Tư liệu Biển Đông và đường lưỡi bò


NGỌC PHƯƠNG NAM. Tranh chấp Biển Đông và cuộc chiến pháp lý về đường lưỡi bò chắc chắn không thể giải quyết trong năm, mười năm mà sẽ trãi nhiều thế hệ. Điều này tùy thuộc chứng cứ pháp lý, thái độ dân chúng, công luận quốc tế, tương quan thế và lực và mối liên hệ của các bên. Trung Quốc với ưu thế nước lớn, cường quốc kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự đang trỗi dậy rất mạnh mẽ cả thế và lực, chắc chắn sẽ không bao giờ chịu rời bỏ ý đồ chiến lược Trung Nam Hải “Chuyển dịch trung tâm địa chính trị thế giới sang châu Á – Thái Bình Dương, cũng cố bảy đại quân khu giữ vững Trung Hoa, phát triển tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự theo trục Nam – Nam, mở rộng tầm ảnh hưởng vùng lưỡi bò đặc quyền kinh tế biển và thâm nhập xuống vùng Đông Nam Á”. Việt Nam có lợi thế pháp lý Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, ở vào tình thế lùi là mất chủ quyền, dân đồng lòng khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, đã có bài học lịch sử toàn dân toàn diện trường kỳ,dám đánh và biết đánh thắng mọi thế lực hùng mạnh, biết ngoại giao khôn khéo chuyển thế nước nhỏ thành thế đa phương. Nước Mỹ và Nga đều có lợi ích an ninh quan trọng ở khu vực này để duy trì cân bằng thế chiến lược nên không dễ khoanh tay đúng nhìn. Chính vì vậy Biển Đông hiện tại và sắp tới còn xao động mạnh, diễn biến khó lường, cần chăm chú theo dõi. “Phép thử chiến lược” đưa khó khăn ra ngoài, lấn dần từng bước, đặt trước việc đã rồi, thương thảo trên thế mạnh đã làm lợi cho Việt Nam chuyển sang thế đa phương và hợp tác với nhiều nước, quốc tế hóa vấn đề biển Đông.

Trước đây đức Phật đã nói với các vua chúa về lẽ thịnh suy: “Ta xem những nơi các vua chúa và các nhà cầm quyền như là những hạt bụi. Ta xem những kho vàng và châu ngọc như những viên gạch và những viên sỏi. Ta nhìn những tấm áo tốt đẹp nhất như những mãnh vải rách tả tơi. Ta thấy vô số thế giới của vũ trụ này như những hạt trái cây và chiếc hồ lớn nhất như một ao nhỏ; những lời phán quyết về đúng và sai như là sự uốn mình nhảy múa của một con rồng; sự tranh giành và thịnh suy chỉ là cái chớp mắt; và sự lên xuống của đức tin là dấu vết của bốn mùa để lại”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài thơ lạ viết tại đèo Ngang lúc Bác mới năm tuổi “Biển là ao lớn/ Thuyền là con bò/ Bò ăn gió no/ Lội trên mặt nước/ Em nhìn thấy trước/ Anh trông thấy sau/ Ta lớn mau mau/ Vượt qua ao lớn”, Biển Đông là ao lớn. Thuyền là con bò. Muốn vượt qua ao lớn không thể không lớn nhanh lên…

(Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên biển đông. Nguồn: Học giả TQ chính thức công nhận đường lưỡi bò không rõ ràng giáo dục.net.vn)

Cuộc chiến pháp lý về đưỡng lưỡi bò (Cow tongue shape) được phản ánh rõ tại Hội nghị an ninh biển Đông và bài viết Nguyễn Hồng Thao -Yêu sách “đường đứt khúc 9 đoạn” của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp quốc tế cùng loạt bài trên Nghiên cứu biển Đông và Ý kiến của GS Nguyễn Kim Đan ở Pháp viết cho GS Cossu, Tổng biên tập tạp chí “Waste Management” đề nghị loại bỏ ít nhất hình về bản đồ (xem hình kèm theo) trong báo cáo của một tác giả người Trung Quốc mới đây đăng ở một tạp chí chuyên ngành khoa học Dưới đây là nội dung email bức thư của GS Nguyễn Kim Đan (theo đúng thư chuyển tiếp do anh Nguyễn Thanh Bình gửi về từ Nhật).

—– Mail transféré —–
De : Dan Nguyen
À : “wmeditorinchief@gmail.com” ; “raffaello.cossu@unipd.it”
Envoyé le : Lundi 20 Juin 2011 11h41
Objet : Claim on the article, Volume 31, Issue 8, Pages 1671-1904, published in “Waste Management”
Prof. Raffaello Cossu
Editor in Chief of
Journal “Waste Management”

Dear Editor,
In the article, entitled: “Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis”, by Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che and Di Feng, published in Volume 31, Issue 8, Pages 1671-1904 (August 2011) of your journal, Figure 2 presents a geographical map of China, including the “Cow Tongue” claimed by China as Chinese territorial Sea in the East Sea (South-China Sea). The Chinese “Cow Tongue” covers the Paracel and Spratly Islands, which are belong to Vietnam.

China could not provide persuasive evidence about its practice of sovereignty in this whole vast sea area, continuously and peacefully for a long time. Despite China’s claims of ownership over the Spratly Islands, it never physically occupied this archipelago until 1988 when its navy clashed with Vietnam’s navy and took control of 6 of the features for the first time in history. China continued to take over more features in subsequent clashes with Vietnam in 1992 and the Philippines in 1995. (see http://www.presscenter.org.vn/en/?option=com_content&task=view&id=5290&Itemid=30 for more details).

Naturally, the East Sea is a combination of economic regimes among Southeast Asia countries and between them with the southern lands of China. The East Sea is the common home of the regional countries and collects the common concerns of the countries inside and outside the region. Therefore, the issues of the East Sea should be resolved equally with respect to international laws and each country’s sovereignty and interests.

Figure 2 of this article will cause a serious diplomatic and political problem between the ASEAN countries and China. Therefore, I hereby request your re-consideration in order to remove at least the figure in this article.

I am looking forward to hearing from you soon.

Dan Nguyen, PhD-HDR
Professor
Université PARIS-EST
Laboratory Saint-Venant for Hydraulics
Joint-Research Unit of CETMEF, EDF R&D and ENPC
6 Quai Wattier
78400 Chatou, France

Phone: +33 1 30 87 79 57, FAX: +33 1 30 87 80 86
Mobile Phone: +33 6 10 91 62 32
Web page: http://www.saint-venant-lab.fr/prod/

Những bài báo liên quan về biển Đông và đưỡng lưỡi bò (Cow tongue shape)

“Đường lưỡi bò” phi lý
Châu bản thời vua Bảo Đại khắc ghi chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam (19/07/2011)

Nếu như các tờ châu bản thời vua Minh Mệnh và Thiệu Trị được viết bằng chữ Hán thì các tờ châu bản thời vua Bảo Đại được viết bằng chữ Quốc ngữ. Và một điều khác biệt nữa là trong thời điểm Nam triều thuộc Pháp bảo hộ này, có châu bản lại được sao dịch thêm một bản ngôn ngữ Pháp.

Bản sao châu bản sang tiếng Pháp
do Thương tá Trần Đình Tùng soạn

Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn đọc hai châu bản do nhà nghiên cứu Phan Thuận An công bố sau khi phát hiện ra nhiều tài liệu chữ Hán, Việt, Pháp… trong tủ sách tại phủ thờ công chúa Ngọc Sơn (con vua Đồng Khánh, em vua Khải Định và là cô ruột vua Bảo Đại) tọa lạc tại 31 Nguyễn Chí Thanh (TP. Huế). Sở dĩ nhà nghiên cứu Phan Thuận An tìm được và đứng ra công bố tài liệu châu bản quý vì công chúa Ngọc Sơn chính là bà nội của vợ ông. Trung quân đô thống, phò mã Nguyễn Hữu Tiến (chồng của công chúa Ngọc Sơn) – một vị quan có vai vế trong triều đình đã đưa về nhà cất giữ một tập châu bản với khoảng 70 văn bản có chữ phê, chữ ký của vua Bảo Đại. Trong quá trình nghiên cứu tập châu bản này, ông Phan Thuận An đã phát hiện hai châu bản có liên quan trực tiếp đến việc thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa. Hiện tại, hai châu bản này đã được bàn giao cho Bộ Ngoại giao để lưu trữ.

Hai tờ châu bản đều có kích cỡ giấy 21,5x31cm và đều có niên đại năm Bảo Đại thứ 13 (1939). Đây là loại giấy tốt, chuyên dùng ở Ngự tiền Văn phòng dưới thời vua Bảo Đại. Bởi vậy, ở góc phía trên bên trái của mỗi tờ, ngoài hai hàng chữ Pháp “Palais Impérial” (Hoàng Cung) và “Cabinet Civil de Sa Majesté” (Ngự tiền Văn phòng), tờ nào cũng có in dòng chữ Hán “Ngự tiền Văn phòng dụng tiên”. “Tiên” là loại giấy có vẽ hình đẹp làm nền, ngày xưa thường dùng để viết thư, cũng thường gọi là giấy “hoa tiên”.

Tờ châu bản thứ nhất đề ngày 15-12 năm Bảo Đại thứ 13, tức là ngày 3-2-1939. Châu bản này không giống các châu bản khác ở chỗ có đến 2 văn bản khác nhau (một bản bằng tiếng Việt, một bản bằng tiếng Pháp), nhưng liên quan mật thiết với nhau. Văn bản tiếng Việt được soạn trước, có nội dung như sau: “Huế, ngày 15 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 13 (3-2-1939). Ngự tiền Văn phòng kính tâu: Nay Văn phòng chúng tôi có tiếp tờ thơ số 68-sp ngày 2 – 2 -1939 của Quí Khâm sứ Đại thần Thương tá xin thưởng Tứ hạng Long tinh cho M. Fontan, Louis, Garde principal de 1ère classe de la Garde Indigène, vừa tạ thế ở nhà thương Huế; và nhờ chúng tôi tâu lên Hoàng đế ban chuẩn. Phí ngân cấp chỉ và thiệt chất huy chương ấy sẽ do ngân sách Trung Kỳ đài thọ. Vậy chúng tôi xin sao nguyên thơ của Quí Khâm sứ Đại thần, phụng đính theo phiến nầy, kính tâu lên Hoàng đế tài định, hậu chỉ lục tuân. Nay kính tâu! Tổng lý Đại thần (ký tên: Phạm Quỳnh).
Châu bản ngày 3-2-1939

Văn bản tiếng Việt này đã được soạn lại thành một bản ngôn ngữ chữ Pháp để gửi tới Tòa Khâm sứ Trung Kỳ đóng ở bờ nam sông Hương. Toàn văn bản dịch như sau: “Huế, ngày 2-2-1939 – Khâm sứ Trung Kỳ- Huân chương Bắc đẩu Bội tinh – Kính gửi Ngài Tổng lý Ngự tiền Văn phòng, Huế. Thưa Ngài, Tôi kính nhờ Ngài vui lòng tâu lên Đức Kim thượng xin phê chuẩn cho một đề nghị là truy tặng Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan là Chánh Cai đội hạng nhất của ngạch lính Khố xanh, vừa tạ thế vào ngày hôm nay tại Nhà thương lớn ở Huế sau khi bị bệnh sốt “typhus” mà ông đã nhiễm phải trong thời gian công tác ở đảo Hoàng Sa. Trong trường hợp lời đề nghị này được chấp nhận, tôi sẽ rất biết ơn Ngài nếu Ngài gửi thật gấp bằng khen và huy chương ấy cho tôi qua trương mục ngân sách địa phương. Ký tên: Graffeuil. Sao y nguyên bản. Thương tá Ngự tiền Văn phòng – Ký tên: Trần Đình Tùng”.

Văn bản chữ Việt và văn bản chữ Pháp của châu bản thứ nhất này có thể hiểu như sau: Vào ngày 2-2-1939, Khâm sứ Trung kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh một văn thư đề nghị tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan, người vừa qua đời trong ngày hôm ấy. Trước đó, ông này giữ chức vụ Chánh Cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh trú đóng tại đảo Hoàng Sa. Trong thời gian ra công tác tại đây ông đã bị nhiễm phải một loại bệnh sốt rét rất nguy hiểm và chết tại Nhà thương lớn ở Huế. Sau khi nhận được văn thư này, Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh giao cho quan chức dưới quyền trực tiếp của mình là Thương tá Trần Đình Tùng trách nhiệm sao y nguyên văn một bản để đính kèm vào tờ phiến đệ trình lên nhà vua. Ngày 3-2-1939, nghĩa là chỉ 1 hôm sau, tờ phiến và bản sao văn thư ấy được Ngự tiền Văn phòng dâng lên vua Bảo Đại. Trong tờ phiến, ông Tổng lý tuy không nhắc lại nguyên nhân cái chết của ông Fontan (vì đã có nói rõ ở văn thư đính kèm rồi), nhưng đề nghị ban thưởng “Tứ hạng Long tinh” cho viên chức người Pháp ấy. Đây là thái độ của triều Nguyễn coi trọng công lao của những người thuộc chính quyền Bảo hộ có công phòng thủ đảo Hoàng Sa. Đọc xong tờ phiến và văn thư đính kèm, vua Bảo Đại chấp nhận ngay những lời đề nghị và đã ngự phê hai chữ “Chuẩn y” và ký tắt hai chữ “BĐ” (Bảo Đại) bằng viết chì màu đỏ”.
Châu bản ngày 15-2-1939 có chữ châu phê của vua Bảo Đại
Châu bản thứ hai cách châu bản thứ nhất kể trên ít ngày. Nội dung châu bản ghi: “Huế, ngày 27 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 13. (15 Février 1939). Ngự tiền Văn phòng kính tâu: Nay Văn phòng chúng tôi có tiếp thơ số 177s-sp, ngày 10 tháng 2 năm 1939 của quí Khâm sứ Đại thần thương rằng ngạch binh thanh khố Trung Kỳ có nhiều công lao trong việc dẹp yên các miền man di dấy loạn và lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa, nghĩ nên thưởng Ngũ hạng Long tinh cho hiệu kỳ ngạch ấy và nhờ chúng tôi tâu lên Hoàng đế ban chuẩn. Phí ngân cấp chỉ và thiệt chất huy chương ấy sẽ do ngân sách Trung Kỳ đài thọ. Chúng tôi có phụng nghĩ dạng bản dụ ngữ ban chuẩn huy chương ấy cho ngạch binh thanh khố Trung Kỳ, kính tâu lên Hoàng đế tài định, như mông du doản, hậu chỉ lục tuân. Nay kính tâu. Tổng lý đại thần, Thần: (ký tên: Trần Đình Tùng)”. Bên lề trái của văn bản, vua Bảo Đại có phê chữ “Chuẩn” và ký tắt hai chữ “BĐ”. Vì cách nay đã gần trăm năm nên ngôn ngữ có phần thay đổi. Nội dung có thể hiểu như sau: Ngày 10-2-1939, Tòa Khâm sứ Trung kỳ có đề nghị Nam triều nên thưởng huy chương Long tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh ở Trung Kỳ, do có công… lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa. Đến ngày 15-2-1939, Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Trần Đình Tùng dâng lên Hoàng đế Bảo Đại tờ “tấu” xin nhà vua duyệt y. Chi phí về thưởng cấp huy chương do Tòa khâm sứ Trung Kỳ đài thọ. Qua hai châu bản này, chúng ta thấy trong khoảng thời gian ngắn (cách nhau hơn ngày), đã có tới hai châu bản liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa. Mặc dù thời điểm đó, Nam triều đang thuộc sự bảo hộ của Pháp nhưng những người lính đi nghĩa vụ ở Hoàng Sa về đều được trọng thưởng. Thậm chí khi những người Pháp làm suất đội hay chỉ đơn thuần là lính Hoàng Sa mà mất đi thì cũng được xét truy tặng.

Điều này chứng tỏ vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam dù đang lâm vào thế yếu vẫn tìm mọi cách để khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong hải giới của Việt Nam. Và kể cả người đề nghị cũng như người đồng ý tặng thưởng đều đánh giá cao việc đồn trú ở quần đảo Hoàng Sa. Từ hai châu bản này, chứng tỏ cho đến trước một tháng quân Nhật tuyên bố đã kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (31-3-1939), thì quần đảo Hoàng Sa vẫn thuộc chủ quyền và quyền kiểm soát liên tục của Việt Nam.

Nhóm PV Biển Đông
“Đường lưỡi bò” phi lý
“Đường lưỡi bò” phi lý
Vài nét địa lý tự nhiên thuộc vùng biển Việt Nam (21/06/2011)
Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về địa – chính trị và địa – kinh tế mà không phải quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc trên thế giới. Từ lâu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã là của người Việt. Lịch sử các triều đại cùng hoạt động liên tục của người Việt hàng trăm năm trước đến nay trên hai quần đảo này cũng như theo tập quán và luật pháp quốc tế là những cơ sở để khẳng định điều đó.
Cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa giữa Biển Đông Việt Nam

Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.

Biển Đông là vùng biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau Địa Trung Hải), chiếm khoảng ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Là tuyến hàng hải huyết mạch mang tính chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu vực, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, là nơi hấp dẫn của các nhà đầu tư và thị trường thế giới.

Bên cạnh nhiều đảo lớn nhỏ khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15o45’00”Bắc – 17ođộ15’00”Bắc và kinh độ 111o00’00”Đông – 113o00’00”Đông trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000km2, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi – Việt Nam) khoảng 120 hải lý. Đoạn biển từ Quảng Trị chạy tới Quảng Ngãi đối mặt với quần đảo Hoàng Sa luôn hứng gió mùa Tây Nam hay Đông Bắc nên thường có nhiều thuyền bị hư hại khi ngang qua đây vào mùa này. Các vua chúa Việt Nam thời xưa hay chu cấp cho các tàu thuyền bị nạn về nước, nên họ thường bảo nhau tìm cách tạt vào bờ biển Việt Nam để nhờ cứu giúp khi gặp nạn. Chính vì thế, Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới và xác lập chủ quyền của mình. Quần đảo Hoàng Sa chia làm hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết (hay còn gọi là Lưỡi Liềm). An Vĩnh nguyên là tên một xã thuộc Quảng Ngãi, theo Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10: “Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát… chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu. Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi…”.

Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hoà – Việt Nam) 243 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo lớn nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km2, từ vĩ độ 6o00’00” Bắc – 12o00’00” Bắc và kinh độ 111o00’00” Đông – 117o00’00” Đông. Diện tích phần nổi của đảo khoảng 3km2, chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên). Với vị trí giữa Biền Đông, quần đảo Trường Sa có lợi thế về dịch vụ hàng hải, hậu cần nghề cá trong khu vực, đồng thời cũng là một địa chỉ du lịch hấp dẫn.
Bản đồ Biển Đông Việt Nam có
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Điều kiện thiên nhiên trên thực tế đã gắn liền với những hoạt động xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo các nhà nghiên cứu, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m-700m thì Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối thịt liền và cách Trung Quốc bằng một vùng biển sâu (Krempf, Giám đốc Hải học Viện Đông Dương, khảo sát năm 1925). Các sinh vật trên các đảo và dưới biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như rùa, đời mồi, vít, đồn đột, ốc tai voi, ốc hương đều tương tự như các đảo ven biển Việt Nam như cù lao Ré. Các khảo sát từ thập niên 40 của thế kỷ XX cũng cho thấy các thú vật sống trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là các loài đã gặp ở Việt Nam, không có nhiều liên hệ với sinh vật ở Trung Quốc. Các khảo sát về thảo mộc cũng có kết quả tương tự, hầu hết thảo mộc ở hai quần đảo này đều du nhập từ đất liền của Việt Nam như cây mù u, cây bàng có nhiều ở cù lao Ré. Các sách sử của thời Nguyễn cũng chép rõ, theo lệnh vua Minh Mạng binh lính Việt Nam đã trồng nhiều cây cối trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để ngày sau cây cối cao to giúp người đi biển nhận biết mà tránh mắc cạn. Biển Đông cũng như Việt Nam nằm trong khu vực mà các nhà sinh vật học gọi là Wallacca, là vùng đất sinh sống của các loài động vật Á Đông mà Trung Hoa nằm ngoài vùng này. Tại Biển Đông không giống như Thái Bình Dương, có dòng hải lưu chảy thay đổi theo chiều gió mùa. Thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ giữa đất liền của Việt Nam với các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Chính nhu cầu tránh bão hoặc bị nạn rồi theo dòng hải lưu, theo chiều gió tấp vào đất liền Việt Nam của các thương thuyền nước ngoài như đã trình bày ở trên nên người Việt Nam từ lâu đã biết tới Hoàng Sa và Trường Sa và sẵn lòng cứu giúp những người bị nạn. Điều đó chứng tỏ hoạt động xác lập chủ quyền và thực thi chủ quyền trên thực tế của người Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức tự nhiên từ bao đời qua.

Nhóm PV Biển Đông

Biển Đông: Những điều hoang đường và sự thật của đường lưỡi bò (Daniel Schaeffer) BIỂN ĐẢO VIỆT NAM.com
Tư liệu về biển đảo Việt Nam Hãy dành thời gian
Trường Sa, Hoàng Sa có bao nhiêu biển và thềm lục địa? (CNM dẫn theo Thời đại mới)
Từ Hội thảo về an ninh biển Đông, thượng nghị sĩ Mỹ John McCain lên án:
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là vô căn cứ
* Nhật – Mỹ kêu gọi Trung Quốc cần hành động có trách nhiệm (Báo Tuổi Trè)
Một “đường lưỡi bò” vô căn cứ (Báo Tuổi Trẻ)
Đường lưỡi bò: Trung Quốc “gậy ông đập lưng ông” (Báo VNN)
Ba lợi thế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông (VNN)
Nếu Việt Nam và Trung Quốc ngừng buôn bán (RFA)
Trung Quốc thua về học thuật biển Đông và chiến lược ti toe (blog Culangcat)
Sức mạnh quân sự và chiến lược vĩ đại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Các tranh chấp lãnh hải và tác động đối với chiến lược biển: Một góc nhìn lịch sử Bruce A. Elleman Giáo sư Trường Cao đẳng Hải quân Mỹ (Thời đại mới)
Trường Sa Hoàng Sa lãnh thổ Việt Nam (Đặc khảo về Hoàng Sa Trường Sa: Tập san Sử Địa số 29 Sài Gòn quý 1. 1975, tài liệu 350 trang do Nguyễn Xuân Diện đánh máy, bổ sung tiếng Hoa,đưa blog và chép về đây)
Trung quốc và các tranh chấp vùng biển nam Trung Hoa Mark J. Valencia
Lê Hoàng-Bauvinal chuyển ngữ Nguồn: Hãy dành thời gian
Trung Quốc và An ninh Năng lượng dài hạn ở châu Á Dr. Evan A. Feigenbaum Nhóm chuyển ngữ Bauvinal.info.free.fr
Tranh chấp hàng hải và hợp tác năng lượng tại biển Nam Trung Hoa
Trung Quốc đẩy mạnh xuống phía Nam trong chính sách ngoại giao năng lượng Michael Richardson Nguyễn Phương Nga chuyển ngữ
Tư liệu biển đảo Việt Nam

Phát hiện thêm nhiều bài báo quốc tế của tác giả người Trung Quốc có sử dụng bản đồ Trung Quốc có hình lưỡi bò

2011/6/23 Nguyễn Thanh 「ビンーグエンータン」Bình

Kính gởi quí thầy cô,
Như em đã thông tin trong lá thư vừa rồi, Trước hàng loạt thư kiến nghị của các nhà khoa học Việt Nam về một bài báo tháng 4/2011 của nhóm tác giả Trung Quốc sử dụng bản đồ đường lưỡi bò, Ban Biên tập Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải cho biết sẽ cho đăng một đính chính trong số tạp chí tới, khẳng định bản đồ Trung Quốc sử dụng trong bài báo nói trên chứa đựng thông tin sai lệch. (Trích từ Vietnam.net: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/26702/tap-chi-quoc-te-se-cai-chinh-ve-ban-do–duong-luoi-bo-.html).
với nội dung như sau:
“… The Editor in Chief is evaluating the matter as a priority and will publish a note on the next issue of our Journal, stating that the map of China published in the article contained incorrect information… bản dịch: “… Tổng biên tập đang ưu tiên xem xét việc này và sẽ cho đăng tải trong số tới của tờ báo nói rõ bản đồ Trung Quốc được đăng tải trong bài báo là một thông tin không chính xác…”. (Nguồn: Baomoi.com http://www.baomoi.com/Hoan-nghenh-gioi-KHVN-da-canh-giac-hanh-dong-kip-thoi/79/6484677.epi).

Không chỉ riêng các nhà khoa học ở Việt Nam, nhiều học giả quốc tế cũng phản bác các lập luận của Trung Quốc về “cơ sở lịch sử” của đường lưỡi bò, trong Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông đang diễn ra tại Washington, Mỹ. Thông tin thêm tham khảo tại: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/hoc-gia-quoc-te-bac-bo-duong-luoi-bo-cua-trung-quoc/
Nay em xin tiếp tục forward cho quí thầy cô thông tin mới nhất về việc phát hiện thêm nhiều bài báo quốc tế của tác giả người Trung Quốc có sử dụng bản đồ Trung Quốc có hình lưỡi bò. Thông tin này được cung cấp bởi TS. Bùi Quang Hiển (Québec-Canada). Ông đã tổng hợp về việc phát hiện nhiều nhà khoa học Trung Quốc đã lập bản đồ quốc gia họ với “đường lưỡi bò” chiếm hầu hết Biển Đông và công bố trên các tạp chí quốc tế cách đây đã 30 năm.
Mặc dù trong các công bố khoa học này, họ chỉ đưa “hình lưỡi bò” 1 cách “lập lờ”, họ không đưa bất cứ chú thích cụ thể nào về U-line trong bản đồ là đường gì, nhưng ảnh hưởng của nó đến cộng đồng quốc tế sẽ là rất lớn vì các tạp chí này đều là các tạp chí uy tín thế giới đăng trên ScienceDirect, Springer, …

From: hien bui
To: Groupe GCMM
Cc: buiquanghien@mail.com
Sent: Wed, June 22, 2011 4:54:57 PM
Subject: [Groupe-GCMM] Phát hiện thêm nhiều bài báo quốc tế của tác giả người Trung Quốc có sử dụng bản đồ Trung Quốc có hình lưỡi bò [1 Attachment]

[Attachment(s) from hien bui included below]

Chào các anh chị em,

Qua quá trình tìm hiểu mình đã phát hiện ra có thêm nhiều bài báo của các tác giả người Trung Quốc được đăng trên các tạp trí khoa học quốc tế của hai nhà xuất bản khoa học lớn là Elsevier và Springer. Các bạn có thể xem danh sách các bài báo và bản đồ hình lưỡi bò mà mình tìm được trong file dính kèm thư này.

Những bài báo này đã được đăng tại các tờ báo như :

– Journal of Human Evolution (1981)
– Tectonophysics (1999)
– Land Use Policy (2010)
– GEOSCIENCE FRONTIERS (2011)
– Climatic Change (2006, 2008)
– J. Geogr. Sci. (2009, 2010)
– Earch Sciences (2010, 2011)
– Agricultural Water Management (2008)

Như những gì mình tìm thấy thì bản đồ TQ có đường chữ U đã được người TQ sử dụng vào các bài báo khoa học cách đây 30 năm chứ không phải là vừa sử dụng năm nay như phát hiện của anh Trần Ngọc Tiến Dũng (bài báo cũ nhất mà mình tìm được:“On the geographical distribution of primates in China”, Yong-Zu Zhang, Sung Wang, Guo-Qiang Quan, Journal of Human Evolution (1981), 10, 215-226). Điều đó chứng tỏ người Trung Quốc đã có ý đồ chiếm toàn bộ Biển Đông từ lâu.

Hôm nay mình đã viết thư và gửi thư về BBT của các tờ báo nói trên để yêu cầu chỉnh sửa các thông tin sai lệch của các bài báo này. Mình đang đợi câu trả lời của họ. Điều đáng chú ý là một số tờ báo như Earch Sciences và tờ GEOSCIENCE FRONTIERS là tờ báo của Trung Quốc. Mình cũng đã viết thư và yêu cầu chỉnh sửa, nếu họ không trả lời mình sẽ gửi thư đặt vấn đề lên nhà xuất bản Elsevier và Springer.

Mình chắc chắn là còn nhiều bài báo nữa của các tác giả người Trung Quốc có sử dụng bản đồ có thêm hình lưỡi bò mà mình chưa tìm thấy. Mong mọi người để ý và nếu phát hiện ra bài nào thì gửi thư kiến nghị lên BBT của các bài báo.

Chắc chắn sắp tới có thể sẽ có thêm nhiều tờ báo sẽ xuất bản với bản đồ này (có thể có những bài đang chuẩn bị gửi, có bài đang đọc duyệt, và có bài đã vừa được chấp nhận để đăng…). Mình nghĩ điều mà các nhóm khoa học như là GCMM có thể làm được bây giờ là viết thư trực tiếp lên Elsevier và Springer và các nhà xuất bản khác nữa để đặt vấn đề và yêu cầu khuyến cáo BBT của các tờ báo là : Khi các tác giả gửi bài báo, yêu cầu họ phải kiểm tra các hình vẽ trước khi gửi, và họ không được sử dụng các đường địa lý mà vi phạm luật pháp quốc tế.

Thân ái,

Québec-Canada

—– Forwarded Message —-
From: Quang Hien Bui
To: “omichael@princeton.edu” ; “gyohe@wesleyan.edu”
Cc: “bqhien2004@yahoo.com”
Sent: Wed, June 22, 2011 10:17:49 AM
Subject: Comments on two papers published in Journal of Climatic Change

Dear Prof. Michael Oppenheimer and Prof. Gary Yohe,

I would like to contact with you to announce some unclear and incorrect information given in two papers published in Journal of Climatic Change:

– “The 1920s drought recorded by tree rings and historical documents in the semi-arid and arid areas of northern china”, Eryuan Liang, Xiaohong Liu, Yujiang Yuan, Ningsheng Qin, Xuiqi Fang, Lei Huang, Haifeng Zhu, Lily Wang and Xuemei Shao, Climatic Change (2006) 79: 403–432

– “Carbon storage in the grasslands of China based on field measurements of above- and below-ground biomass”, Jiangwen Fan, Huaping Zhong, Warwick Harris, Guirui Yu, Shaoqiang Wang, Zhongmin Hu, Yanzhen Yue, Climatic Change (2008) 86:375–396

In Figure 6 (page 418) of the first paper (Eryuan Liang et al. 2006), the authors used the dashed line below the China map but the authors did not explain what does it mean? Also in Figure 1 (page 381) of the second paper (Jiangwen Fan et al., 2008), the authors used the dashed line in China map without any special indication.

To the author’s best knowledge, this dashed line is so-called China’s U-shape line claim which has been opposed by the international community. Because it violated the international sea law UNCLO 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea), in which China has already signed. The UNCLO allowed the coastal countries to enable extending 200 nautical miles (about 400km) for the Exclusive Economic Zone (EEZ). See the Figures indicated later; it is not possible that the length of the dashed line be more 2000km from the China Hainan Island. Note also that some inhabitable islands in the interior of the dashed line have maximum extension of 12 nautical miles after the UNCLO and some islands are actually occupied by other countries (no China).

In my views, the presented Figures imply incorrect and inaccurate information. Also the U-shape line must be removed from China map because it was in conflict with international law and it violated the sovereignty of the other countries. I would like that the editor contacts with the corresponding authors to correct these Figures in the next issue of your Journal.

Sincerely yours,

Dr. Ing. Quang-Hien BUI

Office1:
National Research Council Canada – Aluminium Technologies Centre
501, boul de l’Université Est, Chicoutimi, QC, Canada G7H 8C3
Phone:+1-418-545-5545 –poste 5397
E-mail: QuangHien.Bui@imi.cnrc-nrc.gc.ca

Office2:
Centre de recherche sur l’aluminium – REGAL
Faculté des sciences et de génie
Pavillon Adrien-Pouliot
1065 avenue de la Médecine
Université Laval

Québec, QC, Canada, G1V 0A6
E-mail: quang-hien.bui.1@ulaval.ca
Téléphone : + 1 418-656-2131 -poste 12238

Học giả TQ chính thức công nhận đường lưỡi bò không rõ ràng

Thứ hai, 27 Tháng 6 2011 10:15

(GDVN) – Vừa đặt chân đến sân bay Nội bài lúc 23h ngày 26/6 sau chuyến bay dài gần 20 giờ từ Mỹ về, Giáo sư Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), đã dành cho Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cuộc phỏng vấn nóng ngay tại sân bay, về diễn biến xung quanh hội nghị an ninh biển Đông vừa diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ.

Tin liên quan:

Thông tin báo chí chung Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông
Tướng bắt giữ Dương Văn Minh nói về chiêu bài của Trung Quốc
Việt Nam, ASEAN phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển Đông
Đoàn kết ASEAN trước âm mưu “chia để trị” của Trung Quốc
Quảng Ngãi: Một tháng, 5 tàu cá bị tàu Trung Quốc thu tài sản
Tàu Trung Quốc khoác áo dân sự đi gây hấn tại biển Đông
Trung Quốc ồ ạt gom nông sản Việt: Coi chừng nông dân bị lừa
Ngư dân bị tàu Trung Quốc rượt đuổi
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị VN gửi thư tới Hội hữu nghị Trung Quốc

Ngày 20 -21/6, Hội thảo về An ninh biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế(CSIS) của Mỹ tổ chức quy tụ nhiều quan chức, chuyên gia hàng đầu của Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giáo sư Đặng Đình Quý và 2 cộng sự: Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc DAV và luật gia Nguyễn Duy Chiến, thành viên Trung tâm Nghiên cứu biển Đông, đã tham dự Hội nghị quan trọng này.

Nhiều điều “lần đầu tiên được lên tiếng chính thức”

GS Quý cho biết: Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Mỹ mỗi năm tổ chức gần 2000 sự kiện lớn nhỏ. Nhưng năm nay là lần đầu tiên tổ chức hội thảo quốc tế về an ninh hàng hải biển Đông.

Trong 2 ngày 20 và 21/6, hội thảo tập trung vào 4 vấn đề chính: đánh giá quyền lợi và vị trí của các bên tại biển Đông, cập nhật những diễn biến gần đây ở biển Đông, đánh giá hiệu quả của các cơ cấu và cơ chế an ninh biển hiện thời tại biển Đông, đề xuất chính sách tăng cường an ninh trong khu vực.

Điểm đáng chú ý là, hội thảo diễn ra trước Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trong tháng 7 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 10 và trong bối cảnh có mối quan tâm lớn về an ninh trên biển Đông. Trước diễn biến gần đây, Hội thảo đã mời được những nghiên cứu viên hàng đầu trên thế giới về biển Đông.

PV: Giáo sư đánh giá gì về hiệu quả thiết thực của cuộc hội thảo trong vấn đề biển Đông hiện nay?

GS Đặng Đình Quý: Hội thảo này như một tấm gương về chính sách, nếu anh làm đúng, làm tốt, tuân thủ luật pháp quốc tế thì được học giả quốc tế khen trước dư luận thế giới. Còn nếu anh làm không tốt, trái luật pháp quốc tế thì bị lên án, phê phán dưới góc độ khoa học, đặt nghi vấn về động cơ chính sách…

Do được tổ chức trong thời điểm đặc biệt này nên các học giả kiến nghị rất nhiều giải pháp đến các nước liên quan dù lớn, dù nhỏ, các nước trong và ngoài ASEAN. Điểm đặc biệt đáng chú ý của hội thảo là những đánh giá lần đầu tiên được chính các học giả Trung Quốc lên tiếng và tiếng nói mạnh mẽ từ những chính trị gia cấp cao của Hoa Kỳ tại cuộc hội thảo.

Học giả Trung Quốc: Các nước khác ăn cắp dầu của Trung Quốc

PV: Học giả Trung Quốc nói sao về yêu sách “đường lưỡi bò” và vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay, thưa ông?

GS Đặng Định Quý: Đây là một điểm rất mới tại Hội thảo này. Lần đầu tiên, một học giả người Trung Quốc thừa nhận một cách chính thức “Đường lưỡi bò” là sự thừa kế của lịch sử và thừa nhận, đường lưỡi bò này tọa độ không rõ ràng và đó là vấn đề cần phải thương thảo. Điều này được các học giả quốc tế đánh giá tốt vì cơ sở của “Đường lưỡi bò” được nhìn nhận là rất yếu.

Trước chất vấn của gần như tất cả các học giả quốc tế về tính pháp lý của Yêu sách đường lưỡi bò, ông Tô Hạo, một trong hai học giả Trung Quốc có mặt tại Hội thảo đã trả lời, đường lưỡi bò là thừa kế từ giai đoạn Tưởng Giới Thạch cầm quyền. Cụ thể, xuất phát từ “sáng kiến” của một người Trung Quốc vào năm 1930; đến năm 1947 Tưởng Giới Thạch vẽ thành bản đồ nhưng chỉ lưu hành trong nước mà chưa có tuyên bố quốc tế.

Năm 1949, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời lại in thành sách và dạy cho trẻ con. Từ đó, “Đường lưỡi bò” thấm vào các thế hệ người Trung Quốc, coi đó là lãnh thổ của người Trung Quốc và đang bị các nước khác gặm nhấm, cướp mất.

Cũng cần phải nói thêm, trong một số cuộc hội thảo trước đây, có những học giả người Trung Quốc nói rằng, các nước khác ăn cắp dầu của Trung Quốc. Trung Quốc đã rất kiềm chế chưa khai thác một giọt dầu nào ở biển Đông trong khi đó nhiều nước Đông Nam Á đang triệt để khai thác dầu và Việt Nam là nước ăn cắp dầu nhiều nhất.

Học giả Trung Quốc thứ 2 tham gia hội thảo này vừa đặt câu hỏi và cũng vừa trả lời: “Nếu bây giờ mà Chính phủ Trung Quốc bỏ đàm phán song phương, chấp nhận đàm phán đa phương về vấn đề chủ quyền biển Đông thì rất khó bởi lẽ chủ quyền tính theo “đường lưỡi bò” đã ăn sâu vào tiềm thức người Trung Quốc. Bây giờ biết làm thế nào?”. Dĩ nhiên, vị học giả này cũng nói thêm rằng đó chỉ là suy nghĩ của cá nhân ông ta.

Trong buổi hội thảo, không chỉ phía Việt Nam mà các học giả quốc tế đều có cùng quan điểm, như ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ủy ban An ninh chính trị thuộc ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh, biển Đông bản chất là rất phức tạp, tính chất tranh chấp khác nhau giữa các bên liên quan.

Chỗ thì trang chấp song phương, chỗ thì đa phương. Do đó giải pháp giải quyết tranh chấp cũng phải phù hợp, chỗ nào song phương thì giải quyết song phương, nơi nào đa phương thì phải giải quyết đa phương, chỗ nào quốc tế thì quốc tế giải quyết.

Do đó, cứ nhất nhất giải quyết song phương theo như Trung Quốc đề nghị là vô lý. Chính học giả Trung Quốc kia cũng nhận thức được điều đó.(còn nữa)

Phúc Hưng (Nguồn: Giáo dục Việt Nam 27/6/2011)


Hòn đá to
Hòn đá nặng
Nhiều người nhắc
Nhắc lên đặng

Biển là ao lớn, thuyền là con bò ” thơ Hồ Chí Minh Xem tiếp