Phan Huy Chú: để tôi đọc lại

DẠY VÀ HỌC. Phan Huy Chú (1782 – 1840) là danh nhân văn hoá Việt Nam, nhà khoa học bách khoa thư văn sử địa nổi tiếng với tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”. Ông đồng thời cũng là nhà giáo, nhà thơ của triều vua Minh Mạng. Phan Huy Chú (tên khác là Phan Huy Hạo, tên hiệu là Mai Phong), sinh năm Nhâm Dần 1782, quê gốc xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra và lớn lên ở xã Thụy Khê, huyện Yên Sơn, Phủ Quốc Oai, nay là làng Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng, là con trai thứ ba của Lễ bộ Thượng thư, tiến sĩ Phan Huy Ích. Ông nội là tiến sĩ Phan Huy Cận, ông ngoại là Ngô Thì Sĩ, cha là Phan Huy Ích, bố vợ là Nguyễn Thế Lịch, bác là Ngô Thì Nhậm, chú là Phan Huy Ôn, anh là Phan Huy Thực… Tiến sĩ Phan Huy Ích trong “Thứ nam thực sinh hỉ phú” (bài phú mừng sinh nhật con trai thứ hai Phan Huy Thực) đã viết: “Văn phái dư lan cự cửu nguyên”, nghĩa là: “dòng văn để lại đủ cửu nguyên”. Ông cũng có lời chú trong “Dụ am ngâm lục” rằng: “Phụ thân tôi Phan Huy Cận, thi Hương, thi Hội 2 lần đỗ đầu (lưỡng nguyên). Tôi thi Hương, thi Hội, thi Ứng chế ba lần đều đỗ đầu (tam nguyên). Bác Hy Doãn (Ngô Thì Nhậm) và chú Nhã Hiên (Phan Huy Ôn) em trai thứ 3 của tôi đều đỗ đầu thi Hương. Tất cả cộng lại được chín lần đỗ đầu, gọi là cửu nguyên”. Tác động của dòng dõi tài danh, hiếu học và những quan hệ trí tuệ đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tính cách của nhà khoa học Phan Huy Chú. Phan Huy Chú là một nhà bác học, danh nhân văn hoá Việt Nam, với tài danh lỗi lạc về bách khoa thư. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị, nổi bật nhất là bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” gồm 49 quyển khảo cứu về lịch sử Việt Nam từ lập quốc đến cuối triều Lê.

Trong bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú đã sưu tầm tư liệu, khảo cứu sách vở, đối chiếu sắp xếp, trình bày cô đọng, mạch lạc sinh động, có tầm khái quát cao, chia theo từng loại hiến chương gọi là chí: dư địa chí, nhân vật chí, lễ nghi chí, khoa mục chí, quốc dụng chí, hình luật chí, văn tịch chí, binh chế chí, quan chức chí, bang giao chí. Trong đó: 1) Dư địa chí: Khảo cứu về đất đai, phong thổ và lịch sử địa lý Việt Nam qua các đời; 2) Nhân vật chí: Nói về tiểu sử từ vua chúa, tướng sĩ đến những người trung thần, tiết nghĩa có công với nước; 3) Quan chức chí: Xét về chế độ quan lại ở Việt Nam; 4) Lễ nghi chí: Khảo sát các quy định, thể chế, phẩm phục của vua chúa, quan lại cùng các nghi lễ trong triều đình; 5) Khoa mục chí: Nói về chế độ giáo dục, khoa cử đời xưa; 6) Quốc dụng chí: Viết về chế độ thuế khóa, tài chính qua các triều; 7) Hình luật chí: Xét về pháp luật các đời. 8) Binh chế chí: Khảo về quy chế tổ chức và việc luyện binh qua các đời; 9) Văn tịch chí: Nói về tình hình sách vở nước Việt xưa; 10) Bang giao chí: Khảo về việc giao thiệp, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước qua các đời).

Lê Minh Quốc năm 2009 (5) cho biết:  “Năm 1960, 120 năm sau ngày ông mất, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức dịch tác phẩm bày ra chữ Quốc ngữ, dày đến 1.450 trang, khổ 14,5x20cm và ghi nhận: “Trong kho tàng thư tịch Việt Nam, nếu trước kia có bách khoa toàn thư, thì phải nhận rằng, Lịch triều hiến chương loại chí là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam, là cả một kho tư liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu và xây dựng các khoa học xã hội…”. Chúng ta hãy đọc lại một đoạn ngắn trong Lịch triều hiến chương loại chí có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa … Nhà bác học Phan Huy Chú viết: “Ngoài biển phía đông bắc có đảo Hoàng Sa, nhiều núi lớn nhỏ, đến hơn 130 ngọn núi. Từ chỗ núi chính đi ra biển sang các đảo khác ước chừng hoặc một ngày; hoặc vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước chừng 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi. Trong bãi có dòng nước trong suốt đến đáy. Sườn đảo có vô số vỏ yến sào; các thứ chim có đến hàng nghìn vạn con, thấy người vẫn cứ đỗ quanh, không bay tránh. Bên bãi cát, vật lạ rất nhiều, có thứ ốc có vằn gọi là ốc tai voi to như cái chiếu, trong bụng có hột châu to bằng ngón tay cái, nhưng sắc nó đục, không bằng ngọc châu ở trong con trai; vỏ nó đẽo làm bia được, lại có thể nung làm vôi để xây tường. Có thứ ốc gọi là ốc xà cừ, có thể khảm vào các đồ vật; có thứ gọi là ốc hương. Thịt các con trai, con hến đều có thể làm mắm hoặc nấu ăn được. Có thứ đồi mồi rất lớn, gọi là hải ba, mai nó mỏng, có thể ghép làm các đồ vật; trứng nó như đầu ngón tay cái. Lại có thứ gọi là hải sâm, tục gọi con đột đột, nó bơi lội ở bên bãi cát, bắt về, xát vôi qua, rồi bỏ ruột đi phơi khô. Khi nào ăn, lấy nước cua đồng mà ngâm, nấu với tôm và thịt lợn, ngon lắm. Các thuyền buôn khi gặp gió thường nấp vào đảo này. Các đời chúa Nguyễn đã đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm cứ đến tháng ba, khi nhận được mệnh lệnh sai đi, phải đem đủ sáu tháng lương thực, chở năm chiếc thuyền nhỏ ra biển, ba ngày ba đêm mới đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ tìm kiếm các thứ; bắt cá ăn, tìm được những thứ của quý của bọn Tàu ô rất nhiều và lấy được hải vật rất nhiều. Đến tháng tám thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (còn gọi cửa Yêu Lục, tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân đưa nộp”… Báo Tiếng dân (số ra ngày 23/7/1938) cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa “Dấu tích đảo Tây Sa (Paracels) trong lịch sử Việt Nam ta và giá trị bản “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại chú của Phan Huy Chú “Hoàng Sa: là phần sở hữu của nước Nam ta, vì chính người Nam đã chiếm trước hết và đã kinh dinh các công cuộc ở đảo ấy”. Với các tài liệu ấy, theo cụ: “Trở thành món tài liệu rất quý giá có quan hệ đến công pháp quốc tế không phải là ít”.

Tập tin:Bản đồ Việt Nam năm 1834.jpg

Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ (tên gốc: 大南一統全圖 hoặc 大南一統全圖) do Phan Huy Chú xuất bản đời Nguyễn vào khoảng năm 1838 (theo Trần Nghĩa, Viện Nghiên cứu Hán Nôm 1990) là một chứng cứ pháp lý quốc  tế về Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là không thể chối cãi. Chỉ riêng một dẫn liệu về lời văn và bản đồ đã nêu trên đã cho thấy ý nghĩa và tầm vóc đóng góp của Phan Huy Chú cho non sông Việt.

Ngoài tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú còn có các tác phẩm khác như: “Hoàng Việt dư địa chí”, Mai Phong du Tây thành dã lục, “Hoa thiều ngâm lục” (tập thơ đi sứ Tàu), “Bình Định quy trang”, “Dương trình ký kiến”, “Hoa trình ngâm lục”, Lịch đại điển yếu thông luận; “Hải trình chí lược”… hay còn gọi là Dương trình kí kiến (ghi chép những điều trông thấy lúc đi Batavia); Điều trần tứ sự tấu sở.

Phan Huy Chú là tấm gương lớn về hoạt động học thuật. Ông không được khoa bảng như cha ông, song thực học, thực tài, uyên bác, xuất chúng. Ông thực hiện công việc nghiên cứu bằng lao động khoa học miệt mài, với tâm huyết lớn. “Lịch triều hiến chương loại chí” là công trình học thuật cá nhân đồ sộ với hình thức độc đáo, nội dung lớn lao đã được ông thực hiện trong mười năm (1809 – 1819), chưa kể thời gian đọc sách, ghi chép, sưu tầm trước đó. Đây là “một bộ sách thường đọc của một đời”, là điểm đặc sắc trong lịch sử văn hoá nước nhà.

Phan Huy Chú viết: “Nước Việt ta tiếng khen lễ nghĩa đã hơn nghìn năm, vốn có thư tịch đã từ lâu lắm. Kể từ Đinh, Lê dựng nước đối địch với Trung Hoa, mệnh lệnh từ chương dần dần rõ rệt. Đến Lý, Trần nội trị, văn vật mở mang, về tham định thì có những sách điển chương điều luật, về ngự, chế thì có các thể chiếu sắc thi ca. Trị bình đời nối, văn nhã đủ điều. Huống chi, nho sĩ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng, sách vở ngày càng nhiều, nếu không trải qua binh lửa mà thành tro tàn… Than ôi! Sách vở các đời đã từng tản mát, sách mất đã khó sưu tầm, sách còn lại nhiều sai lẫn, đằng đẵng ngàn năm, biết theo vào đâu mà khảo xét? Nhưng sự học ở các nhà nho quý ở tìm rộng, có sách vở để làm bằng. Tôi bèn xét tìm sử cũ, tham khảo các nhà…” (Trích quyển XLII Lịch triều hiến chương loại chí). Một thoáng như vậy để thấy tầm suy xét của Phan Huy Chú khi bắt tay vào thực hiện pho sách đồ sộ này.

Phan Huy Chú chuộng thực làm, thực học, không ưa danh hão. Ông đặt trọng tâm cuộc đời vào việc viết sách và dạy học. Với ông “văn minh của loài người đều chứa trong sách vở”. Ông không may mắn về đường quan lộ, 2 lần khoa cử chỉ đạt học vị tú tài, đến tuổi tứ tuần mới nhận chức quan, trôi dạt trong cảnh quan trường thăng giáng, mờ tỏ. Phan Huy Chú bắt đầu làm quan Hàn lâm Biên tu từ năm 1821, khi vua Minh Mạng biết đến tài năng của ông và triệu vào Huế giữ chức này. Ông đã dâng bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” lên vua Minh Mạng, được vua thưởng 30 lạng bạc, 1 áo sa đỏ, 30 cây bút và 30 thỏi mực. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) ông làm “Lang trung bộ Lại”, năm Minh Mạng thứ 6 (1825) được sung vào sứ bộ sang Trung Quốc. Năm 1828 làm Thừa phủ Thừa Thiên. Năm 1829 làm Hiệp trấn Quảng Nam, sau đó bị giáng. Năm 1831 được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc lần 2, khi về bị cách chức. Năm 1832 đi Biên lực ở Giang Lưu Ba (nay là nước Indonesia). Xong nhiệm vụ trở về ông được khôi phục giữ chức Tư vụ bộ Công… Vua Minh Mệnh là người chuộng tài năng nhưng có tính tự phụ và đa nghi. Ông dè dặt với tầng lớp nho sĩ Bắc Hà có quan hệ với triều Tây Sơn, trọng khí tiết và có chính kiến. Phan Huy Chú bởi ấp ủ tấm lòng ưu ái vì dân nước nên năm 1823, khi được thăng chức Lang trung bộ Lại, đã mạnh dạn dâng sớ điều trần bốn việc: bớt thuế, bớt lính; thực hiện chế độ quân điền; bãi bỏ những cuộc hành binh dẹp loạn; nghiêm trị bọn sâu mọt chuyên đục khoét lương dân. Việc dâng sớ điều trần bốn việc của Phan Huy Chú đã bị vua Minh Mệnh quở trách. Ông cũng như nhiều bậc tài trí thời ấy đã không được vua thực sự tin dùng. Từ sau mấy lần bị vua Minh Mệnh đối xử thô bạo, ông trở nên kín đáo, tuy không vội từ quan nhưng không còn hăm hở như buổi đầu. Hơn mười năm làm quan, ông dù có lúc được thăng Hiệp trấn Quảng Nam, hai lần đi sứ, nhưng ông vẫn luôn bị vua trách phạt. Cuối cùng, chán cuộc đời làm quan, Phan Huy Chú vịn cớ đau yếu, xin từ quan về nhà mở trường dạy học ở Thanh Mai thuộc huyện Tiên Phong, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) rồi mất tại đó năm Canh Tý 1840, thọ 58 tuổi.

Lăng mộ nhà bác học Phan Huy Chú
(Ba Vì – Hà Nội) Ảnh Nguyễn Văn Chiến (1)

PHAN HUY CHÚ
(1782 – 1840)

Chữ Hán 潘輝注 tự Lâm Khanh
Thuở nhỏ có tên là Hạo sau đổi tên là Chú
Là một danh sĩ triều nhà Nguyễn.

Nhà thờ Phan Huy Chú hiện toạ lạc tại quê nhà Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Đây là di tích Lịch sử – Văn hoá đã được xếp hạng bởi Bộ Văn hoá – Thông tin ngày 24 tháng 11 năm 2000.

Hoàng Kim
Tuyển chọn, Biên soạn
Bài đăng lần 1 năm 2008
soát xét và bổ sung 2012

Tài liệu tham khảo: 1) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Phan Huy Chú; 2) Nguyễn Văn Chiến, 2009, Học vị, học vấn, học thuật Phan Huy Chú, Quê Hương Online; 3) Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng 2000, Nghị quyết số 06-2000/NQ-HĐ, khóa VI, ngày 19-7-2000 về đặt tên một số đường của TP Đà Nẵng trong đó có đường Phan Huy Chú (kèm lược sử); 4) TS. Phan Huy Dục 2008. Phan Huy Chú và văn hoá Việt Nam. An ninh Thủ Đô Online (Phan Huy Chú, thư hoạ hình đầu tiên là trích dẫn theo Phan Huy Dục); 5) Lê Minh Quốc 2009. Nhớ Phan Huy Chú 1782-1840 Nhà bách khoa toàn thư của Việt Nam. Phụ Nữ Online (trang bìa sách Lịch triều Hiến chương loài chi trong bài này đã dẫn theo tài liệu của Lê Minh Quốc).

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Về lại mái trường bên dòng Gianh

NGỌC PHƯƠNG NAM Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Cấp 3 Bắc Quảng Trạch / Phổ thông Trung học số 1 Quảng Trạch.. Một số hình ảnh và cảm nhận.

Bài ca Người giáo viên nhân dân – Lan Anh


Sáng tác : Hoàng Vân
Trình bày : Lan Anh



Ảnh tư liệu và biên tập:
Trần Văn Minh, Hoàng Kim
Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Công việc này trao lại cho em !

NGỌC PHƯƠNG NAM Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ. Chơt thấy lòng rưng rưng. Công viêc  nghề nông cực mà hạnh phúc. Cố lên em nổ  lực không ngừng . Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo. Câu ca ông bà theo suốt tháng năm. Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.  Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng. Em ơi hãy học làm ruộng giỏi. Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng. Người dân khá hơn là niềm ao ước Công việc này trao lại cho em. Chùm ảnh sinh viên Nông học ngày ra Trường và hai bài thơ Ơn Thầy, Lớp học trên đồng



ƠN THẦY

Hoàng Kim

Cha ngày xưa nuôi con đi học
Một nắng hai sương trên những luống cày
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con
Mắt cha lắng bao niềm ao ước
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng

Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con

Trên luống cày này, đường cày con vững
Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ
Thôi thúc tim con học tập phút giờ …

LỚP HỌC TRÊN ĐỒNG

Trò đứng trên bờ
Thầy cày dưới ruộng
Roi rói đất lật lên
Thẳng tắp từng hàng từng luống …

Buổi đầu chưa quen đường cày đâu vững
Thầy nắn tay cầm, thầy sửa dáng đi
Trán lấm tấm mồ hôi, trời thì lạnh giá
Nhưng mọi người đều học say mê

Thầy dạy con muốn đường cày đẹp
Phải vững tay cày và thẳng mắt trông
Bước đĩnh đạc, đường hoàng, ngay ngắn
Dóng trâu đi đúng lối, thẳng đường

Con hiểu thầy bày từng lời cặn kẽ
Đâu chỉ dạy cày, thầy dạy đức cho con
Nuôi mục đích trước sau như một
Việc tốt đưa ra, quyết vượt tới cùng …

NỐI NGHIỆP

– Các em học hiểu không?
– Hiểu lắm!
– Em nào ra cày?
Muôn cánh tay giơ lên …

Luống cày chạy băng băng
Đất lành sôi sự sống
Từng hàng, từng hàng lật lên
Áo mới thay dần mặt ruộng

Thầy trò say mê mãi
Dưới ruộng trò cày
Trên bờ thầy hớn hở
Đường cày càng vững vàng hơn…

* * *

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chơt thấy lòng rưng rưng.
Công viêc  nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ  lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này trao lại cho em.

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

DH09NH khoảnh khắc kỳ diệu

Ảnh

Khoảnh khắc DH09NH1

GIA ĐÌNH NÔNG NGHIỆP. Chào mừng bạn đến với chúng tôi, lớp DH09NH Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một số khoảnh khắc kỳ diệu được ghi lại: vui học chung trường, thân thương thầy bạn, rèn luyện kỹ năng học và hành, nâng cánh ước mơ, email và địa chỉ kết nối

Địa chỉ email của lớp dh09nh@st.hcmuaf.edu.vn

Hồ Việt Tân 09113117@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Thanh Phương 09113101@st.hcmuaf.edu.vn,
Philanun Sulisone 09113206@st.hcmuaf.edu.vn,
Damdinsuren Gerelma 09113225@st.hcmuaf.edu.vn,
Huỳnh Thị Kim Lý 09113215@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Thị Hồng Đào 09113017@st.hcmuaf.edu.vn
Phan Phúc Lục 09113072@st.hcmuaf.edu.vn,
Chau Râm Rít Thi 09113190@st.hcmuaf.edu.vn ,
Lạc Hồng Quân 09113105@st.hcmuaf.edu.vn
Lý Kim Buối 09113210@st.hcmuaf.edu.vn ,
Sơn Sà Phol 09113217@st.hcmuaf.edu.vn,
Lê Thị Ngọc 09113087@st.hcmuaf.edu.vn,
Đỗ Hữu Đức 09113022@st.hcmuaf.edu.vn,
Lương Thị Trang 09113154@st.hcmuaf.edu.vn,
Lương Thị Long Giang 09113213@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Phương Bắc 09113002@st.hcmuaf.edu.vn,
Lê Văn Hoàng 09113038@st.hcmuaf.edu.vn,
Lê Huỳnh Hồng Phước 09113102@st.hcmuaf.edu.vn,
Trần Văn Tiền 09113149@st.hcmuaf.edu.vn,
Võ Minh Thư 09113143@st.hcmuaf.edu.vn,
Lê Minh Trí 09113156@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Đức Trung 09113157@st.hcmuaf.edu.vn,
Phạm Văn Hon 09113041@st.hcmuaf.edu.vn,
Phạm Thảo Nguyên 09113088@st.hcmuaf.edu.vn,
Trịnh Minh Chánh 09113005@st.hcmuaf.edu.vn,
Trương Thị Thanh Chi 09113006@st.hcmuaf.edu.vn ,
Nguyễn Trường Giang 09113024@st.hcmuaf.edu.vn,
Lâm Thành Nhơn 09113091@st.hcmuaf.edu.vn,
Bùi Võ Thị Hương Thắm 09113123@st.hcmuaf.edu.vn,
Phạm Thị Kim Giàu 09113025@st.hcmuaf.edu.vn,
Phạm Sang 09113110@st.hcmuaf.edu.vn,
Hồ Văn Hướng 09113053@st.hcmuaf.edu.vn,
Hoàng Đức Khanh 09113056@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Anh Tuấn 09113191@st.hcmuaf.edu.vn,
Phạm Thị Thùy Dương 09113015@st.hcmuaf.edu.vn,
Đinh Thị Bông Dương 09113014@st.hcmuaf.edu.vn
Lê Thị Kiều Loan 09113064@st.hcmuaf.edu.vn,
Phan Thị Ngọc Mỹ 09113078@st.hcmuaf.edu.vn,
Đoàn Hồng Nhi 09113090@st.hcmuaf.edu.vn,
Phan Hồng Nhung 09113092@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Ngọc Thạch 09113122@st.hcmuaf.edu.vn,
Trương Công Thắng 09113124@st.hcmuaf.edu.vn,
Phạm Quang Vinh 09113170@st.hcmuaf.edu.vn,
Lê Thị Ngọc Hiền 09113035@st.hcmuaf.edu.vn,
Huỳnh Thanh Hiền 09113034@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Trung Hiếu 09113037@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Hồng Lĩnh 09113063@st.hcmuaf.edu.vn,
Đỗ Thị Nga 09113082@st.hcmuaf.edu.vn ,
Đặng Thành Luân 09113068@st.hcmuaf.edu.vn ,
Lê Phong Thái 09113121@st.hcmuaf.edu.vn ,
Phan Như Nhân 09113089@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Phú Thạnh 09145104@st.hcmuaf.edu.vn,
Lê Văn Tuấn 09113159@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Thị Mỹ Dung 09113012@st.hcmuaf.edu.vn
Lê Thị Hằng 09113030@st.hcmuaf.edu.vn,
Đoàn Cao Kền 09145045@st.hcmuaf.edu.vn,
Võ Thị Ngọc Liễu 09145055@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Tá Chính 09145011@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Tây Khoa 09145050@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Thị Thiên Triều 09145116@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Bình Luân 09113069@st.hcmuaf.edu.vn,
Lê Hoàng Thưởng 09113146@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Quang Lộc 09113067@st.hcmuaf.edu.vn,
Cao Quốc Đạt 09113018@st.hcmuaf.edu.vn,
Lê Thị Tuyết 09113164@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Thị Thẩm 09113125@st.hcmuaf.edu.vn,
Trần Thị Thơm 09113135@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Đạt Thịnh 09113133@st.hcmuaf.edu.vn,
Đặng Trung Tiến 09113150@st.hcmuaf.edu.vn,
Lò Nguyễn Quốc Huy 09113044@st.hcmuaf.edu.vn,
Huỳnh Trọng Nghĩa 09113084@st.hcmuaf.edu.vn,
A Giao 09113189@st.hcmuaf.edu.vn,
Hoàng Thị Hằng 09113029@st.hcmuaf.edu.vn,
Trần Kim Mỹ Luyến 09113071@st.hcmuaf.edu.vn,
Mai Minh Khang 09113055@st.hcmuaf.edu.vn,
Lê Nhựt Du 09113011@st.hcmuaf.edu.vn,
Đặng Bình Phúc 09113098@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Thị Dàng 09145014@st.hcmuaf.edu.vn,
Dương Ngọc Tường 09113167@st.hcmuaf.edu.vn,
Lê Trung Hiếu 09145034@st.hcmuaf.edu.vn,
Nguyễn Đức Nguyên 09145071@st.hcmuaf.edu.vn,


Nhớ Trường Xưa – Angela Phương Trinh

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

DH09NHGL Đại học Nông Lâm HCM


GIA ĐÌNH NÔNG NGHIÊP.  Chào mừng các bạn đến với Lớp ĐH09NHGL Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. Trang hình ảnh, email, điện thoại và địa chỉ kết nối.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Đây là hình ảnh của lớp trong buổi học đầu tiên. Chúng tôi sẽ viết tiếp câu chuyện dài về con đường lúa gạo Việt Nam. Câu chuyện vinh danh hạt ngọc Việt, hạt gạo làng ta, hạt vàng Việt Nam buổi học về con đường lúa gạo Lương Định Của, về sự dấn thân thầm lặng của những người Thầy và thế hệ chúng tôi sẽ tiếp nối …

DANH SÁCH LỚP ĐH09NHGL VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI, EMAIL

Lê Thị Xuân 1649574680  lexuan.nhgl@gmai.com,
Lê Phương Thảo 972355637 phuongthao.nh09@gmail.com ,
Lê Thị Hương 1676756316 lehuongnh09@gmail.com ,
Nguyễn Thị Hồng 983412037 hongnhgl@gmail.com ,
Nguyễn thị Hà 937355612 ms.kennj5@yahoo.com ,
Nông Hà Giang 976136942 hoanang_muaxuan62@yahoo.com ,
Vũ Đình Hiệp 1655290807 hiepdhnl@gmail.com ,
Võ Phan Thành Hiếu 905179623 vohieu89@gmail.com ,
Trần Ngọc Hạnh 975261202 tranngochanhnh09@yahoo.com ,
Đặng Văn Hải 1688736900 danghainh09@gmail.com ,
Lê Minh Huy 1679222883 huydhnl@gmail.com ,
Đinh Văn Thang thangnlgl@gmail.com ,
Trần Công Ty 1649577129 tynh09@gmail.com ,
Hà Văn Phúc 1649577140 havanphuc.nh09@gmail.com ,
Phạm Quang Phát 1649577138 codon_minhanh81151@yahoo.com ,
Trần Ngọc Thắng 1649575029 tranngocthangqn@gmail.com ,
Nguyễn Tuấn 1668114614 ntuan9860@gmail.com ,
Nguyễn Xuân Sơn 934727291 xuanson.nxs@gmail.com ,
Hio Rướp 1649577144
Nguyễn Bảo Lâm
Nguyễn Hoàng Quế Sơn
Võ Thành Quang

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet

Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Công việc này trao lại cho em

NGỌC PHƯƠNG NAM Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ. Chơt thấy lòng rưng rưng. Công viêc  nghề nông cực mà hạnh phúc. Cố lên em nổ  lực không ngừng . Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo. Câu ca ông bà theo suốt tháng năm. Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.  Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng. Em ơi hãy học làm ruộng giỏi. Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng. Người dân khá hơn là niềm ao ước Công việc này trao lại cho em. Chùm ảnh sinh viên Nông học ngày ra Trường và hai bài thơ Ơn Thầy, Lớp học trên đồng

ƠN THẦY

Hoàng Kim

Cha ngày xưa nuôi con đi học
Một nắng hai sương trên những luống cày
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con
Mắt cha lắng bao niềm ao ước
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng

Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con

Trên luống cày này, đường cày con vững
Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ
Thôi thúc tim con học tập phút giờ …

LỚP HỌC TRÊN ĐỒNG

Trò đứng trên bờ
Thầy cày dưới ruộng
Roi rói đất lật lên
Thẳng tắp từng hàng từng luống …

Buổi đầu chưa quen đường cày đâu vững
Thầy nắn tay cầm, thầy sửa dáng đi
Trán lấm tấm mồ hôi, trời thì lạnh giá
Nhưng mọi người đều học say mê

Thầy dạy con muốn đường cày đẹp
Phải vững tay cày và thẳng mắt trông
Bước đĩnh đạc, đường hoàng, ngay ngắn
Dóng trâu đi đúng lối, thẳng đường

Con hiểu thầy bày từng lời cặn kẽ
Đâu chỉ dạy cày, thầy dạy đức cho con
Nuôi mục đích trước sau như một
Việc tốt đưa ra, quyết vượt tới cùng …

– Các em học hiểu không?
– Hiểu lắm!
– Em nào ra cày?
Muôn cánh tay giơ lên …

Luống cày chạy băng băng
Đất lành sôi sự sống
Từng hàng, từng hàng lật lên
Áo mới thay dần mặt ruộng

Thầy trò say mê mãi
Dưới ruộng trò cày
Trên bờ thầy hớn hở
Đường cày càng vững vàng hơn…

NỐI NGHIỆP

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chơt thấy lòng rưng rưng.
Công viêc  nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ  lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này trao lại cho em.

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Lão Hâm câu chuyện bên bàn cờ

IMG_3794

NGỌC PHƯƠNG NAM. Lão Hâm Phan Chí Thắng có lối viết thật  nhẹ nhàng mà sâu sắc.  Khách đến thăm thường học được một điều gì đó qua những mẫu chuyện rất đời thường của lão. Tôi hay ghé thăm anh  nhưng ít khi để lại cảm nhận. Có hôm tôi tần ngần trước bức họa xe pháo mã biết anh nhớ mình định cảm nhận nhưng lại thôi. Tôi thích ủ chín cảm xúc để viết được những điều mình muốn nói mà không bị áp lực của sư  thăm hỏi xã giao thuần túy. Câu chuyện bên bàn cờ của anh thực ra không lạ nhưng lối viết có hồn và thông điệp gửi đến người đọc rất rõ ràng. Ông bà chúng ta vẫn thường nói: “Tốt gỗ hơn tốt nươc sơn” . Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi được tôn vinh anh Cả của quân đội nhân dân Việt Nam, vị danh tướng thiên tài quân sư cũng đã nói đại ý: Ông thực hiện tốt trọng trách của mình cũng ví như một người lính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên chiến trường . Câu chuyện bên bàn cờ thật thấm thía…   Tôi chọn hình anh trong Lộc xuân (anh Thắng đứng đầu bên phải) và bức tranh Sông thu trên trang blog của anh làm phong cảnh cho bài viét này. “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo… “. Lão Hâm đang vui cùng Nguyễn Khuyến chăng?

Xem thêm

Câu chuyện bên bàn cờ

 Phan Chí Thắng
Cu Bi ngày một mê cờ tướng. Hở ra một chút là cu cậu gạ gẫm ông đánh cờ. Bi đang nhăn trán suy nghĩ vì gặp nước bí thì cu em mới hai tuổi rưỡi chạy đến xin chơi chung:
– Cho em một miếng!
Cu Tý chỉ biết nói câu xin ăn, chưa biết xin cái khác nên hễ xin gì nó cũng “Cho em một miếng” như thế.
Cy Bi đang tập trung vào việc gỡ bí, gạt em sang một bên. Cu Tý bèn nổi máu côn đồ, chộp lấy một quân cờ, chạy vụt đi, ném quân cờ qua cửa sổ. Cu Bi tức lắm nhưng không dám đánh em, ngồi khóc rưng rức. Cu Tý liếc mắt không thấy ông ngoại bênh mình, biết lỗi, sợ sẽ bị người lớn đánh, cũng khóc oà lên, gào to hơn cả cu Bi.
Lão Hâm thấy hai cháu khóc, buồn cười quá, ngồi cười.

Bà chạy vào quát:

– Ông làm gì để các cháu khóc rồi ngồi cười một mình?
Bà ngoại ôm Tý vào lòng, dỗ nó nín. Lão Hâm cũng chạy đến nựng cu Tý. Cu Tý giận ông không bênh mình, bèn vẫy vẫy tay: “Bai bai ông ngoại!”. Đó là cách nó đuổi ông đi chỗ khác. Lão Hâm vẫn cứ bám theo hai bà cháu, bảo có ai làm gì đâu mà con khóc. Cu Tý: “Chúc ông ngoại ngủ ngon!”, ý là ông im đi, đừng nói nữa!
Lão Hâm quay lại ôm Bi vỗ về:
– Thằng Tý nó ném có mỗi mẩu gỗ thôi mà, con tiếc làm gì, để ông chạy ra sân tìm cái mẩu gỗ ấy cho. Nín đi nào, cháu yêu!
Cu Bi làu làu:
– Quân cờ của người ta mà ông bảo chỉ là mẩu gỗ. Để con đập vỡ đèn xe máy của ông rồi bảo đó chỉ là miếng nhựa xem ông có tức không?
Lão Hâm ra sân, một lúc sau tìm thấy con cờ mang vào cho Bi:
– Thôi con đừng đập vỡ đèn xe của ông nữa nhé!
Thằng bé bật cười. Đúng là trẻ con, khóc đó cười đó.
Lão Hâm nhường cho cu Bi thắng ván cờ, coi như đền bù phần nước mắt nó đã bỏ ra.
Thắng trận, cu Bi chia sẻ quan điểm với ông ngoại:
– Đúng là mỗi quân cờ chỉ là một mẩu gỗ, ông nhỉ?
Lão Hâm tranh thủ dạy cháu:
– Cháu có thấy là 32 quân, quân nào cũng to và nặng bằng nhau? Quân này được vẽ lên chữ “Tướng” thì nó là tướng, quân kia bị bôi lên chữ “Tốt” thì nó là tốt. Khác nhau ở cái chức vụ, còn thì đều là mẩu gỗ như nhau hết?
Cu Bi trầm ngâm suy nghĩ, so sánh ông tổ trưởng dân phố và bố nó. Tạm coi là họ như nhau, nhưng nó vẫn nghĩ là bố nó giỏi hơn và đẹp trai hơn ông tổ trưởng dân phố.
Ở phòng bên cạnh, bà ngoại nghe hai ông cháu nói chuyện, vội chạy sang, lại quát:
– Ơ hay nhỉ? Ông không dạy cháu chịu khó học hành tu dưỡng phấn đấu, có bằng cấp cao, có vị trí xứng đáng để đóng góp cho đời, vinh hạnh cho gia đình mà lại dạy cháu “tướng” với “tốt” đều là cá mè một lứa?!
Lão Hâm cãi:
– Tôi chưa kịp nói đến phần sau thì bà đã vội chen ngang. Tôi định nói là mọi quân cờ đều như nhau, mọi con người trong xã hội cũng đều có giá trị và đều được tôn trọng như nhau. Và tôi còn định nói tiếp nữa là ta chẳng thà làm con tốt mà gỗ cứng còn hơn làm con tướng mà gỗ mọt! Việc đầu tiên con người phải làm là phấn đấu để mình luôn là một mẩu gỗ cứng chứ không phải cố bôi lên mình chữ “Tướng” hay chữ “Sỹ”.
Mụ vợ suỵt một cái rõ to:
– Thế thì được, tôi nhất trí là làm con gì cũng được, chỉ xin không hâm.

Xem thêm

Thu Điếu

Nguyễn Khuyến

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
alt

Quạnh quẽ ảnh  Phan Chí Thắng
và bình thơ
Thu Điếu Nguyễn Khuyến của Nguyễn Hoài Vân

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Nông thôn trong mắt Trần Đăng Khoa


NGỌC PHƯƠNG NAM. “Cái còn thì vẫn còn nguyên. Cái tan dù tưởng vững bền cũng tan” Trần Đăng Khoa kể Thời sự làng tôi với một lối văn giản dị: “- Này, vừa rồi anh có nghe đài không? Mẹ tôi hỏi với vẻ mặt nghiêm trọng. Tôi đâm hoảng. Chắc lại có ông to to nào vừa mới chết chăng? Hay là có chuyện gì? – À, là đài nói về làng mình. Thế mà nhà mình lại không biết để mở nghe mới tiếc chứ. Chẳng biết cô nhà báo kể những chuyện gì mà hay lắm…” Cứ thế, câu chuyện cuốn hút ta về vùng quê Hải Dương nơi Khoa sinh ra và lớn lên.Trần Đăng Khoa nói về nông thôn mới ám ảnh tôi sâu sắc kỳ lạ như câu thơ thần đồng của anh năm xưa mà tôi đã thuộc lòng từ nhỏ “Năm nay em lớn lên rồi/ Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm/ Nhìn trời, trời bớt xa xăm/ Nhìn sao, sao cách ngang tầm cánh tay”. Phải trãi nghiệm mới thấu hiểu những chuyển đổi của nông thôn Việt trên nữa thế kỷ. Tôi tin rằng nhiều người sẽ tìm đến và nhiều năm sau vẫn còn quay lại với trang văn này Thời sự làng tôi

Lạ và quen

DẠY VÀ HỌC. Tôi chép tặng bạn hai bài Lạ mà Quen: Trần thế và Truyện kể có nhiều thành ngữ tục ngữ nhất. Lạ vì thời buổi này có người đã cai Tivi và nay thì cai luôn đọc báo. Lạ vì bài văn vui vui đầy ắp thành ngữ, tục ngữ. Quen vì ý nghĩ “Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời/ Lòng không vướng bận dạ an thôi”.

TRẦN THẾ

Nguyễn Ngọc Tư

Ba tháng, cũng có thể lâu hơn, mình không đọc báo. Mình coi như đó là cuộc…cách mạng, như bốn năm trước mình cai… ti vi. Nghĩ là mình cũng qua được thôi, dù trước đó buổi sáng chưa cầm tờ báo như thể ngày vẫn chưa mở, như báo là một thứ không khí để thở. Và buổi sáng hôm đó, khi ghé qua quán cà phê mà bọn mình hay ngồi, cậu nhóc bán báo quen chưng hửng mếu máo than mất mối rồi khi thấy mình khỏa tay, lắc đầu từ chối.

Chỉ là một từ bỏ nhỏ, tưởng không can hệ gì mà cuộc sống mình bỗng khác. Mình cảm giác đi bên rìa đời, bên bờ khác, an nhiên bước chậm trong khi thế giới vẫn giẫm đạp chen nhau bươn tới… Thấy rơi trong bầu không khí nhẹ nhõm, êm đềm. Những sáng ngồi quán vị cà phê không còn đắng ngắt, đắng đến nghẹn đi vì những trang báo ngày chưa ráo mực lấy từ giỏ xe thằng nhỏ bán dạo. Không còn xiên thấu lòng mình hình ảnh một bàn tay thò ra khỏi mái ngói kêu cứu giữa dòng nước lũ, không va đập đau điếng vào mình cái cảnh trẻ nhỏ bị bọn chăn dắt lột trần truồng nằm dưới mưa. Không lửa hắt làm máu mình sôi lên khi đọc thấy tin tức một cánh rừng bị bức tử, những con voi bị bắn chết…

Không gì cả. Những tin tức xa xôi đâu đó dưới trời này đã bị chặn, thì vài sự kiện lao xao của cái thành phố nhỏ nơi mình sống chỉ có thể làm mình xao động một chút, rồi thôi. Giờ thực sự mình với mình, với sách, với trẻ con. Vài ông bạn từng thuyết phục mình bỏ đọc báo, nhắn đi nhắn lại rằng đừng tưởng đấy là kiến thức, đừng tưởng biết hết thật ra chẳng biết gì, rằng đó là bề nổi của cuộc sống, đừng nên nhìn đời theo cách ấy… có vẻ đắc chí, thế chứ, đã bảo rồi mà.

Mình bắt đầu đi dụ dỗ bạn bè, ca tụng việc không đọc báo như đã tu nửa cuộc, như sống thần tiên trên núi, mọi thứ chung quanh tươi tắn và thanh sạch. Bạn rên lên kêu khó. Buổi sáng mà không cầm tờ báo trên tay thấy như đói, dù lắm khi báo cũng không có gì để đọc, dù thông tin bạn tìm được trong lúc lội mạng xã hội vẫn hay ho sinh động hơn nhiều. Biết là mất thời gian nhưng nhiệt độ cuộc sống hiện lên trên ấy, bạn phân trần, không đu theo thấy như bị bỏ rơi. Mình cười thôi bạn cứ ở lại chơi, mình lên núi đây. Rồi thì ai quan, ai sắm du thuyền triệu đô, đất nước nào vừa chính biến, dòng sông nào vừa giãy chết… không còn nhồi máu tim mình nữa.

Dường như đó là cuộc chạy trốn, đôi lần mình nghĩ vậy, khi nhìn quanh bỗng vắng. Nhận ra chẳng phải người đời cứ không đọc báo mà thành tiên. Nông dân bận bịu ngó trời ngay ngáy lo mùa thất bát, buôn gánh bán bưng cùng với đánh giày bạc mặt mòn chân cho cuộc mưu sinh, sư bận kệ kinh, mấy chị nội trợ quẩn quanh với cá lên giá chồng nhậu khuya. Mình có chút bơ vơ.

Và một bữa mình ngoắc thằng nhỏ bán báo lại, như cú tiếp đất sau bao ngày lơ lửng. Trải tờ báo trước mặt, lướt qua từng trang một, mình bỗng nhận ra chưa từng bị đứt đoạn dù đã đi vắng cũng lâu rồi. Thế giới vẫn đầy nước mắt và hỗn loạn y hệt hôm mình rời khỏi. Một chiếc tàu du lịch chìm mang đi nhiều trẻ con, một xóm “nhà không nóc” cũng nheo nhóc con nít mồ côi cha, một ông già bị chính máu thịt ruột ràng đuổi ra đường sống đời bờ bụi, những ngư dân bị hiếp đáp bỏ mạng ngoài khơi… Lại là cảm giác bị trăm con sóng nhồi, bị que xiên qua thịt da, bị xóc dằm, thấy chính mình bị giẫm đạp, phẩn uất dồn lên nghẹn cổ. Rời rã. Mệt nhừ.

Lần đầu tiên mình nhận ra – sau chuyến phủi bụi trần thế thõng tay đi chơi núi – những cảm xúc ngột ngạt bị đẩy đến tận cùng, đến ngộp thở đó có khi cũng cần thiết cho mình, một người viết. Chữ bật ra từ những nỗi đau, biết đâu…

Nguồn: Viet-studies, trang Nguyễn Ngọc Tư

TRUYỆN KỂ CÓ NHIỀU THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ NHẤT

THỪA MỘT CON THÌ CÓ!

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của ấy. Chị nọ phận hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn, ngốc nghếch, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, mười tám cũng ừ mười tư cũng gật, học chẳng hay, cày chẳng biết, lúng túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái sáng tai họ điếc tai cày là giỏi!

Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, công to việc lớn ngoài xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm, một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn quẩn cối xay, lừ đừ như ông từ vào đền, như cỗ máy không giật không động. Giàu vì bạn, sang vì vợ, hang xóm láng giềng kháo nhau:”chàng ngốc thật tốt số, mả táng hàm rồng, như mèo mù vớ được cá rán”.

Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm đang, hay lam hay làm, vớ phải chàng ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt dài, đèo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã, chị định một liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo vỡ làm muôi, rồi anh đi đường anh, tôi đi đường tôi cho thoát nợ. Nhưng gái có chồng như gong đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại, vợ chồng đóng cửa bảo nhau cho êm cửa êm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng hổ ai?

Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa. Biết chồng tại gia không trot, liền trổ tài điều binh khiển tướng dạy chồng một phen, những mong mở mày mở mặt với bàn dân thiên hạ, không thua anh kém chị trong họ ngoài làng.
Một hôm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa thanh thiên bạch nhật, chị vợ dỗ ngon dỗ ngọt bảo chồng đi chợ mua bò, không quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tuỳ cơ ứng biến, xem mặt đặt tên, liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài.

Được lời như cởi tấm long, ngốc ta mở cờ trong bụng, gật đầu như búa máy, vội khăn gói quả mướp lên đường quyết phen này lập công chuộc tội. Bụng bảo dạ, phải đi đến nơi về đến chốn, một sự bất tín vạn sự bất tin, ngốc quàng chân lên cổ đi như chạy đến chợ. Chợ giữa phiên, người đông như kiến, áo quần như nêm, biết bao của ngon vật lạ, thèm rỏ dãi mà đành nhắm mắt bước qua. Hai tay giữ bọc tiền khư khư như từ giữ oản, ngốc nuốt nước bọt bước đến bãi bán bò.

Sau một hồi bới lông tìm vết, cò kè bớt một thêm hai, nài lên ép xuống, cuối cùng ngốc cũng mua được 6 con bò. Thấy mình cũng được việc, không đến nỗi ăn không ngồi rồi báo vợ hại con, ngốc mừng như được của. Hai năm rõ mười, ai dám bảo anh ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Nghĩ vậy, ngốc ung dung leo lên lưng con bò đi đầu, mồm hô miệng hét diễu võ dương oai, lùa đàn bò ra về mà lòng vui như hội.

Giữa đường sực nhớ lời vợ dặn, suy đi tính lại, cẩn tắc vô áy náy, ngốc quyết định đếm lại đàn bò cho chắc ăn. Ngoảnh trước ngó sau, đếm đi đếm lại, đếm tái đếm hồi chỉ thấy có 5 con, còn một con không cánh mà bay đi mất. Toát mồ hôi, dựng tóc gáy, mặt cắt không còn giọt máu, ngốc vò đầu gãi tai, sợ về nhà vợ mắng cho mất mặn mất nhạt rồi lại bù lu bù loa kêu làng kêu nước mà than than trách phận, ngốc về nhà với bộ mặt buồn thiu như đưa đám.
Thấy chồng về, chị vợ tươi như hoa ra đón, nhưng ngốc vẫn ngồi như bụt mọc trên lưng con bò đi đầu, chắp tay lạy vợ như tế sao:

– Mình ơi, tôi đánh mất bò, xin mình tha tội cho tôi…

Nhìn chồng mặt như chàm đổ mình dường giẽ run, chị vợ không khỏi lo vốn liếng đi đời nhà ma, liền rít lên như xé lụa:

– Đồ ăn hại. Đàn ông con trai mà trói gà không chặt. Làm sao lại để bò sổng?

Sợ thót tim vãi đái, nhưng ngốc vẫn lấy hết sức bình tĩnh để phân trần:

– Tôi mua tất cả 6 con, họ giao đủ 6, bây giờ đếm mãi vẫn chỉ 5 con.

Nhìn ngốc ta vẫn ngồi như đóng đinh trên lưng bò, chị vợ hiểu rõ đầu đuôi cơ sự, dở khóc dở cười bảo chồng:

– Thôi xuống đi! Thiếu đâu mà thiếu, có mà thừa một con thì có!!!

Nguồn: http://dichthuatvietnam.info/showthread.php?t=91

THUNG DUNG, DẠY VÀ HỌC

Nguyễn Thị Trâm nhà khoa học lúa lai

CÂY LƯƠNG THỰC . Sinh ra và lớn lên ở thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên – người con của mảnh đất này đã dùng sự kiên trì đáng khâm phục của mình để góp phần mang lại những thành công lớn trong ngành nghiên cứu khoa học nước nhà. Đó là PGS – TS Nguyễn Thị Trâm nguyên giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp, nguyên Phó Viện trường Viện Sinh học Nông nghiệp.

Trở thành kỹ sư nông nghiệp năm 1968, PGS – TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm của Bộ Nông nghiệp cho đến năm 1980. Ở đây, với việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa, cô đã cùng đồng nghiệp chọn tạo thành công các giống lúa như: NN8 -388, NN23, NN9, NN10, NN75-6. Tất cả các giống lúa này đều được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, trong đó giống lúa NN75-6 đã đem lại cho cô bằng tác giả sáng chế năm 1984.

Trong thời gian đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài trong 4 năm từ năm 1980 đến 1984 cô Trâm đã mang về tấm bằng góp thêm vào học vị của mình với việc thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu lúa lùn và sử dụng lúa lùn trong chọn tạo giống lúa thâm canh” tại Đại học Nông nghiệp Kuban và Viện Nghiên cứu Lúa toàn Liên Xô, Thành phố Kratsnodar ( Liên Xô cũ).

Sau khi về nước, trở thành Tiến sĩ Nông nghiệp PGS – TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại trường Đại học Nông nghiệp 1. Cô làm cán bộ giảng dạy các bộ môn Di truyền – chọn giống Khoa Nông học của trường. Thời gian này cô Trâm đã cống hiến rất nhiều tâm lực của mình trong việc nghiên cứu, giảng dạy cũng như hướng dẫn các sinh viên làm đề tài tốt nghiệp. Trong số đó có rất nhiều tiến sĩ và thạc sĩ bảo vệ thành công luận án của mình và được tốt nghiệp với những tấm bằng loại ưu. Bên cạnh đó cô còn viết các giáo trình và sách tham khảo cùng giáo trình bài giảng cho cao học các chuyên ngành Trồng trọt, chọn giống. Cùng các đồng nghiệp, cô đã nghiên cứu chọn tạo thành công các giống lúa thuần như nếp thơm 44, tẻ 256, ĐH 104 và được đưa ra sản xuất.

Làm phó Viện trưởng viện sinh học Nông nghiệp và Trưởng phòng nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai tại trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội cho đến năm 2004 cô Trâm lĩnh sổ lương hưu trí. Sau khi nghỉ hưu cô vẫn muốn góp thêm sức lực và trí tuệ của mình để phục vụ cho ngành nghiên cứu khoa học nước nhà nên cô đã nhận lời mời tiếp tục làm Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai, và tiếp tục nghiên cứu để tạo ra các giống lúa mới. Viết thêm những tài liệu và giáo trình để phục vụ giảng dạy và hướng dẫn cho các học viên thực tập tốt nghiệp kiêm hướng dẫn nghiên cứu sinh…

Mười tỉ đồng, một giống lúa, và mười bảy năm nghiên cứu lúa lai. Nhìn cảnh cô Trâm đếm từng hạt lúa, bạn sẽ thấy 10 tỉ đồng chuyển giao công nghệ không hề nhiều. Trong chương trình Người đương thời, bạn sẽ được nghe cô Trâm tiết lộ bí quyết lúa lai của Việt nam. Và quan trọng hơn, bạn sẽ biết bí quyết thành công của cô: đó là đầu tư thời gian, và không bao giờ bỏ cuộc.

Hát về cây lúa hôm nay – Nhạc và lời Hoàng Vân, trình bày Đan Trường

Báo cáo “Chọn tạo và sản xuất giống lúa lai góp phần giữ vững an ninh lương thực ở miền Bắc Việt Nam ” tham luận của cô Nguyễn Thị Trâm trình bày tại Hội thảo “Định hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai tại Việt Nam 2011-2020” do Bộ Nông nghiệp &PTNT chủ trì tại VAAS , Hà Nội ngày 8.6.2011 đownload tại đây

Được đăng bởi NGUYỄN CHÍ CÔNG, HOÀNG KIM
LÚA GẠO, CÂY LƯƠNG THỰC, THUNG DUNG