng tam nghiệp mới lặng tam thân
Đạt một lòng thì thông tổ giáo
Nhận văn nghĩa, lạc lài nên thiền khách bơ vơ 
Chứng lý tri cơ , cứng cát phải nạp tăng khôn khéo
Han hữu lậu han vô lậu , bảo cho hay the lọt duộc thưng 
Hỏi Đại thừa hỏi Tiểu thừa , thưa thẳng tắt sồi tiền tơ gạo
Nhận biết làu làu lòng vốn , chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên
Dồi cho vặc vặc tính gương , nào có nhuộm căn trần huyên náo
Vàng chưa hết quặng , xá tua chín phen đúc chín phen rèn
Lộc chẳng còn tham , miễn được một thì chay một thì cháo
Sạch giới lòng dồi giới tướng , nội ngoại nên bồ tát trang nghiêm
Ngay thờ chúa thảo thờ cha , đi đỗ mới trượng phu trung hiếu
Tham thiền kén bạn , nát thân mình mới khá hồi ân
Học đạo thờ thầy , dọt xương óc chưa thông của báo
**
VII


丕買処
法孛重世
煉買谷処
無明歇菩提添瞆
煩惱耒道德強蔢
娂倣峼經塁孛說易朱体酉
學隊機祖詫禪空坤卒別尼
穷根本瀉塵緣罵底某毫氂當炦
我勝幢圓知見渚朱群禍宁工検
厠帞覺悟嘥壞忛棱邪時訳
倿劍知慧撅朱空性識課尼
埄恩聖律憽吒蜍柴學道
勉德瞿經裴兀倿戒吿齋
感德慈悲底饒劫願朱親近
隊恩救渡涅怺身時召縙荄
義矣汝道庄涓香花供娂群年討
凩浪信峼吏磊釺玉蜍共渚歇桰

Vậy mới hay 
Phép bụt trọng thay  
Rèn mới cốc hay
Vô minh hết bồ đề thêm sáng
Phiền não rồi đạo đức càng say
Xem phỏng lòng kinh lời bụt thốt dễ cho thấy dấu
Học đòi cơ tổ sá thiền không khôn chút biết nơi
Cùng căn bản , tã trần duyên , mựa để mỗ hào ly đương mặt
Ngã thắng chàng , viên tri kiến , chớ cho còn họa trữ cong tay
Buông lửa giác ngộ đốt hoại thảy rừng tà thời trước
Cầm kiếm trí tuệ quét cho không tính thức thuở nay
Vâng ơn thánh , xót mẹ cha , thờ thầy học đạo
Mến đức Cù , kiêng bùi ngọt , cầm giới ăn chay 
Cảm đức từ bi , để nhiều kiếp nguyền cho thân cận
Đòi ơn cứu độ , nát muôn thân thà chịu đắng cay
Nghĩa hãy nhớ , đạo chẳng quên , hương hoa cúng xem còn nên thảo
Miệng rằng tin , lòng lại lỗi , vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay
**
VIII

徵意
㐱舍須煉
渚年絕學
來意識渚執澄澄
裵念妄罵群觸觸
功名忙(-)意全羅仍打疑(-)
福慧兼奴㐱買可年勜實谷
鄧橋渡,搥廛塔,外莊嚴事相矣修
刪喜捨,軟慈悲,內自在經峼恒讀
煉峼乄孛,㐱舍修蔑飭搥埋
待葛見釺,群吏沛饒番瀘淥
娂經讀錄,乄朱朋所体所処
重孛修身,用罵磊蔑絲蔑泘
穷尼言句,㐱庄兮蔑丿櫀盧
栗所機關,罵群底爑唏突祿

Chưng ấy
Chỉn xá tua rèn
Chớ nên tuyệt học
Lay ý thức chớ chấp chằng chằng
Nén niềm vọng mựa còn xóc xóc
Công danh mảng đắm , ấy toàn là những đứa ngây thơ
Phúc tuệ gồm no , chỉn mới khá nên người thực cốc
Dựng cầu đò , dồi chiền tháp , ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu
Săn hỉ xả , nhuyễn từ bi , nội tự tại kinh lòng hằng đọc
Rèn lòng làm bụt , chỉn xá tu một sức dùi mài
Đãi cát kén vàng , còn lại phải nhiều phen lựa lọc
Xem kinh đọc lục , làm cho bằng thửa thấy thửa hay
Trọng bụt tu thân , dùng mựa lỗi một tơ một tóc
Cùng nơi ngôn cú , chỉn chăng hề một phút ngại lo
rất thửa cơ quan , mựa còn để tám hơi dọt lọc
**
IX


丕朱処
機關祖教
雖恪饒塘
庄隔某剛
㐱舍吶自罒馬祖
乙乑涓課訳蕭皇
功德全無,性執癡強添磊
廓然不識,碒愚渕乙群肹
生天竺,折少林,畕肁真筃熊耳
身菩提,峼明鏡,牌剶炦壁行廊
王老斬貓,辣忛峼馭首坐
柴胡摳匵,擼娂智珥昆床
悪盧陵欕末過於,庄朱麻垰
所石頭廏瀾歇則,坤典撪當
破灶拮棋,踏笹酉煶神庙
俱胝移阮,用隊躡躡翁盎
攨劍臨济,鑲秘魔,訳衲僧奴油自在
獅子翁端,橮柴佑,譤檀越歛舍迎昂
媫扇子,拮竹篦,驗几學機關珥(-)
芻丸毬,倿木杓,伴禪和所木誇光
船子耶掉,匇籑渚朱羨洗
道吾扄笏乾魔羕体怪光
纅偃老訥乾坤,些娂㐱戾
氜蓊存昂世界,勜体乙揚
夛柏羅峼,托歯訳沛方太白
丙丁屬火,吏呂罒磊向天罡
茶趙老餅韶陽,排禪子矣群肁渴
鋫曹溪園少室,眾衲僧仍底留荒
招勑檜乃厠嘫,因芒買涅
祿桃花宜曢竹,默峃高禥

Vậy cho hay
Cơ quan tổ giáo
Tuy khác nhiều đường
Chẳng cách mấy gang
Chỉn xá nói từ sau Mã tổ  
Ắt đã quen thuở trước Tiêu Hoàng
Công đức toàn vô , tính chấp si càng thêm lỗi
Khuếch nhiên bất thức , tai ngu mảng ắt còn vang
Sinh Thiên Trúc , tử Thiếu Lâm , chôn dối chân non Hùng Nhĩ
Thân bồ đề , lòng minh kính , bài giơ mặt vách hành lang
Vương lão chém mèo , lại trẩy lòng ngừa thủ tọa
Thầy Hồ khua chó , trỏ xem trí nhẹ con giàng
Chợ Lư Lăng gạo mắt quá ư , chẳng cho mà cả
Sở Thạch Đầu đá trơn hết tấc , khôn đến thưa đang
Phá Táo phất cờ , đạp xuống dấu thiêng thần miếu
Câu Chi day ngón , dùng đòi nếp cũ ông ang
Lưỡi gươm Lâm Tế , nạng Bí Ma , trước nạp tăng dầu tự tại
Sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu , răn đàn việt hượm xá nghênh ngang 
Đưa phiến tử , cất trúc bề , nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn
Xô hòn cầu , cầm mộc thược , bạn thiền hòa thửa khoe khoang
Thuyền tử rà chèo , dòng xanh chửa cho tịn tẩy
Đạo Ngô múa hốt , càn ma dường thấy quái quàng
Rồng Yển lão nuốt càn khôn , ta xem chỉn lệ
Rắn ông Tồn ngang thế giới , người thấy ắt dương
Cây bách là lòng , thác ra trước phải phương Thái Bạch
Bính đinh thuộc hỏa,  lại trở sau hỏi hướng Thiên Cang
Trà Triệu lão, bánh Thiều dương , bầy thiền tử hãy còn đói khát 
Ruộng Tào Khê , vườn Thiếu Thất , chúng nạp tăng những để lưu hoang
Gieo bó củi , nẩy bông đèn , nhân mang mới nát
Lộc đào hoa nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang
**
X

象眾意
谷蔑真空
用隊根器
固峼些旺執坤通
呵機祖哰群所秘
眾小乘谷処渚典,垠寶所化城
等上士證寶麻年,埃技固山林城市
倂荒棱瓊,意羅尼逸士逍遙
廛永庵清,㐱實境道人逾戏
馭高傘垰,閻王儍計打迎昂
閣玉樓釺,獄卒少之勜腰貴
拯功名籠人我,實意凡愚
蔢道德移身心,定年聖智
眉昂每獨,相雖羅娂乙凭饒
炦聖峼凡,實隔忍萬萬千里

Tượng chúng ấy

Cốc một chân không
Dụng đòi căn khí
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông
Há cơ tổ nay còn thửa bí
Chúng Tiểu thừa cốc hay chửa đến , bụt xá ngăn Bảo sở hóa thành
Đấng Thượng sĩ chứng thực mà nên , ai ghẽ có sơn lâm thành thị 
Núi hoang rừng quạnh , ấy là nơi dật sĩ tiêu dao
Triền vắng am thanh , chỉn thực cảnh đạo nhân du hí
Ngự cao tán cả , Diêm vương nào kể đứa nghênh ngang
Gác ngọc lầu vàng , ngục tốt thiếu chi người yêu quý
Chuộng công danh , lồng nhân ngã , thực ấy phàm phu
Say đạo đức , dời thân tâm , định nên thánh trí
Mày ngang mũi dọc , tướng tuy là xem ắt bẵng nhau
Mặt thánh lòng phàm , thực cách nhẫn vạn vàn thiên lý
**

居塵樂道且隨緣,
饑則飧兮困則眠。
家中有宝休尋覓,
對鏡無心莫問禪。

Kệ vân:
Cư trần lạc đạo thả trùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối kính vô tâm mạc vấn thiền
Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với mọi cảnh giới mà vẫn vô tâm, thì cần chi hỏi thiền nữa

Ở đời vui đạo mặc tùy duyên
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm

Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.
Trúc lâm yên tử đệ nhất tổ Trần Nhân Tông



Tảo mai

Nguyên văn chữ Hán

五日驚寒懶出門,
東風先已到孤根。
影橫水面冰初泮,
花壓枝頭暖未分。
翠羽歌沉山店月,
畫龍吹濕玉關雲。
一枝迷入故人夢,
覺後不堪持贈君。

Phiên âm Hán Việt

Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thúy vũ[1] ca trầm sơn điếm nguyệt,
Họa long[2] xuy thấp Ngọc Quan[3] vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân[4].

Dịch nghĩa

Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thúy vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Họa long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.

Chú thích 

 

  1. Tức “Thúy vũ ngâm”, tên một từ khúc. Cung điệu của khúc ngâm này còn thấy ở bài “Trúc sơn từ” của Tưởng Tiệp. Lời đề tựa của ông nói: Vương Quân Bản trao cho ta một khúc hát theo Việt điệu tên là “Tiểu mai hoa dẫn”, bảo ta lấy ý bay lên tiên, bước trong cõi hư không mà làm lời cho khúc hát…

 

  • Có lẽ là một loại sáo hay tù và có vẽ hình con rồng. Từ hải dẫn lời của Thẩm Ước, Từ Quảng nói rằng tù và của người Hồ chỗ tay cầm vẽ con giao long có chân năm sắc

 

 

  • Tên một cửa ải trên đường đi sang Tây Vực thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. ở đây tác giả mượn để miêu tả tiếng sáo Họa Long làm ẩm ướt cả đám mây trên cửa ải

 

 

  • Hai câu cuối lấy ý trong điển Nhất chi xuân, rút từ câu thơ của Lục Khải tặng Phạm Diệp: “Chiết mai phùng dịch sử, Ký dữ lũng đầu nhân. Giang Nam hà sở hữu, Liêu tặng nhất chi xuân” (Bẻ cành hoa mai, gặp được người đưa thư trạm, gửi cho người ở Lũng Đầu. Đất Giang Nam có gì đâu, hãy tặng anh một cành xuân). Nhưng ở đây tác giả chỉ có cành mai trong giấc mộng nên không thể đem tặng bạn được

 

 

Tuệ Trung Thượng Sĩ

Tuệ Trung Thượng Sĩ (
慧中上士; 1230- 1291) là Hưng Ninh Vương Trần Tung, danh tướng và thiền sư nổi tiếng đời Trần. Ông là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm húy Thiều, vợ vua Trần Thánh Tông. Ông có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông năm 1258, 1285 và 1288. Sau kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết độ sứ cai quản phủ Thái Bình. Nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang (nay ở huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng) lập Dưỡng Chân trang để theo đuổi nghiệp Thiền. Vua Trần Nhân Tông hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ về tôn chỉ, Thượng sĩ đáp: “Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác”. Trần Nhân Tông bừng tỉnh ngộ, bèn xốc áo, thờ làm Thầy. Đức Nhân Tông có bài tán về Tuệ Trung: “Vọng chí di cao, Toàn chi di kiên. Hốt nhiên tại hậu, Chiêm chi tại tiền. Phu thị chi vị, Thượng sĩ chi Thiền. Nghĩa là: Nhìn lên càng thấy cao,/ Khoan vào càng thấy cứng./ Bỗng nhiên ở phía sau,/ Nhìn lại thấy phía trước./ Cái đó gọi là:/ Đạo Thiền của Thượng sĩ.” Quyển Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục nằm trong bộ “Trần Triều Dật Tồn Phật Điển Lục”, là bộ Phật điển còn sót của đời nhà Trần. Tập sách này rất quan yếu trong nhà Thiền, nhất là Thiền tông Việt Nam.“ Sách này do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông khảo đính, Thiền sư Pháp Loa biên tập. Thiền sư Huệ Nguyên khắc in lại năm 1763. Chứng tích ở Kỳ Lân thiền viện (Hoàng Kim trích dẫn theo Thích Thanh Từ DL 1996 – PL 2540, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục giảng giải)
(TRẦN TUNG: 1230 – 1291)
Thượng Sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu), là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại vương mất, Hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng Sĩ tước Hưng Ninh Vương.
Lúc nhỏ, Thượng Sĩ nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu. Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặc Bắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượt thăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình. Thượng Sĩ là người khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, Ngài đã mến mộ cửa Không. Sau Ngài đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường. Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy. Hằng ngày, Ngài lấy Thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Ngài lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên. Hòa ánh sáng lẫn với thế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái, nên hay làm hưng thạnh hạt giống chánh pháp, dạy dỗ được hàng sơ cơ, người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cương yếu, khiến họ trụ tâm, tánh Ngài tùy phương tiện khi hiện khi ẩn, trọn không có danh thật.
Vua Thánh Tông nghe danh Ngài đã lâu, bèn sai sứ mời vào cửa khuyết. Ngài đối đáp với Vua đều là những lời siêu thoát thế tục. Nhân đó, vua Thánh Tông tôn Ngài làm Sư huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngài vào cung thăm, Thái hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Dự tiệc, Ngài gặp thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu được thành Phật?”
Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh, không nghe Cổ đức nói: ‘Văn-thù là Văn-thù, Giải Thoát là Giải Thoát’ đó sao?”
Thái hậu qua đời, nhà Vua làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, Vua thỉnh những vị danh đức các nơi, theo thứ lớp mỗi vị thuật bài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quến sình ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Nhà Vua lấy quyển tập đưa Thượng Sĩ. Thượng Sĩ cầm viết xóa một mạch, rồi làm bài tụng tự thuật rằng:
Kiến giải trình kiến giải
Tợ ấn mắt làm quái
Ấn mắt làm quái rồi
Rõ ràng thường tự tại.
Nhà Vua đọc xong, liền phê tiếp theo sau:
Rõ ràng thường tự tại
Cũng ấn mắt làm quái
Thấy quái chẳng thấy quái
Quái ấy ắt tự hoại.
Thượng Sĩ đọc, thầm nhận đó.
Sau Vua kém vui, Thượng Sĩ viết thơ hỏi thăm bệnh. Vua đọc thơ, trả lời bằng bài kệ:
Hơi nóng hừng hực toát mồ hôi
Chiếc khố mẹ sanh chưa thấm ướt.
Thượng Sĩ đọc kệ than thở giây lâu. Đến khi Vua bệnh nặng, Thượng Sĩ khập khễnh về kinh thăm, nhưng đến nơi Vua đã qui tiên rồi.
Riêng tôi (Sơ tổ Trúc Lâm) nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ. Lúc tôi chưa xuất gia, gặp tuần tang của Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân thỉnh Thượng Sĩ. Thượng Sĩ trao cho tôi hai quyển lục Tuyết Đậu và Dã Hiên. Tôi thấy Ngài thế tục quá sanh nghi ngờ, bèn khởi tâm trẻ con trộm hỏi rằng:
– Chúng sanh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?
Thượng Sĩ bảo cho biết rõ ràng:
– Giả sử có người đứng xây lưng lại, chợt có Vua đi qua sau lưng, người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng Vua, người ấy có sợ không? Vua có giận chăng? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau.
Thượng Sĩ liền đọc hai bài kệ để dạy:
Vô thường các pháp hạnh
Tâm nghi tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Chẳng giống cũng chẳng mầm.
*
Ngày ngày khi đối cảnh
Cảnh cảnh từ tâm sanh.
Tâm cảnh xưa nay không
Chốn chốn ba-la-mật.
Tôi lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu hỏi: “Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu dè đã rõ ràng.”
Thượng Sĩ lại dùng kệ để giải rõ:
Ăn rau cùng ăn thịt
Chúng sanh mỗi sở thuộc.
Xuân về trăm cỏ sanh
Chỗ nào thấy tội phước?
Tôi thưa: “Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng lại thế nào?”
Thượng Sĩ cười không đáp. Tôi lại thỉnh cầu. Ngài lại nói hai bài kệ để ấn định đó:
Giữ giới cùng nhẫn nhục
Chuốc tội chẳng chuốc phước.
Muốn biết không tội phước
Chẳng giữ giới nhẫn nhục.
*
Như khi người leo cây
Trong an tự cầu nguy.
Như người không leo cây
Trăng gió có làm gì?
Ngài lại dặn nhỏ tôi: “Chớ bảo cho người không ra gì biết.” Tôi biết môn phong của Thượng Sĩ cao vót. Một hôm tôi xin hỏi Ngài về “bổn phận tông chỉ”, Thượng Sĩ đáp: “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.) Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy.
Ôi! Tinh thần sắc vận của Thượng Sĩ thật trang nghiêm, cử chỉ thẳng thắn uy đức, lời bàn huyền nói diệu, dường gió mát trăng thanh, những hàng thạc đức đương thời đều bảo Thượng Sĩ tin sâu hiểu rõ, thuận hạnh nghịch hạnh thật khó lường được.
Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, chẳng ở trong phòng thất. Kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động Chân tánh ta.” Nói xong, Ngài an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi hai tuổi. Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ 7 (1291) đời vua Trần Nhân Tông.
Tôi đích thân đến dinh của Ngài, có làm bài tụng “Thắp Hương Đền Ơn”, không chép lại đây.
Sau khi tôi được truyền nối pháp, mỗi khi khai đường thuyết pháp, tự nhớ đến tứ trọng ân, nhất là ân pháp nhũ khó đền. Tôi sai họa sĩ vẽ chân dung của Ngài, để được cúng dường, tự thuật bài tụng để tán thán. Đề rằng:
Lão cổ chùy này
Người khó diễn tả
Thủ xích Lương Hoàng
Cây dùi Tần Đế.
Hay vuông hay tròn
Hay dày hay mỏng
Biển pháp một mắt
Rừng thiền ba góc.
CÁC HÀNG MÔN ĐỆ TÁN TỤNG:
– Đệ tử nối pháp Trúc Lâm Đại Đầu-đà tán:
Trông đó càng cao
Dùi đó càng cứng.
Bỗng dưng ở sau
Nhìn đó ở trước.
Đây mới gọi là
Thiền của Thượng Sĩ.
– Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Pháp Loa cúi đầu kính cẩn tán:
Á!
Gang ròng nhồi lại
Sắt sống đúc thành.
Thước trời tấc đất
Gió mát trăng thanh.
Chao!
– Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Bảo Phác cúi đầu kính cẩn tán:
Linh Sơn chính tai nghe
Nhai tủy lão Hồ trọc
No rồi mớm cháu con
Chồn cáo hóa sư tử.
Gặp trường nói nín nhàn
Trăng tẩm nước sông thu
Muốn biết toàn vị mặn
Trả con chuột kia đi.
– Đệ tử Tông Cảnh cúi đầu kính cẩn tán:
Thiền thầy ta con quì một chân
Bờ dốc buông tay tâm như như.
Trên đầu cột phướn nấu quả chùy
Bỗng nhiên cỡi ngược lừa ba cẳng.
Năm trước tặng ta trâu đất rống
Ngày nay ngựa gỗ hí trả Ngài.
Trâu sắt đầu nhỏ sừng co quắp
Đêm về húc vỡ núi Tu-di.
Thảnh thơi nhảy thẳng hang rồng dữ
Cướp được san-hô quí một cành
Thần biển nâng lên sáng trời đất
Na-tra nổi giận uy đức mờ.
Ha! Ha! Ha! Cũng rất kỳ
Dương Xuân Bạch Tuyết hòa rất ít
Một mức sau cùng hội thế nào?
Án tố rô, tố rô, tất rị, tất rị.
– Đệ tử cư sĩ hiệu Thiên Nhiên, Vương Như Pháp cúi đầu kính cẩn tán:
Thật kỳ đặc! Thật kỳ đặc!
Trâu đất rống trăng không kẹt mắc
Viết ra sáu bảy trí tuệ môn
Chớ nói núi bút cùng rừng mực.
– Trúc Lâm Thị giả đệ tử Pháp Cổ cúi đầu kính cẩn tán:
Xưa Quốc sư, nay Thượng Sĩ
Cùng một trượng phu chia đây kia.
Tác giả Tỳ-da đứng dưới gió
Lão ngốc Bàng công một trái cà.
Giáo giáp ba huyền phá lao quan
Trên chớp lông mày thôi nghĩ suy.
Màn mắt che mất núi Tu-di
Trong miệng nuốt ngang nước biển cả.
Dưới hàm rồng dữ đục ly châu
Phóng sợi tơ sen cột cọp lớn.
Pháp vương vương pháp mặc tung hoành
Nắm tay chung đường quên mi tớ.
Rảnh rang đùa gẩy đàn không dây
Làng múa thôn ca câu: La lý!
Lý la la! La lý lý!
Chẳng thuộc cung thương giác vũ rành
Thầy tôi nối tiếng ông Như Điệu
Phong thái khác thường lại đẹp thêm.
Tử Kỳ mất rồi tri âm ít
Bao điều cao rộng ở nơi nao?
Người sau tiếp vang nối lời rỗng
Nhận được như xưa lại chẳng phải
Ôi!
– Trúc Lâm Thị giả Tuệ Nghiêm kính cẩn tán:
Lò hồng điểm tuyết
Tháng chạp hoa sen.
Chẳng bút khá viết
Chẳng lời khá phô.
Chọi đá nháng lửa
Điện xẹt chớp sáng.
Chẳng tìm khá tìm
Chẳng chốn khá chốn.
Đó là Thượng Sĩ
Khó lường cơ Ngài
Hòa cùng ánh sáng
Đồng với tục tăng.
Tỳ-da nắm tay
Hoành Dương kết mày
Vòng vàng lùm gai
Nuốt đó thấu đó.
Con trâu con khỉ
Đánh vào rừng Thiền
Vo tròn cọp dữ
Quỉ thần vườn pháp
Miệng trống rao truyền
Xuân vào cành vàng
Cổ chùy! Cổ chùy!
(Bớt bài tán của điệu Pháp Đăng)
HAI BÀI THƠ CỦA THƯỢNG SĨ 

Cây tùng ở đáy khe 

Thương cội tùng xanh tuổi bấy niên,
Đừng than thế mọc lệch cùng xiên;
Cột rường chưa dụng người thôi lạ,
Cỏ dại hoa hèn trước mắt chen. 

澗底松

滿 

Giản để tùng

Tối ái thanh tùng chủng kỉ niên,
Hưu ta địa thế sở cư thiên;
Đống lương vị dụng nhân hưu quái,
Dã thảo nhàn hoa mãn mục tiền.Nuôi dưỡng chân tính

Thân xác hao gầy há đáng than,
Phải đâu hạc cả lánh gà đàn;
Nghìn xanh muôn thuý mờ non nước,
Góc biển lưng trời: nơi dưỡng chân.

養真養真

Dưỡng chânSuy táp hình hài khởi túc vân,

Phi quan lão hạc tị kê quần;
Thiên thanh vạn thuý mê hương quốc,
Hải giác thiên đầu thị dưỡng chân.Tài liệu tham khảo chính:

Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, chương XI: Tuệ Trung Thượng Sĩ – Nguyễn Lang



Trần Nhân Tông qua Việt sử ca

 

Hồ Chí Minh Võ Nguyên Giáp

Văn đại khoa
Võ đại tướng
Ngàn năm danh tiếng
Ai là hai ?Một câu mời đối

xem tiếp: Võ Nguyên Giáp
http://danhnhanviet.blogspot.com

Thăm quê hương bác Giáp)
Trí tuệ bậc Thầy của cặp song sinh thế kỷ

NGUYỄN BỈNH KHIÊM


NGÀY XUÂN ĐỌC TRẠNG TRÌNH

THUNG DUNG. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt.

Bài tựa về Trạng Trình của tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí quan trọng để góp phần tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm này được viết năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm. Vũ Khâm Lân còn có tên là Vũ Khâm Thận, sinh năm 1702 tại làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tiến sĩ năm 1727 làm quan đến chức Tham tụng, Ngự Sử đài, tước Ôn Quận công. Bài tựa này được chép trong quyển “Công Dư Tiệp Ký” (Những chuyện ghi nhanh trong lúc rãnh việc quan) của Vũ Phương Đề, cuốn 3, tờ 166- 175. Quyển “Công Dư Tiệp Ký” là của Vũ Phương Đề do vậy có người nghi vấn tác giả bài tựa này là Vũ Phương Đề, sinh năm 1697, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là Bình Giang, Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm 1736. Căn cứ trên văn bản thì tác giả “Bài tựa” này là của Vũ Khâm Lân mà Vũ Phương Đề là người chép lại.

“Bài tựa” này được tuyển chọn từ trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm 2000. Bản dịch tại quyển “Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập” của Nguyễn Quân, nhà xuất bản Sống Mới- Sài Gòn năm 1974. Đây là một văn bản quý đã trải qua sự sàng lọc của thời gian 265 năm (1743- 2008). Nguồn tư liệu chuẩn mực, tin cậy với những dẫn liệu chọn lọc và xác thực, lời văn chặt chẽ, súc tích, khoáng đạt.

Ngày xuân đọc Trạng Trình, học gương đạo đức thương dân, học sự minh triết thuận lý, tuỳ thời của kẻ sĩ thời biến động phức tạp. Học sự thanh nhàn vô sự, thung dung tự tại, gần gũi với thiên nhiên và dân chúng. Học những trang thơ văn, sấm ký, thấm đẫm tình người và sự minh triết. Học những giai thoại, lời truyền, tâm thức dân gian, di tích lịch sử- văn hoá về Người. Ngày xuân đọc Trạng Trình, tôi càng thấy sự dạy và học thật tâm huyết, trí tuệ và vinh dự biết bao!

BÀI TỰA NGUYỄN CÔNG VĂN ĐẠT PHỔ KÝ
(Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình)

Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (viết năm 1743)

Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt ) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảoTư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.

Phụ thân cụ Trạng được tặng phong tước Thái bảo Nghiêm Quận công, mỹ tự là Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên tiên sinh. Cụ Văn Định học rộng, tài cao, có đưc tốt và đã có lần sung chức Thái học sinh đời Lê.

Thân mẫu cụ Trạng được phng tặng tước Từ Thục phu nhân. Bà là người làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh cũng thuộc tỉnh Hải Dương, con gáí quan Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lân. Bà thông minh, học rộng, văn hay, lại tinh thông tướng số. Ngay đời Hồng Đức (niên hiệu vua Lê Thánh Tôn), bà đã đoán trước rằng vận mệnh nhà Lê chỉ bốn mươi năm nữa là suy đồi khó gỡ. Bà có chí hướng muốn phò vua giúp nước như một bậc trượng phu nên chỉ chịu kết duyên khi gặp người trai vừa ý. Bà kén chồng đến ngót hai mươi năm , cho đến khi gặp ông Văn Định là người có tướng sinh quý tử, mới thành lập gia thất.

Sau khi lấy ông Văn Định, có lần qua bến đò Hàn thuộc sông Tuyết (sông thuộc làng Cổ Am) gặp một chàn thanh niên khác, bà nhìn người này và ngạc nhiên than rằng “lúc trước không gặp, ngày nay sao đến đây làm gì?”. Bọn theo hầu không hiểu nghĩa gì, cầm roi toan đánh đuổi chàng thanh niên ấy, bà cản lại và hỏi tên họ. khi được biết, bà buồn rầu hối hận đến cả mấy năm trời. Người thanh niên ấy không ai khác hơn là Mạc Đăng Dung, Thái Tổ của nhà Mạc sau này.

Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc nhỏ có vóc dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã nói sõi. Một hôm vào buổi sáng sớm, Văn Định được bế cậu trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay rằng: “Mặt trời mọc ở phương Đông” ông lấy làm lạ. Xem đó đủ biết con người khác thường, từ lúc thơ ấu đã có vẻ khác thường.

Năm Bỉnh Khiêm được bốn tuổi, thân mẫu dạy cậu học các bài chính nghĩa của Kinh, Truyện (tức các bài chính của các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh). Bà dạy bằng cách khi ru, khi hát, nhưng dạy đến đâu cậu thuộc lòng đến đó. Cũng vào khoảng năm ấy, về thi ca, Bỉnh Khiênm đã thuộc vanh vách đến cả mấy chục bài quốc âm (thơ Nôm)…

… Trong tám năm ở triều, tiên sinh dâng sớ hạch tội mười tám kẻ lộng thần, xin đem ra chém để làm gương, bởi vì bản tâm. Tiên sinh chỉ muốn trăm họ được an vui, những người tàn tật mù loà được hành nghề hát xướng bói toán nhưng rồi thấy người con rể là Phạm Dao ỷ thế lộng hành , tiên sinh sợ liên luỵ đến mình nên cáo quan về nghỉ. Năm ấy là năm Quảng Hoà thứ hai (1542) đời Hiến Tông nhà Mạc, tiên sinh mới 52 tuổi.

Treo mũ về quê, tiên sinh dựng am Bách Vân ở phía đông làng và vẫn lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Tiên sinh bắc hai chiếc cầu là Nghinh Phong và Trường Xuân để hóng mát, đồng thời dựng một cái quán ở bến sông Tuyết gọi là Trung Tân quán, hiện nay quán này còn tấm bia đá làm di tích để lại.

Ngoài ra, tiên sinh còn tu bổ chùa chiền. Tiên sinh thường cùng các lão tăng đàm luận và thường khi thả thuyền dạo chơi Kim hải hay Úc hải để xem người đánh cá. Các chỗ danh lam thắng cảnh như Yên Tử, Ngoạ Vân, Kinh Chủ, Đồ Sơn, nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, có khi quên cả sớm chiều. Mỗi khi ngắm cảnh non cao chót vót, rừng rậm xanh rờn, gió động rì rào, chim ca thánh thót, tiên sinh lại hớn hở tự đắc, phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở thế gian).

Thời gian tiên sinh dưỡng lão ở quê hương, tiên sinh không tham dự quốc chính nhưng nhà Mạc vẫn kính như bậc thầy. Mỗi khi có việc trọng đại, vua Mạc thường sai quan về hỏi hoặc mời lên kinh đô nói chuyện. Tiên sinh dâng lên ý kiến được bổ ích rất nhiều. Mỗi lần lên kinh, xong việc, tiên sinh lại xin về, triều đình ân cần lưu lại, thế nào cũng không được. Sau tiên sinh được nhà Mạc xếp vào hạng đệ nhất công thần, phong tước Trình Tuyền hầu, rồi thăng dần tới tước Lại bộ Thượng thư, Thái phó, Trình Quốc công. Ông bà hai đời cũng được truy tặng chức tước, ba người vợ và bảy người con cũng được thứ tự phong hàm.

Năm Cảnh Lịch thứ ba (1555) đời Mạc Tuyên Tôn (Mạc Phúc Nguyên) Thư Quốc công Nguyễn Thiến (người làng Khoa Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông) cùng con trai là Quyện và Miễn (cũng đọc Mồi) về hàng quốc triều (nhà Lê), tiên sinh làm bài thơ gửi cho Thiến trong có câu: Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại/ Tri quân xử biến khởi cam tâm (Ta giúp con côi vì nghĩa trọng/ Ông khi xử biến khá cam lòng) ; Lại có câu: “Vận chuyển nhất chu ly phục hợp/ Tràng giang khởi hữu hạn đông nam (Vận chuyển một vòng tan lại hợp/ Trường giang đâu có hạn đông nam). Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt rứt. Quyện là viên tướng có tài, luôn luôn lập được chiến công. Mạc Phúc Nguyên lấy làm lo ngại sai vời tiên sinh lên hỏi kế. Tiên sinh tâu: “Cha Quyện với hạ thần là chỗ bạn chí thân ngày trước, có lúc đã ở tại nhà thần, nay ra trấn thủ Thiên Trường, đang ở vào tình thế bán tín bán nghi nay muốn bắt lại, thật chẳng khó gì, cũng như thò tay vào túi để móc một vật gì ra thôi”. Tiên sinh nói đoạn, xin Mạc Phúc Nguyên giao cho một trăm tráng sĩ, sai đi phục sẳn trên bắc ngạn, rồi tiên sinh gửi thư mời Quyện sang bên thuyền uống rượu để gặp và nói chuyện tâm tình. Quyện nhận lời ngay; thừa lúc quá say, phụ binh nổi dậy, bắt cóc đem về nam ngạn. Quyện cảm động quá khóc nức nở. Tiên sinh dẫn Quyện theo lại nhà Mạc và sau đó trở thành một danh tướng lừng lẫy. Nhờ đó nhà Mạc duy trì được mấy chục năm nữa.

Trong thời gian ấy, đức Thế Tổ (tức Trịnh Kiểm) nhà chuá Trịnh đã dấy nghĩa binh, thanh thế vang dội khắp xa gần; trong trận giao tranh ở cửa biển Thần phù, Khiêm Vương Mạc Kính Điển (con thứ của Mạc Đăng Doanh) thua to. Thừa thắng, đức Thế tổ tiến binh theo đường núi phía tây ra tiến đánh Kinh Bắc, trong ngoài nơm nớp lo sợ. Nhà Mạc nhờ tiên sinh hiến kế rất nhiều, mới ổn định được tình thế lúc ấy.

Năm Diên Thành thứ 8 (1585) đời Mạc Mậu Hợp, tiên sinh lâm bệnh. Vua Mạc sai sứ đến thăm và hỏi kế quốc sự. Tiên sinh trả lời: Sau này nước nhà có bề gì thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng thêm được vài đời (Tha nhật quốc sự hữu cố/Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế). Qủa nhiên, cách bảy năm sau, nhà Mạc mất, các chuà nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương rút lên Cao Bằng cũng còn giữ được hơn 70 năm, nghĩa là sau ba, bốn đời mới hoàn toàn bị diệt. Xem đó thấy lời dự đoán của tiên sinh rất nghiệm.

Ngày 28 tháng 11 (âm lịch) năm ấy, tiên sinh tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò tôn hiệu là Tuyết Giang Phu tử. Phần mộ ở trên một mô đất khá cao trong làng…

SẤM TRẠNG TRÌNH

Sấm ký là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến năm 2009). Đây là những dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán – sứ giả của triều Thanh).

Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Đây là bản trích ở bộ “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Ngoài bản A còn có ít nhất ba dị bản về sấm Trạng Trình. Tài liệu liên quan hiện có 20 văn bản, trong đó 7 bản là tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội (trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ là Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 mà hiện nay vẫn chưa tìm được.

Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong sấm ký hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật – dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm, vua Phật Trần Nhân Tông (1258-1308) là người rất coi trọng phép biến Dịch. Người đã viết trong “Cư trần lạc đạo”: “Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Thái Ất thần kinh”, “Cảm đề” và “Sấm ký” đã lưu lại một tài sản văn hoá vô giá cho Việt Nam và Nhân loại.

CẢM ĐỀ

Nguyễn Bỉnh Khiêm

1- Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi

Cơ tạo hoá
Phép đổi dời
Đầu non mây khói tỏa
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gửi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu 2)
Dành hậu thế xem chơi

SẤM KÝ

15- Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày
Đồ thư một quyển xem nay mới rành

21- Hoà đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
Đông A xuất nhập
Dị mộc tái sinh.

25- Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẫn tinh.
Phụ nguyên trì thống,
Phế đế vi đinh.

29- Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
Lời thần trước đã ứng linh,
Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.

33- Hoà đao mộc hồi dương sống lại
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn.

37- Lê tồn, Trịnh tại,
Lê bại, Trịnh vong.
Bao giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.
Hà thời thạch mã độ giang.
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.

43- Chim bằng cất cánh về đâu?
Chết tại trên đầu hai chữ quận công.
Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.

47- Đoài cung một sớm đổi thay,
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Đầu cha lộn xuống chân con,
Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.

51- Phụ nguyên chính thống hẳn hoi,
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng chim chích u mê,
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.

55- Để loại quỷ bạch Nam xâm,
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần.
Cho hay những gã công hầu,
Giầu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.

61- Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.

65- Lâm giang nổi sóng mù thao cát,
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái?
Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.

69- Tiền ma bạc quỷ trao tay
Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm hai bẩy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.

73- Rồng nằm bể cạn dễ ai hay,
Rắn mới hai đầu khó chịu thay,
Ngựa đã gác yên không người cưỡi
Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.

77- Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.

81- Nói cho hay khảm cung ong dậy,
Chí anh hùng biết đấy mới ngoan.
Chữ rằng lục, thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài.

85- Ra tay điều độ hộ mai
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân,
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.

89- Phá điền than đến đàn dê
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê lại tuồn luồn
Đàn đi nó cũng một môn phù trì

93- Thương những kẻ nam nhi chí cả
Chớ vội sang tất tả chạy rong
Học cho biết chữ cát hung
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.

99- Kìa những kẻ vội lòng phú quý
Xem trong mình một tí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới dăng đâu dễ nên công mà hòng.

103- Khuyên những đấng thời trung quân tử
Lòng trung nghi nên giữ cho mình
Âm dương cơ ngẫu hộ sinh
Thái Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay.
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Hư vô bàn miệng tiếng nói không.

109- Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.
113- Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.

117- Ngỡ may gặp hội mây rồng
Công danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà đặt vững ai hay tỏ tường?

121- So mấy lề để tàng kim quỹ
Kể sau này ngu bỉ được coi
Đôi phen đất lở, cát bồi
Đó đây ong kiến, dậy trời quỷ ma

125- Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn Tí Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.

129- Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành.

133- Gà kêu cho khỉ dậy nhanh
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.

137- Thái Nguyên cận Bắc đường xa
Ai mà tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi dung mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh non đoài

141- Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý, nhân dân phép màu

145- Xem ý trời ngõ hầu khải thánh
Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Thánh nhân chẳng biết thì coi như tường

149- Thông minh kim cổ khác thường
Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng hiên ngang nào ai biết trước
Tài lược thao uyên bác vũ văn
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.

155- Chưa từng thấy nay đời sự lạ
Chốc lại mòng gá vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?

159- Đã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán
Lại đua nhau quần thán đồ lê
Chức này quyền nọ say mê
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hung hoang
Kẻ thì bận của bổng toan, khốn mình

165- Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An

169- Nực cười những kẻ bàng quang
Cờ tam lại muốn toan đường chống xe
Lại còn áo mũ xun xoe
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.

173- Ghê thay thau lẫn với vàng
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra tuyết tán mây tan
Bây giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi.

177- Can qua, việc nước bời bời
Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân
Oai phong khấp quỷ kinh thần
Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca

181- Rừng xanh, núi đỏ bao la
Đông tàn, Tây bại sang gà mới yên
Sửu Dần thiên hạ đảo điên
Ngày nay thiên số vận niên rành rành.

185- Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình

189- Sự đời tính đã phân minh
Thanh nhàn mới kểchyện mình trước sau
Đầu thu gà gáy xôn xao
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.

193- Chó kêu ầm ỉ mùa đông
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Lợn kêu tình thế lâm nguy
Quỷ vương chết giữa đường đi trên giời

197- Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.

201- Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời

205- Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình.
211- Đầu can Võ tướng ra binh
Ắt là trăm họ thái bình âu ca
Thần Kinh Thái Ất suy ra
Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn

215- Ngày thường xem thấy quyển vàng
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi
Bởi Thái Ất thấy lạ đời
Ấy thuở sấm trời vô giá thập phân

219- Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chung nhà nước dân an thái bình

223- Phú quý hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Hoa thôn đa khuyển phệ
Mục giã giục nhân canh
Bắc hữu Kim thành tráng
Nam hữu Ngọc bích thành
Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành

233- Rồi ra mới biết thánh minh
Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò
Nhị Hà một dải quanh co
Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào
Khắp hoà thiên hạ nao nao
Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng?

239- Nói đến độ thầy tăng mở nước
Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu
Bấy lâu những cậy phép màu
Bây giờ phép ấy để lâu không hào

243- Cũng có kẻ non trèo biển lội
Lánh mình vào ở nội Ngô Tề
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh

247- Những người phụ giúp thánh minh
Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng thời nay hội thái lai
Can qua chiến trận để người thưởng công

251- Trẻ già được biết sự lòng
Ghi làm một bản để hòng giở xem
Đời này những thánh cùng tiên
Sinh những người hiền trị nước an dân

255- Này những lúc thánh nhân chưa lại
Chó còn nằm đầu khải cuối thu
Khuyên ai sớm biết khuông phù
Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngỏ hầu.

259- Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.

NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc.

TIỂU SỬ
Nguyễn Bỉnh Khiêm, sinh năm Tân Hợi (1491) đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Ðức thứ 21, quê gốc ở huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông sinh cùng thời với Nostradamus (1503-1566) là nhà tiên tri đại tài của phương Tây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo.Ông khôi ngô tuấn tú và có tư chất thông minh khác thường, một tuổi đã nói sõi, năm tuổi đã thuộc nhiều thơ văn chữ Nôm truyền miệng và kinh sách được mẹ dạy cho. Năm 1497, vua Lê Thánh Tông mất, truyền ngôi cho Lê Hiếu Tông. Khi đó mới bảy tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải sống với cha vì mẹ đã bỏ nhà đi do bất đồng trong dạy con.

Lớn lên, ông theo học người thầy nổi tiếng tinh thông Lý học là Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Ông có nhân cách và tài năng lỗi lạc nên đã được thầy giảng dạy Bát quái đồ, Kinh Dịch, Lý học và trao truyền cho bộ sách Thái Ất Thần Kinh .

Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm vào tuổi trưởng thành thì nhà Lê cũng bắt đầu giai đoạn cực kỳ suy yếu dưới thời vua Lê Uy Mục (1505-1509) ” Nhà vua thích uống rượu, hay giết người, hiếu sắc, làm sai, giết hại người tôn thất, giết ngầm từ mẫu, họ ngoại chuyên quyền, trăm họ oán giận, người đời gọi là vua Quỷ”.

Tiếp đó là triều vua Lê Tương Dực (1510- 1516) “mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là vua Lợn” “ham chơi mà không quyết đoán, việc thổ mộc bừa bãi, nhân dân thất nghiệp, trộm cướp nổi dậy”. Năm 1508, Mạc Đăng Dung vốn là chàng đánh cá khoẻ ở làng Cổ Trai thuộc vùng Đồ Sơn đã thi trúng võ cử được lên chức Đô chỉ huy sứ. Năm 1526, ông được phong tước Thái Sư và đã hiếp vua phải nhường ngôi để lập ra nhà Mạc. Trong nước biến loạn, nhà Mạc tuy thay thế nhà Lê nhưng chưa được lòng dân. Cựu thần nhà Lê là Lê Ý, Nguyễn Kim dựng cờ “Lê Trung hưng” ở Thanh Hoá. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ở ẩn suốt hai mươi năm, cùng hai người bạn thân là Bùi Doãn Đốc và Nguyễn Thừa Hưu (tam hữu: Tùng, Mai, Trúc) không ra dự thi tiến sĩ.

Lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm 45 tuổi, thời Mạc Đăng Doanh lên nối ngôi năm Đại Chính thứ sáu (1535), thì ông mới ra thi và đã đỗ Trạng nguyên. Hai bạn thân của ông đã đỗ Bảng nhãn và Thám hoa. Vua Mạc cất ông lên làm Ðông các Hiệu thư rồi được thăng tới chức Lại Bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ.

Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan Tam phẩm triều Mạc 8 năm. Sau khi vua giỏi Mạc Đăng Doanh đột ngột từ trần (1540), nhà Mạc không có vua sáng nối nghiệp. Ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần dưới triều vua Mạc Phúc Hải nhưng không được vua nghe. Năm 1542, ông đã xin cáo quan ở tuổi 53.

Sau khi về trí sĩ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mở trường dạy học, dựng am Bạch Vân, quán Trung Tân cạnh sông Hàn Giang, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ và học trò gọi ông là “Tuyết Giang Phu tử”. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như: Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà ngoại giao lỗi lạc; Nguyễn Dữ, tác giả “Truyền kỳ mạn lục”; Lương Hữu Khánh, Lễ bộ Thượng thư của triều Lê Trung hưng; Giáp Hải, Trạng nguyên của triều Mạc; Nguyễn Quyện, danh tướng của triều Mạc; Trương Thời Cử, Trương Thời Trung, Nguyễn Mãn, Đinh Bá Lộc, Nguyễn Văn Chính … đều là những nhân tài kiệt xuất một thời.

Ngay cả khi đã lui về dạy học, cụ vẫn được các vua Mạc đến vời ra giúp hoặc hỏi về mưu lược. Mặc dù Nguyễn Bỉnh Khiêm tôn phù nhà Mạc nhưng chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều kính phục và vấn kế.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời “Sấm ký” là những lời tiên tri mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Tương truyền, khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin về phía nam với câu “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” (ý nói giữ là tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo, sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu: “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”. Lúc nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc “Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể” (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà văn hoá lớn và nhà thơ triết lý. Cụ là một nhà hiền triết thông kim bác cổ, tài danh lỗi lạc “là tác giả lớn của văn học thế kỷ XVI và của cả giai đoạn văn học thế kỷ XVI, XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII: Ông đã để lại tập thơ chữ Nôm “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập” “có cả ngàn bài” theo lời “Bài tựa” của chính ông, và nhiều bài thơ chữ Hán. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến nhiều vấn đề hiện thực xã hội, là tiếng nói về đạo lý ở đời.

Vũ Khâm Lân đã khen “văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế, không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý vị, câu câu đều có ngụ ý răn đời” “ý nghĩa thanh cao mà siêu thoát”, Phan Huy Chú thì cho rằng đọc qua thơ ông, dù nghìn năm sau còn tưởng như trăng trong, gió mát”.

Cụ từ trần ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi. Vua Mạc Mậu Hợp truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm là Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công, nên nhân dân quen gọi là Trạng Trình.

Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: “Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”. La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục tự (Qua thăm đền cũ Trình tuyền) đã xem Trình tuyền là người có tài “Huyền cơ tham tạo hóa” (nắm được huyền vi của tạo hóa). Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia ở đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng Trình “ như núi Thái sơn, sao Bắc Ðẩu / nghìn năm sau như vẫn một ngày/. Đạo Cao Đài đã suy tôn ông là một trong ba vị Thánh cùng với Tôn Trung Sơn và Victor Hugo.

TÁC PHẨM CHỌN LỌC

NHÀN (Thơ Nôm, bài 73)

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

CHÍN MƯƠI (Thơ Nôm, bài 29)

Tóc đã thưa, răng đã mòn,
Việc nhà đã phó mặc dâu con.
Bàn cờ, cuộc rươu, vầy hoa cúc
Bó củi, cần câu, trốn nước non.
Nhàn được thú vui hay nấn ná,
Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon
Chín mươi thì kể xuân đà muộn
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.

DƯỠNG SINH THI

Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần
Thiểu tư, qủa dục, vật lao thân.
Thực thôi ban bảo, vô kiêm vị,
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hý ngôn, đa thủ tiếu,
Thường hàm, lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao qúa bách xuân

Tạm dịch:

Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.

(GS. Lê Trí Viễn dịch)

Hoàng Kim
Sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn
Biên tập chính trên Wikipedia

Tài liệu tham khảo: Minh Giang 2006. Bạch vân cư sĩ– Nhà Xuất bản Thanh Niên, Hà Nội 351 trang; Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên) và ctv. 2006. Ngữ văn lớp 10, tập 1, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội,trang 128-129; TS. Nguyễn Hữu Sơn, 2003. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ triết lý thế sự. Nhà xuất bản Trẻ, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP. Hồ Chí Minh 160 trang; Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Nguyễn Bỉnh Khiêm; Trình Tiên sinh quốc ngữ AB 444; Bạch Vân Trình Quốc Công lục ký VNB3; Trình Quốc Công sấm ký AB 345, Đinh Gia Khánh (chủ biên) 1983. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội. Phạm Đan Quế 2000, Giai thoại và sấm ký Trạng Trình. Nhà Xuất bản Văn học.

CẢM NHẬN
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời, lấp lánh một niềm tin!

(Rút trong tập THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM ! Thơ Hoàng Kim)

ĐÀO DUY TỪ

THUNG DUNG. Đào Duy Từ là nhà chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, bậc khai quốc công thần số một của triều Nguyễn, Sự nghiệp của ông đặc biệt to lớn đối với dân tộc và thời đại mà ông đã sống: Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong; Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra; Xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn lưu truyền chín chúa mười ba đời vua. Tác phẩm “Hổ trướng khu cơ” của ông là một trong hai bộ sách quân sự cổ quý nhất của Việt Nam (bộ kia là Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo) ; Nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc tuồng Sơn Hậu gắn với di sản văn hóa Huế thành di sản văn hóa thế giới; Ông khai sinh một dòng họ lớn với nhiều người hiền tài; Những giai thoại, ca dao, thơ văn về ông truyền đời trong tâm thức dân tộc. Đào Duy Từ là người Thầy đức độ, tài năng, bậc kỳ tài muôn thuở của dân tộc Việt với những di sản còn mãi với non sông.

Đào Duy Từ còn mãi với non sông
Thêm những hiểu biết về Đào Duy Từ
Giai thoại Đào Duy Từ
ĐÀO DUY TỪ CÒN MÃI VỚI NON SÔNG
Đào Duy Từ là nhà chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, bậc công thần số một của triều Nguyễn, Sự nghiệp của ông là đặc biệt to lớn đối với dân tộc và thời đại mà ông đã sống. Ông bắt đầu thi thố tài năng từ năm 53 tuổi đến năm 62 tuổi thì mất. Chỉ trong 9 năm ngắn ngủi (1625-1634), Đào Duy Từ đã kịp làm nên kỳ tích phi thường: Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống cự thành công với họ Trịnh ở phía Bắc; Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh. Đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao.

Sau khi ông mất (1634) triều Nguyễn còn truyền được 8 đời (131 năm), cho đến năm 1735, khi Vũ Vương mất, thế tử chết, Trương Phúc Loan chuyên quyền, lòng người li tán, nhà Tây Sơn nổi lên chiếm đất Quy Nhơn, họ Trịnh lấy đất Phú Xuân, thì cơ nghiệp nhà Nguyễn mới bị xiêu đổ.

Đào Duy Từ mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của ông không chỉ là trước tác mà là triều đại. Ông là nhà thực tiễn sáng suốt có tầm nhìn sâu rộng lạ thường. Ngay trong trước tác của ông cũng rất trọng gắn lý luận với thực tiễn. Binh thư “Hổ trướng khu cơ” gắn với những danh tướng cầm quân lỗi lạc một thời Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến. Vũ khúc, tuồng cổ Sơn Hậu gắn với di sản văn hóa Huế lưu dấu mãi cho đến tận ngày nay. Việc sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao gắn với hệ thống chính trị tiến bộ hợp lòng dân. Ông thật xứng danh là bậc kỳ tài muôn thuở với những di sản còn mãi với non sông.

Đào Duy Từ với Lũy Thầy, Quảng Bình

Theo Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình http://www.quangbinh.gov.vn/ “Năm Canh Ngọ 1630, ông chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng hai công trình phòng thủ quan trọng là Lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (1630) và Lũy Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Đây là chiến lũy quan trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước nguy cơ tấn công của quân Trịnh.” Sách Việt Nam sử lược có viết chi tiết về việc Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến đã giúp chúa Nguyễn bày mưu định kế, luyện tập quân lính xây đồn đắp lũy để chống với quân họ Trịnh. Người ta thường gọi lũy ấy là lũy Thầy, nghĩa là lũy của Đào Duy Từ đắp ra.

Theo tài liệu của Trương Quang Nam (báo Thanh Niên) được đặng lại bởi trang lịch sử Việt Nam http://lichsuvietnam.info/. Năm 1992, Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao đã ra quyết định công nhận di tích lịch sử đối với hệ thống Lũy Thầy tại thị xã Đồng Hới và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với nhiều giá trị to lớn. Tại hồ sơ lưu ở Ban Quản lý di tích – danh thắng tỉnh Quảng Bình, lũy Thầy là một hệ thống thành lũy bằng đất, đá được hình thành trong thời gian 3 năm (1630-1634) với tổng chiều dài gần 34 km gồm lũy Trường Dục, lũy Trấn Ninh (lũy Đầu Mâu) và lũy Trường Sa. Lũy Thầy là một công trình kiến trúc quân sự có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử xây dựng thành lũy ở Việt Nam, thể hiện sự kết hợp một cách khoa học giữa thành lũy, sông ngòi, hầm hào liên hoàn, hỗ trợ cho nhau. Ngoài công dụng quân sự, lũy còn có tác dụng về nông nghiệp, thủy nông, thủy lợi như ngăn gió bão, gió mùa, hạn chế cát bay. Và nhiều nét sinh hoạt văn hóa khác gắn liền…

Trong cả hệ thống, lũy Đầu Mâu thuộc làng Lệ Kỳ, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh được cho là còn khá nguyên vẹn. Năm 1631, sau khi xây xong lũy Trường Dục, chúa Nguyễn chưa yên tâm bèn sai Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Dật đi Quảng Bình xem xét hình thế núi sông vùng Đông Hải để xây thêm thành lũy phòng ngự. Khảo sát xong, Đào Duy Từ tâu: Thần xem từ cửa Nhật Lệ đến núi Đầu Mâu, phía ngoài có nước khe, bùa lũy sâu rộng Nguyễn Phúc Nguyên đồng ý cho xây ngay. Bia Định Bắc Trường Thành mô tả lũy Đầu Mâu như sau: “Lũy Đầu Mâu cao 1 tượng 5 thước (tương đương 6m), phía ngoài đóng cọc gỗ lim, phía sau cọc tre, đổ đất lên 5 tầng cấp để voi ngựa có thể bước lên và di chuyển dễ dàng trên mặt lũy. Cứ cách 3-5 tượng thì xây 1 pháo đài để đặt 1 súng thần công, cứ cách 1 tượng thì đặt 1 súng phóng đá, sỏi – tất cả tạo thành một công trình phòng thủ hiểm yếu và kiên cố nhất”. Lũy có chiều dài 12 km.”

Đền thờ Đào Duy Từ ở làng Hoa Trai, Tỉnh Gia, Thanh Hóa

Theo trang thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa http://www.thanhhoa.gov.vn Đào Duy Từ là người làng Hoa Trai, Ngọc Sơn, Tỉnh Gia, Thanh Hóa. Nơi đây có đền thờ của ông (xem ảnh trên). Huyện Tỉnh Gia hiện là điểm đến mới của du khách “Sự kết hợp hài hòa giữa các cảnh quan biển, đảo, đồng bằng, trung du và miền núi đã tạo cho Tĩnh Gia thế mạnh phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là du lịch. Ðến với Tĩnh Gia, du khách không thể không ghé thăm những địa danh nổi tiếng như: Hòn Bảng, Hòn Biện Sơn, Hòn Mê, núi Ngọc Sơn, núi Am, núi Thề Nguyền, hồ Yên Mỹ, động Trúc Lâm, nhà thờ Bùi Thị Xuân, di tích kiến trúc núi đá nghệ thuật thờ Quận công Lê Ðình Châu, nhà thờ xứ Ba Làng xây dựng năm 1893, đền thờ Lương Chí thờ Ðào Duy Từ,… Tất cả tạo thành quần thể du lịch vô cùng độc đáo, là sự tổng hoà giữa những cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng cùng các truyền thuyết, dấu tích lịch sử.”

Trang Du lịch Sẩm Sơn http://www.samson.vn/ giới thiệu cụm di tích Lạch Bạng có: “Chùa Đót Tiên, đền thờ Quang Trung, nhà thờ Ba Làng là một trong số nhà thờ được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam. Trên đường về thành phố Thanh Hóa, du khách dừng lại làng Hoa Trai ( Nguyên Bình – Tĩnh Gia ) để dâng hương tại đền thờ Đào Duy Từ – một danh nhân văn hóa ở quê Thanh..”

Đền thờ Đào Duy Từ tại làng Tùng Châu, Hoài Nhơn,

Trang Hoài Nhơn Online, http://hoainhon.vn/diendan/showthread.php?t=684 , theo Cao Văn Phụng: “ Sau khi Đào Duy Từ qua đời (1634) chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho đưa thi hài ông về mai táng và lập đền thờ tại làng Tùng Châu thuộc xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn). Di tích lăng mộ Đào Duy Từ nay thuộc địa phận thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn. Năm Gia Long 4 (1805) nhà Nguyễn xét công trạng khai quốc công thần, Đào Duy Từ được xếp hàng đầu, được cấp 15 mẫu tự điền và 6 người trông coi phần mộ. Đến năm Minh Mệnh 17 (1836), triều đình lại sai dân sở tại sửa chữa lăng mộ cho ông. Trải qua thời gian và chiến tranh, lăng mộ ông bị hư hại nhiều. Lần sửa sang gần đây nhất được tiến hành năm 1999.

Di tích Nhà thờ Đào Duy Từ hiện tại thuộc thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Nhà thờ nằm trong khuôn viên một thửa đất hình chữ T có diện tích 1.616m2 , được xây dựng vào năm Tự Đức 12 (1859), đã trãi qua nhiều lần trùng tu. Nhà thờ có tam quan cao khoảng 6m, hai mái lợp ngói âm dương, trên có bốn chữ lớn “Quốc công từ môn” (cổng đến thờ Quốc công) ghép bằng mảnh sứ, hai bên đắp phù điêu hình hai con dơi cánh điệu, đường nét khá sắc sảo, bốn trụ góc có hình rồng uốn lượn. Qua Tam Quan có sân nhỏ hình chữ nhật, kích thước 6,9m x 7,8m. tiếp đến là bình phong đắp hình long mã lưng có hà đồ nỗi trên mặt nước, mặt sau đề bốn chữ “Bách thế bất di” (Trăm đời không thay đổi). Ở hai bên là đôi câu đối nhắc đến lai lịch Đào Duy Từ: “Ngọc sơn chung tú Bắc/ Bồng lãnh hiển danh Nam”. Cách đều bình phong 2,6m về hai bên có hai cột trụ cao 4m, trên đỉnh đắp tượng hạc đứng chầu đối xứng, phía sau là sân lớn hình chữ nhật với kích thước 15,4m x 14m. qua sân lớn đến nhà thờ được thiết kế kiểu nhà mái lá, một kiểu kiến trúc truyền thống ở Bình Định. Khám thờ bên trong có bài vị của Đào Tá Hán , Nguyễn Thị Minh (thân phụ và thân mẫu của Đào Duy Từ), Đào Duy Từ và vợ. Trên bài vị Đào Duy Từ có dòng chữ “ô Thủy tổ khảo nội tán lộc khê hầu Đào Công, tặng khai quốc công thần, đặc tiến Vinh lộc đại phu, Đông các đại học sỹ, Thái sư, nhưng thủy Trung Lương, phong Hoàng Quốc Công thần chủ” Bài vị của vợ Đào Duy Từ viết “ôThủy tổ tỉ nội tán Lộc khê hầu Hoàng Quốc Công phu nhân, Trinh thục cao thị thần chủ”. Trong nhà thờ còn có đôi câu đối nhưng nay đã sứt mòn, mờ không đọc được.

Di tích nhà thờ Đào Duy Từ tại thôn Cự Tài thuộc xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí và Đồng Khánh Dư Địa Chí đều chép đền thờ Hoàng Quốc Công Đào Duy Từ ở thôn Cự Tài, huyện Bồng Sơn (nay là Hoài Nhơn). Trong chiến tranh nhà thờ này đã bị sụp đổ. Năm 1978 dòng họ Đào xin kinh phí của tỉnh Nghĩa Bình để xây dựng lại đền thờ trên nền cũ hiện chỉ còn lại hai trụ cổng và tấm đại tự cũng đề “Quốc Công từ môn” (giống như nhà thờ ở thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh Tây) là dấu tích kiến trúc năm Tự Đức thứ 32 (1880) và lần trùng tu năm Khải Định thứ 1 (1861). Trong đền thờ khám thờ là bài vị Đào Duy Từ cũng ghi giống như bài vị bên nhà thờ thôn Ngọc Sơn. Ngoài ra, tại thôn Ngọc Sơn còn có lăng Đào Tá Hán. Truyền rằng khi đã làm quan ở Thuận Hóa, Đào Duy Từ cho đắp mộ phụ thân rồi tung tin rằng đã đưa hài cốt cha mẹ vào đây để phòng việc trả thù của họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Lăng mộ hiện nằm trên một quả đồi rộng. Cũng tại Ngọc Sơn hiên có một ngôi chùa nhỏ, tương truyền là nơi đi tu của bà vợ cả họ Cao.

Những di tích kể trên, theo đơn vị hành chính hiện nay, nằm ở các thôn, xã khác nhau (lăng mộ Đào Duy Từ tại thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, nhà thờ và lăng mộ Đào Tá Hán tại thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh Tây và nhà thờ ở thôn Cự Tài, xã Hoài Phú ) nhưng tất cả vốn đều thuộc vùng đất của trại Tùng Châu xưa. Đây là những xã thôn mà hiện nay con cháu Đào Duy Từ còn rất đông đảo, đặc biệt là ở thôn Cự Tài.

Hàng năm vào ngày 17 tháng 10 (âm lịch) là ngày giỗ Đào Duy Từ, con cháu họ Đào tổ chức cúng tế rất long trọng. Theo quy ước, cứ vào dịp này con cháu dòng tộc đều nghỉ việc đồng áng trong ba ngày. Sau khi làm lễ thắp hương tại lăng mộ Đào Duy Từ (thôn Phụng Du) con cháu về họp mặt và dâng hương tại đền thờ cha mẹ và vợ chồng Đào Duy Từ ở thôn Ngọc Sơn rồi sau đó mới trở về tế lễ chính thức tại đền thờ Đào Duy Từ ở thôn Cự Tài. Ngoài ngày giỗ chính (17 tháng 10), hàng năm tại các di tích trên còn có 5 ngày lễ phụ vào dịp Đông chí, Chạp mả, Thanh minh, Trung thu và Tết Nguyên đán. Ngày giỗ Đào Duy Từ cũng là ngày con cháu phối hợp cúng tế thân phụ và thân mẫu cùng vợ của ông. Duy bà vợ cả còn có ngày riêng là 12 tháng 2 âm lịch tại chùa tu của bà ở thôn Tài lương. Giỗ bà hàng năm( gọi là tiểu chẩn) chỉ sửa cơm chay, cứ mười năm (gọi là trung chẩn) thì lễ vật có thêm đôi chim sống, một đôi gà sống cúng xong thả chim gà ra rồi con cháu thi nhau đuổi bắt, cứ 30 năm (đại chẩn) mới sửa cỗ mặn.

Có đến tận nơi mảnh đất Tùng Châu xưa mới thấy hết dấu ấn và ảnh hưởng lớn lao của Đào Duy Từ đối với vùng đất này. Không chỉ có con cháu họ Đào nơi đây tự hào về vị tổ tiên của mình mà tất cả mọi người dân nơi đây đều tự hào về ông. Cuộc đời và sự nghiệp Đào Duy Từ đã trở thành niềm tự hào chung của dân Hoài Nhơn, của nhân dân Bình Định. Cuộc hành hương đưa ta trở về mảnh đất nơi xưa Đào Duy Từ thác làm kẻ chăn trâu cho phú ông không mấy khó khăn. Từ thị trấn Bồng Sơn ruổi theo Quốc lộ 1A khoảng 7 km tới cột cây số 1138 rồi rẽ hướng tây là sẽ đến các địa chỉ cần tìm. Cỏ trên mộ ông luôn ấm hơi người, của con cháu, của bà con nơi đây, của khách thập phương. Bởi cuộc đời đầy những tình tiết ly kỳ của ông, bởi tấm lòng của ông với vùng đất quê hương thứ hai này, và bởi sự nghiệp lẫy lừng của ông với chúa Nguyễn, với nhân dân Đàng Trong vẫn sẽ còn sống mãi với thời gian.”

Đền thờ Đào Duy Từ ở làng Lạc Giao, Buôn Ma Thuột

Theo Báo Bình Định http://www.baobinhdinh.com.vn/ Trần Xuân Toàn đã giới thiệu đền thờ Đào Duy Từ ở làng Lại Giao thành phố Buôn Mê Thuột : “Đình Lạc Giao phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, được lập năm 1929, là ngôi đình làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên đây lập nghiệp, thờ vị thành hoàng làng là Đào Duy Từ.

Ngôi đình ban đầu làm bằng tranh tre, năm 1932, ngôi đình được xây dựng lại bằng gạch lợp ngói theo hình chữ Môn, gồm có nhà thờ Thần Hoàng và những người có công với nước, hai nhà tả hữu hai bên dùng làm nơi hội họp mỗi khi tế lễ, phía trước có cổng tam quan đi vào, sau cổng có bức bình phong có chạm khắc hổ phù, sau nữa là một lư hương lớn. Làng Lạc Giao hình thành bắt đầu từ những người bị tù lưu đày xa xứ, rồi những dân phiêu bạt từ các vùng đất miền Trung nghèo khó tìm nơi lập nghiệp sinh sống, rồi những công chức, thầy giáo, binh lính được bổ nhiệm lên vùng đất xa xôi Ban đầu chỉ dăm nóc nhà dọc theo con đường suối Ea Tam, xóm người Việt ấy được gọi là thôn Nam Bang. Họ làm rẫy dọc theo khu rừng già ven suối, bên cạnh một buôn của Ama Thuột. Năm 1924, họ gọi xóm người Việt di cư đến là Lạc Giao với ý nghĩa: Lạc là con Lạc cháu Hồng, Giao nghĩa là nơi bang giao Kinh – Thượng. Tên gọi Lạc Giao là lời nguyền giao ước an cư lạc nghiệp của đồng bào Kinh- Thượng, cùng chung lưng đấu cật xây dựng vùng đất mới này.

Năm 1925, làng Lạc Giao được mở rộng bao trùm cả một khu vực rộng lớn ở ngay trung tâm Buôn Ma Thuột. Tài liệu của đình Lạc Giao ghi: ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà (Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là lễ tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới.

Năm 1932, vua Bảo Đại ra chiếu sắc phong cho thần hoàng của làng là Đào Duy Từ, khẳng định đây là đất của “Hoàng triều cương thổ”. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới. Hằng năm cứ đến ngày 27-10 âm lịch, nhân dân Buôn Ma Thuột lại tổ chức ngày tưởng niệm tại đình …’’

THÊM NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐÀO DUY TỪ

Hoàng Kim
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay”
“Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?… ”

“Có lòng xin tạ ơn lòng
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen!”

CHÙM THƠ HAY GẮN VỚI GIAI THOẠI ĐÀO DUY TỪ

Chùm thơ này đã có trong dân gian từ lâu. Gọi là chùm thơ vì đây không phải là một bài mà là ba bài, gieo theo thể liên vận, gắn với “Giai thoại Đào Duy Từ” http://danhnhanviet.blogspot.com/ . Truyện rằng: “… Năm 1627, chúa Trịnh Đàng Ngoài muốn bắt họ Nguyễn ở Đàng Trong thần phục, bèn cử đoàn sứ giả mang sắc vua Lê vào phong cho Sãi Vương (Nguyễn Phúc Nguyên) và đòi lễ vật cống nạp. Chúa Sãi không chịu, nhưng bề ngoài chưa biết xử trí ra sao, bèn hỏi ý kiến Lộc Khê Đào Duy Từ. Theo một số tư liệu, thì chính Duy Từ là người khuyên chúa Sãi bước đầu cứ nhận sắc phong, rồi sau sẽ tìm kế đối phó.

Ba năm sau, thấy thời cơ thuận lợi, bấy giờ Lộc Khê mới bàn với Sãi Vương, sai thợ làm một chiếc mâm đồng có hai đáy, bỏ sắc vua Lê phong kèm với một tờ giấy có 4 câu chữ Hán vào giữa, rồi hàn kín lại. Trên mâm cho bày nhiều lễ vật hậu hĩnh, rồi cử sứ giả mang ra Thăng Long, để tạ ơn vua Lê, chúa Trịnh.

Triều đình Đàng Ngoài nhận được mâm lễ vật tỏ ý ngờ vực, bèn cho khám phá bí mật ở phía trong và cuối cùng họ đã phát hiện chiếc mâm có hai đáy. Khi đem đục ra thì thấy có sắc vua phong dạo trước và tờ giấy viết bốn câu chữ Hán sau:

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch

Dịch nghĩa từng câu là: chữ ”mâu” không có dấu phết; chữ ”mịch” bỏ bớt chữ ”kiến”; chữ ”ái” để mất chữ ”tâm” và chữ ”lực” đối cùng chữ ”lai”.

Thoạt đầu, chúa Trịnh và cả đình thần không ai hiểu bốn câu trên ngụ ý gì. Sau chúa phải cho vời viên quan thông thái nhất triều vào hỏi, thì mới vỡ lẽ rằng, trong chữ Hán, chữ ”mâu” viết không có dấu phết thì thành chữ ”dư”. Chữ ”mịch” mà bỏ chữ ”kiến” thì là chữ “bất”. Chữ ”ái” nếu viết thiếu chữ ”tâm” thì ra chữ ”thụ” và chữ ”lực để cạnh chữ ”lai” sẽ là chữ ”sắc”. Gộp cả bốn chữ mới lại thành câu: ”Dư bất thụ sắc”, nghĩa là ”Ta chẳng chịu phong”.

Chúa Trịnh thấy họ Nguyễn chối từ, trả lại sắc phong bằng một mẹo kế tài tình, thì vừa tức giận, vừa phục tài, bèn cho dò la và biết được đều do Lộc Khê Đào Duy Từ bày đặt ra cả. Chúa tính kế làm sao để lôi kéo Lộc Khê bỏ chúa Nguyễn Đàng Trong về với triều đình Lê – Trịnh Đàng Ngoài.

Chúa lập mưu sai người mang nhiều vàng bạc bí mật vào biếu Đào Duy Từ, kèm một bức thư riêng với bốn câu thơ:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay”

Lời thơ nói đến chuyện anh và em thuở nhỏ, trèo cây hái hoa bưởi, bước xuống ruộng cà hái lộc mùa xuân. Tứ thơ trong như ngọc, là lời nhắn nghĩa tình, nhắc ông rằng tổ tiên, quê quán vốn ở Đàng Ngoài. Nếu trở về sẽ được triều đình trọng dụng còn nếu không thì ngầm ý khống chế

Tương truyền Đào Duy Từ đã xây mộ cho cha mẹ tại Bình Định để tránh bị Đàng Ngoài khống chế theo cách làm của Ngọa Long Gia Cát đón mẹ của Khương Duy vào Hán Trung thuở xưa. Đào Duy Từ đã trả lại quà tặng và viết bài thơ phúc đáp chúa Trịnh như sau:
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?…
Chúa Trịnh đọc thơ biết khó lòng lôi kéo được họ Đào, nhưng thấy bài thơ chưa có câu kết, ý còn bỏ ngỏ, nên vẫn nuôi hi vọng, bèn cho người đem lễ vật hậu hơn, cầm thư chúa vào gặp Đào Duy Từ lần nữa.

Lần này, ông mới viết nốt hai câu kết gửi ra, để trả lời dứt khoát việc mời mọc của chúa Trịnh. Hai câu đó như sau:

Có lòng xin tạ ơn lòng
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen!

Từ đấy Đào Duy Từ ở lại giúp chúa Nguyễn ổn định và phát triển vùng đất miền trong, mở mang bờ cõi đất nước ta cho đến lúc qua đời…”

LỜI THƠ ĐẸP, HỢP LOGIC VÀ TÌNH TỤ DÂN TỘC

Chùm thơ và giai thoại trên đã tồn tại lâu dài trong bia miệng người đời. Lời thơ đẹp, hợp logic và tình tự dân tộc, mọi việc đều khớp đúng với sự kiện lịch sử .

Nguyễn Hoàng, chúa khởi nghiệp nhà Nguyễn, có quê tại huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung). Nhà thờ họ Nguyễn hiện ở đình Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Ông Nguyễn Hoàng là con thứ hai của ông Nguyễn Kim (tức Hữu vệ Điện tiền Tướng quân An Thanh hầu Nguyễn Hoằng Kim) cháu của ông Nguyễn Hoằng Dụ, chắt của ông Nguyễn Văn Lang, đều là các trọng thần của nhà Lê. Nguyên khi xưa ông Nguyễn Kim khởi nghĩa giúp nhà Lê đánh nhà Mạc đã lấy được đất Thanh Nghệ nhưng khi thừa thắng đem quân ra đánh Sơn Nam thì bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc chết, binh quyền giao lại cho con rể Trịnh Kiểm. Người anh của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm kiếm chuyện giết đi vì sợ đức độ và tài năng của hai anh em nhà vợ đoạt mất quyền mình. Nguyễn Hoàng sợ Trịnh Kiểm ám hại nên đã hỏi kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm và được Trạng Trình bảo rằng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Ông đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa từ năm 1558.

Đào Duy Từ sinh năm 1572 ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Năm ông ra đời thì Trịnh Kiểm vừa mới mất (1570) trao quyền lại cho Trịnh Cối để lo việc đánh dẹp. Trịnh Cối say đắm tửu sắc, tướng sĩ nhiều người không phục. Trịnh Tùng, con thứ của Trịnh Kiểm, đã rước vua Lê về đồn Vạn Lại và công khai chống lại anh ruột, Nhân lúc anh em họ Trịnh đánh nhau, Mạc Kính Điển cùng với các danh tướng Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn đem 10 vạn quân vào đánh Thanh Hóa. Trịnh Cối liệu thế không địch nổi đã đầu hàng Mạc. Trình Tùng đưa vua về Đông Sơn, phòng ngự chắc chắn, liều chết cố thủ. Mâc Kính Điển đánh mãi không được, lâu ngày hết lương, phải rút quân về. Trình Tùng oai quyền vượt vua, Anh Tông lo ngại tìm cách giết Trịnh Tùng. Mưu việc không thành, vua sợ chạy vào Nghệ An, bị Trịnh Tùng lập vua mới Thế Tông Lê Duy Đàm bảy tuổi lên làm vua và cho người truy sát giết chết vua cũ. Suốt 10 năm 1573-1583 Trịnh Tùng cố thủ vững chắc Thanh Hóa. Sau khi Mạc Kính Điển mất (1579) thế lực hai bên thay đổi. Năm 1591, Trịnh Tùng cử đại binh đánh ra Thăng Long, bắt được Nguyễn Quyết, phá hào lũy và rút về Thanh Hóa. Vua Mạc Mậu Hợp say đắm vợ người, bạc đãi tướng sĩ, làm nát cơ nghiệp nhà Mạc. Tướng nhà Mạc là Văn Khuê về hàng nhà Lê. Trịnh Tùng đem đại binh trở lại Thăng Long, đánh tan quân Mạc, giết Mạc Mậu Hợp. Nhà Mạc mất ngôi. Con cháu nhà Mạc giữ đất Cao Bằng được ba đời nữa. Vua Lê chỉ còn trên danh nghĩa được cấp bổng lộc thượng tiến, thu thuế 1000 xã và 5000 lính túc vệ và chỉ thiết triều tiếp sứ. Mọi việc lớn nhỏ đều do chúa Trịnh điều hành. Họ Trịnh tôn Lê vì sợ nhà Minh sinh sự lôi thôi và sợ những kẻ chống đối lấy cớ phù Lê, hơn nữa họ Nguyễn có thế lực mạnh và họ Mạc còn đang giữ đất Cao Bằng .

Năm 1572, nhân lúc anh em Trịnh Cối, Trịnh Tùng đánh nhau, nhà Mạc đem quân đánh Thanh Hóa và cho một cánh thủy quân do tướng Lập Bạo chỉ huy đánh Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng đã cho gái đẹp Ngô thị giả cách đưa vàng bạc đến cầu hòa, dụ Lập Bạo ra ái ân trên bãi biển vắng. Lập Bạo không đề phòng nên bị quân Nguyễn trong cát nổi lên giết chết. Quân Mạc bị đánh tan.

Nguyễn Hoàng từ năm 1592 đến năm 1600, đã kéo quân ra Bắc giúp Trịnh diệt Mạc và lập được nhiều công to nhưng Trịnh Tùng luôn để ý đề phòng và Nguyễn Hoàng đã không thể có cớ gì để trở lại đất cũ. Năm 1600 nhân dịp đi đánh giặc, Nguyễn Hoàng đã theo đường biển về lại Thuận Hóa. Sợ họ Trịnh nghi ngờ, ông đã gả con gái Ngọc Tú cho Trịnh Tráng là con trai thứ của Trịnh Tùng. Năm 1613, Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn rằng: “Đất Thuận, Quảng này, bên bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam có Hải Vân và núi Bì Sơn, thật là một nơi trời để cho người anh hùng dụng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ để mà gây dựng cơ nghiệp về muôn đời”

Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp cha giữ đất phương Nam, theo đúng lời di huấn của cha “thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ”, bên ngoài kính cẩn nhận chức do vua Lê phong cho, giữ hòa hiếu với anh rể Trịnh Tráng, nhưng bên trong đã ngầm súc tích nội lực, tỉnh táo đối phó với mưu mô giảo hoạt tìm mọi cách thôn tính, khống chế của họ Trịnh.

Đào Duy Từ với tầm nhìn xa rộng và nhãn quan chính trị sâu sắc đã nhận ra tình cảnh trớ trêu trên. Hình thái Lê Trịnh, Mạc, Nguyễn thời ấy thật giống như “Tam Quốc”: Họ Trịnh noi cách Tào Tháo mượn uy thiên tử để sai khiến chư hầu. Họ Mạc tuy sức cùng lực kiệt nhưng được nhà Minh hậu thuẫn Nhà Minh luôn rình đợi thời cơ để can thiệp vào nước ta như cách “giúp Trần, cầm Hồ” của triều trước. Họ Nguyễn giữ đất phương Nam chân chúa lô rõ, hiền tài theo về. Đào Duy Từ như Ngọa Long ở Long Trung ẩn nhẫn đợi thời. Ông chỉ quyết định vào Nam khi đã định rõ minh quân, danh tướng, chiến lược, sách lược các đối sách trước mắt và lâu dài của bàn cờ lớn.
Lịch sử ghi nhận Đào Duy Từ đã rời quê hương vào Đàng Trong lập nghiệp năm 1625 khi ông đã 53 tuổi. Ông là người tinh thông sử sách, có tài văn võ nhưng không được đi thi vì là con nhà ca xướng. Bố của ông là Đào Tá Hán, trước làm lính cấm vệ trong triều Lê Trịnh, bị phạm húy khi làm thơ đã dám nói tên của chúa Trịnh Kiểm nên bị phạt đánh đòn và đuổi về nhà làm dân thường. Bố của ông sau trở thành kép hát nổi tiếng khắp vùng và kết duyên với bà Vũ Thị Kim Chi ở làng Ngọc Lâm. Đào Duy Từ được sinh ra ở làng Hoa Trai, khi ông lên năm thì bố bị bệnh mất, người mẹ ở góa, tần tảo nuôi con ăn học. Theo luật lệ của triều đình bấy giờ thì con cái những người làm nghề ca xướng đều không được quyền thi cử. Bà Kim Chi tiếc cho tài học của con nên đã nhờ viên xã trưởng đổi họ Đào của con theo cha thành họ Vũ theo mẹ. Đào Duy Từ đã đỗ á nguyên tại kỳ thi Hương năm 1593 lúc ông 21 tuổi, vào đời vua Lê Thế Tông (l567-1584). Ông dự thi Hội thì bị viên xã trưởng

mật báo và tố giác vì mẹ ông đã không chịu gian díu với hắn. Ông bị cấm thi vì trọng tội “gian lận trong thi cử”, bị giam giữ xét hỏi, trong khi mẹ ông ở nhà đã phẫn uất tự tử. Đào Duy Từ vào Nam sau ba mươi năm trầm tĩnh đợi thời. Ứng xử của ông như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhẫn nại đợi hai mươi năm mới ra dự thi triều Mạc và lập tức đoạt được Trạng nguyên. Đào Duy Từ cũng chọn hướng vào Nam rất sâu sắc, có tính toán và đúng thời cơ. Đây không phải là một sự uất ức tầm thường mà là sự nhẫn nại của bậc trí giả, thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát đấy thôi.
GIAI THOẠI LUNG LINH HUYỀN ẢO CHINH PHỤC LÒNG NGƯỜI

Giai thoại dân gian kể rằng, chính trong thời gian Đào Duy Từ gặp cảnh ngộ éo le phạm quy tại trường thi thì chúa Nguyễn Hoàng đang viếng thăm phần mộ của cha ông xây cất ở vùng Tống Sơn. Nguyễn Hoàng đã đến thăm Thái phó Nguyễn Hữu Liêu và tình cờ nghe được chuyện kể về tài năng cùng số phận hẩm hiu của người học trò nghèo Đào Duy Từ. Chúa đem lòng ái mộ cảm mến, nên đã tìm gặp và ngầm giúp Từ tiền bạc để sinh sống. Khi Nguyễn Hoàng đến thăm Đào Duy Từ. Chúa chợt thấy trên vách buồng Duy Từ đang ở có treo bức tranh cầu hiền vẽ ba anh em Lưu Bị thời Tam Quốc bên Tàu lặn lội tìm đến đất Long Trung để vời đón Gia Cát Lượng là một bậc hiền tài.

Nguyễn Hoàng bèn chỉ lên bức tranh, tức cảnh đọc mấy câu thơ để tỏ lòng cầu hiền của chúa và cũng để dò xét tâm ý Đào Duy Từ:

Vó ngựa sườn non đá chập chùng
Cầu hiền lặn lội biết bao công

Duy Từ bèn đọc tiếp:

Đem câu phò Hán ra dò ý
Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng …

Nguyễn Hoàng nối thêm:

Lãnh thổ đoạn chia ba xứ sở
Biên thùy vạch sẵn một dòng sông

và Duy Từ kết

Ví như chẳng có lời Nguyên Trực
Thì biết đâu mà đón Ngọa Long

Sau này, khi Nguyễn Hoàng đã mất, Đào Duy Từ vào Nam,. Ông chăn trâu thuê cho một nhà giàu ở Bình Định. Chủ nhà là người ham mê văn học, đã phát hiện ra Đào Duy Từ là người có tài, nên đã tiến cử Đào Duy Từ cho quan Khám lý Trần Đức Hòa. Vì mến tài của Đào Duy Từ, Trần Đức Hòa đã gả con gái cho, đồng thời tiến cử Đào Duy Từ cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sau cuộc gặp gỡ với Đào Duy Từ, Chúa Sãi đã phong cho ông làm Nha uý Nội tán.

Được Chúa Nguyễn trọng dụng, Đào Duy Từ đã hết lòng giúp chúa Nguyễn đạt được những kỳ tích lạ lùng trong lịch sử:

1) Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống cự thành công với họ Trịnh ở phía Bắc. Ông đã cùng các danh tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến bày mưu định kế, luyện tập quân sĩ, xây đồn đắp lũy, tổ chức tuyến phòng ngự chiều sâu từ phía nam sông Linh Giang đến Lũy Trường Dục (ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình) và Lũy Thầy (từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Suốt thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 45 năm (1627-1672) đánh nhau cả thảy bảy lần, họ Trịnh thường mạnh hơn nhưng quân Nam tướng sĩ hết lòng, đồn lũy chắc chắn nên đã chống cự rất hiệu quả với quân Trịnh.
2) Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra.

3) Đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao. Với tài năng tổ chức kiệt xuất của Đào Duy Từ, chỉ trong thời gian ngắn ngủi chín năm (1625-1634), ông đã kịp xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân. Do vậy, sau đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn truyền thêm được bảy đời nữa .
4) Những di sản của Đào Duy Từ để lại đều là những kiệt tác: Binh thư “Hổ trướng khu cơ” sâu sắc, thực tiễn, mưu lược yếu đánh mạnh, ít địch nhiều, là một trong hai bộ sách quân sự cổ quý nhất của Việt Nam (bộ kia là Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo) ; Nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc, tuồng cổ Sơn Hậu gắn với di sản văn hóa Huế thành di sản văn hóa thế giới; Những giai thoại, ca dao truyền đời trong tâm thức dân tộc của lòng dân mến người có nhân.

Đào Duy Từ mãi mãi là một người Thầy đức độ, tài năng của dân tộc Việt.

Hoàng Kim

GIAI THỌAI ĐÀO DUY TỪ

1 . Kẻ chăn trâu kỳ dị

Nhà phú hộ Lê Phú ở thôn Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định thuê được một đứa ở chăn trâu tên là Đào Duy Từ. Tuy đã đứng tuổi, nhưng Duy Từ tỏ ra rất cần mẫn, siêng năng. Ngày ngày cứ sáng, sớm lùa trâu đi ăn, mãi chập tối mới đánh trâu về, trời nắng cũng như trời mưa, khiến gia chủ rất vừa lòng, chưa hề có tiếng chê trách.

Một hôm, phú hộ họ Lê mời các Nho sĩ hay chữ khắp vùng đến nhà dự hội bình văn. Chập tối, sau khi tiệc tùng xong, mọi người còn trà thuốc, bàn cãi chữ nghĩa văn chương, thì vừa lúc Đào Duy Từ chăn trâu về. Thấy đám đông khách khứa trò chuyện rôm rả, Duy Từ bèn lại gần, đứng ghếch chân lên bậc thềm nhìn, tay vẫn cầm chiếc roi trâu, vai đeo nón lá, lưng quấn khố vải… Chủ nhà ngồi phía trong nhìn thấy cho là vô lễ, giận dữ quát:

– Kẻ chăn trâu kia! Hạng tiểu nhân biết gì mà dám đứng nhìn các quan khách đây là những bậc danh Nho ?
Duy Từ nghe mắng song không tỏ ra sợ hãi, cười ha hả, rồi nói một cách thản nhiên:
– Nho cũng có hạng ”nho quân tử”, hạng ”nho tiểu nhân”. Chăn trâu cũng có kẻ ”chăn trâu anh hùng”, kẻ ”chăn trâu tôi tớ”, cao thấp không giống nhau, hiền ngu không là một ! Còn kẻ tiểu nhân tôi chỉ đứng nhìn, có xâm phạm gì đến cái phú quý, sang trọng của các vị, mà chủ nhân lại mắng đuổi ?

Mấy người khách nghe Duy Từ là đứa chăn trâu, mà nói lí như vậy, liền vặn hỏi:

– Vậy nhà người bảo ai là “nho quân tử”, ai là “nho tiểu nhân” hả?

Đào Duy Từ chẳng cần nghĩ ngợi, nói luôn một mạch:

– “Nho quân tử” thì trên thông thiên văn, dưới thấu địa lí, giữa hiểu việc đời, trong nhà giữ được đạo cha con, tình nghĩa vợ chồng, anh em, bè bạn, ngoài xã hội thì biết lo việc nước, vỗ yên dân, giúp đời, phò nguy cứu hiểm, để lại sự nghiệp muôn đời. Còn ”nho tiểu nhân” thì chỉ là bọn học vẹt, cầu danh cầu lộc, khoe ít chữ nghĩa, coi thường hào kiệt, may được giữ một chức quan nhất thời, thì chỉ tìm trăm phương ngàn kế để mưu đồ lợi riêng làm sâu mọt hại dân đục nước, thật là đáng sợ !
Đám khách nghe Duy Từ nói thế, đều giật mình kinh ngạc, không ngờ một đứa chăn trâu mà lí lẽ cứng cỏi làm vậy, bèn tò mò hỏi thêm:
– Còn ”kẻ chăn trâu anh hùng”, kẻ ”chăn trâu tôi tớ” thì nghĩa làm sao, nhà ngươi thử nói nghe luôn thể ? Duy Từ mỉm cười, ung dung trả lời:

– ”Chăn trâu anh hùng” thì như Ninh Thích phục hưng nước Tề, Điền Đan thu lại thành trì cho nước Yên, Hứa Do cho trâu uống nước ở khe mà biết được hưng vong trị loạn, Bạch Lý Hề chăn dê mà hiểu thấu thời vận thịnh suy. Đó là những kẻ ”chăn trâu anh hùng”. Còn những bọn chỉ biết cam phận tôi tớ, chơi bời lêu lổng, khi vui thì reo hô hoán, khi giận thì chửi rủa, đánh đấm, chẳng kể gì thân sơ, làm cha ông phải xấu lây, xóm làng chịu điều oan. Đấy là hạng ”chăn trâu tiểu nhân” cả !

Mọi người nghe Duy Từ đối đáp trôi chảy, sách vở tinh thông, nghĩa lí sâu sắc, càng thêm kinh ngạc, nhìn nhau, rồi đứng cả dậy, bước ra ngoài thềm mời Duy Từ cùng vào nhà ngồi. Nhưng Duy Từ vẫn tỏ ra khiêm tốn chối từ. Cả bọn bèn dắt tay Duy Từ lên nhà, ép ngồi vào chiếu trên.

Gã phú hộ Lê Phú rất đỗi ngạc nhiên, thấy kẻ đầy tớ chăn trâu nhà mình mà nói toàn chữ nghĩa nên còn ngờ, bèn giục mấy nhà Nho văn hỏi thêm, thử sức Duy Từ về kiến thức, sách vở cổ kim xem hư thực ra sao.

Các vị Nho học nhất vùng hỏi đến đâu, Đào Duy Từ đều đối đáp trôi chảy đến đó và tỏ ra không có sách nào chưa đọc đến, không có chữ nào không thấu hiểu, khiến cho cả bọn phải thất kinh, bái phục sát đất !

Chủ nhà cũng không kém phần sửng sốt, mới vỗ vai Duy Từ, đổi giận làm lành, mà rằng:
– Tài giỏi như thế, sao bấy lâu cứ giấu mặt không cho lão già này biết, để đến nỗi phải chăn trâu và chịu đối xử bạc bẽo theo bọn tôi tớ ? Quả lão phu có mắt cũng như không. Có tội lắm ! Có tội lắm!
Từ đó chủ nhà may sắm quần áo mới xem Duy Từ là khách quý, mời ngồi giảng học, đối đãi hết sức trọng vọng.

2 . Đổi họ để đi thi

Đào Duy Từ vốn người Đàng Ngoài , quê gốc ở làng Hoa Trai, nay thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Bố là Đào Tá Hán, trước làm lính cấm vệ trong triều, thời Lê – Trịnh. Một hôm, nhân lúc nổi hứng, Tá Hán đã sáng tác bài thơ ca ngợi chúa Trịnh như sau:

Trang quốc sử ai bằng Trịnh Kiểm
Tỏ thần uy đánh chiếm hai châu
Thẳng đường rong ruổi vó câu
Phù Lê, diệt Mạc trước sau một lời…

Tá Hán liền bị quy là phạm thượng, trong thơ dám nói cả tên húy của chúa là Trịnh Kiểm. Ông bị tội phạt đánh đòn 20 roi và bị đuổi về nhà làm dân thường.

Nhờ có tài đàn hát nên Tá Hán bèn đi theo một gánh hát để kiếm sống và ít lâu sau đã trở thành kép hát tài giỏi, nổi tiếng khắp vùng.

Có lần, gánh hát đến diễn ở làng Ngọc Lâm trong huyện. Đào Tá Hán trọ trong nhà vị tiên chỉ của làng này là Vũ Đàm. Ông tiên chỉ họ Vũ có cô cháu gái là Vũ Thị Kim Chi đem lòng yêu Tá Hán. Lúc đầu Tá Hán sợ phận mình nghèo khổ, khó kết thành vợ chồng. Nhưng sau khi nghe người nhà vị tiên chỉ thuyết phục rằng cô Chi có sẵn vốn liếng làm ăn, không phải lo nghèo chẳng nuôi nổi vợ, nên Tá Hán nghe theo.

Họ làm lễ thành hôn rồi mua đất, dựng nhà ở Hoa Trai, sau hơn một năm thì sinh ra Đào Duy Từ. Khi Duy Từ lên năm, chẳng may bố bị bệnh mất. Người mẹ chịu ở góa, một mình ngược xuôi tần tảo quyết nuôi cho con ăn học. Duy Từ tỏ ra rất sáng dạ, lại ham mê đèn sách, báo trước khả năng có thể thành đạt trên bước đường cử nghiệp.

Thế nhưng số phận thật là oái oăm! Theo luật lệ của triều đình bấy giờ, thì con cái những người làm nghề ca xướng đều không được quyền thi cử. Bà Kim Chi tiếc cho tài học của con, bèn thu gom vay mượn tiền bạc đến đút lót cho viên xã trưởng làng Hoa Trai là Lưu Minh Phương, để nhờ đổi họ Đào của con theo cha thành họ Vũ của mẹ, mong sao Duy Từ được dự kì thi Hương sắp tới .Viên xã trưởng thấy người vợ góa của Đào Tá Hán còn nhan sắc, nên nhận lời và ra điều kiện nếu xong việc thì phải lấy y.

Theo một vài tài liệu cho biết Đào Duy Từ đã dự khoa thi Hương năm 1593 đời vua Lê Thế Tông (l 567-1584) và đã đỗ á nguyên (thứ hai). Ông được mẹ khuyến khích dự tiếp kì thi Hội. Lúc này Duy Từ mới 2l tuổi.

Thấy việc đổi họ cho Duy Từ đi thi đã trót lọt, xã trưởng họ Lưu bèn đòi bà Kim Chi thực hiện giao ước tái giá về làm vợ mình. Bà Chi cứ lần chần, chối khéo, với lí do con mới thi đỗ, mẹ làm thế sẽ khó coi…

Viên xã trưởng tức giận, đem chuyện trình bày với tri huyện Ngọc Sơn, vốn là chỗ thân quen, để nhờ áp lực quan trên bắt bà mẹ Duy Từ phải thực hiện giao ước.

Viên tri huyện biết chuyện liền lập tức mật báo lên trên. Lúc này Duy Từ đang dự kì thi Hội. Bài Từ làm rất hay, chỉ có một điểm lập luận chưa vừa ý chúa, nên quan chủ khảo là Thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang còn cân nhắc.

Giữa lúc đó thì có tin “sét đánh” ập đến lệnh triều đình truyền xuống đòi xóa ngay tên Vũ Duy Từ, hủy bỏ bài thi, lột hết mũ áo được ban, bắt ngay để tra xét. Đồng thời, gửi trát về cho tri huyện Ngọc Sơn trừng trị những kẻ liên đới.

Luật lệ thời đó quy định xử phạt rất nặng những ai dám phạm vào quy chế thi cử. Sắc chỉ vua Lê về các kì thi Hương đã ghi: ”Nếu người nào mà bị nghi gian thì bắt giữ đích thân đem việc tâu lên để trên xét”. Vì thế, ngay sau đó, Đào Duy Từ đã bị giam giữ, xét hỏi.
Ở quê bà Vũ Thị Kim Chi cũng không tránh khỏi sự truy xét. Bà vừa lo cho tính mạng của con, vừa oán giận sự khắc nghiệt, bất công của triều đình, nên đã phẫn uất đi đến tự tử.
Duy Từ biết tin mẹ mất, nhưng không được về chịu tang, thương cảm quá thành bệnh ngày càng nguy kịch.

Chính trong thời gian Đào Duy Từ gặp cảnh ngộ éo le này, thì chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613), cát cứ ở Đàng Trong, đang làm chuyến du hành ra Bắc với mục đích chúc mừng chúa Trịnh diệt được họ Mạc, luôn thể dò la tình hình của xứ Đàng Ngoài và thăm viếng phần mộ của cha ông xây cất ở vùng Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung), Thanh Hóa.

Nguyễn Hoàng có đến thăm Thái phó Nguyễn Hữu Liêu nên tình cờ nghe được chuyện ông này kể về tài năng và số phận hẩm hiu của người học trò nghèo Đào Duy Từ. Chúa Nguyễn đang nuôi ý đồ xây dựng cơ nghiệp riêng ở Đàng Trong nên muốn ”chiêu hiền đãi sĩ” lôi kéo người tài xứ Bắc về mình. Vì thế, khi biết chuyện Duy Từ, chúa đem lòng ái mộ, cảm mến, ngầm giúp Từ tiền bạc để sinh sống, chạy chữa thuốc men.

Giai thoại dân gian kể rằng, trước lúc trở về Đàng Trong, Nguyễn Hoàng đã đến thăm Đào Duy Từ. Chúa chợt thấy trên vách buồng Duy Từ đang ở có treo bức tranh cầu hiền vẽ ba anh em Lưu Bị thời Tam Quốc bên Tàu lặn lội tìm đến đất Long Trung để vời đón Gia Cát Lượng là một bậc hiền tài.

Nguyễn Hoàng bèn chỉ lên bức tranh, tức cảnh đọc mấy câu thơ để tỏ lòng cầu hiền của chúa và cũng để dò xét tâm ý Đào Duy Từ:

Vó ngựa sườn non đá chập chùng
Cầu hiền lặn lội biết bao công

Duy Từ bèn đọc tiếp:

Đem câu phò Hán ra dò ý
Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng. ..

Nguyễn Hoàng nối thêm:

Lãnh thổ đoạn chia ba xứ sở
Biên thùy vạch sẵn một dòng sông

và Duy Từ kết

Ví như chẳng có lời Nguyên Trực
Thì biết đâu mà đón Ngọa Long

Thế nhưng, kể từ khi có cuộc hội ngộ này, phải đến chục năm sau, Đào Duy Từ mới trốn được vào Nam. Lúc đó, Nguyễn Hoàng đã mất và ông phải đi ở chăn trâu cho nhà hào phú ở đất Tùng Châu, để chờ thời đem tài trí của mình cống hiến cho xã hội.

3. Bước ngoặt cuộc đời

Sau buổi đối đáp với các nhà nho ở Tùng Châu, tiếng tăm Đào Duy Từ – một kẻ chăn trâu kì lạ, tài giỏi hơn người, lan truyền khắp nơi. Bấy giờ có vị quận công, anh em kết nghĩa với chúa Nguyễn, rất có thế lực, là Khám lí Trần Đức Hòa hay tin. Ông này cho đón Đào Duy Từ đến nhà chơi. Qua các buổi chuyện trò, đàm đạo văn chương, Khám lí họ Trần đã nhận thấy Duy Từ có học vấn uyên bác, lại tỏ ra chí lớn hơn người, bèn đem lòng yêu quý và gả người con gái là Trần Thị Chính cho Từ làm vợ.

Khi đã có chốn nương thân vững chắc Đào Duy Từ mới dần dà lộ rõ chí hướng phò vua giúp nước đã nung nấu suốt mấy chục năm cho bố vợ biết. Ông đưa tác phẩm “Ngọa Long cương vãn” của mình cho Trần Đức Hoà xem. Nội dung bài chính là nỗi lòng của Duy Từ, tự ví mình như Gia Cát Lượng (là một nhà quân sự, chính trị nổi tiếng bên Trung Quốc, vì chưa được thi thố tài năng, nên còn ẩn náu ở chốn Ngọa Long). Nỗi lòng đó của Duy Từ được thể hiện rõ ở đoạn kết:

Chốn này thiên hạ đã dùng
Ắt là cũng có Ngọa Long ra đời
Chúa hay dùng đặng tôi tài
Mừng xem bốn bể dưới trời đều yên

Khám lí Trần Đức Hòa xem đi xem lại bài ”Ngọa Long cương” của con rể, thấy văn từ khoáng đạt, điển tích tinh thông, ý chí mạnh mẽ, hoài bão lớn lao, đã tấm tắc khen, rồi tìm cách dâng lên chúa Nguyễn xem để tiến cử Duy Từ với chúa.

Bấy giờ chúa Nguyễn là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên (16l3- l635) đang có ý định kén chọn nhân tài, để dựng nghiệp lớn, nên khi xem xong bài vãn của Đào Duy Từ đã rất tâm đắc, bèn lệnh cho Khám lí Trần Đức Hòa dẫn ngay người con rể vào gặp chúa.

Gia đình nhà vợ vội may sắm quần áo, khăn mũ hợp nghi thức để Duy Từ mặc vào chầu cho thật chỉnh tề nhưng Duy Từ nhất mực từ chối, viện lẽ rằng mình không dám dùng, vì chưa có chức tước!

Trước buổi tiếp, Sãi Vương muốn thử tư cách Đào Duy Từ, nên chúa mặc y phục xuềnh xoàng, cầm gậy đứng trước cửa, thái độ lơ đãng, như chờ một kẻ hầu nào đấy.

Từ xa, Đào Duy Từ đã nhìn thấy vẻ thờ ơ của chúa, bèn giả tảng hỏi bố vợ:

– Người kia là ai vậy, thưa cha?

Trần Đức Hòa sợ hãi, trả lời:

– Ấy chết! Sao con dám hỏi vậy? Vương thượng đấy, Người đứng chờ, con mau mau đến bái lạy!

Duy Từ nghe bố vợ nói, chỉ cười nhạt rồi quay lại chực không đi nữa. Khám lí Trần đi trước, ngoảnh lại thấy con rể bỏ về, sợ khiếp đảm, liền níu lại quở trách:

– Con làm thế này thì tội phạm thượng sẽ trút lên đầu cha cả thôi!

Duy Từ đáp:

– Thưa cha, vì con thấy chúa đang trong tư thế đi dạo với các cung tần mỹ nữ, chứ không có nghi lễ gì gọi là tiếp đón khách hiền. Nếu con lạy chào tất phạm vào tội khinh vua.

Nghe con rể nói vậy, ông bố vợ lại càng thất kinh, cáu kỉnh cầm tay Duy Từ bắt trở lại ngay, để lạy chào chúa, không được để chúa phải chờ. Nhưng Duy Từ vẫn dùng dằng không chịu nghe lời.

Từ xa, Sãi Vương đã để ý quan sát thấy tất cả, biết Đào Duy Từ là kẻ tài giỏi thực, tính khí khái, chứ không giống những bọn tầm thường, chỉ cốt quỵ lụy, được ra mắt chúa, hòng tiến thân để kiếm chút bổng lộc, chức tước mà thôi. Chúa bèn quay vào nội phủ, thay đổi áo quần và bảo thái giám đem áo mũ ban cho Duy Từ, rồi vời vào sảnh đường tiếp kiến.

Kể từ buổi đó, Đào Duy Từ được chúa Sãi Vương tin yêu, trọng vọng, tôn làm quân sư, luôn ở cạnh chúa để bàn bạc việc quốc gia trọng sự. Ông được phong chức Tán trị, tước Lộc Khê hầu, nên người đời vẫn quen gọi ông là Lộc Khê.

4. Tài năng được thi thố

Năm 1627, chúa Trịnh Đàng Ngoài muốn bắt họ Nguyễn ở Đàng Trong thần phục, bèn cử đoàn sứ giả mang sắc vua Lê vào phong cho Sãi Vương và đòi lễ vật cống nạp. Chúa Sãi không chịu, nhưng bề ngoài chưa biết xử trí ra sao, bèn hỏi ý kiến Lộc Khê Đào Duy Từ. Theo một số tư liệu, thì chính Duy Từ là người khuyên chúa bước đầu cứ nhận sắc phong, rồi sau sẽ tìm kế đối phó.

Ba năm sau, thấy thời cơ thuận lợi, bấy giờ Lộc Khê mới bàn với Sãi Vương, sai thợ làm một chiếc mâm đồng có hai đáy, bỏ sắc vua Lê phong kèm với một tờ giấy có 4 câu chữ Hán vào giữa, rồi hàn kín lại. Trên mâm cho bày nhiều lễ vật hậu hĩnh, rồi cử sứ giả mang ra Thăng Long, để tạ ơn vua Lê, chúa Trịnh.

Triều đình Đàng Ngoài nhận được mâm lễ vật tỏ ý ngờ vực, bèn cho khám phá bí mật ở phía trong và cuối cùng họ đã phát hiện chiếc mâm có hai đáy. Khi đem đục ra thì thấy có sắc vua phong dạo trước và tờ giấy viết bốn câu chữ Hán sau:

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch

Dịch nghĩa từng câu là: chữ ”mâu” không có dấu phết; chữ ”mịch” bỏ bớt chữ ”kiến”; chữ ”ái” để mất chữ ”tâm” và chữ ”lực” đối cùng chữ ”lai”.

Thoạt đầu, chúa Trịnh và cả đình thần không ai hiểu bốn câu trên ngụ ý gì. Sau chúa phải cho vời viên quan thông thái nhất triều vào hỏi, thì mới vỡ lẽ rằng, trong chữ Hán, chữ ”mâu” viết không có dấu phết thì thành chữ ”dư”. Chữ ”mịch” mà bỏ chữ ”kiến” thì là chữ “bất”. Chữ ”ái” nếu viết thiếu chữ ”tâm” thì ra chữ ”thụ” và chữ ”lực để cạnh chữ ”lai” sẽ là chữ ”sắc”. Gộp cả bốn chữ mới lại thành câu: ”Dư bất thụ sắc”, nghĩa là ”Ta chẳng chịu phong”.

Chúa Trịnh thấy họ Nguyễn chối từ, trả lại sắc phong bằng một mẹo kế tài tình, thì vừa tức giận, vừa phục tài, bèn cho dò la và biết được đều do Lộc Khê Đào Duy Từ bày đặt ra cả. Chúa tính kế làm sao để lôi kéo Lộc Khê bỏ chúa Nguyễn Đàng Trong về với triều đình Lê – Trịnh Đàng Ngoài.

Chúa lập mưu sai người mang nhiều vàng bạc bí mật vào biếu Đào Duy Từ, kèm một bức thư riêng để nhắc ông rằng tổ tiên, quê quán vốn ở Đàng Ngoài, nếu trở về sẽ được triều đình trọng vọng, cho giữ chức quan to.

Đào Duy Từ đã trả lại quà tặng và viết bài thơ phúc đáp chúa Trịnh như sau:

Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?…

Chúa Trịnh đọc thơ biết khó lòng lôi kéo được họ Đào, nhưng thấy bài thơ chưa có câu kết, ý còn bỏ ngỏ, nên vẫn nuôi hi vọng, bèn cho người đem lễ vật hậu hơn, cầm thư chúa vào gặp Đào Duy Từ lần nữa.

Lần này, ông mới viết nốt hai câu kết gửi ra, để trả lời dứt khoát việc mời mọc của chúa Trịnh. Hai câu đó như sau:

Có lòng xin tạ ơn lòng
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen!

Từ đấy Đào Duy Từ ở lại giúp chúa Nguyễn ổn định và phát triển vùng đất miền trong, mở mang bờ cõi đất nước ta cho đến lúc qua đời. Ông đã đem tài trí của mình cống hiến cho xã hội về nhiễu lĩnh vực. Ông là một nhà quân sự tài ba, kiến trúc sư xây dựng lũy Trường Dục ở Phong Lộc và lũy Nhật Lệ ở Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình, để chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh. Lũy Nhật Lệ còn gọi là lũy Thầy (vì chúa Nguyễn và nhân dân Đàng Trong tôn kính gọi Đào Duy Từ là Thầy). Lũy này được hoàn thành năm 163l, có chiều dài hơn 3000 trượng (khoảng hơn l2 km), cao l trượng 5 thước (khoảng 6 m), mặt lũy rất rộng (voi có thể đi lại được) cứ cách một quãng lại xây pháo đài để đặt súng thần công. Chiến lũy này có vị trí gần khe, dựa vào thế núi, chạy dài suốt cửa biển Nhật Lệ, trông giống hình cầu vồng, có tác dụng chặn được bước tiến của quân Trịnh trong hàng trăm cuộc giao tranh. Đương thời có các câu ca dao:

Khôn ngoan qua cửa sông La
Dù ai có cánh chớ qua lũy Thầy

“Hữu trí dũng hề, khả quá Thanh Hà
Túng hữu dực hề, Trường lũy bất khả khoa”

Mạnh thì qua được Thanh Hà.
Dẫu rằng có cánh khôn qua lũy Thầy

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước như tranh họa đồ
Yêu anh em cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang

Phá Tam Giang bây giờ đã cạn
Truông nhà Hồ, Nội tán cấm nghiêm

Hoàng Kim
Đền thờ Đào Duy Từ ở Hoài Nhơn – ảnh Công Tâm, Báo Bình Định

Tài liệu tham khảo:

Báo Bình Định http://www.baobinhdinh.com.vn/datnuoc-connguoi/2005/12/20241/; Diễn Đàn AVSN http://www.avsnonline.net/forum/viewtopic.php?t=3183 ; Nguyễn Khắc Thuần (Giai thoại dã sử Việt Nam trích dẫn theo Trịnh – Nguyễn diễn chí, quyển 2); Trần Trọng Kim 1921 Việt Nam sử lược, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin 1999; Trần Xuân Toàn (Nguồn Báo Bình Định) http://nau.vn/News/Con-Nguoi/Danh-Nhan-Xu-Nau/Giai-thoai-ve-Dao-Duy-Tu-net-moi-trong-kho-tang-giai-thoai-Viet-Nam/Show-1962/;

NHỚ ĐÀO DUY TỪ

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay!

Hoàng Kim

NORMAN BOURLAUG HÃY VƯƠN TỚI NHỮNG VÌ SAO

NB3
Cha đẻ của cách mạng Xanh: “Hãy vươn tới các vì sao”LỜI THẦY DẶN

NORMAN BORLAUG  NHÀ KHOA HỌC XANHNB 1
DAYVAHOC. Norman Ernest Borlaug (25 tháng 3 năm 1914 – 12 tháng 9 năm 2009) là nhà nông học Mỹ , nhà nhân đạo, người đoạt giải Nobel và ông được gọi là cha đẻ của Cuộc cách mạng Xanh. Ông là người đã nhận được đồng thời ba giải thưởng lớn (Nobel Peace Prize, Presidential Medal of Freedom Congressional Gold Medal) vì những cống hiến đặc biệt cao quý cho nhân loại.

Norman Borlaug là tiến sĩ di truyền và bệnh cây của Trường Đại học Minnesota (University of Minnesota) năm 1942. Ông chuyên nghiên cứu chọn giống lúa mì tại Mexico và đã giới thiệu phát triển những giống lúa mì thấp cây, năng suất cao, kháng sâu bệnh nổi tiếng khắp thế giới.

Ông đã cống hiến suốt đời để cải thiện đời sống và thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo trên toàn cầu. Ông dành nhiều thời gian cho giảng dạy, nghiên cứu, làm việc tại CIMMYT, CIANO ở Mexico, Trường đại học Texas A&M University và Trung tâm chọn tạo giống cây trồng Center for Southern Crop Improvement ở Mỹ. Ông đã thực hiện nhiều dự án giúp đẩy mạnh sản xuất lương thực của nhiều nước ở châu Phi tại Benin, Burkina Faso, Ethiopia, Ghana, Guinea, Mali, Malawi, Mozambique, Nigeria, Tanzania và Uganda, ở châu Á tại Ấn Độ, Pakistan…; Ông là một trong những người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới (World Food Prize) và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực khác. Đây là Cuộc cách mạng thứ hai của ông thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.

Norman Ernest Borlaug nhà khoa học xanh là cây đời mãi mãi xanh tươi !

Kỹ niệm sâu đậm nhất của tôi đối với Thầy Norman Borlaug là ngày tôi được trò chuyện với Người gần trọn buổi chiều trong phòng riêng của tôi tại CIMMYT, Mexico năm 1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Tram trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày Cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy đã lặng người xúc động. Và, tôi thật không ngờ và cũng thật may mắn đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên cạnh Thầy, nhà bác học nông nghiệp bậc nhất của nước Mỹ và thế giới. Tôi đã kể cho Thầy nghe về “Tuổi thơ gian khổ” “Những ngày cầm súng” và “Khát vọng” trong các hoài bão và dự định của mình đối với chọn giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để nâng cao thu nhập và đời sống cho các hộ nông dân nghèo ở Việt Nam. Thầy lắng nghe và thỉnh thoảng góp ý, nhận xét. Tôi tâm đắc với Thầy về câu của Goethe – nhà bác học thiên tài người Đức: “Mọi lý thuyết đều màu xám và cây đời mãi mãi tươi xanh” và câu “An nhàn vô sự là tiên” trong “Sấm ký” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tâm nguyện của Thầy nhà khoa học xanh, “Lời Thầy dạy” mãi mãi trong lòng tôi.

Tư liệu về GS.TS. Norman Borlaug

http://www.worldfoodprize.org/borlaug/borlaug-history.htm
http://www.worldfoodprize.org/borlaug/borlaug-CV.htm
http://www.worldfoodprize.org/borlaug/borlaug-links.htm
http://www.worldfoodprize.org/

Cha đẻ của cách mạng Xanh: “Hãy vươn tới các vì sao”
Norman Bourlaug is the Greatest Living American (AgBioWorld)
Norman Borlaug, Agronomist Who Fought World Hunger, Dies (Technology Review)
Norman Borlaug: The man who fed the world (The wall street journal)
Norman Borlaug, Plant Scientist Who Fought Famine, Dies at 95 (The NewYork Times)
Norman Bourlaug, ‘Green’ Scientist, Dies (Time)

NB 9

LỜI THẦY DẶN

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm tiếng để đời.

Hoàng Kim
http://cayluongthuc.blogspot.com/2007/12/li-thy-dn.html



Hoàng Kim

THUNG DUNG. Anh Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin), nhà hiền triết uyên bác, tạo diễn đàn KINH VỆ ĐÀ SỐ 7 với câu hỏi:“Nội dung Kinh Vệ Đà số 7 nói gì ?”.Tôi xin được trao đổi ba ý  Câu chuyện cổ và kinh Vệ Đà; Từ 36 kế đến Tây Du ký và Lộc Đỉnh ký; Túi khôn của nhân loại.

Câu chuyện cổ và kinh Vệ Đà

Câu chuyện cổ

Ngày xưa, có một anh chàng mạnh khỏe, đẹp trai nhưng hơi bị cù lần, thế nhưng mèo mù vớ cá rán, chàng cưới được một cô vợ vừa xinh đẹp lại vừa thông minh. Cô nàng rất duyên dáng, nói chuyện có duyên, đến nỗi thầy chùa cũng ngẩn ngơ như phải bùa yêu. Anh chồng yêu vợ say đắm nhưng vừa lo, vừa ghen nên cấm tiệt vợ không được tự do giao thiệp và thường hay xét nét vợ. Thế rồi ai đó tư vấn cho anh phải tìm học thuộc kinh Vệ Đà số 7 mới khép cô vợ nghi là đong đưa kia vào khuôn phép. Vậy là một liều ba bảy cũng liều, anh chồng khăn gói bỏ nhà ra đi tìm kinh Vệ Đà số 7.  Anh ta đã vượt qua không biết bao nhiều núi sông với bấy nhiêu đường đất, nhưng chàng vẫn chưa tìm được bảo bối cần tìm. Một hôm chàng gặp một đoàn tiên nữ đẹp tuyệt trần đang tắm bên suối ngọc, chàng lén thưởng thức sau đó lân la làm quen để hỏi về kinh Vệ Đà số 7. Một nàng  ra dáng đại ca cật vấn chàng về lý do đi tìm học kinh Vệ Đà số 7. Chàng đã thành thật kể hết sự tình. Nghe xong cô tiên bảo, anh hãy về động ở chung, chúng tôi sẽ dạy anh lời kinh rất mực thiêng liêng ấy. Anh chàng vui vẻ nghe theo, và từ đó anh thành một lãng tử thực thụ trong động tiên cô. Các nàng dạy cho anh nuôi chim, nuôi thú, đi cày, lại dạy anh cách cãi vã đánh lộn… với chữ nghĩa triết lý sâu sắc, nhân hậu của nhà hiền triết cho đến mọi thói ranh ma của người đời. Sau cùng, truyền cho anh ta biết cách biến một khuôn mặt khả ái đáng yêu thành một khuôn mặt yêu tinh, tầm thường.

Đến một ngày kia anh quay về nhà, phải lúc người vợ đi vắng. Lòng anh lại bùng lên cơn giận vì đoán chắc người vợ lại đi đong đưa. Anh ta lập tức nhắn tin gọi ngay vợ về mà không thèm nghe một lời giải thích. Cô vợ gọi một người bạn ít may mắn, có khuôn mặt “ma chê quỷ hờn” trong nhóm và nói nhỏ với bạn hãy về nhà giúp mình, đợi khi anh chàng ra khỏi phòng thì tắt đèn làm như thế, như thế… Quả nhiên, khi anh chàng về giường đã thấy vợ thơm phức ở đó. Trời tối, cô “vợ” che mặt dỗi chồng, lại không lên tiếng, nên anh chàng cứ nghĩ đấy là vợ mình. Ân ái xong, đến gần sáng, cơn giận của anh chồng lại bùng lên. Anh ta vừa ghen vừa cả giận mất khôn nên đã  niệm chú biến khuôn mặt khả ái đáng yêu của vợ thành khuôn mặt tầm thường. Niệm chú xong, anh ta giơ tay giật phát mặt nạ thì …ôi thôi, phát thuật duy nhất một lần, đã quả nhiên linh nghiệm. Mặt người vợ đổi khác. Cô “vợ” ôm mặt khóc rưng rức và chạy đi…

Anh chàng hối hận đi lang thang tìm vợ khắp nơi và đau đớn tuyệt vọng thề thốt sẽ không màng xấu đẹp chỉ quyết lòng xin nàng trở về. Sau cùng, nàng đồng ý về nhà, nhưng không gặp chồng ngay mà quỳ trước bàn thờ khấn to: “….nếu con quả thật không chung thủy với chồng con thì xin người cứ trừng phạt, còn nếu con bị oan uổng thì xin người hãy ban phép cho mặt con trở lại như xưa…” Anh chồng nghe chưa hết câu đã chạy đến giật phăng tấm mạng che mặt, và sững sờ thấy mặt mũi vợ vẫn đẹp như xưa. Đến lượt anh quỳ thụp xuống bên cạnh vợ, nức nở nói lời xin lỗi, và thề nguyền từ nay đến suốt đời tin vợ, không dám nghi ngờ gì nữa.

Cho đến nay, vợ chồng chàng trai nọ vẫn ở bên nhau, đêm đêm anh chồng vắt tay qua trán nghỉ về kinh Vệ Đà số 7 và vẫn chưa hiểu hết những ẩn ngữ khôn ngoan thật sự trong kho tàng vô giá của người xưa truyền lại.

Kinh Vệ Đà
Xưa kia, sách vở không nhiều như hiện nay, những hiểu biết của nhân loại được truyền khẩu hoặc lưu lại qua chỉ dấu, bia đá, sách vở …PS. Taranop đã lược khảo 106 nhà thông thái: cuộc đời, số phận, học thuyết, tư tưởng, với rất nhiều người lỗi lạc trong các thời đại và đất nước của họ như Sôlômông, Talet, Ê dốp, Lão Tử, Thích ca Mâu Ni, Khổng Tử, Sôcrat, Aristot, Chúa Giêsu, v.v…. (Nhà  Xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội 914 trang). Các kiệt tác truyền bá sâu rộng được gọi là kinh (như kinh bát nhã, kinh kim cương, đạo đức kinh, kinh thánh, kinh dịch, kinh thi, kinh thư…).

Kinh Vệ Đà là bộ kinh tối cổ của người Ấn Độ. Nó là cội nguồn của Ấn Độ giáo,  Phật giáo, Thiên chúa giáo,  Hồi giáo …Vệ Đà (từ gốc vid, –  hiểu biết) là hợp thành kiến thức của xã hội Ấn Độ được truyền khẩu từ 5000 năm đến 1500 năm trước CN, bao gồm những bài thánh ca, kinh cầu nguyện, nghi lễ tế thần,  ma thuật, thơ ca về thiên nhiên tuyệt đẹp…

Theo Radhakrishnan và Moore, trong cuốn “Indian Philophy”, trích dẫn bởi Thượng tọa Thích Chơn Thiện tại Phật học Ngày nay thì triết lý Ấn Độ chia làm năm giai đoạn:
* Giai đoạn I: Từ 2500 TTL đến 600 TTL là giai đoạn của tư tưởng Vệ-đà.
* Giai đoạn II: Từ 600 TTL đến 200 TL là giai đoạn tư tưởng Anh hùng ca.
* Giai đoạn III: Là giai đoạn của những thế kỷ đầu Tây Lịch, giai đoạn của Kinh (Sutra). Giai đoạn này gồm các phái Triết học: Thực tại luận, Đa nguyên luận, Tiến hóa nhị nguyên luận, Thiền định; Những công trình khảo cứu về kinh Vệ đà
* Giai đoạn IV: là giai đoạn học thuật, luận viết và giải thích các Kinh đã ra đời.
* Giai đoạn V: Tư tưởng Ấn Độ đương thời.

Giai đoạn Vệ-đà là giai đoạn tư tưởng triết học thành tựu của nền văn minh Ấn Độ nổi tiếng và cổ nhất thế giới. Có bốn loại Vệ-đà: Xưng tụng cái Biết (Rig-Veda), Ve- đà về Tế tự (Yajur-Veda); Ve- đà về Thần chú, Ca vịnh (Samma-Veda), và Vệ-đà do Đạo sĩ Atharva truyền lại, có tính cách tham bác và triển khai ý nghiã của ba bộ kia (Atharva-Veda). Kinh Veda đề cập đến rất nhiều vị thần như thần Mặt trời, thần Lửa, thần Bầu trời, thần Bão tố, thần Gió, thần Nước, thần Bình minh, thần Đất, v.v… nhưng dân Ấn khi thờ vị thần nào thì vị thần ấy trở nên vị thần chúa tể. Do vậy, Vệ-đà vừa mang ý nghĩa đa thần, vừa mang ý nghĩa nhất thần.

P.D. Mehta, trong cuốn “Early Indian Religious Thought”, nhà xuất bản Lusac và Company Limited xuất bản ở London năm 1956, đã viết rằng: “Tôn giáo được đức Phật đề xuất thì rất độc đáo, nó khác biệt một cách sửng sốt với tất cả các tôn giáo lớn khác. Chính pháp (chân lý) là suối nguồn, chứ không phải là một con người thần thánh hay tuyệt đối. Mục đích là vô ngã, sự chấm dứt khổ đau, và sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn…”. (But Religion as pronounced by the Buddha is so orginal that it is startling different from all the other great religions. The Dhamma, and not a Divine Person or Absolute, is the fountain head. The goal is selflessness, the cessation from being a source of sufffering and evil, and the realization of the Deathlessness of Nirvàna…) (p. 186-187). Geogre Grimm, học giả người Đức, trong cuốn “The Doctrine of the Buddha” cũng viết: “Giáo lý của đức Phật cũng gọi là giáo lý của Vô ngã, tương phản với giáo lý Ngã của kinh Vệ Đà “ (p. 370). Phật giáo chủ trương hết thảy các pháp là Vô ngã, bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn. Học thuyết mang đầy tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội, khác hẵn với các học thuyết Ấn Độ trước đó hoặc cùng thời. Đây là vị trí độc đáo của Phật giáo trong lịch sử Ấn, cũng như trong lịch sử nhân loại. Chính vì điểm khác biệt lớn lao này mà cho đến nay một số Bà-la-môn giáo vẫn xem Phật giáo như là thù nghịch, cho rằng chính Thích Ca Mâu Ni đã làm đảo ngược truyền thống Ấn Độ.

Ngộ được mối liên hệ giữa Phật giáo với kinh Vệ Đà và các học thuyết Ấn Độ trước đó sẽ hiểu được túi khôn của nhân loại trong câu chuyện cổ ở trên.

Từ 36 kế đến Tây Du ký và Lộc Đỉnh ký

Nghe xong câu chuyện cổ với những tình tiết kín đáo đã hé lộ, bạn hẵn đoán được đó là TRÍ TUỆ hoặc TRÍ HUỆ  theo cách diễn đạt của đạo Phật. Đây là kế “Thay Loan tráo Phụng” hay “Du Long chuyển Phượng” mưu kế thứ bảy trong ba mươi sáu kế nổi tiếng (三十六計, Tam thập lục kế; hay 三十六策, Tam thập lục sách) của người xưa. Ba mươi sáu kế đó là:

1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương). Kế “Dương đông kích tây” là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tâỵ muốn làm điều này nhưng lại giả làm điều kia. Kế này nhằm chuyển mục tiêu khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.

2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng). Kế “Điệu hổ ly sơn” là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng. Kế này nhằm nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ hoặc  đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.

3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim) Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.

4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết). Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu. Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ. Biết rất nhiều mà tỏ ra không biết là một mưu kế sâu sắc.

5. Mỹ nhân kế (Kế dùng gái đẹp) Mỹ nhân từ ngàn xưa luôn là đề tài chính. Sức mạnh của người đẹp có thể thay đổi cả đại cục, ảnh hưởng đối với bậc anh hùng, quyền thế.

6. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động) Kế này lợi dụng lúc loạn để sắp xếp theo ý muốn. “Sấn hỏa đả kiếp” có hai loại : Một là theo lửa để mà đánh cướp, thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp, gây ra sự hỗn loạn để thực hiện ý định của ta.

7. Du long chuyển phượng (Biến rồng thành phượng) Kế “Du long chuyển phượng” là biến cái này thành cái kia, trong dân gian thường gọi là “Treo đầu dê, bán thịt chó”.

8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có) Kế này  hình dung như tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú. Thủ đoạn là chọc trời khuấy nước làm rối beng sự việc lên, tung tiếng đồn, gây tiếng tăm, dựa vào đó mà thủ lợi.

9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương) “Tiên hạ thủ vi cường”  ra tay “chớp nhoáng” không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận kịp phản ứng kịp.

10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ rắn sợ) tương tự như kế “giết gà, dọa khỉ” .

11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người) mượn tay người khác để tiêu diệt kẻ thù của mình. Tào Tháo mượn tay Lưu Biểu, Hoàng Tổ để giết Nễ Hành là một thí dụ.

12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta) Kế này còn gọi là “vu oan giá họa” tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại.

13. Khích tướng kế (Kế khích tướng) khích lệ hùng khí của người khác làm tướng giặc nổi giận, mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được mình.

14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn) Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi, có thể nhờ nó để lẩn tránh tai họa, lợi dụng sơ hở của địch để thoát hiểm hoặc tạo ra tình thế mới.

15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến) “Tôn Tử Binh Pháp” viết: “Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh, làm mọi cách giảm lực đối phương để thủ thắng”.

16. Phản khách vi chủ (Đổi khách thành chủ) Kế này là đổi địa vị khách thành địa vị chủ, đổi thế bị động thành chủ động.

17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu thoát xác) Kế này dùng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác.

18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành) dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát hoặc dụ địch vào sâu để tiêu diệt.

19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng) Cách bắt tướng thiên biến vạn hóa, không cứ bằng sức mạnh hay bằng trí khôn. Các kế khác đều có thể dùng cho kế này

20. Ban chư ngật hổ (Giả làm heo để ăn thịt hổ) Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường. Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe Ngoài mặt cung kính nhưng trong âm thầm chuẩn bi để địch mất cảnh giác.

21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rút ván) Lấp đường thành công của những người đến sau để độc chiếm thành tựu.

22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau)  vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền. Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất trong “Liên hoàn kế”.

23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt) lấy sự thanh thản dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức, mỏi mệt, giảm bớt nhuệ khí của địch rồi mới thừa cơ xuất kích.

24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ dâu mắng  hòe) tương tự câu “chửi chó mắng mèo”, mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.

25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng) Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu để đối phương chết hẳn.

26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế) để cho người ta chóa mắt, nể sợ. Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến quân xuống Giang Nam thổi phồng thanh thế trăm vạn hùng quân nhằm dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền hàng phục. Khổng Minh, Chu Du thấy rõ kế này nên đã thắng được.

27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi)  tìm cách làm cho nó dịu đi, lớn thành nhỏ, nhỏ thành không có.

28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ)  Con khỉ vốn rất sợ máu. Lúc bắt khỉ, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến khỉ bủn rủn chân tay để bắt

29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại) dùng người của đối phương để lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch. Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình dễ hơn biết người. Muốn biết người phải dùng gián điệp”.

30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào) Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay, khống chế người thân để khuất phục người cần bắt.

31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt dê) nhân cơ hội vụt để thu được những cái lợi bất ngờ. Dân gian có câu cùng nghĩa “đắm đò rửa trôn”

32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra) mềm dẻo để thu phục lòng người.

33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin) Đem thân xác bị hành hạ để làm bằng chứng tiếp cận địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.

34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc)  Dân gian thường nói “thả con tép bắt con tôm” cũng là kế này.

35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về) lợi dụng một lực lượng nào đó để thi hành trở lại chủ trương của mình. Kế này rất nguy hiểm như rước voi giày mả, đưa hổ vào nhà.

36. Tẩu kế (Chạy, thoát thân) “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!) Kế này là đầu tiên và sau cùng liên quan nhiều đến sự thành bại của việc lớn. Đó là né tránh tai họa để để bảo toàn lực lượng.

Trong Tây Du ký  và Lộc Đỉnh ký, “Thay Loan tráo Phượng” đã được sử dụng rất khéo và nhiều lần, biến hóa khôn lường, tựa như câu nói trong “Hồng Lâu Mộng”: Giả bảo là chân, chân cũng giả/ Không làm ra có, có rồi không. Để nhận thức được đúng đắn và xử lý được đúng đắn cần phải có minh tâm và trí tuệ.

Túi khôn của nhân loại.

Tinh hoa minh triết có nhiều, xin được thu thập mà không lạm bàn. Trí tuệ bậc Thầy là năng động, quyền biến, phát hiện chính xác các mâu thuẫn trong thực tiễn để đạt được mục đích bảo toàn mình và thắng lợi.

Tìm trong vốn cổ, suối nguồn chân lý của dân tộc và nhân loại, cùng những kinh nghiệm mới đương thời, có rất nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.

Kinh Vệ-đà, tư tưởng triết học thành tựu của nền văn minh Ấn Độ nổi tiếng và cổ nhất thế giới. Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là một con người thần thánh hay tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông với minh triết:“Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác”.  Đó là ba ngọn núi trí tuệ cao vọi, túi khôn của nhân loại.

Hoàng Kim

3 thoughts on “Trí tuệ bậc Thầy

  1. Pingback: Túi khôn của nhân loại « Thung dung

  2. Pingback: Minh triết sống thung dung, phúc hậu | Ngọc phương Nam

  3. Pingback: Minh triết sống thung dung, phúc hậu | Thung dung

Bình luận về bài viết này