Ngoc Phuong Nam

Qua đèo chợt gặp mai đầu suối

Hoàng Kim

Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến hơn bốn mươi năm qua.

Thuở ấy, tôi mới mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.

Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy.

Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được đọc và nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.

Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.

“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.

Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.

Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.

Bình sinh đầu ngẫng tới trời xanh

Thông tin về Bác Hồ có nhiều. Một số tài liệu rất sâu sắc nhưng ít người biết và không để ý. Ngoài bài thơ “Tầm hữu vị ngộ ” “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối  / Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến hơn bốn mươi năm qua.. Hiện vẫn chưa rõ tác giả của tám câu thơ tuyệt hay lưu truyền trong dân gian “Bình sinh đầu ngẫng tới trời xanh/ Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành/ Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy/ Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH” ; “CỤ già thong thả buông cần trúc/ HỒ rộng, trời xanh, mặt nước hồng/ MUÔN vạn đài sen hương bát ngát/ TUỔI già vui thú với non sông” . Bác Hồ còn có huyền thoại về bài thơ lạ viết ở đền Trần. Bác dùng cụm từ  “kẻ phi thường” viết về Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) trong câu “Nguyễn Huệ là kẻ phi thường” gây bàn luận và cũng tương tự như câu “Công Uẩn là kẻ phi thường”  mà Bác là bậc Thầy về chữ nghĩa chắc chắc biết rất rõ là dễ đổi thành “bậc phi thường”. Bác cũng có hai bài thơ “đồng dao” lúc 5 tuổi về biển Đông ‘lưỡi bò”. Bài Sơn Tùng lưu lại để giữ lời quan trọng này.

HAI BÀI THƠ VỀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA BÁC HỒ

(Đào Xuân Mai Blog : Lược ghi lời nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng Ngày 11 tháng 4 năm 2001 tại trường Cán bộ quản lý giáo dục nghành Giáo dục Đào tạo)

Nguyễn Tất Thành 5 tuổi đi theo cha mẹ vào Huế.

…Khi ông Nguyễn Sinh Khiêm đưa cho tôi cuốn “Tất Đạt tự ngôn” vào tháng 6 – 1950, cụ có ghi ba bài thơ về thời niên thiếu của em trai mình, tức Bác Hồ. Sau đó ít tháng cụ qua đời.
Cụ Khiêm kể lại:
– Hôm đó cả nhà Bác chuẩn bị đi vào Huế, Bác ngủ với bà ngoại, em Thành ngủ với mẹ, còn chị Thanh thì ngủ với dì An. Đêm đêm Bác thấy bà khóc, ngày bà vui, đêm nào cũng nghe thấy bà khóc. Sáng hôm sau thấy bà đi xin mo cau cả làng (xưa dân ta lấy mo cau làm gàu múc nước). Bác với chú Thành lấy mo cau cắt thành chiếc thuyền đem thả vào ao trước nhà, bà không cho, bà bảo đây là dép của các cháu và cha mẹ cháu để đi vào kinh đô, thời đó chưa có nhiều giày dép như bây giờ. Bác thấy bà ngoại đo chân cha mẹ Bác, đo chân cho hai anh em Bác.
Bác nói: – Mẹ, sao đêm bà khóc?
Về sau mới biết tâm sự của bà là thế này:
– Lúc đầu cha mẹ bác tưởng bà khóc vì bán ruộng cho con rể vào kinh đi học, bán mất 5 sào. Bà ngoại đêm nằm buồn mà khóc. Không phải tiếc bán 5 sào ruộng cho con rể vào kinh đi học vì “chữ nó sẽ đẻ ra ruộng, chứ ruộng nó không đẻ ra chữ”, bán ruộng cho con đi học, có chữ về thì cái chữ đẻ ra ruộng. Còn cái ruộng, bán đi đánh bạc mới mất, nên không có gì là khóc cả. Khóc là vì bà không có con trai. Ông Tú mất rồi, con rể coi như là con trai, con gái là chỗ dựa, bây giờ cả nhà kéo vào Huế, bà ở nhà cô đơn một mình, hai cháu trai và cháu gái cũng đi. (Vì thế nên cha mẹ bác chỉ cho hai anh em cùng đi vào Huế, còn chị Thanh phải ở lại quê với bà để sớm hôm, có bà, có cháu).
Như vậy cha mẹ Bác quyết định vào Huế không phải là để làm ăn sinh sống trở thành người Huế đâu, mà muốn cho anh em Bác vào Huế để học. Cha Bác vào Huế để làm bạn với các nhà khoa bảng ở kinh đô. Các ông quan thời đó đều là Tiến sĩ, là Hoàng Giáp, là Đình Nguyên, ít ra là cử nhân. Đúng là cha của Bác vào Huế đã tạo ra được một cái “chiếu văn”, các ông quan trong triều thường đến đó bình văn, bình thơ cùng với các cụ đồ ở kinh đô.
Ông Khiêm kể tiếp:
– Khi đi dép mo cau, mỗi lần rách thì phải thay cái khác, còn chú Thành thì được cha cõng trên lưng. Trên cao chú ấy quan sát hỏi hết chuyện này đến chuyện khác, ví dụ như:
– Núi này là núi gì mà cao thế?
Bà Ngoại hay ví “Trèo truông mới biết truông cao” là nghĩa làm sao?
Có bao nhiêu nước để được gọi là biển? vân vân và vân vân.
Chú ấy hỏi nhiều chuyện, còn chân Bác thì nó đau vì đi mấy ngày liền, có khi Bác khóc. Mẹ Bác lại động viên:
Em nó vui vẻ hỏi chuyện này chuyện khác, con là anh mà chẳng vui chi cả. Chú được cha cõng trên lưng, đến đồng bằng thì chạy tung tăng, hỏi nhiều thứ đến cha còn lạ mắt nên mẹ Bác nói em thông minh hơn anh.
Rồi cụ Khiêm kể tiếp:
– Mà chú ấy thông minh hơn Bác thật…! Lúc đến đèo Ngang, đường có đoạn sát với biển, không như đường ô tô bây giờ. Ở chân Đèo Ngang có bãi cỏ rất bằng, mẹ Bác mới đặt gánh xuống, cha Bác xếp ô lại, bảo:
– Chỗ này phẳng, nghỉ lại đây ta ăn cơm nắm để rồi leo đèo. Bác ngồi xuống ôm bàn chân rộp, còn chú Thành thì nhảy chơi rồi hỏi cha:
– Thưa cha, cái gì ở trên cao mà đỏ lại ngoằn nghoèo như rứa?
Cha Bác nói:
Đó là con đường mòn vắt qua đèo, tí nữa ta phải đi leo trèo lên trên đó, lên cái con đường mòn đó. Nghe xong , chú ứng khẩu đọc luôn một bài thơ. Sau này Bác ghi lại trong cuốn “Tất Đạt tự ngôn” này.
Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng con theo
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con.
Năm 1950, tôi là anh thanh niên được tiếp xúc với bài thơ này trong cuốn “Tất Đạt tự ngôn” của người anh ruột Bác Hồ, thấy Bác làm thơ từ lúc 5 tuổi thì hơi sững sờ.
Ông Khiêm kể tiếp:
– Lúc đó cha mở cái túi vải lấy lá số tử vi của con ra xem thì Bác mới được biết, cha Bác đã lấy số tử vi cho các con hết rồi. Cha Bác nói với mẹ: – Với thiên tư này, thằng bé sẽ khó nuôi, có lẽ, quan Đào Tấn và ông ngoại đã nói như thế không nhầm.
Rồi Bác Khiêm lại kể tiếp:
– Lúc đó Bác cũng chẳng có bụng dạ nào vì chân bỏng rộp, rất đau. Ăn cơm nắm, uống nước đựng trong quả bầu khô xong, cả nhà lại leo núi, chú Thành lại được cha cõng trên lưng. Anh em Bác ở làng Sen chỉ biết ao, biết sông, biết hồ, biết núi chứ biển thì chưa thấy. Hôm đó, đến đỉnh đèo, cả nhà dừng lại nghỉ, Bác ngồi ôm chân, chú Thành lại chạy nhảy rồi nói:
– Cha ơi, cái ao ở đây sao lại lớn thế?
Cha Bác nói: – Không phải ao đâu con ơi, đó là biển đấy chứ.
Lúc đó, đang đứng trên đỉnh đèo Ngang, nhìn thấy biển, ở đây đi xuống là đến Ròn, tức Cảnh Dương của Quảng Bình. Lần đầu tiên thấy biển lại cứ gọi là ao, cha Bác phải giải thích là biển. Chú ấy lại hỏi:
– Cha ơi, tại sao bò nó lại lội trên biển? Cha Bác cười bảo:
– Không phải là bò đâu con, đó là cánh buồm nâu, thuyền nó chạy trên biển đó. Nghe xong, chú Thành liền ứng khẩu đọc ngay một bài thơ:
Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.
Cụ Khiêm nói một câu tâm sự mà cũng là tâm trạng:
– Con người ta có số mệnh. Số mệnh có khi nó xuất ra thành ý. Cái thông thường, cái lẽ thường anh là phải nhìn thấy trước em chứ, vì anh ra đời trước, khôn hơn . Nhưng đây lại nói là: “em nhìn thấy trước, anh nhìn thấy sau, ta lớn mau mau, vượt qua ao lớn”. Cái khẩu khí ấy là cái ứng mệnh, Bác là anh, Bác đau chân, Bác không còn nhìn thấy những gì ở xung quanh, nhưng chú ấy quan sát, chú ấy lại ứng khẩu được cái đó “Ta lớn mau mau, vượt qua ao lớn”.Có lẽ cũng vì cái khẩu khí ấy nên suốt cuộc đời của chú Thành phải đi hết nơi này đến nơi khác thì phải, (năm châu bốn biển) ….
Cụ Khiêm nói với tôi điều đó vào năm 1950. Sau này tôi công bố hai bài thơ ấy trên báo Văn Nghệ số Tết năm 1980, lúc đó là chuẩn bị đại hội V (1981). Khi cuốn “Búp Sen Xanh” chưa ra, tôi đưa hai bài thơ này và viết cái đoạn gặp cụ Nguyễn Sinh Khiêm. Nhà văn Nguyễn Văn Bổng là Tổng biên tập báo Văn Nghệ, trước khi đăng đến hỏi tôi:
– Có chính xác không anh? mới 5 tuổi mà làm hai bài thơ này, trẻ con thì trẻ con thật nhưng rất trí tuệ.
Tôi nói, anh cứ đăng, có gì tôi chịu trách nhiệm ….
 

TRẦN NHÂN TÔNG VÀ TRÚC LÂM  YÊN  TỬ

     

CƯ  TRẦN LẠC ĐẠO

Trẩn Nhân Tông

Ở đời vui đạo mặc tùy duyên
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trần Nhân Tông  tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà Trần
(sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông), ở ngôi 15 năm
(1278 – 1293) và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm. Ông được sử sách ca
ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tác phẩm Trần Nhân Tông còn lưu lại đến nay sau 700 năm:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…
(Trần Nhân Tông)

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử
như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống  
xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam

Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo (1)
Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện
cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh
trấn giữa trời
Thơ Thiền
lưu dấu muôn đời nước non …

Hoàng Kim
(xem bản gốc và hình ảnh)

 Ngọc phuong Nam

Đền Hùng

Giếng ngọc Tạo Đàn,  ảnh Hoàng Tố Nguyên. Ở  công viên Tao Đàn – miền cổ tích huyền thoại, lá phổi của thành phố Hồ Chí Minh, chiếu thẳng  trục của tâm điểm tựa  sau lưng  dinh Thống Nhất  là khu tưởng niệm các vua  Hùng.Trong ngôi đền thiêng thờ Tổ Hồng  Bàng , những vị vua mở nước thời thượng cổ của  lịch sử Việt Nam, có biểu tượng  trụ đá thề Nghĩa Lĩnh, đối diện là câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh:
Các vua Hùng đã có công dựng nước
bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
“.

 Ẩn ở sau cùng ngôi đền thiêng  là biểu tượng của  giếng ngọc với hình ảnh tuyệt đẹp của một đôi trai gái thanh xuân, phúc hậu, cao quý người Việt. Nước giếng ngọc trong vắt, chắt lọc linh khí của trời đất, mát rượi tâm can. Miền cổ tích nơi đây đã bảo tồn dấu chân lịch sử mở nước
và những di sản, mơ ước của ông cha trong dòng chảy vô tận của thời gian.   


Anh và em
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt !

Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội –
Thủ đô Việt Nam
hồn thiêng sông núi tụ về

“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.

Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ
đến duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (1)

Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm

Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi vũ trụ mắt soi ngoài biển cả (2)
đến Hạ Long
Lục Ngạn
Hương Sơn
Thanh Hóa
Phong Nha
Huế
Hải Vân
Non nước
Hội An
Thiên Ấn
Hoài Nhơn
Nha Trang
Đà Lạt

Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam
Tình yêu muôn đời
Non nước Việt Nam !

___
1. Đào Duy Anh
2. Nguyễn Trãi

DẠO CHƠI NON NƯỚC VIỆT
Hành trình xanh 2010
(Núi Tản sông Đà ảnh Thu Thủy)

       

Đầy đặn yêu thương

NẮM CHẶT TAY ANH ĐI EM

Anh ước mong em đến đây
Giữa hoa lá cỏ cây
Của mùa Xuân ngập nắng
Trời hóa xanh trong
Sau cơn mưa chiều bất ngờ rơi nặng
Gió mang hương đồng tha thiết tặng em.

Đừng hỏi anh sao mãi ước mong thêm
Dù mình đã trao những lời hạnh phúc
Biết bao yêu thương, giận hờn, cơ cực
Dẫu trao nhận hoài cũng chẳng đủ cho nhau.

Trong cái nắng chiều,
Những giòng người đang đi vội vã
Sao anh ước mong em đến thế!
Ước được nắm tay em
Mặc dòng người xô đẩy,
Vượt qua phố đông ngã năm, ngả bảy…
Đi đến tận cùng
Hạnh phúc tình yêu.

Là điều anh ước mơ bấy lâu
(Và chắc em cũng vậy).
Đừng cười anh, em nhé !
Ước mơ của anh nhỏ nhoi, bình dị.
Mong cho những lứa đôi như mình
Mãi mãi yêu thương !

Giữ chặt tay anh đi em!
Bằng lòng theo anh
Cho dẫu cuộc đời
Nhiều khi xô ta ngã
Anh nguyện suốt đời làm chỗ dựa của đời em.
Em mãi là ngôi nhà hạnh phúc bình yên!

Giữ chặt tay anh đi em!
Bởi khi mình đã trong nhau
Thì vất vả đọa đầy cũng không chia cắt nổi
Mình đã tri kỹ với nhau rồi
Thì chẳng thể nào
Vuột khỏi đời nhau.

NGÀY MỚI

Ngày mới xuân sang nhà mở cửa.
Nhạc vui dìu dặt bước thiên thai
Sống vui sống khỏe đời phơi phới
Phúc hậu yêu thương rộng đất trời.

MÙA XUÂN QUÊ HƯƠNG

Đêm Giáng sinh an lành
Ông già Noen gõ cửa
Chuông ngân nga mười hai giờ đêm
Đông tàn xuân đã đến !

Sáng mai
Em dây đi làm sớm
Trời còn se lạnh
Đừng quên giữ ấm nghe em.

Lời nhắn yêu thương
Niềm vui đầy đặn
Thung dung cuộc đời
Mùa xuân quê hương.

HK

THE SPRING IN OUR COUNTRY

A Christmas Eve in well- being
Christmas father knocks at the door
The bell resounds at 12p.m
The Winter ends, The Spring is coming!

In the morning
You go to work early
It becomes rather cold.
Don’t forget to keep warm, dear.

A lovely message
A fulfilled happiness
An easy life
The Spring in our country.

KH
THÁNG BẢY MƯA NGÂU

Hoàng Kim

Tháng bảy mưa ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.

Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển

Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.

Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.

Tháng bảy mưa ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương

Tháng bảy mưa ngâu
Nhớ thương ai góc biển chân trời
Những cuộc chia ly
Đong đầy nỗi nhớ …
Chiêm bao mơ về chuyện cũ
Khói sương mờ ký ức thời gian
Chốn nào chúng mình hò hẹn
Nơi em cùng anh xao xuyến yêu thương
Ngắm mưa Ngâu tháng bảy
Mưa, mưa hoài , mưa mãi
Mưa trong lòng người
Nên mưa rất lâu
Mưa rơi như dòng lệ trắng
Đất trời thương nối một nhịp cầuEm ơi
Lời tình tự của nghìn năm dân tộc.
Như sắc cầu vồng
Nối hai miền xa cách
Để xa nên gần
Vời vợi nhớ thương.

Cầu vồng trên thác Niagara,
(ảnh chụp bởi Hoài Vân)

TỰ NGUYỆN

Nhạc và lời: Trương Quốc Khánh

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất say hoà bình

Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi ngã xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ.

VOLUNTARINESS

If a bird, I would be a white pigeon.
If a flower, I would be a sun flower.
If a cloud, I wold be a warm cloud.
A man, I will die for our country.

Being a bird, I would raise the soft wings
From South to the North, all news are joined.
Being a flower, I effloresce the early love
With all the hearts are enthralled the peace.

Being a cloud, with the wind I fly all the sky.
There’s been a superb millenary, today we’ll be catenary.
Being a man, before we die
We’ll stand up with you raise highly the flag.

TH
*

If a bird, I would be a white pigeon.
If a flower, I would be a sun-flower.
If a cloud, I would be a whole warm cloud
A human, I will die for my country.

A bird, I would rise high my soft wings
From South to the North, I give good news.
A flower, I blossom the early love
With all the hearts enthralled by the peace.

A cloud, I would fly to all the sky
To follow our heroic history
A human, just once before I die
With my brothers, standing, raising the flag.

ĐỢI ANH

Anh như cơn mưa ngọt đầu mùa
Mang đến niềm vui của ngày gieo hạt
Mai Việt nở bừng khoe sắc
Đằm thắm
Lời thì thầm của dòng sông

Anh và em
Như bức tranh tĩnh vật treo tường
Một đôi bình gốm qúy
Cặp bình giản dị
Sang trọng
Khiêm nhường
Tỏa sáng cho nhau.

Anh mang đến cho em
Giấc ngủ nhiệm màu
Xoá đi ưu tư phiền muộn
Anh vỗ về em
Bằng lời ru ngọt ngào cảm động
Tìm những nét cao quý nhất trong em
Mà trân trọng giãi bày

Anh thân yêu!
Nay anh đã xa rồi
Em vẫn ước mong anh
Đợi anh ngày trở lại …

NHỚ  DÒNG SÔNG PHƯƠNG NAM

Anh đã có những vần thơ về biển
Mến thương nhiều nhưng chỉ ngắm biển thôi
Nhớ dòng sông phương Nam lộng lộng đi về biển
Mang phù sa cho lúa nuôi người

Sông dẫu nhỏ nhưng hiền hòa đằm thắm
Bão tố không sôi như biển với trời
Con suối nhỏ thủy chung bên vách núi
Kể cho biển nghe thăm thẳm sông dài

Ai chưa giỏi bơi chỉ nên ngắm biển
Biển mặn mòi tích nước mắt đầy vơi
Những tối trăng lên, những chiều biển lặng
Con nục, con chuồn gọi bạn xa khơi

NÚI SÔNG VÀ BIỂN

Em cao thượng
Anh bồi hồi trước biển
Sóng vỗ bờ
Âu yếm
Núi và sông.

Sông và suối
Nghìn đời đi về biển
Sóng yêu thương
Vỗ mãi
Đến vô cùng

ĐIỂM HẸN

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em

NHỚ EM

Đà lạt trăng khuya tròn như nỗi nhớ
Nơi ấy giờ này em đã ngủ chưa?
“Nguyễn Du che vầng trăng để Kiều thăm Kim Trọng” *
Anh nhớ thương em biết mấy cho vừa!

Em hãy đến với anh, dù chỉ là một buổi
Để trăm năm đời, ta mãi nhớ về nhau.
Hãy đến chốn mây hồng nơi nguyện ước
Trời rất trong, trăng lồng lộng trên đầu.

* Lê Trí Viễn

TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG

Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Buồn ư em?
Trăng vằng vặc trên đầu!

Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu
Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn
“Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn”
Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?

“Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” (1)

Ta mời em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Vui ư em?
Trăng lồng lộng trên đầu!

Ta nhớ bạn ta vào tận vùng sâu
Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi
Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ
Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.

“Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm
Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm
Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng
Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” (2)

Ta cùng em uống rượu ngắm trăng
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Hãy uống đi em!
Mặc đời dâu bể.
Trăng khuyết lại tròn
Mấy kẻ tri âm?

“Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” (3)

NƯỚC MẮT CHẢY VÀO TRONG
Có cắn hạt muối với củ khoai
Mới hiểu hết mặn nồng
Cái sâu nặng của tình người cày ruộng
Nhát cuốc lật lên
Tháng năm vùi xuống (1)
Khoai sắn có lúc chẳng đủ nuôi người,
Dù em tưới đẫm mồ hôi
Hạt muối của biển mặn môi người
Hạt muối của người mặn trên lưng áo
Hạt muối lặn vào trong hạt gạo.

Có một lần
Cha, Anh Cả, Chị gái và Em trai
Nhường nhau một chén cơm gạo đỏ
Cha khóc,
Anh khóc,
Chị và Em đều khóc
Nay Mẹ Cha và Anh đều đã khuất!
Chị vẫn nhớ
Em vẫn nhớ
Lòng ngườì đâu dễ nguôi quên?
Kỷ niệm theo tháng năm
Rưng rưng cảm xúc
Biết ơn hạt lúa, củ khoai
Biết ơn đọi trà lá vằng đắng chát
Thương đọt rau sam,
Thương củ sắn lùi chưa kịp lớn
Biết ơn Thầy

Những lon khoai bè bạn
Quả mướp, nắm rau dền
Nhờ mảnh đất cằn nuôi ta khôn lớn
Nay bưng bát cơm đầy
Vẫn còn nhiều cuộc đời bất hạnh
Nhìn những học trò nghèo
Vươn lên từ nghị lực
Lòng bồi hồi
Nước mắt chảy vào trong.
Biết ơn những ai …
Cần lắm những tấm lòng.(2).

NHỚ ANH

Trăng xưa cùng anh cuốc đất
Trăng nay mình em làm thơ
Thinh không một vầng trăng tỏ
Trăng ơi, rọi đến bao giờ?

NHỚ EM

Đêm nay là đêm nao
Ta lại ngắm trăng và cùng em hò hẹn
Trăng ơi từ đâu đến
Sao đằm thắm, ngọc ngà nửa thực nửa hư
Rọi xuống trăm năm một cỏi đi về (*)

(*) Trịnh Công Sơn

SƯƠNG TAN

Em đừng e sương giá
Nắng lên là sương tan
Hãy làm cây thông đứng
Thung dung trên đỉnh ngàn

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …
CHÚT HUẾ CHO EM

Ngan ngát dòng Hương thoang thoảng thơm
Đâu rồi chốn cũ bến yêu thương
Sông xanh sáu nhịp cầu mong đợi
Nghiêng một vầng trăng sáng phố phường

Anh ra cầu Huế đêm trăng sáng
Hằng hà sao mọc giữa dòng sông
Tình anh như nước càng ra biển
Càng chứa đầy em ở giữa lòng

Anh chọn cho em một chút này
Như tình âu yếm một vòng tay
Đây là chút Huế, đây tình nghĩa
Men ngọt chung tình mãi đắm say.

NHỚ MIỀN ĐÔNG

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẽo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa

Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, xẽ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Srêpốc với niềm nhớ thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh, cùng bạn tiến vô Sài Gòn

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em, nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …

Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông.
TÌNH EM

Em trao duyên cho anh
Anh nén lòng
Dành
Đợi

Em lấy chồng rồi
Anh nợ mãi
Tình em

NÓI VỚI EM

Vụng về, bối rối trước mặt em
Muốn nói đôi điều bỗng hóa quên
Chớ thấy biển im chê biển cạn
E rằng đáy biển khó tìm kim

For You-gold rose in hand Pictures, Images and Photos

http://media.photobucket.com/image/for%20you%20rose/12lindaterry/Things%20in%20Hand/FORYOU-ANIMATION-AWESOME.gif?o=1

Ngoc Phuong Nam

2 thoughts on “Ngoc Phuong Nam

  1. Pingback: Anh đưa em vào miền cổ tích « Thung dung

  2. Vào đây đọc trộm vài bài thơ của HOÀNG KIM .
    Hình như NGỌC PHƯƠNG NAM với HOÀNG KIM cũng là một
    phải không HK nhỉ ?
    MT

Bình luận về bài viết này