Phan Huy Chú: để tôi đọc lại

DẠY VÀ HỌC. Phan Huy Chú (1782 – 1840) là danh nhân văn hoá Việt Nam, nhà khoa học bách khoa thư văn sử địa nổi tiếng với tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”. Ông đồng thời cũng là nhà giáo, nhà thơ của triều vua Minh Mạng. Phan Huy Chú (tên khác là Phan Huy Hạo, tên hiệu là Mai Phong), sinh năm Nhâm Dần 1782, quê gốc xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra và lớn lên ở xã Thụy Khê, huyện Yên Sơn, Phủ Quốc Oai, nay là làng Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng, là con trai thứ ba của Lễ bộ Thượng thư, tiến sĩ Phan Huy Ích. Ông nội là tiến sĩ Phan Huy Cận, ông ngoại là Ngô Thì Sĩ, cha là Phan Huy Ích, bố vợ là Nguyễn Thế Lịch, bác là Ngô Thì Nhậm, chú là Phan Huy Ôn, anh là Phan Huy Thực… Tiến sĩ Phan Huy Ích trong “Thứ nam thực sinh hỉ phú” (bài phú mừng sinh nhật con trai thứ hai Phan Huy Thực) đã viết: “Văn phái dư lan cự cửu nguyên”, nghĩa là: “dòng văn để lại đủ cửu nguyên”. Ông cũng có lời chú trong “Dụ am ngâm lục” rằng: “Phụ thân tôi Phan Huy Cận, thi Hương, thi Hội 2 lần đỗ đầu (lưỡng nguyên). Tôi thi Hương, thi Hội, thi Ứng chế ba lần đều đỗ đầu (tam nguyên). Bác Hy Doãn (Ngô Thì Nhậm) và chú Nhã Hiên (Phan Huy Ôn) em trai thứ 3 của tôi đều đỗ đầu thi Hương. Tất cả cộng lại được chín lần đỗ đầu, gọi là cửu nguyên”. Tác động của dòng dõi tài danh, hiếu học và những quan hệ trí tuệ đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tính cách của nhà khoa học Phan Huy Chú. Phan Huy Chú là một nhà bác học, danh nhân văn hoá Việt Nam, với tài danh lỗi lạc về bách khoa thư. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị, nổi bật nhất là bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” gồm 49 quyển khảo cứu về lịch sử Việt Nam từ lập quốc đến cuối triều Lê.

Trong bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú đã sưu tầm tư liệu, khảo cứu sách vở, đối chiếu sắp xếp, trình bày cô đọng, mạch lạc sinh động, có tầm khái quát cao, chia theo từng loại hiến chương gọi là chí: dư địa chí, nhân vật chí, lễ nghi chí, khoa mục chí, quốc dụng chí, hình luật chí, văn tịch chí, binh chế chí, quan chức chí, bang giao chí. Trong đó: 1) Dư địa chí: Khảo cứu về đất đai, phong thổ và lịch sử địa lý Việt Nam qua các đời; 2) Nhân vật chí: Nói về tiểu sử từ vua chúa, tướng sĩ đến những người trung thần, tiết nghĩa có công với nước; 3) Quan chức chí: Xét về chế độ quan lại ở Việt Nam; 4) Lễ nghi chí: Khảo sát các quy định, thể chế, phẩm phục của vua chúa, quan lại cùng các nghi lễ trong triều đình; 5) Khoa mục chí: Nói về chế độ giáo dục, khoa cử đời xưa; 6) Quốc dụng chí: Viết về chế độ thuế khóa, tài chính qua các triều; 7) Hình luật chí: Xét về pháp luật các đời. 8) Binh chế chí: Khảo về quy chế tổ chức và việc luyện binh qua các đời; 9) Văn tịch chí: Nói về tình hình sách vở nước Việt xưa; 10) Bang giao chí: Khảo về việc giao thiệp, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước qua các đời).

Lê Minh Quốc năm 2009 (5) cho biết:  “Năm 1960, 120 năm sau ngày ông mất, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức dịch tác phẩm bày ra chữ Quốc ngữ, dày đến 1.450 trang, khổ 14,5x20cm và ghi nhận: “Trong kho tàng thư tịch Việt Nam, nếu trước kia có bách khoa toàn thư, thì phải nhận rằng, Lịch triều hiến chương loại chí là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam, là cả một kho tư liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu và xây dựng các khoa học xã hội…”. Chúng ta hãy đọc lại một đoạn ngắn trong Lịch triều hiến chương loại chí có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa … Nhà bác học Phan Huy Chú viết: “Ngoài biển phía đông bắc có đảo Hoàng Sa, nhiều núi lớn nhỏ, đến hơn 130 ngọn núi. Từ chỗ núi chính đi ra biển sang các đảo khác ước chừng hoặc một ngày; hoặc vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước chừng 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi. Trong bãi có dòng nước trong suốt đến đáy. Sườn đảo có vô số vỏ yến sào; các thứ chim có đến hàng nghìn vạn con, thấy người vẫn cứ đỗ quanh, không bay tránh. Bên bãi cát, vật lạ rất nhiều, có thứ ốc có vằn gọi là ốc tai voi to như cái chiếu, trong bụng có hột châu to bằng ngón tay cái, nhưng sắc nó đục, không bằng ngọc châu ở trong con trai; vỏ nó đẽo làm bia được, lại có thể nung làm vôi để xây tường. Có thứ ốc gọi là ốc xà cừ, có thể khảm vào các đồ vật; có thứ gọi là ốc hương. Thịt các con trai, con hến đều có thể làm mắm hoặc nấu ăn được. Có thứ đồi mồi rất lớn, gọi là hải ba, mai nó mỏng, có thể ghép làm các đồ vật; trứng nó như đầu ngón tay cái. Lại có thứ gọi là hải sâm, tục gọi con đột đột, nó bơi lội ở bên bãi cát, bắt về, xát vôi qua, rồi bỏ ruột đi phơi khô. Khi nào ăn, lấy nước cua đồng mà ngâm, nấu với tôm và thịt lợn, ngon lắm. Các thuyền buôn khi gặp gió thường nấp vào đảo này. Các đời chúa Nguyễn đã đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm cứ đến tháng ba, khi nhận được mệnh lệnh sai đi, phải đem đủ sáu tháng lương thực, chở năm chiếc thuyền nhỏ ra biển, ba ngày ba đêm mới đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ tìm kiếm các thứ; bắt cá ăn, tìm được những thứ của quý của bọn Tàu ô rất nhiều và lấy được hải vật rất nhiều. Đến tháng tám thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (còn gọi cửa Yêu Lục, tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân đưa nộp”… Báo Tiếng dân (số ra ngày 23/7/1938) cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa “Dấu tích đảo Tây Sa (Paracels) trong lịch sử Việt Nam ta và giá trị bản “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại chú của Phan Huy Chú “Hoàng Sa: là phần sở hữu của nước Nam ta, vì chính người Nam đã chiếm trước hết và đã kinh dinh các công cuộc ở đảo ấy”. Với các tài liệu ấy, theo cụ: “Trở thành món tài liệu rất quý giá có quan hệ đến công pháp quốc tế không phải là ít”.

Tập tin:Bản đồ Việt Nam năm 1834.jpg

Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ (tên gốc: 大南一統全圖 hoặc 大南一統全圖) do Phan Huy Chú xuất bản đời Nguyễn vào khoảng năm 1838 (theo Trần Nghĩa, Viện Nghiên cứu Hán Nôm 1990) là một chứng cứ pháp lý quốc  tế về Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là không thể chối cãi. Chỉ riêng một dẫn liệu về lời văn và bản đồ đã nêu trên đã cho thấy ý nghĩa và tầm vóc đóng góp của Phan Huy Chú cho non sông Việt.

Ngoài tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú còn có các tác phẩm khác như: “Hoàng Việt dư địa chí”, Mai Phong du Tây thành dã lục, “Hoa thiều ngâm lục” (tập thơ đi sứ Tàu), “Bình Định quy trang”, “Dương trình ký kiến”, “Hoa trình ngâm lục”, Lịch đại điển yếu thông luận; “Hải trình chí lược”… hay còn gọi là Dương trình kí kiến (ghi chép những điều trông thấy lúc đi Batavia); Điều trần tứ sự tấu sở.

Phan Huy Chú là tấm gương lớn về hoạt động học thuật. Ông không được khoa bảng như cha ông, song thực học, thực tài, uyên bác, xuất chúng. Ông thực hiện công việc nghiên cứu bằng lao động khoa học miệt mài, với tâm huyết lớn. “Lịch triều hiến chương loại chí” là công trình học thuật cá nhân đồ sộ với hình thức độc đáo, nội dung lớn lao đã được ông thực hiện trong mười năm (1809 – 1819), chưa kể thời gian đọc sách, ghi chép, sưu tầm trước đó. Đây là “một bộ sách thường đọc của một đời”, là điểm đặc sắc trong lịch sử văn hoá nước nhà.

Phan Huy Chú viết: “Nước Việt ta tiếng khen lễ nghĩa đã hơn nghìn năm, vốn có thư tịch đã từ lâu lắm. Kể từ Đinh, Lê dựng nước đối địch với Trung Hoa, mệnh lệnh từ chương dần dần rõ rệt. Đến Lý, Trần nội trị, văn vật mở mang, về tham định thì có những sách điển chương điều luật, về ngự, chế thì có các thể chiếu sắc thi ca. Trị bình đời nối, văn nhã đủ điều. Huống chi, nho sĩ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng, sách vở ngày càng nhiều, nếu không trải qua binh lửa mà thành tro tàn… Than ôi! Sách vở các đời đã từng tản mát, sách mất đã khó sưu tầm, sách còn lại nhiều sai lẫn, đằng đẵng ngàn năm, biết theo vào đâu mà khảo xét? Nhưng sự học ở các nhà nho quý ở tìm rộng, có sách vở để làm bằng. Tôi bèn xét tìm sử cũ, tham khảo các nhà…” (Trích quyển XLII Lịch triều hiến chương loại chí). Một thoáng như vậy để thấy tầm suy xét của Phan Huy Chú khi bắt tay vào thực hiện pho sách đồ sộ này.

Phan Huy Chú chuộng thực làm, thực học, không ưa danh hão. Ông đặt trọng tâm cuộc đời vào việc viết sách và dạy học. Với ông “văn minh của loài người đều chứa trong sách vở”. Ông không may mắn về đường quan lộ, 2 lần khoa cử chỉ đạt học vị tú tài, đến tuổi tứ tuần mới nhận chức quan, trôi dạt trong cảnh quan trường thăng giáng, mờ tỏ. Phan Huy Chú bắt đầu làm quan Hàn lâm Biên tu từ năm 1821, khi vua Minh Mạng biết đến tài năng của ông và triệu vào Huế giữ chức này. Ông đã dâng bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” lên vua Minh Mạng, được vua thưởng 30 lạng bạc, 1 áo sa đỏ, 30 cây bút và 30 thỏi mực. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) ông làm “Lang trung bộ Lại”, năm Minh Mạng thứ 6 (1825) được sung vào sứ bộ sang Trung Quốc. Năm 1828 làm Thừa phủ Thừa Thiên. Năm 1829 làm Hiệp trấn Quảng Nam, sau đó bị giáng. Năm 1831 được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc lần 2, khi về bị cách chức. Năm 1832 đi Biên lực ở Giang Lưu Ba (nay là nước Indonesia). Xong nhiệm vụ trở về ông được khôi phục giữ chức Tư vụ bộ Công… Vua Minh Mệnh là người chuộng tài năng nhưng có tính tự phụ và đa nghi. Ông dè dặt với tầng lớp nho sĩ Bắc Hà có quan hệ với triều Tây Sơn, trọng khí tiết và có chính kiến. Phan Huy Chú bởi ấp ủ tấm lòng ưu ái vì dân nước nên năm 1823, khi được thăng chức Lang trung bộ Lại, đã mạnh dạn dâng sớ điều trần bốn việc: bớt thuế, bớt lính; thực hiện chế độ quân điền; bãi bỏ những cuộc hành binh dẹp loạn; nghiêm trị bọn sâu mọt chuyên đục khoét lương dân. Việc dâng sớ điều trần bốn việc của Phan Huy Chú đã bị vua Minh Mệnh quở trách. Ông cũng như nhiều bậc tài trí thời ấy đã không được vua thực sự tin dùng. Từ sau mấy lần bị vua Minh Mệnh đối xử thô bạo, ông trở nên kín đáo, tuy không vội từ quan nhưng không còn hăm hở như buổi đầu. Hơn mười năm làm quan, ông dù có lúc được thăng Hiệp trấn Quảng Nam, hai lần đi sứ, nhưng ông vẫn luôn bị vua trách phạt. Cuối cùng, chán cuộc đời làm quan, Phan Huy Chú vịn cớ đau yếu, xin từ quan về nhà mở trường dạy học ở Thanh Mai thuộc huyện Tiên Phong, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) rồi mất tại đó năm Canh Tý 1840, thọ 58 tuổi.

Lăng mộ nhà bác học Phan Huy Chú
(Ba Vì – Hà Nội) Ảnh Nguyễn Văn Chiến (1)

PHAN HUY CHÚ
(1782 – 1840)

Chữ Hán 潘輝注 tự Lâm Khanh
Thuở nhỏ có tên là Hạo sau đổi tên là Chú
Là một danh sĩ triều nhà Nguyễn.

Nhà thờ Phan Huy Chú hiện toạ lạc tại quê nhà Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Đây là di tích Lịch sử – Văn hoá đã được xếp hạng bởi Bộ Văn hoá – Thông tin ngày 24 tháng 11 năm 2000.

Hoàng Kim
Tuyển chọn, Biên soạn
Bài đăng lần 1 năm 2008
soát xét và bổ sung 2012

Tài liệu tham khảo: 1) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Phan Huy Chú; 2) Nguyễn Văn Chiến, 2009, Học vị, học vấn, học thuật Phan Huy Chú, Quê Hương Online; 3) Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng 2000, Nghị quyết số 06-2000/NQ-HĐ, khóa VI, ngày 19-7-2000 về đặt tên một số đường của TP Đà Nẵng trong đó có đường Phan Huy Chú (kèm lược sử); 4) TS. Phan Huy Dục 2008. Phan Huy Chú và văn hoá Việt Nam. An ninh Thủ Đô Online (Phan Huy Chú, thư hoạ hình đầu tiên là trích dẫn theo Phan Huy Dục); 5) Lê Minh Quốc 2009. Nhớ Phan Huy Chú 1782-1840 Nhà bách khoa toàn thư của Việt Nam. Phụ Nữ Online (trang bìa sách Lịch triều Hiến chương loài chi trong bài này đã dẫn theo tài liệu của Lê Minh Quốc).

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Lão Tử, Đạo Đức Kinh, Đạo Học

DẠY VÀ HỌC. Lão Tử là nhà hiền triết Trung Quốc cổ đại, một trong những người thầy lớn nhất của mọi thời đại. Trong biển học tri thức mênh mông, Lão Tử đã trao truyền lại cho đời sau kho báu Đạo Đức Kinh vô giá chỉ vẻn vẹn trên 5000 chữ  nhưng chứa đựng túi khôn của nhân loại. Những lời vàng cách đây hơn hai ngàn năm đến nay vẫn vằng vặc như sao Mai mới mọc. Bốn chữ “biết đúng, biết đủ” (tri túc, tri chỉ) là tinh hoa của phương pháp học tập cổ điển và hiện đại (đạo học) và phép xử thế,. Đó cũng là căn bản của phép quyền biến và sự cương nhu.  Lão Tử viết trong chương 67 (đại ý của lời văn được diễn đạt theo lối mới): “Ta nắm lấy ba phép báu:  thứ nhất là nhân từ , thứ nhì là tiết kiệm, thứ ba là khiêm nhu, không tranh với người khác. Ta biết nhân từ thì được dũng cảm; biết tiết kiệm thì được rộng rãi; biết khiêm nhu không tranh đoạt người thì được tôn vinh.” Tôi duyên may được đọc một số sách của các tác giả đáng kính và mừng được tiếp xúc với một số người bạn biết trọng vốn cổ văn hoá phương Đông đã khuyến khích lập thư mục này như là một cách để tự học và cùng học.  Người ta biết rất ít về cuộc đời Lão Tử nhưng bộ sách Đạo Đức Kinh lại được luận bàn sôi nổi suốt trên hai nghìn năm qua. Tác phẩm này được nhiều nhà nghiên cứu Trung Hoa và Đông Phương, Tây Phương coi là một kỳ thư hiếm thấy trong lịch sử nhân loại tương tự Kinh Dịch. Tôi tán đồng với anh Nguyễn Quốc Toàn là khởi đầu hãy nghiên cứu “Đạo Đức Kinh và Đạo Giáo“. Tiếp đến là “Lão Tử túi khôn của nhân loại và “Lão Tử tri túc tri chỉ” của Vương Tuệ Mẫn. Sau đó mới nhàn đàm dần vào bên trong …  

 Đạo Đức Kinh và Đạo Giáo

Anh Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) đã trả lời ba câu hỏi của bạn Tudinhuong: 1) Đạo Đức kinh có phải là Đạo giáo không? 2) Người Việt Nam hình như đa số theo Đạo giáo? 3) Đạo thờ Tổ tiên Ông bà có phải là một hình thức của Đạo giáo?  

1) Đạo Đức Kinh là học thuyết của Lão Tử xuất hiện vào thời Chiến Quốc bên Tàu. Chữ đạo mới đầu trỏ một dường đi, sau đó trỏ cái lí phải theo, như đạo làm người, đạo làm con…sau cùng mở rộng ra nữa để trỏ luật, trật tự thiên nhiên. Và Lão tử đã chọn chữ đạo để chỉ bản nguyên vũ trụ. Thực ra ông không chọn được từ nào thích hợp hơn, chữ đạo là để dùng tạm, bởi vậy mở đầu Đạo đức kinh ông viết: “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh” nghĩa là: Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải đạo vĩnh cữu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó (đạo) thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến”. Với Lão tử thì đạo có trước thượng đế : “Ngô bất tri thùy chi tử, tượng đế chi tiên”, nghĩa là: Ta không biết nó con ai, có lẽ nó có trước thượng đế. Về cái dụng của  đạo Lão tử nói: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật ” tức là Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật.Chữ đức trong đạo đức kinh khác với đức trong nho giáo mà ta từng biết như: Đức trị, tứ đức tam tòng, đức hạnh … Đức của Lão tử là biểu hiện cụ thể của đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật nhưng làm cho vật nào thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ  là do đức. “Đạo sinh ra nó (vạn vật), đức chứa đựng nó, làm cho nó lớn, làm cho nó sống, làm cho nó hiện ra hình, làm cho nó thành ra chất, và nuôi nấng che chở cho nó” (Đạo sinh chi, đức xúc chi, trưởng chi, dục chi, đình chi, độc chi, dưỡng chi, phúc chi) . Nhìn chung Học thuyết của Lão tử mang tính vô thần, trời có sau đạo, chủ trương sùng thượng tự nhiên, cho tự nhiên là hoàn hảo tột bực, là năng lực vô biên, một “thần khí” mà loài người buộc phải tuân theo không được trái lại, không được tìm cách sửa đổi. Từ đó ông chủ trương vô vi, không phải không làm gì cả mà phải làm theo quy luật tự nhiên.

2) Đạo giáo : Sau Lão tử, đến lượt Trang tử (369-286 trước Tây lịch) cho rằng người biết được học thuyết Đạo đức kinh của Lão là người nắm được thiên cơ,  người ấy gọi là chân nhân. Chân nhân là người xuất thế thoát tục, ngao du đây đó, sống với trăng sao, sông nước, cây cỏ, luyện thuốc linh đan uống vào cho trường sinh bất tử, đạt được ý  đó là tiên ( 仙 ). (Tiên gồm bộ nhân 亻là người, đứng bên trái chữ sơn  山  là núi, ý rằng tiên là người ở trên núi). Thế là từ một học thuyết triết học của Lão tử nói về sự hình thành trời đất muôn vật được gọi là Đạo đức kinh,  biến thành một tín ngưỡng tôn giáo gọi là Đạo giáo, lấy phép tu thành tiên,  kéo dài cuộc sống bất tử làm mục đích. Đạo giáo có hai khuynh hướng , Đạo giáo thần tiên và đạo giáo phù thủy,

* Đạo giáo thần tiên lấy phép tu tiên, luyện đan, kéo dài sự sống làm mục đích. Đại biểu của phải này là Cát Hồng (283- 343 tr  Tây lịch)

 Cúng giải sao hạn

* Đạo giáo phù thủy dùng phù phép vẽ bùa trên nước gọi là bùa thủy hoặc phù thủy. Cũng có thể vẽ bùa trên giấy hoặc trên vải, cùng nhiều phép hô phong hoán vũ kêu gọi âm binh…Đại diện cho khuynh hướng này là Vu Cát sống trong đời Đông Hán, triều vua Thuận Đế ( 126-144)

Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ II. Ở Trung Hoa, sau khi Hán Linh đế băng hà, xã hội rối loạn, riêng có Giao Chỉ là đang yên ổn. Người phương Bắc qua Giao chỉ lánh nạn rất đông trong đó có nhiều thuật sĩ của hai khuynh hướng Đạo giáo thần tiên và Đạo giáo phù thủy. Nhiều quan lại Trung Hoa sang ta cai trị đều sính phương thuật, điển hình là Cao Biền đời Đường  từng lùng tìm yểm huyệt, hy vọng cắt đứt các long mạch  để hòng triệt nguồn nhân tài Việt Nam. Tuy Đạo giáo tôn Lão tử làm giáo chủ nhưng phương pháp tu hành thì chống  lại giáo lý của Đạo đức kinh. Trong khi Lão tử chủ trương sùng thượng tự nhiên, xem sống chết là quy luật thì Đạo giáo tu tiên, luyện linh đan để  được trường sinh bất tử.

Đến nay ở Việt Nam vẫn còn hiện tượng như đồng bóng, đội bát nhang, bùa chú… nhưng đó là di sản của tín ngưỡng dân gian truyền thống. Đạo giáo như một tôn giáo đã lâu không còn tồn tại nữa. Bởi vậy không thể nói “Đa số người Việt Nam theo Đạo giáo”. Theo thống kê năm 2009 thì 7,93% dân Việt Nam theo Phật giáo, và 6,61% theo Thiên chúa giáo, đây là hai đạo lớn nhất Việt Nam hiện nay.

3) Thờ cúng ông bà: Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt nên người xưa thần thánh hóa nó thành khái niệm “linh hồn”, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Người Việt tin rằng xác thân của tổ tiên, ông bà ở nơi chín suối, nhưng linh hồn vẫn thường xuyên đi về thăm nom phù hộ cho con cháu, đấy là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nó có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á và là nét đặc trưng cho vùng văn hóa này. Theo nhà nghiên cứu người Nga G.G. Stratanovich thì nó phổ biến và phát triển hơn cả ở người Việt. Đối với người Việt, nó gần như thở thành một tôn giáo, ngay cả những người không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà. Người miền Nam gọi là  Đạo ông bà. Nguyễn Đình Chiễu viết trong Lục Vân Tiên:

Thà đui mà giữ ĐẠO NHÀ
Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ
                                                              Bàn thờ gia tiên

Như vậy tín ngưỡng thờ tổ tiên, (hay xem là Đạo ông bà đi chăng nữa) thì nó không liên quan gì đến Đạo giáo – một thứ biến thể Đạo đức kinh  của Lão tử – chuyên tu  tiên, luyện linh đan để trường sinh bất tử, hoặc phù phép đồng bóng  làm những điều kì dị, không có căn cứ khoa học .

 Đón đọc tiếp phần hai và ba: “Lão Tử túi khôn của nhân loại và “Lão Tử tri túc tri chỉ” của Vương Tuệ Mẫn.

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Trần Đăng Khoa ngoái nhìn năm cũ

NGỌC PHƯƠNG NAM. Trần Đăng Khoa vừa có bài viết “Ngoái nhìn năm cũ” bình luận những sự kiện nổi bật và rất đáng quan tâm trong năm 2011. Bài này cùng với những bài viết ám ảnh “Ôn cũ để biết mới “của Nguyễn Trọng Vĩnh, “Tái cấu trúc và sửa lỗi hệ thống” của Hoàng Tụy là những phản biện khách quan, sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.

NGOÁI NHÌN NĂM CŨ

Trần Đăng Khoa

Thế là năm 2011 đã đi qua. Còn nhớ đêm cuối cùng của năm Dương lịch, Đài Truyền hình Việt Nam đã điểm lại những ấn tượng nổi bật trong năm bằng một chương trình đã được chuẩn bị khá công phu “Dấu ấn 2011”. 365 ngày, với 8760 giờ – Một bức tranh toàn cảnh của Việt Nam và Thế giới – thành cuộc diễu binh kỳ vĩ diễn ra trước mắt ta chỉ trong hơn hai giờ đồng hồ. Đại hội Đảng. Cuộc bầu cử Quốc hội. Cuộc chiến tranh ở LiBi, cơn Đại sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản…Có một hình ảnh đã để lại trong tôi một ấn tượng rất đep. Đó là cuộc giải cứu hơn mười vạn người Việt Nam trong cuộc chiến tranh đẫm máu ở LIBI. Lần đầu tiên, chúng ta đã tổ chức thành công đưa hơn mười vạn người Việt Nam thoát khỏi lửa đạn. Một công việc không thể nói là dễ dàng, vậy mà chúng ta đã làm được một cách ngoạn mục. Đây cũng là dấu ấn đẹp nhất của Chính phủ ta trong năm vừa qua.

Ở phần cuối chương trình là những việc nổi cộm nhức nhối. Tai nạn giao thông. Bạo lực học đường. Những bộ mốt lố lăng của giới ca sĩ trên sân khấu…Các bạn đồng nghiệp của tôi gọi đó là lệch chuẩn. Tôi thấy không phải chỉ lệch chuẩn mà còn loạn chuẩn. Hình như chính chúng ta cũng đang đi lệch. Chúng ta quá quan tâm đến việc phát triển kinh tế mà lại sao nhãng, nếu không nói là bỏ quên văn hóa. Nhìn lại những thước phim tư liệu về Đại hội Đảng và các kỳ họp Quốc Hội trước đây, quây quần bên Bác là Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Trà Giang và rất nhiều nhà hoạt động văn hóa. Trong Đại Hội Đảng của chúng ta vừa rồi, có đến một ngàn bảy trăm đại biểu, mà không có đại biểu nào đại diện cho giới văn chương. Nhà thơ Hữu Thỉnh, một tác gia lớn, Chủ tịch của cả hai hội lớn: Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, mà cũng không phải là đại biểu đến dự. Trong số hơn 500 Đại biểu Quốc Hội, trong đó có đầy đủ các thành phần xã hội, đặc biệt có rất nhiều các nhà Doanh nghiệp, nhưng cũng không có đại biểu nào Đại diện cho giới Văn hóa, Văn nghệ sĩ. Trong khi chúng ta có đến 7 Hội chuyên ngành. Đó là điều rất không bình thường.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của văn nghệ sĩ trong tiến trình phát triển của lịch sử. Mặc dù số phận họ rất mong manh. Mong manh như cái đẹp. Mong manh như kiếp người. Nhưng họ lại là Hàn thử biểu của cả xã hội. Đằng sau họ là Nhân dân. Đặc biệt với những tài năng lớn, họ yêu ai, người đó sẽ bất tử, họ ghét ai, kẻ đó sẽ bị nguyền rủa đến hàng trăm năm, thậm chí là ngàn năm. Bằng sự mẫn cảm đặc biệt, nhiều nghệ sĩ còn đi trước cả thời đại. Người đầu tiên chính thức gọi tên Thành Phố Hồ Chí Minh là Tố Hữu. Ngay sau khi Giải phóng Điện Biên Phủ, năm 1954, Tố Hữu đã gọi Sài Gòn là “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”. 18 năm sau, mùa hè 1972, Chế Lan Viên nhắc lại: “Một Thế hệ Hồ Chí Minh – ấy là lực lượng/ Một Con Đường Hồ Chí Minh- Đó là phương hướng/ Một Thành phố Hồ Chí Minh là đích phía chân trời…”. Ba câu thơ Chế Lan Viên có thể xem như tư tưởng chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Mãi năm 1976, Thành phố Hồ Chí Minh mới chính thức có tên. Bây giờ chúng ta mới học Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng Chế Lan Viên đã đề xuất từ những năm kháng chiến. Lúc ấy, chúng ta đâu đã nhìn ra. Chúng ta học là học “ Chủ nghĩa Mác Lênin. Tư tưởng Mao Trạch Đông và Đạo đức Hồ Chí Minh”. Vẻ đẹp của Bác, lúc bấy giờ chúng ta mới chỉ nhìn thấy ở phạm trù Đạo đức. Những văn nghệ sĩ đích thực thường đi trước thời đại. Nhiều khi một bài thơ, hay một câu hát có sức mạnh bằng cả một binh đoàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra sức mạnh ấy. Người đã quy tụ được những tinh hoa dân tộc từ những bến bờ cô lẻ: “Ta là một. Là riêng. Là thứ nhất” để hòa vào đời sống chung của toàn dân tộc: “Tôi cùng xương thịt với Nhân dân tôi”. Nhiều văn nghệ sĩ, nhiều trí thức lớn đã từ bỏ những tháp ngà nghệ thuật, đến với cuộc sống cần lao gian khổ, cùng với nhân dân. Không ít người đã chiến đấu dũng cảm và đã hy sinh như những người anh hùng: Nam Cao, Trần Mai Ninh, Nguyễn Thi…và nhiều lắm. Có người đến nay vẫn không tìm được hài cốt.

Một nhà thơ đã viết: “Mẹ nuôi cái lẽ ở đời – Sữa nuôi phần xác. Hát nuôi phần hồn”. Và như thế, đứa trẻ lớn lên bằng sữa mẹ và câu hát. Rồi đến cả người trưởng thành cũng vẫn không thể thiếu hai bầu sữa vật chất và tinh thần. Đấy là hai cánh giúp chúng ta bay. Nếu thiếu vật chất, cơ thể còi cọc còn dễ nhìn thấy và cũng dễ khắc phục. Nhưng đứt gãy văn hóa thì hiểm họa khôn lường. Nhiều người trông bề ngoài rất béo tốt nhưng lại ẩn chứa trong tâm hồn một cơ thể tàng tật, bệnh hoạn mà căn bệnh nguy hiểm này lại không dễ nhìn ra. Và rồi, cái gì đến sẽ đến. Chưa bao giờ đạo đức xã hội lại xuống cấp trầm trọng: Hiệu trưởng mua dâm học trò. Học sinh giết cô giáo ngay trên bục giảng. Quan chức ở một tỉnh nghèo mà còn đánh bạc mỗi lần đến cả 5 tỷ đồng. Rồi bạo lực tràn lan ở học đường. Những vụ hận tình ở lứa tuổi nhí rồi “tỉ thí”, hạ nhục nhau tung đầy lên mạng cho cả thế giới “chiêm ngưỡng”. Thật không thể tưởng tượng được. Vụ cắt đầu người yêu của sinh viên Nguyễn Đức Nghĩa đã làm ta ghê rợn. Vụ giết đến cả mấy mạng người trong một gia đình của Lê Văn Luyện mới làm ta thực sự kinh hoàng. Trong số những người bị giết một cách thảm khốc, có cả cháu bé mới mười tám tháng tuổi. Tội ác đã đến đỉnh điểm. Kẻ giết người tàn bạo nhất từ xưa đến nay ấy, vẫn đang còn ở lứa tuổi vị thành niên. Rồi ít ngày nữa, vụ án sẽ được đem ra xét xử. Theo Bộ Luật hiện hành, mức phạt cao nhất đối với người ở lứa tuổi vị thành niên là mười tám năm tù giam. Bởi thế mà Luyện vẫn nhơn nhơn, lại còn vui vẻ đùa cợt trong lúc chờ ra pháp đình. Nếu có chút ân hận thì Luyện chỉ ân hận vì đã làm phiền đến bố mẹ hắn. Còn việc hắn xóa sổ cả một gia đình, để lại nỗi kinh hoàng cho cả mấy dòng tộc và niềm bất an cho cả một xã hội trong cái Tết này thì sao? Nếu Luyện thoát được án tử hình, mà chỉ phải chịu mức phạt 18 năm ấy thôi thì rồi sẽ dẫn đến những hệ lụy chúng ta không thể lường hết được: Sẽ xuất hiện hàng loạt những kẻ giết người rất tàn bạo ở lứa tuổi vị thành niên. Thì đã có bao nhiêu nhóm côn đồ nhí tự nhận mình là “Đàn em anh Luyện” ở trên mạng đó thôi. Rồi chính những kẻ giang hồ, những kẻ dã tâm sẽ lại mượn bàn tay các em để thanh toán các đối thủ của mình, nghĩa là có thể giết được người, giết nhiều mạng người mà vẫn có thể thoát được sự trừng phạt cao nhất của pháp luật, như thế có khác gì chính Bộ luật chưa phải đã hoàn thiện vì thiếu tính chuyên nghiệp cao của chúng ta đã “giải thoát” cho kẻ tội đồ. Đấy mới là điều đau lòng và đáng sợ nhất.

Một năm đã đi qua với bao nhiêu niềm vui nhưng cũng không ít những nguy cơ có thể dẫn đến những thảm họa tương lai, nếu chúng ta không có những biện pháp kịp thời ngăn chặn. Năm nay là năm CON RỒNG. Chúng ta đang mong ước sẽ thành một CON RỒNG của Châu Á phồn thịnh, an bình và phát triền. Cầu mong năm nay, cũng như những năm kế tiếp, cả dân tộc ta sẽ thực sự là một CON RỒNG đã cất cánh, để bay tới những đỉnh cao mới. Những đỉnh cao mà ở đấy, chỉ thấy lấp lánh ánh sáng của Trí tuệ và lòng nhân ái mà không có máu người…

Đọc tiếp
Suy ngẫm những bài viết ám ảnh
HỌC MỖI NGÀY. Ba bài viết ấn tượng và ám ảnh tôi đầu xuân 2012 là “Ôn cũ để biết mới “của Nguyễn Trọng Vĩnh, “Tái cấu trúc và sửa lỗi hệ thống” của Hoàng Tụy và “Lại chuyện giao thông …” của Trần Đăng Khoa.
Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Thanh Vân bình lão Chu đi chợ

NGỌC PHƯƠNG NAM . Tôi ngẫn người khi đọc bài của Thanh Vân bình “lão Chu đi chợ” và phải dụi mắt đọc lại thơ Chu Nhạc đi chợ Cốc pài”. Bài thơ rất hay! Lời bình tuyệt hay! Hóa ra có những bài thơ giản dị đến mức tưởng là bình thường, đôi khi lãng quên, nhưng khi có người bình chuẩn và đọc kỹ mới thấm. Ngẫm lại thấy thấm thía lời kết: “Thông điệp bài thơ thật hay được chuyển tải trong mười hai câu thơ lục bát giản dị về hình ảnh và câu chữ. Giản dị nhưng rất thanh cao, nho nhã. Rượu trong lòng, mật ủ trong ong, bạc đeo vòng cổ, những thứ muốn mua,thậm chí mua rất nhiều tiền cũng không ai bán. Mấy ai đã viết được như thế. Sau phiên chợ vùng cao đó, lão đã thay đổi. Chủ nhật nào lão cũng lai vợ đi chợ Mơ, một cái chợ nổi tiếng thành Thăng Long có đầy đủ mọi thứ trên trời dưới biển. Lão ngoan ngoãn đi theo vợ, nhận mớ rau, con cá … từ tay vợ, bỏ vào làn và xách một cách cẩn thận.” Chợt lặng người vì nhớ câu nói của Lê Quý Đôn “Kiến thức của mỗi người thì có hạn. Tài trí trong thiên hạ là vô cùng”. Và hiểu sâu thêm “Tam Bảo” của Lão Tử: Ta nắm lấy ba vật báu. Thứ nhất là nhân TỪ, thứ nhì là tiết KIÊM, thứ ba là BẤT TRANH, khiêm tốn. Cám ơn anh Chu Nhạc và anh Thanh Vân. Chúc những điều tốt lành và xuân mới.

Đi chợ Cốc pài
Thơ Nguyễn Chu Nhạc

Nào em đi chợ Cốc pài
Tìm mua một chút sương mai mang về…

Tìm rau, rau mãi trong khe
Tìm lá, lá vẫn ngủ mê trong rừng
Tìm trám, trám rụng đầu thung
Tìm hoa, hoa nở ở lưng chừng trời
Tìm ngũ sắc đã đồ xôi
Tìm vò rượu đã đầy vơi nỗi lòng
Tìm mật, mật ủ trong ong
Tìm bạc, bạc đã đeo vòng cổ ai,

Ngẩn ngơ váy áo Cốc pài
Mặt trời lên đỉnh sương mai chẳng còn…

“Trần Mai Vân đi chợ vùng cao”-  Ảnh Internet minh họa không hề liên quan bài viết 

Lão Chu đi chợ

Thế là lão Chu đã đi chợ. Lão không đi chợ với vợ , làm người xách làn theo sau để tô điểm hạnh phúc gia đình. Lần này lão đi công tác, lão đi chợ vùng cao với người tình xưa:

Nào em đi chợ Cốc pài
Tìm mua một chút sương mai mang về…

Đọc kỹ thì lão đi một mình. Nào em là lão tưởng tượng ra thôi, hoặc cùng lắm là một cô gái đi đường nào đó. Lão đi mua một chút sương mai để mai về xuôi. Sương thì ở đâu chả có. Nhưng sương những vùng núi cao hạt rất to, rất trong và ai đã từng nếm sẽ thêm cảm giác mát lành . Mà lão đâu có nói về sương, lão qua hạt sương mai để nói về cốt cách trong sáng đẹp đẽ của con người vùng cao, nói về một mối tình đẫm sương mai lão đã đánh mất từ thời sinh viên.

Chợ vùng cao chỉ có cỏ cây, hoa lá, rượu, mật ong, vải thổ cẩm, vòng bac v.v… những thứ trao đổi giản đơn cho những cuộc đời đơn giản của đồng bào dân tộc. Lão tả chợ trong cái háo hức đi tìm hiểu cái lạ của con người miền xuôi lên miền ngược:

Tìm rau, rau mãi trong khe
Tìm lá, lá vẫn ngủ mê trong rừng
Tìm trám, trám rụng đầu thung
Tìm hoa, hoa nở ở lưng chừng trời
Tìm ngũ sắc đã đồ xôi
Tìm vò rượu đã đầy vơi nỗi lòng
Tìm mật, mật ủ trong ong
Tìm bạc, bạc đã đeo vòng cổ ai,

Ban đầu đọc những câu này tôi thấy chẳng có gì đặc sắc. Cứ tả như thế này thì kéo dài hàng trang được. Nhưng tôi đã nhầm. Người xưa từng nói, cái đẹp, cái hay đều nằm trong cái giản dị. Việc sắp xếp các thứ cần mua của lão đi từ rẻ đến đắt, đi từ vật chất đến tinh thần. Rau, lá, trám là vế thứ nhất. Hoa, rượu, ngũ sắc, mật, bạc là vế thứ hai . Nó rất đúng với tâm lý của người đi chợ. Mua cái rẻ trước, sau đó xem ước số tiền mang theo để mua những cái đắt hơn. Vật chất có trước , tinh thần có sau. Và những thứ cần mua liệt kê ra là những thứ đặc trưng của phiên chợ vùng cao. Có thể đảo các câu thơ với nhau, nhưng sẽ mất đi thứ tự mà tác giả đã chủ ý sắp đặt.

Chữ tìm cứ lặp đi lặp lại để lão mãi miết đi tìm. Tìm mua cái gì thì người khác đã mua mất rồi . Có lẽ do lão cò kè bớt một thêm hai. Hoặc tiền ít mà lão tham mua cả chợ. Những câu thơ ngao ngán nỗi lòng :
Tìm mật, mật ủ trong ong
Tìm bạc, bạc đã đeo vòng cổ ai,

Có lẽ lão đã gặp cô người yêu xưa đi chợ. Và lão bổng hiểu ra tất cả. Cái cốt cách, cái phẩm chất, cái đẹp trong giọt sương mai cần tìm không cần mua thì sáng sớm vẫn còn rất nhiều trên cành lá. Và khi chợ tàn, mệt mỏi vì chọn lựa, vì mặc cả, sực nhớ cái ban đầu định mua là giọt sương mai thì trời đã trưa và giọt sương đã tan mất. Đứng núi này trong núi nọ, tham bát bỏ mâm, đẽo cày giữa đường là vậy đó.

Thông điệp bài thơ thật hay được chuyển tải trong mười hai câu thơ lục bát giản dị về hình ảnh và câu chữ. Giản dị nhưng rất thanh cao, nho nhã. Rượu trong lòng, mật ủ trong ong , bạc đeo vòng cổ, những thứ muốn mua,thậm chí mua rất nhiều tiền cũng không ai bán. Mấy ai đã viết được như thế.

Sau phiên chợ vùng cao đó, lão đã thay đổi. Chủ nhật nào lão cũng lai vợ đi chợ Mơ, một cái chợ nổi tiếng thành Thăng Long có đầy đủ mọi thứ trên trời dưới biển. Lão ngoan ngoãn đi theo vợ, nhận mớ rau, con cá … từ tay vợ, bỏ vào làn và xách một cách cẩn thận.

Nguyễn Thanh Vân

Tình ca Tây Bắc – NSƯT Kiều Hưng – NSƯT Bích Liên – YouTube

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Điệu luân vũ cuối cùng

Tường Vi

Bỗng nhiên trong khu nhà ăn của bệnh viện vang lên tiếng nhạc rộn rã, mời gọi.

Mọi đôi mắt đều hướng về nơi phát ra tiếng nhạc. Trên một chiếc bàn, ai đó đã đặt chiếc đài với đôi loa lớn đang phát ra tiếng nhạc vui tươi, rộn rã: Strauss-Walzer Medley – bản nhạc sống mãi với thời gian.

Cạnh bàn là một cô gái ngồi trên xe đẩy,Trong chiếc váy hồng nhạt, gương mặt gầy guộc, dễ thương đỏ bừng trước sự chú ý của mọi người. Chỉ có đôi mắt to sáng sống động đang ngời lên hạnh phúc. Anh đứng bên chị, khẽ nghiêng mình chìa tay mời. Run run chị đứng dậy, dựa vào anh và họ đu đưa uyển chuyển theo điệu nhạc. Anh gần như ôm chị bay trong tiếng nhạc rộn ràng lưu luyến. Chị ngả đầu vào vai anh nhắm mắt cùng bay.

Lòng tôi chợt se lại khi nhận ra chị – bệnh nhân 22 tuổi ở khoa 5 – nơi dành cho những bệnh nhân không cứu chữa được. Tiếng nhạc vờn bay quấn quyện mọi người lại với nhau. Một đám đông đã vây quanh hai người, họ vẫn ôm nhau say sưa nhảy, tưởng như họ đang quay trên sàn nhảy lộng lẫy của đêm dạ vũ. Tiếng nhạc càng thêm quyến rũ, mê hoặc giữa nơi thường dành tĩnh lặng làm liều thuốc cho mọi người, khiến vài người khác bắt đầu nhảy theo. Tôi cũng khẽ du mình theo tiếng nhạc và bỗng thấy lòng nhẹ nhõm hẳn.

Bất chợt ai đó kéo tay tôi, thì thào:

-Ông bác sĩ trưởng kìa em.

Tôi quay lại. Vị giáo sư – bác sĩ trưởng đang hối hả bước vào, mái tóc bạc trắng của ông xòa bay theo nhịp bước. Khuôn mặt ông nhăn nhó ngạc nhiên – chắc đêm qua ông lại không ngủ được và đã mấy tuần rồi ông vẫn càu nhàu vì chuyện đó. Tôi chạy lại gần ông mỉm cười, cầm tay ông kéo vào giữa đám đông đang ồn ào trò chuyện cười vang, nhảy nhót. Tôi khẽ nghiêng người mời ông nhảy cùng, khiến ông miễn cưỡng nhảy theo và nét ngạc nhiên vẫn chưa hết trên khuôn mặt. Say trong điệu nhạc tôi bỏ lại phía sau bao nhiêu suy nghĩ, lo toan. Bên tôi chỉ còn tiếng nhạc và những khuôn mặt hạnh phúc vừa cười, vừa thả mình vào giai điệu luân vũ rộn ràng.

Bất giác tôi thấy ông giáo sư thoáng mỉm cười và tự nhiên cùng òa vào niềm vui sống rộn rã. Âm nhạc lúc này đúng là nguồn máu chảy để nuôi sống nhịp đập của tình yêu, của niềm tin, hạnh phúc.

Hôm nay là ngày Nicolau – ngày các em bé được tặng quà trong đôi giầy chúng đã đánh sạch từ hôm trước. Và bản nhạc – điệu luân vũ cuối cùng chính là món quà Giáng sinh anh tặng chị, rồi cả hai người đem tặng tất cả những người xung quanh thật là đẹp đẽ. Tôi xúc động trước một tình yêu mãnh liệt anh chị đang dành cho nhau. Giá trị của cuộc sống thật giản đơn mà thật sâu lắng. Hạnh phúc ngày hôm nay của anh chị sẽ còn lại mãi trong tim người ở lại, dẫu biết rằng một ngày không xa chị sẽ mãi ra đi.

Được một lần sống và yêu mãnh liệt là món quà vô giá của cuộc đời trao tặng cho mỗi chúng ta, có phải không bạn?

(HK) Tuyệt vời ! Cám ơn em Tường Vi. Tình yêu là quà tặng vô giá của cuộc sống. Anh Vũ Duy Mẫn dịch cuốn sách Bài giảng cuối cùng. Sách đã bán rất chạy không chỉ ở Mỹ và cả ở Việt Nam. Anh thích bài này và xin em chép lại trong chuyên mục KIMLOVELIFE, NGỌC PHƯƠNG NAM https://kimlovelife.wordpress.com/

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Phạm Minh Giắng bạn của tôi

NGỌC PHƯƠNG NAM. Cám ơn anh Thanh Vân đã ghé thăm và đồng cảm: “Anh Giắng là một tâm hồn thơ tài hoa”.  Tôi hoàn toàn đồng tình với anh. Phạm Minh Giắng là một số phận đặc biệt nằm liệt từ nhỏ và có những câu thơ tài hoa ám ảnh: “Tôi nằm trong góc cô đơn/ Với thơ thì chẳng tính hơn thiệt gì./ Với tình chẳng chối từ chi/ Được nhiều bạn đọc khen chê càng mừng.” (Gửi mọi người) “Vinh quang sao sáng dạy người/ Áo cơm thì thấp, nụ cười thì cao” (Thầy tôi). Những câu anh Giắng viết về Người Hà Nội thật xúc động: “Bấy mươi năm đã qua đi/ Aó tôi giờ chẳng kém gì người xa/ Mỗi lần ký ức mở ra/ Bàn tay vá rách thành hoa hiện về./ Tôi nằm liệt ở nhà quê/ Thăng Long chưa một lần về mà yêu/ Nghìn năm trăm trận lệch xiêu/ Phồn hoa thanh lịch, bao nhiêu thiếu thừa/ Cảnh, tình dời đổi thoi đưa/ Dáng hình Hà Nội người xưa tôi tìm“. Mình sang thăm gấp đi anh Thanh Vân, và đây hãy là một địa chỉ thường xuyên ghé đến. Trong góc cô đơn là một người bạn. Chúng mình đến thăm đi. Hãy có gì đó để chia xẻ. Trời ơi ! Chúng ta biết tin anh ấy muộn quá. Dẫu vậy, chậm còn hơn không. Người Hà Nội (hình minh họa) , Nổi lòng Thúy Vân , Bạn của tôi chắc chắn sẽ mãi lắng đọng sâu sắc trong tâm thức chúng ta. Địa chỉ anh Giắng: http://phamiga.blogtiengviet.net

NGƯỜI HÀ NỘI

Phạm Minh Giắng

Nhớ nữ bác sĩ Mai Cúc người Hà Nội

Mồ côi tôi nhớ ơn người
Trăm ngày nằm viện, một lời thăm qua
Thương manh áo rách làm ba
Lưng gày, hở cả xương da lèo nhèo.

Nhớ người đêm ấy đèn khêu
Ngón tay Hà Nội không đeo ngọc ngà
Phép mầu từ đấy bay ra
Aó tôi hiện những cánh hoa diệu kì.

Bấy mươi năm đã qua đi
Aó tôi giờ chẳng kém gì người xa
Mỗi lần ký ức mở ra
Bàn tay vá rách thành hoa hiện về.

Tôi nằm liệt ở nhà quê
Thăng Long chưa một lần về mà yêu
Nghìn năm trăm trận lệch xiêu
Phồn hoa thanh lịch, bao nhiêu thiếu thừa.

Cảnh, tình dời đổi thoi đưa
Dáng hình Hà Nội người xưa tôi tìm.

THAY LỜI THUÝ VÂN

Phạm Minh Giắng

Người đời thương cái duyên em
Kết hôn thay chị, chắc thèm tình yêu?

Em xin thưa tỏ đôi điều
Trời cho nhan sắc em nhiều phần xinh.
Vô tâm vụng tính, chút tình
Lấy người thương chị em mình…em nương

Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.
Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng

Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân
Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.

Cái em cần, nói em nghe,
Với em trăng gió màu mè bỏ đi
Em nào có tủi buồn chi
Tố Như thánh thiện nhầm gì chị ơi.

GỬI MỌI NGƯỜI

Phạm Minh Giắng

Tôi nằm trong góc cô đơn
Với thơ thì chẳng tính hơn thiệt gì.
Với tình chẳng chối từ chi
Được nhiều bạn đọc khen chê càng mừng.

Sài Gòn mùa lá rụng – Đan Trường

NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG 

Nhạc và lời: Phú Quang
Nghệ sĩ thê hiện: Tân Minh

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

10 người quyền lực nhất thế giới

NGỌC PHƯƠNG NAM Theo VnExpress, trong số 7 tỷ người trên thế giới, tạp chí Forbes đã chọn ra 70 người quyền lực nhất, dựa theo vai trò lãnh đạo, tầm ảnh hưởng và nguồn lực tài chính. Dưới đây là 10 người dẫn đầu trong danh sách. Anh Ngọc thực hiện.

  1. Tổng thống Mỹ Barack Obama được bầu chọn là người quyền lực nhất thế giới. Dù phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn trong chính trị và kinh tế, ông vẫn là lãnh đạo của nền kinh tế lớn và năng động nhất thế giới. Ảnh: AFP

  2. Thủ tướng Nga Vladimir Putin, ứng cử viên hàng đầu chạy đua vào điện Kremlin nhiệm kỳ tới. Ảnh: AFP

  3. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ảnh: AFP

  4. Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới và là lãnh đạo của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AFP

  5. Người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft, chủ tịch quỹ từ thiện lớn nhất và là người giàu nhất nước Mỹ Bill Gates. Ảnh: AFP

  6. Quốc vương Ả-rập Xê-út Abdullah bin Abdul Aziz al Saud. Ảnh: AFP

  7. Giáo Hoàng Benedict XVI. Ảnh: AFP

  8. Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke. Ảnh: AFP

  9. Mark Zuckerberg, triệu phú tuổi 27 và là giám đốc điều hành mạng xã hội được yêu thích nhất hiện nay Facebook. Ảnh: Josephrosenfeld

  10. Thủ tướng Anh David Cameron đứng cuối danh sách top 10 người quyền lực nhất thế giới. Ảnh: AFP

    Trở về trang chính
    CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
    Dạy và học ĐHNLHCM
    Dạy và học BlogtiengViet
    Gia đình nông nghiệp
    NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Thêm đôi điều về Nguyễn Quang Lập

DẠY VÀ HỌC. Mình đã có bài Nguyễn Quang Lập trong mắt ai, nay chỉ viết thêm đôi điều: 1) Những điểm nhấn để tìm hiểu về bọ Lập, con người, sự nghiệp và tác phẩm là Quê Choa; Nguyển Quang Lập trên Wikipedia-Việt 2) Năm tác phẩm “đinh” mà Lập đã đóng vào bức tường thời gian vốn đã rất cứng và nghiệt ngã mưa nắng, theo mình đó là Đời cát; Thung lũng hoang vắng; Ký ức vụn; Văn tế biểu tình và Lời cuối cho bauxite . Người đọc cho dù khen hay chê đều không dễ quên. Lập viết: “Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh; kinh thì kinh thật nhưng chắc là không xa nữa đâu”.

Lập đã linh cảm và tự nguyện tận hiến cho nghệ thuật.

Tài !

Mình chép tặng Lập một đoạn thơ của lão Khoa:

NHỚ BẠN

Trần Đăng Khoa

Câu chuyện xưa thầy kể
Theo chúng mày đi đâu, về đâu?

Chúng mình thường bảo nhau
Đất nước quá nghèo rồi không thể nghèo hơn nữa
Chúng mình lớn lên
Không tiếc nghĩ suy và mồ hôi đổ
Không biết đứa nào tay có trước vết chai
Không biết tuổi chúng mình bao nhiêu
Đất nước rạ rơm sẽ thành sắt thép
Dù chẳng làm nên hay làm nên sự nghiệp
Cũng không bao giờ quên nhau
Chúng mày ơi bây giờ chúng mày đâu?

Và chiếc cầu
Cong như vầng trăng chia tay đêm ấy
Ở xa chúng mày có thấy
Trên cầu gỗ chiều nay
Tao nôn nao ngồi nhớ chúng mày …”

Cảm nhận bài Lời cuối cho bauxite

Hoàng Kim

Đọc thêm:
DẠY VÀ HỌC. Ngô Minh vừa có bài viết về cuốn sách mới “Bạn văn” rất hot gần đây của Nguyễn Quang Lập. Tôi chưa kịp đọc nhưng hình dung một chiếu rượu vui vẻ ngót trăm bạn văn ở một tác phầm mới 456 trang. Bạn văn viết theo lối khẩu văn, Ngô Minh nhận xét. Viết về khẩu văn của Nguyễn Quang Lập, nhà văn Bảo Ninh cho rằng:” Anh viết dường như rất dễ, nhưng sự dễ ấy trái ngược hoàn toàn với dễ dãi. Đố anh dễ dãi nào viết được như thế. Viết được như thế thật sướng, nhưng muốn sướng được như vậy phải đổi cả một đời trần ai, nào ai dám đổi“. Trần Đăng Khoa khen tác phẩm “Ký ức vụn” phát hành trước đó: Ký ức vụn mà không hề vụn. Những câu chuyện khơi khơi, tưởng như nói tào lao cho vui, mà thâm trầm, sâu sắc ra trò. Chuyện thế mà không phải thế. Đây là chỗ hơn người của bọ Lập. Tài. Lập có khả năng điểm huyệt, nhất là khi viết về các bạn văn, bởi thế, anh chỉ phảy vài nét mà hiện được người, hiện được cảnh, với giọng văn rất riêng. Đọc nguyên bản trên Blog còn thú vị hơn nhiều, bởi cái khẩu khí đặc biệt của Lập. Những ngôn ngữ vỉa hè, bặm trợn, thậm chí rất tục mà đọc lại không thấy tục. Đây là biệt tài của Lập. Không phải ai cũng làm được và không dễ học được. Tốt nhất các em không nên bắt chước bọ Lập, khi mình chưa đủ vốn văn hóa và sự từng trải, bắt chước dùng của độc, chữ độc rất dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”. Nhà văn Nguyễn Quang Lập chính gốc Ba Đồn (Quảng Bình) đã dấn thân, lăn lóc ờ cửa Việt (Quảng Trị) mang Đời Cát ra phố cổ Linh Đàm Hà Nội và nay thì treo biển Quê choa lên phố mới chung cư thành phồ Hồ Chí Minh. Đọc Nguyễn Quang Lập, tôi thích trao đổi trên của Trần Đăng Khoa và lời bình “Đọc truyện” của Đoàn Minh Phương: “Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người.” Tôi muốn bình thêm: Chỉ có phúc hậu, nhân văn và tình thương yêu ở lại.(đọc tiếp)

Trở về trang chính

Dạy và học BlogtiengViet
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Đọc và suy ngẫm: “Độc tài”- Huy Đức

alt

NGỌC PHƯƠNG NAM. Đức Phật nói:“Ta xem những nơi các vua chúa và các nhà cầm quyền như là những hạt bụi. Ta xem những kho vàng và châu ngọc như những viên gạch và những viên sỏi.Ta nhìn những tấm áo tốt đẹp nhất như những mãnh vải rách tả tơi.Ta thấy vô số thế giới của vũ trụ này như những hạt trái cây và chiếc hồ lớn nhất như một ao nhỏ; những lời phán quyết về đúng và sai như là sự uốn mình nhảy múa của một con rồng; sự tranh giành và thịnh suy chỉ là cái chớp mắt; và sự lên xuống của đức tin là dấu vết của bốn mùa để lại”. Huy Đức vừa viết Độc tài và Nguyễn Quang Lập blog Quê choa đăng lại. Họ đang sờ vảy trên cổ rồng, dám luận bàn về những chuyện không phải ai cũng được quyền nghe, được quyền nói và được quyền bàn luận. Độc tài và quyết đoán  của Tần Thủy Hoàng, Mao Trạch Đông, Stalin là công tội nghìn năm không dễ đương thời đưa ra định luận. Nhân cách và quyền biến của Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là chuyện không dễ thấu hiểu, học và làm theo. Vĩ nhân là người tự biết mình, đối diện thực tế khách quan để có quyết sách sáng suốt thông qua tự biết lắng nghe và kiến giải hợp lý. Bài này rõ thêm đời tư của ba nhân vật lớn. Đọc và suy ngẫm. (đọc tiếp)

Xem thêm Đọc và suy ngẫm