Cây Lương thực trong văn hoá Việt

Food Crops in Vietnam’s culture

VietNam Airlines Commercial

I love VietNam Airlines Commercial.
I love how they show Vietnam’s culture in this video.
I love the view of the lotus field.
I love the idea of steaming rice in the lotus leaf.

Anthony Bourdain: No R…: Anthony Bourdain – Banh Mi in Vietnam

Anthony Bourdain returns to Vietnam, a food destination like none other in the world, where he samples Banh Mi — a hearty sandwich loaded with ham, cucumbers, dressing, and topped off with a fried egg. New episodes of Anthony Bourdain: No Reservations air Monday nights at 10PM ET, only on the Travel Channel. http://www.travelchannel.com/TV_Shows/Anthony_Bourdain

Cây Lương thực Việt Nam hiện trạng và định hướng phát triển

 

CÂY LƯƠNG THỰC. Khái quát hiện trạng sản xuất cây lương thực ở Việt Nam. Định hướng nghiên cứu phát triển cây lương thực. “Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. “Kế hoạch tổng thể nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020”xem tiếp

 

Trở về trang chính

 

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC


Vua Hùng là vua Lúa ?

NGỌC PHƯƠNG NAM Trang “Blog của 5 xu” có bài viết Vua Hùng tên thật là gì? Chữ Hùng (trong Hùng vương, Hùng điền) hay chữ Lạc (trong Lạc vương, Lạc điền, Lạc hầu, Lạc tướng) chữ nào có trước? Trích dẫn văn bản “Giao Châu ngoại vực ký” và “Nam Việt chí”, tác giả đưa ra ý kiến lý thú: Lạc có trước , Hùng có sau. Lạc là sự đọc chệch đi của Lúa, chim Lạc là chim Lúa, vua Hùng là vua Lúa. Người Mường, cùng ngôn ngữ với người Việt cổ, gọi Lúa là Ló là Lọ. Tục ngữ người Mường có câu “Cơm mường Vó, Ló mường Vang”. Tôi (HK) trước đây đã biết về câu tục ngữ này, nay chuyên dạy và học cây lương thực. Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa nên rất thú vị với kiến giải độc đáo “vua Hùng là vua Lúa”. Xin lưu lại tư liệu này v Trống đồng Việt Nam Trống đồng Đông Sơn để tiếp tục nghiên cứu (ảnh Trống đồng Đông Sơn, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử, Hà Nội, Việt Nam)

1. Hùng và Lạc

Chữ Hùng (trong Hùng vương, Hùng điền) hay chữ Lạc (trong Lạc vương, Lạc điền, Lạc hầu, Lạc tướng) chữ nào có trước?

Chữ Lạc có trước, xuất hiện trong văn bản Giao Châu ngoại vực kí [交州外域記, Jiaozhou waiyu ji]. Cụ thể như sau:

交州外域記曰,交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,因名為雒民。設雒王雒侯主諸郡縣。縣多為雒將。雒將銅印青綬。

Giao châu ngoại vực kí viết: “Giao Chỉ tích vị hữu quận huyện chi thời, thổ địa hữu lạc điền, kì điền tòng triều thủy thượng hạ/thướng há, dân khẩn thực kì điền, nhân danh vi lạc dân. Thiết lạc vương lạc hầu chủ chư quận huyện. Huyện đa vi lạc tướng. Lạc tướng đồng ấn thanh viện.”

Giao châu ngoại vực kí nói rằng: ‘Jiaozhi/ Giao Chỉ thời xưa khi chưa có quận huyện, đất đai (thì) có ruộnglạc. Những ruộng này theo (sự) lên xuống của con nước, và người dân cày cấy lấy cái ăn [ở] ruộng đó vì thế được gọi là dân lạc. Đặt các ông hoàng lạc (lạc vương), các ông quanlạc (lạc hầu) cai quản ở các quận huyện. Nhiều huyện có tướng lạc (lạc tướng). Các tướng lạc có dấu đồng và dải xanh.’

Chữ Hùng có sau, xuất hiện trong Nam Việt Chí. Cụ thể như sau:

交趾之地頗爲膏腴,徙民居之,始知播植,厥土惟黑壤,厥氣惟雄,故今稱其田為雄田,其民為雄民,有君長亦曰雄王,有輔佐焉亦曰雄侯,分其地以為雄將。(出南越志)

Giao Chỉ chi địa phả vi cao du, tỉ dân cư chi, thủy tri bá thực, quyết thổ duy hắc nhưỡng, quyết khí duy hùng, cố kim xưng kì điền vi hùng điền, kì dân vi hùng dân, hữu quân trưởng diệc viết hùng vương, hữu phụ tá yên diệc viết hùng hầu, phân kì địa dĩ vi hùng tướng.

Vùng đất Jiaozhi/ Giao Chỉ tương đối màu mỡ. Di dân đến sống ở đó, mới bắt đầu biết gieo trồng. Đất ở đây rặt là đất phì nhiêu đen. Khí ở đây mạnh (hùng). Cho nên bây giờ gọi những ruộng ở đây là ruộng hùng, dân ở đây là dân hùng. Có người lãnh đạo tối cao (quân trưởng) cũng gọi là vua hùng (hùng vương). Có những người phụ tá ông ấy [tức ông vuahùng] thì cũng gọi là quan hùng (hùng hầu). Chia đất ở đây để cho các tướng hùng (hùng tướng).

Chi tiết, xin xem bài dịch cực hay “Có các vua “Lạc” hoặc có các vua “Hùng” hay không? Hay là chẳng có cả hai?”.

2.Hùng hay Lạc

Nam Việt Chí ra đời sau Giao Châu ngoại vực ký hàng trăm năm. Quan trọng hơn, chữ Lạc (雒) chữ chỉ là để phiên âm từ tiếng Việt cổ qua chữ Hán cổ. Còn chữ Hùng (雄) là một chữ có nghĩa.

3. Chữ Lạc từ đâu mà có.

Người Việt cổ không có họ. Tên đặt theo nghề. Đến đời Trần vẫn đặt tên theo nghề cá. Lần ngược lên thời Hai Bà, tên người được đặt theo nghề nuôi tằm (Trứng Chắc, Trứng Nhì, rồi được người Tàu văn bản hóa bằng hán tự, rồi được các nhà sử học ngày xưa của VN dịch về tiếng ta thành Trưng Trắc, Trưng Nhị. Có rất nhiều ví dụ về tên nôm của danh nhân được người Tàu hán tự hóa rồi dịch ngược ra tiếng ta. Ai đọc Tạ Chí Đại Trường sẽ nhớ trường hợp rất thú vị của Lý Thường Kiệt – Thằng Kặc. Ngay cả trong lịch sử cận đại, nhiều tên riêng do phiên âm qua chữ latin rồi sau này dịch ngược lại qua tiếng Việt cũng có những biến thể thú vị như Chí Hòa – Kỳ Hòa, Vũng Quýt – Dung Quất).

Quay trở lại với văn bản Giao Châu Ngoại Vực Ký đã nói ở trên, thời cổ người dân sống bằng nghề nông, trồng cây lạc, trên các thửa ruộng lạc, tưới tiêu bằng thủy lợi tự nhiên, dân sống trên ruộng lạc, gọi là dân lạc, thủ lĩnh của dân lạc gọi là lạc vương, dưới lạc vương là các lạc hầu, lạc tướng.

Chữ Lạc chính là chữ lúa. Ruộng lạc là ruộng lúa. Dân lạc là dân (trồng) lúa. Tiếng Việt cổ gọi lúa là Lọ. Phiên âm qua tiếng Hán rồi phiên âm ngược lại tiếng Việt mà trở thành Lạc.

Người Mường (cùng ngôn ngữ với người Việt cổ) gọi Lúa là Lọ hoặc Ló. Tục ngữ người Mường có câu “Cơm mường Vó, Lọ mường Vang” (cám ơn chú Huy Tâm đã dạy cháu từ này).

Qua bao năm lạc lối, tên riêng Lúa của cha ông chúng ta, chạy qua bên Tàu, quay về với các nhà viết sử Việt thời cổ, lạc tiếp vài lần nữa, thành chữ Lạc. Nay nhờ 5xu biết google nghiên cứu mà tìm ra nghĩa gốc của từ. Chúc mừng Vua Lúa (nước) tục gọi Hùng Vương. Chúng con xin trả tên đúng về cho cụ.

Xem thêm “Con chim Lạc là con chim gì?”Biển Đông. và 16 cảm nhận

Nguồn: http://5xublog.org/2012/01/06/vua-hung-ten-th%E1%BA%ADt-la-gi/

Những bài liên quan:

Trống đồng Việt Nam

Trống đồng Việt Nam phân bố ở nhiều nơi  Trên đất nước ta, từ Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn… đến Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Sông Bé, Khánh Hòa, Vũng Tàu… vào tận vùng hải đảo xa xôi Phú Quốc. Ngoài ra, bằng con đường giao lưu văn hóa hoặc trao đổi, trống đồng Việt Nam vượt biên giới đến những nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thailand, Malaysia…

Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ.

Trống đồng Việt Nam có niên đại khởi đầu khoảng thiên niên kỷ I trước Công nguyên cho đến một vài thế kỷ sau công nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ, cộng đồng cư dân đã chinh phục vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, một vùng đất chứa nhiều sản vật thiên nhiên nhưng cũng đầy thử thách. Tổ tiên ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á.

Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta – Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.

Trống Đồng Đông Sơn: là một loại nhạc cụ dùng trong các buổi lễ hay khi đi đánh nhau. Trống đồng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Đông Sơn, 24 trống), Hà Đông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến An (mỗi nơi 2 trống), Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi một trống). Ở Hoa Nam thì tìm thấy nhiều nhất, ở Vân Nam (5 trống). Các tỉnh khác thì Quế Châu, Quảng Tây, Tứ Xuyên (mỗi tỉnh tìm thấy 3 trống), Quảng Đông (2 trống). Tại Cam bốt, Lào, Thái Lan, Miến Điện, MãLai, Nam Dương cũng thấy nhiều trống đồng cổ. Riêng Thái Lan và Lào cũng như ở xứ Mường (thượng du Việt Nam) ngày nay người ta vẫn còn dùng trống đồng. Trống đồng đẹp nhất phải kể đến các trống Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ.

Trống Đồng Ngọc Lũ: 

 

Tìm thấy ở chùa Ngọc Lũ (Hà Nam) vào năm 1901. Trống này cao 0,63 mét (1.8 ft), đường kính mặt trống 0,86 mét (2.5 ft), được trang trí bằng các hình chạm sâu xuống cả trên mặt trống lẫn tang trống. Chính giữa mặt trống là một hình ngôi sao (hay mặt trời) 14 cánh. Chung quanh ngôi sao này là 16 vòng tròn đồng tâm có trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác nhau. Giữa vòng thứ 5 và thứ 6 có khắc hình 2 căn nhà mái cong, có sàn, trong có người tóc dài ngồi. Trước nhà là 4 dàn trống và đoàn vũ nhạc nhảy múa, thổi khèn. Sau nhà có 2 người đang giã gạo. Xen kẽ với 2 nhà sàn trên là 2 nhà sàn mái tròn trong có người cầm kiếm. Trước nhà này có một người tay phải cầm kiếm, tay trái cầm một con chim. Sau nhà là một đoàn võsĩ cầm lao, cầm kiếm đang múa. Giữa vòng thứ 7 và thứ 8 có chạm hình 2 đàn hươu (10 con mỗi đàn) và xen kẽ với 2 đàn chim đang bay (mỗi đàn 8 con). Giữa vòng thứ 8 và thứ 9 có khắc 18 con chim mỏ dài đang bay, xen kẽ với 18 con chim đang đậu dưới đất. Trên tang trống, phần phình ra có khắc hình thuyền trên có những người cầm lao, kiếm, cung, đang chuẩn bị chiến đấu, hoặc đang nhảy múa hoặc chèo thuyền. Trên phần thẳng đứng có những đường trang trí kỷ hà thẳng đứng hay nằm ngang đóng khung lấy những hình người cầm rìu và lá chắn.

 

Trống Đồng Hòa Bình: 

Tìm thấy ở Mường Dâu, Hòa Bình. Trống này được gọi là trống Moulié (tên người mua được và tặng lại cho Viện Bảo Tàng). Trống này được tàng trữ trong Bảo Tàng Quân Đội Pháp, rồi được chuyển cho Bảo Tàng Viện Guimet (Paris).

Trống Đồng Hoàng Hạ : 

 

Tìm thấy ở làng Hoàng Hạ (Hà Đông), cao 0,615 mét (1.84 ft) và đường kính mặt trống là 0,78 mét (2.3 ft). Mặt trống đồng Hoàng Hạ cũng trang trí bằng các vòng tròn đồng tâm trong đó có khắc hình nhà sàn, người, chim bay. Tang trống chỗ phình ra cũng khắc hình thuyền. Các nhân vật trên thuyền tương tự như ở trống Ngọc Lũ, nhưng thứ tự bố trí hơi thay đổi một chút. Các trống đồng tìm thấy ở Hoa Nam, Lào, Cam bốt, Mã Lai tuy về hình thức (hình dáng và trang trí) có giống trống đồng Lạc Việt, nhưng những nét chạm trổ còn thô sơ vô cùng. Có thể đấy chỉ là những trống bắt chước trống Lạc Việt một cách vụng về mà thôi. Trống đồng Hoàng Hạ là một di vật rất quý.

Trống là một cổ vật của chung miền Nam Á, gồm cả Tàu, Việt, Miên, Thái, Phi, Miến, Mã Lai, Nam Dương… mà trung tâm phát xuất lớn nhất là Việt Nam. Trống đã xuất hiện lu bù ngay từ thời khuyết sử, dưới rất nhiều hình thức như trống đất, trống gỗ, trống đồng, trống cầu mưa, trống sấm, trống vu hích, trống cầm canh… kể ra không hết. Huyền thoại có nói đến trống da quì (giao long) của Hoàng Đế, trống một chân của nhà Hạ (túc cổ), trống có lỗ thông giữa của nhà Thương (doanh cổ)… lịch sử Tư Mã Thiên có nhắc tới vụ vua nhà Chu cho Tần Mục Công một chiếc trống đồng vào năm 623 trước công nguyên. Riêng với Việt Nam, năm 43, lúc Mã Viện sang đánh Trưng Nữ Vương đã thu hết trống đồng đưa về tặng bạn bè, hoặc phá ra đúc ngựa mẫu. Từ đấy, trống bị quên lãng dần dưới ách ngoại bang… Trong Lĩnh Nam Trích Quái, có truyện “Minh chủ Đồng cổ sơn thần truyện” nhắc tới trống theo khía cạnh này. Đến thời Pháp thuộc, vào lối 1885- 1895, thực dân mới nhận ra trống đồng là một di vật rất quý, nên tìm mua khắp nơi. Xin ghi lại đây mấy chiếc nổi tiếng. Trước hết là 2 chiếc loại thời danh nhất: Một do Moulié lấy được của bà góa quan lang người Mường ở miền Sông Đài tỉnh Hoà Bình. Chiếc này được đem trưng bày ở Hội Chợ Quốc Tế Paris 1889 rồi mất tích. Đến năm 1936 thấy xuất hiện ở bảo tàng viện Guimet. Hai, là chiếc trống Khai Hóa, do Gillet lấy được ở một tù trưởng Miêu tộc trên Vân Nam, cũng đưa đi đấu xảo ở Paris, rồi mất tích. Sau thấy xuất hiện ở bên Đức, tại bảo tàng viện dân tộc học thành Vienne. Chiếc trống đồng thứ ba là trống Ngọc Lũcủa chùa Long Đại Sơn, làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Năm 1901, trường Viễn Đông Pháp đã nhờ trung gian chánh sứ Phủ Lý lấy trống ấy về Viễn Đông Bác Cổ, nay ở Hà Nội. Chiếc trống thứ tư là trống Hoàng Hạ, tìm được vào năm 1932, nhân lúc khai sông gần làng Hoàng Hạ, tỉnh Hà Đông. Trống được trao cho trường Viễn Đông Pháp, để ở bảo tàng viện Finot, nay cũng ở Hà Nội. Đó là cặp trống đẹp nhất, cổ nhất, hơn cả 2 trống Sông Đà và Khai Hóa… Có thể kể ở đây chiếc trống thứ năm, gọi là Trống Hà Nội, được Anderson mua, đưa về Stockhom. Và chiếc thứ sáu là trống Lào, tìm được bên đường cái Oubon bên Lào vào năm 1924. Theo Goloubew, chiếc trống này rất đẹp, cũng vào hạng cổ nhất, vì ít bị kiểu thức hóa. Mặt trống rộng 86 cm, cao 54 cm. Vòng 1 có 5 cặp vật giống giao long châu đầu vào nhau. Có nai và cả cá nữa. Về loại to nhất có trống Đông Hiếu (Nghệ An) rộng 89 cm, hiện ở Hà Nội. Theo Goloubew, còn một chiếc trống rộng tới 1 mét (3 ft) của một tay chơi người Pháp tên là Nelson trước ở Bắc Xế, Lào. Nghe nói ở bên Mỹ có một trống to cả thước mặt, hay là chiếc trống nói ở đây chăng? (Chúng tôi thấy có một trống rất lớn ở bảo tàng Chicago. Hay là chính nó?). Phân Loại Trống Đồng Bên Tây Âu có dấu vết đã biết về trống đồng từ năm 1682 (xem Asie du Sud Asiatique, Tome II Le Vietnam, L. Bezacier, Paris, Picard 1972). Nhưng mãi tới cuối thếkỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890) mà ông cho là bởi Tầu. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Tộc. Ông Franz Heger, một học giả người Đức làm cố vấn trong hội nghị nghiên cứu về Viễn Đông ở Hà Nội năm 1902 đã cho xuất bản tại Leipzig 2 quyển về trống đồng cổ ở Đông Nam Á. Sách in khổ lớn, có 45 hình và một bản mục lục về tất cả các diễn đề. Ông Heger chống lại ý kiến của Hirth cho trống đồng là sản phẩm của Tầu, ủng hộ ý kiến của Grooth cho là của Việt Tộc, quả quyết trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở Bắc Việt, và xin người Pháp chú ý đến di vật đầy tính chất văn hóa này. Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết đến lúc ấy thành 4 loại. Vì sự phân chia này được các học giả công nhận, nên chúng ta cần duyệt qua để có một ý niệm khái quát:

 

Loại I thường lớn, thân trống hình trụ thẳng đứng. Mặt dưới để trống, mặt trên có hình sao đúc nổi với 12 cánh. Trên một số trống, chỉ có 8 cánh sao, như trống Quảng Xương. Hoặc 14 cánh như trống Ngọc Lũ, Sông Đà, Thượng Lâm. Hoặc 16 cánh như trống Hoàng Hạ, Salayar. Loại I này tìm được nhiều nhất ở Việt Nam, tiêu biểu nhất là trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, và Sông Đà.

 

Loại II thân trống chỉ có 2 phần, không có hình người hay vật nữa, thay vào đó toàn là hoa văn hình học. Trên mặt trống thường có hình khối 4 con cóc, đôi khi 6 con. Mặt trời có 8 tia. Loại này tìm thấy nhiều ở Việt Nam cũng như mạn Nam Trung Hoa.

 

Loại III quai nhỏ đẹp. Mặt trời có 12 cánh. 4 góc mặt có cóc, thường là 3 con chồng lên nhau thành 12. Trang trí toàn bằng đồ án hình học và hoa văn. Dưới chân có đoàn voi đúc nổi đi chung quanh cây “đời sống”. Đôi khi ốc thay voi. Người ta tìm thấy loại này ở Miên. Loại IV riêng của Tầu như được chứng tỏ bằng hồi văn gẫy khúc. Kích thước thường nhỏ, không có cóc. Ngôi sao bao giờ cũng 12 tia, nhiều khi nói rõtên 12 con vật địa chi. Loại này cũng như loại III, đều xuất hiện muộn, nhưng chưa xác định được niên đại. Ngoài 4 loại trên có thể kể thêm loại trống Trấn Ninh (Vân Nam) mới tìm được hồi năm 1955, trên mặt có những khối hình người và thú (bò, ngựa, chó) diễn lại những cảnh sống: săn, chiến, lễ… Loại này khác hẳn ở chỗ thân trống cao, trên mặt thêm nhà cùng hình khối, quai là 2 con hổ.

Nguồn: http://vietsciences.free.fr/vietnam/phongtuctapquan/trongdongvietnam.htm


Thanh Hóa ngày nay, vùng đất Cửu Chân xưa với lưu vực sông Mã là một trong những trung tâm thời đại kim khí, địa bàn trọng yếu của Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc thời các vua Hùng, là một trong những trung tâm quan trọng trong việc chế tạo, sử dụng, giao lưu, trao đổi trống đồng cổ của Việt Nam.



Lưu vực sông Mã là nơi phát hiện, sớm khai quật di tích văn hoá Đông Sơn phân bố dày đặc từ đồng bằng, trung du đến miền núi Thanh Hóa (trên 100 địa điểm). Đây cũng là nơi sưu tầm được trống loại I Heger, được mệnh danh là trống Đông Sơn. Trống Đông Sơn phát hiện ở Thanh Hoá nhiều nhất so với các địa phương trên toàn quốc (trên 60 trống) loạiI Heger. Thanh Hoá còn là nơi tìm thấy 26 trống loại II Heger tính đến năm 1999 (sau tỉnh Hoà Bình) và là nơi có 2 di tích thờ trống đồng cổ làm thành hoàng.Nghệ thuật trống Đông Sơn ở Thanh Hoá không tách rời nghệ thuật Đông Sơn nói chung và nghệ thuật trống đồng ở Việt Nam nói riêng. Nền nghệ thuật ấy có cội nguồn từ nghệ thuật tạo hoa văn trên đồ gốm Tiền Đông Sơn và có sự thống nhất, ổn định ở chính địa bàn Thanh Hoá.

Ngoài những nét chung, nghệ thuật trống Đông Sơn Thanh Hoá có những nét riêng.Về hình dáng, dòng trống lưng thẳng không chỉ ổn định trên trống Đông Sơn ở Thanh Hoá giai đoạn sớm mà còn xuyên suốt các loại trống muộn sau này, nhất là những trống loại II Heger ở Thanh Hoá. Tỷ lệ giữa chiều cao và đường kính mặt của trống Đông Sơn ở Thanh Hoá chưa ổn định.
Tư liệu đã khảo sát cho thấy, người Việt cổ ở Thanh Hoá có xu thế muốn mở rộng bề mặt trống, tạo nên dáng trống thấp bè. Điều này về mặt nghệ thuật người Việt cổ đã khắc phục bằng cách tạo cho mặt trống chờm ra khỏi tang dung hoà được hai yêu cầu về mỹ thuật và âm nhạc. Dưới góc độ nghệ thuật trang trí, ngoài những nét chung so với những trống cùng loại phát triển ở nước ta, trống đồng Thanh Hóa có một số nét riêng độc đáo.

Như chúng ta đều biết, những mô típ trang trí chủ đạo của trống loại I Heger là hình người hoá trang lông chim, hình thuyền, nhà sàn, những vòng tròn có tiếp tuyến và tượng động vật. Những mô típ đó được trang trí trên trống Đông Sơn Thanh Hoá nhưng có nét riêng dễ nhận biết.Hình tượng con thuyền trên trống Đông Sơn ở Thanh Hóa, nhìn chung được khái quát cao. Thuyền có dáng cánh cung, gần với dáng thuyền “thúng” được đan bằng tre nứa, có chiều dài chỉ gấp 2 lần chiều cao.

Trong khi đó, trống Đông Sơn ở các nơi khác có hình thuyền thuôn dài, gợi lại thuyền đua bơi chải, tỷ lệ chiều dài thường gấp 4 đến 8 lần chiều cao. Thuyền được hoá trang hình lông chim là một đặc điểm của trống loại I Heger Thanh Hoá. Ở đây, đầu chim có mỏ dài được trang trí không chỉ đầu thuyền, đuôi thuyền mà cả bánh lái.

Điểm đặc thù nữa là trên thuyền không có mái chèo như các thuyền trên các trống khác. Trang trí đầu chim mỏ dài trên bánh lái thuyền và sự thiếu vắng mái chèo là nét riêng biệt của trống Thanh Hoá.

Người trên thuyền được hoá trang lông chim là đặc điểm chung của trống loại I Heger, song trên trống Thanh Hoá số lượng người trên một thuyền không đông, thường chỉ có 2 người; trong khi đó trống loại I ở các nơi khác số lượng người khá đông, thường là 5 hoặc 7 người, thậm chí đông hơn. Bố cục người trên thuyền ở trống Thanh Hoá cũng có nét riêng đáng ghi nhận.Do số người ít (2 người) và trên thuyền không mái chèo, nên thường bố cục một người đứng ở mũi và một người đứng ở cuối thuyền, mặt hướng về phía trước (mũi thuyền) và cùng nâng một cái “neo”.

Bên cạnh đặc điểm riêng : thuyền hình cánh cung, không mái chèo, bánh lái trang trí đầu chim, người trên rùa trên trống Cẩm Quý, con khỉ trên trống Thạch Thành và đặc biệt hơn cả là chim thiên nga trên trống Hoằng Phụ và con trâu trên trống Vĩnh Hùng phát hiện mới đây. Hình tượng chim thiên nga và con trâu trên cặp trống này chưa hề gặp trên trống đồng phát hiện ở nước ta trước đây. Thân trống Hoằng Phụ (Hoằng Hoá) có 4 vành hoa văn : 2 vành hoa văn hình chim xen 2 vành hoa văn đường tròn có chấm giữa.

Đáng chú ý là hình chim khắc trên trống đồng.Mỗi vành có 4 chim, 2 chim đầu quay lên, 2 chim đầu quay xuống, giãn cách giữa các chim không đều nhau. Chim đầu quay lên mỏ hướng thuận chiều kim đồng hồ, còn chim đầu quay xuống mỏ ướng ngược chiều kim đồng hồ.

Khác với hình chim Lạc thường thấy trên trống Đông Sơn (mỏ dài và nhọn, cổ dài và vươn thẳng, cánh sải rộng và gần vuông góc với thân, chân cao và gấp khúc), chim trên trống Hoằng Phụ mỏ ngắn, cổ cong, hai cánh xoè cong sải về 2 phía, đuôi và lông chim tả thực.

Điểm đáng chú ý là hình chim thiên nga ở đây được diễn tả trong tư thế đang hạ cánh xuống mặt nước. Nghệ nhân xưa đã quan sát khá tinh tế đối tượng miêu tả bằng những nét đơn giản mang tính khái quát cao, bố cục chặt chẽ giữa chim và mặt nước, cánh chim khép hờ dần dần hạ mình xuống, chân ở tư thế chạm nhẹ vào mặt nước gợn sóng, vài tia nước bắn lên. Hình ảnh chim thiên nga sà mặt nước gợi cho người xem cảm giác ấm cúng, thanh bình của đồng quê vùng sông nước.

Trống Vĩnh Hùng (huyện Vĩnh Lộc) thân cao 25,5 cm; đường kính mặt 40cm; đường kính đáy 45cm. Mặt trống không chờm khỏi tang, không có tượng. Tang trống có 3 vành hoa văn (từ trên xuống) : vành 1 hoa văn đường tròn có chấm giữa không tiếp tuyến, vành 2 hoa văn tam giác nhọn đứng, vành 3 và 4 là hoa văn khắc 4 hình thuyền (trên thuyền có người và con trâu). Thân trống có 3 vành hoa văn : vành 1 khắc 8 hình con trâu, vành 2 hoa văn vòng tròn chấm giữa và vành 3 là hoa văn tam giác nhọn đứng. Chân trống không hoa văn. Về loại hình, trống Vĩnh Hùng có thể thuộc loại I Heger nhưng muộn, nếu không phải là loại trung gian I – II Heger.
Đặc biệt là bố cục trâu trên thuyền ở phần tang và con trâu trang trí độc lập ở thân trống. Cả 4 thuyền khắc rất mảnh, mũi thuyền hướng ngược chiều kim đồng hồ, đầu, đuôi và bánh lái trang trí đầu chim có mắt. Trên thuyền có 1 người và 1 con trâu. Người ngồi nghiêng, mặt hướng mũi thuyền, 2 chân dạng, 2 tay nâng vật gì đó trang trí hình lông chim, người trang trí lông chim, do gió thổi nên những lông chim này bay hất về phía sau, để lộ cơ thể người cường tráng. Sau người là 1 con trâu trong tư thế đứng; đầu to mập, 2 sừng lớn cong thuôn nhỏ dần và cụp đều vào phía trong; mắt trâu mở to, không động tử; cổ ngắn dày, có ú nổi ở vai, dưới cổ có yếm sệ; bụng to tròn hơi sa, đuôi to có lông bay về phía sau. Tám con trâu ở phần thân cũng có nét tương tự như vậy nhưng kích cỡ to hơn. Bố cục thuyền, người và trâu khá chặt chẽ. Sử dụng chiều bay của lông chim hoá trang trên người và lông đuôi trâu để diễn tả thuyền đang lướt sóng. Hình tượng con trâu được khắc tạc thành công. Đó là con nghé cái đang tuổi dậy thì chuyển thành trâu. thuyền ít, trên trống Thanh Hoá đã xuất hiện mới nghệ thuật trang trí tượng vịt thay cho vị trí tượng cóc.

Đó là trường hợp 4 khối tượng vịt trên mặt trống Cẩm Giang. Những nét riêng trong thuật trang trí trống loại II ở Thanh Hoá có thể nêu ra một số điểm chính sau đây : Một là sự xuất hiện đồng thời tượng cóc và tượng voi trên một mặt trống (như trường hợp trống Phùng Giáo); hai là xuất hiện hoa văn khắc các động vật như hình con .Theo kinh nghiệm dân gian, trâu cái ở tuổi dậy thì thường có u nổi ở vai, cổ ngắn lại, bụng hơi sệ. Hình tượng con vật này hoàn toàn khác với loại bò u được khắc trên trống đồng Đồi Ro. Đối với nhà nông, nghé chuyển thành trâu là hết sức quan trọng, bởi đây là thời kỳ bắt đầu sử dụng chúng có hiệu quả cao vào sức kéo, bắt đầu thời kỳ sinh sản. Phải chăng đó là điểm chốt của con vật “đầu cơ nghiệp” của cư dân văn hoá Đông Sơn. Hình tượng người và trâu trên thuyền đang lướt sóng ở trống Vĩnh Hùng còn có ý nghĩa gợi lên sự giao lưu trao đổi con vật này giữa các vùng bằng đường thuỷ trong quốc gia Văn Lang, thậm chí rộng hơn, xa hơn.

Nhìn chung, trống đồng Thanh Hoá có nét đặc thù, độc đáo, thường là tả thực, dễ nhận biết nhất là giai đoạn muộn. Mối liên kết giữa các giai đoạn trong dòng phát triển trống Đông Sơn thường biểu hiện rõ qua các hoạ tiết hoa văn hình học, còn các đồ án hoa văn chủ đạo vừa nêu thường có những đột biến, nhảy vọt.

Trống Đông Sơn là sản phẩm của văn hoá Đông Sơn, một biểu hiện sinh động tài năng, trí sáng tạo và trình độ phát triển cao của tổ tiên chúng ta thời dựng nước. Dưới góc độ văn hoá truyền thống, nghệ thuật trang trí trên trống đồng cổ Đông Sơn đã tiếp thu có chọn lọc từ nhiều thế hệ trước đó. Trong sự phát triển của văn hoá Việt Nam, người ta có thể nhận ra những yếu tố truyền thống tiếp thu từ nghệ thuật trống đồng. Nếu như nhà dân tộc học đã nhận ra những mô típ hoa văn trống Đông Sơn trên cạp váy Mường, thì nhà nghiên cứu tôn giáo cũng nhận ra sự ảnh hưởng qua lại giữa nghệ thuật Phật giáo với phong cách trang trí trống loại II. Giới mỹ thuật Việt Nam đương đại cũng đã từng tiếp thu một số yếu tố trên trống Đông Sơn làm phong phú thêm nghệ thuật dân tộc.

Nghệ thuật trống đồng cổ là sản phẩm của một tộc người nhất định, phân bố trên địa bàn nhất định và tồn tại trong một thời gian nhất định. 60 trống loại I và 26 trống loại II phát hiện ở Thanh Hoá là của người Việt cổ, phân bố ở địa bàn Thanh Hoá và tồn tại hàng nghìn năm. Nghệ thuật trống đồng xứ Thanh trong tâm thức người Việt cổ ít biến động trong không gian, nhưng luôn biến đổi theo thời gian. Khảo sát nghệ thuật trống đồng Thanh Hoá mang tính địa phương của một vùng phân bố đậm đặc di tích văn hoá Đông Sơn. Đặt trống đồng cổ loại I và loại II trong thời gian của nó, chúng ta có thể lý giải sự biến đổi mang tính lịch sử. Qua nghìn năm Bắc thuộc, rồi chung tay xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ càng chứng tỏ sự trường tồn của một nền văn hoá.

Dưới góc độ bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật trống đồng văn hoá dân tộc đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết, cả yếu tố truyền thống lẫn tình cảm. Trong cơn sốt nguyên liệu đồng, nhiều người đã sử dụng máy dò kim loại để săn tìm trống đồng còn trong lòng đất, cùng với nó là việc mua bán đồ cổ, nhiều trống đồng đã bị phá huỷ hoặc thất thoát. Một số tư nhân hiện đang lưu giữ trống đồng, đòi hỏi quá cao khiến cho việc sưu tầm, nghiên cứu và quản lý trống đồng trở nên khó khăn. Nhiều nơi xuất hiện trống đồng giả, tình trạng buôn bán, trao đổi trống đồng vẫn diễn ra. Nhằm bảo vệ di sản trống đồng, cần tiến hành tổng kiểm kê, lập hồ sơ trống đồng trên toàn quốc.

Đây là cách tốt nhất để quản lý trống đồng đã biết.

Xã hội hóa, dành kinh phí thỏa đáng để truy thu những trống hiện còn trong nhân dân. Trường hợp nơi nào còn, có nhu cầu sử dụng trống đồng cần khôi phục, tổ chức lễ hội trống đồng cùng các hoạt động kèm theo. Đi liền với bảo vệ là phát huy di sản trống đồng. Năm 1998, trống Đông Sơn đã được Chủ tịch nước Trần Đức Lương trân trọng đặt tại trụ sở Liên Hiệp quốc. Qua đó giới thiệu, quảng bá với nhân dân thế giới nét đặc sắc văn hoá cổ truyền Việt Nam , đóng góp chung vào kho tàng văn hoá nhân loại. Nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật trang trí trống đồng Đông Sơn tự nó toát lên cái đẹp, sự kết tinh rực rỡ văn hóa dân tộc.

Nhiều thế hệ người Việt Nam đã tìm cách khai thác, phát huy giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật Đông Sơn. Chúng ta đã thấy biểu tượng mặt trống đồng trên màn hình VTV1; trên bìa các trang sách của Nhà xuất bản Thế giới, trên những phù hiệu của ngành hàng không, du lịch Việt Nam, trên những mô hình xây dựng lớn và cả trên văn bằng tiến sĩ khoa học của Việt Nam. Đặc biệt, trống đồng còn được người Mường, người Lô Lô và một số dân tộc khác lưu giữ và sử dụng như một di sản văn hoá đặc sắc của tộc người mình.

Thiết nghĩ, sức sống lâu bền của trống đồng không chỉ là tâm thức mà là ở việc khai thác, sử dụng trống trong cộng đồng người Việt hôm nay. Riêng Thanh Hoá, chúng ta cần khôi phục, phát triển nghề đúc đồng tại làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá. Gần đây (2006), Hội cổ vật Thanh Hoa phối hợp với các nghệ nhân đúc đồng xã Thiệu Trung đã mở hội thi đúc trống đồng tại Thanh Hóa và tỉnh Thái Nguyên đã có kết quả nhất định. Các trống đúc ra theo hai phương pháp cổ truyền là đổ đồng từ lưng trống và đổ đồng từ ngôi sao trên mặt trống. Hai phương pháp đúc trống đồng đều đạt kết quả khá , song phương pháp đúc trống đổ đồng từ lưng trống khả quan hơn, nguyên vẹn, tạo vẻ đẹp nguyên dáng, thanh thoát như trống đồng cổ xưa nhưng phân tích âm thanh thì thế hệ hậu sinh còn thua xa tiền bối.

Vậy nên tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu về nghệ thuật đúc đồng Đông Sơn. Xây dựng thí điểm mô hình khu công nghiệp-làng nghề đạt tiêu chuẩn về môi trường, kết hợp được cả hai yếu tố làng và nghề (vừa sản xuất – kinh doanh – vừa có dân cư sinh sống nhưng xa nơi sản xuất). Việc xây dựng làng nghề truyền thống tập trung trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết. Mục tiêu cơ bản là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Phát triển ngành nghề thủ công, đòi hỏi phải mở rộng không gian áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tạo mặt bằng ổn định để phát triển sản xuất, chống ô nhiễm môi trường sinh thái.Vấn đề đặt ra khi đưa làng nghề vào sản xuất tập trung là Nhà nước không nên đầu tư diện rộng như các khu công nghiệp mà cần đầu tư chiều sâu cho khu công nghiệp-làng nghề, như xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, ban hành, hoàn thiện cơ chế, chính sách kích cầu …

Bởi lẽ, làng nghề truyền thống tập trung dưới hình thức khu công nghiệp làng nghề là một mô hình tổ chức sản xuất còn mới mẻ, cần thực thi nhiều giải pháp đồng bộ cùng sự quan tâm, nỗ lực từ nhiều phía. Đó là cơ sở, nền tảng để nghệ thuật trống đồng, nghề đúc đồng Đông Sơn trường tồn cùng thời gian.

Theo Tiến sĩ Đỗ Chung

Nguồn: http://yume.vn/docongkysuu/article/trong-dong-dong-son-tinh-hoa-dan-toc.35AB8E5D.html

Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Cú hích từ cánh đồng mẫu lớn


CÂY LƯƠNG THỰC Theo SGGP Online “Việt Nam luôn trong nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo nhưng thu nhập của người trồng lúa vẫn ở mức rất thấp. Điệp khúc thiếu vốn, kỹ thuật, trúng mùa mất giá luôn đeo đẳng nông dân trồng lúa ở ĐBSCL nhiều năm qua… Làm thế nào để cải thiện thu nhập cho người trồng lúa, nâng tầm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam lên vị thế mới là mối quan tâm hàng đầu của ngành nông nghiệp. 2 vụ đông xuân và hè thu vừa qua ở ĐBSCL, mô hình cánh đồng mẫu lớn đạt hiệu quả rất khả quan, bước đầu giải được bài toán khó này.” (Cơ giới hóa nông nghiệp đang được triển khai rộng khắp tại ĐBSCL. Ảnh: KIM HẢI)

Nông dân phấn khởiNông dân Nguyễn Văn Cường ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang có 1ha lúa với thâm niên 2 vụ liên tiếp tham gia cánh đồng mẫu lớn cùng Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) phấn khởi nói: “Hiệu quả đem lại rất cao. Quan trọng nhất là nông dân quyết định được đầu ra của hạt lúa. Công ty cho ứng trước giống xác nhận, phân bón, nông dược và cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ quy trình sản xuất. Chúng tôi được lợi 3 vấn đề: Chi phí sản xuất giảm khoảng 3 triệu đồng/ha/vụ từ việc bớt lần phun thuốc, giống, công lao động…

Tiếp cận quy trình sản xuất mang tính bền vững, kỹ thuật cao. Đặc biệt là xóa điệp khúc trúng mùa rớt giá. Hiện nông dân thấy lúa có giá thì bán, nếu không thì lưu kho miễn phí”. Vụ đông xuân vừa qua, chi phí sản xuất 1kg lúa trên cánh đồng hơn 1.000ha tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang giảm tới 30% so với canh tác nông hộ nhỏ lẻ. Với năng suất đạt 8 – 9 tấn/ha, giá bán từ 6.300 – 6.700 đồng/kg, gần 500 hộ dân tham gia đạt mức lợi nhuận rất cao, hơn 150%. Vụ hè thu này, có 684 nông hộ tham gia, năng suất bình quân đạt 6,1 tấn/ha, cao hơn 200kg so với các hộ canh tác nhỏ lẻ bên ngoài, giá thành sản xuất dưới 2.900 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg.

Cánh đồng mẫu lớn đầu tiên của tỉnh Trà Vinh trong vụ hè thu vừa qua tại xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh có 302 nông hộ tham gia với diện tích 300ha cũng đạt hiệu quả ngoài mong đợi. Chi phí sản xuất chưa tới 2.100 đồng/kg, thấp hơn bên ngoài gần 900 đồng/kg. Tham quan cánh đồng mẫu lớn này, tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV khẳng định: “Vụ hè thu mà năng suất đạt 7,5 tấn là thành công lớn. Năng suất cao nhờ hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, toàn cánh đồng xuống giống đồng loạt, sản xuất theo quy trình hiện đại, ít sâu bệnh…”. Ông Kiên Ninh, Chủ tịch UBND xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh nói: “Tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn thu nhập bà con được nâng lên 20%-30%. Điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân, xây dựng nông thôn mới của địa phương”.

Chỉ mới phát động trong vụ lúa đông xuân và hè thu vừa qua, ĐBSCL có hơn 6.400 hộ tham gia với diện tích 8.200ha (riêng vụ hè thu là 7.800ha), kết quả hết sức khả quan. Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt phấn khởi: “Kết quả bước đầu như thế là rất tốt. Quan trọng nhất là mô hình được sự đồng thuận của bà con nông dân. Các doanh nghiệp như: AGPPS, Công ty Phân bón Bình Điền, Công ty Gentraco, Angimex… mạnh dạn đầu tư với lãi suất 0%, chủ yếu hướng đến lợi nhuận cho bà con nông dân.

“Tích tụ ruộng đất” theo hướng mới

Các chuyên gia xác định: Việc lúa gạo Việt Nam thua kém Thái Lan về chất lượng suốt thời gian dài vì chưa có vùng nguyên liệu đủ lớn để có thể chủ động về sản lượng xuất khẩu. Thực trạng sản xuất lúa gạo hiện nay chủ yếu dưới hình thức nhỏ lẻ, thiếu liên kết; cản trở việc áp dụng cơ giới hóa, khó áp dụng công nghệ nhằm tăng năng suất, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng; xây dựng thương hiệu… Đặc biệt là thất thoát sau thu hoạch rất lớn, khoảng 13,7%, tương đương 635 triệu USD/năm, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người trồng lúa…

Vua lúa giống Dương Văn Châu (Năm Châu) ở xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh phản ánh: “Để nông dân có lợi hơn thì nhất thiết phải tổ chức lại quy trình sản xuất một cách chuyên nghiệp. Việc tập hợp nông dân tham gia các cánh đồng lớn, cùng làm một vài giống lúa tốt, thích ứng biến đổi khí hậu… là rất cần thiết. Doanh nghiệp đứng ra cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất rồi bao tiêu sản phẩm… Có như thế nông dân mới giảm được chi phí đầu tư, có điều kiện áp dụng cơ giới hóa, giảm thất thoát, hạn chế các khâu trung gian, tăng lợi nhuận trên cánh đồng của mình. Doanh nghiệp thì được lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, bán được giá…”.

Nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang được bao tiêu sản phẩm. Ảnh: BÌNH ĐẠI

Theo ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng giám đốc AGPPS, đơn vị tiên phong trong việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại ĐBSCL: “Nếu không có lợi thì việc xây dựng cánh đồng mẫu chỉ để lấy tiếng, không mở rộng được. Với việc sản xuất theo quy trình của công ty, hạt lúa có chất lượng, thương hiệu, địa chỉ xuất xứ nên giá bán cao hơn vài chục USD trở lên, từ đó phân phối lại giá trị lợi nhuận cho bà con nông dân”. Hiện ngoài nhà máy sấy lúa công suất 500 tấn/ngày và kho chứa 35.000 tấn tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang; AGPPS vừa đầu tư thêm 2 nhà máy sấy lúa và kho chứa tại huyện Thoại Sơn (An Giang) và Tân Hồng (Đồng Tháp). Trong tháng 9-2011 sẽ xây dựng thêm một nhà máy sấy lúa ở huyện Vĩnh Hưng (Long An) với công suất 1.000 tấn/ngày cùng cánh đồng mẫu lớn tại các địa phương này.

Ông Đoàn Minh Triết, Phó chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết: “Địa phương đang triển khai đề án thí điểm mô hình xóa bờ thửa – sản xuất lớn quy mô 200ha. Theo đó, sẽ thành lập một công ty nông nghiệp huy động nông dân hùn đất, góp vốn bằng tiền để có diện tích ruộng lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận”. Tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp), mô hình công ty nông nghiệp cũng vừa ra đời theo hướng “dồn điền, đổi thửa”. Trước mắt, năm 2012, các địa phương ở ĐBSCL đăng ký thực hiện các cánh đồng mẫu lớn khoảng 70.000ha.

BÌNH ĐẠI

“Mục tiêu của việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn là kết hợp bà con nông dân cùng nhau sản xuất; đặc biệt là các nông hộ sản xuất nhỏ, ít am hiểu kỹ thuật, thiếu vốn… Việc tích tụ ruộng đất hình thành các cánh đồng lớn không phải từ một vài người mua gom đất mà hàng trăm nông dân vẫn làm được do liên kết lại, phối hợp tốt với các doanh nghiệp. Về phía nhà nước cần mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, cấu trúc nông thôn, hệ thống thủy lợi nội đồng, đê bao chống lũ… để mô hình này phát triển trọn vẹn”

TS Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt Bộ NN-PTNT

Xem tiếp:

Xây dựng cánh đồng lúa mẫu lớn

TINKHOAHOC. GSTS. Nguyễn Văn Luật. “Ngày nay, phong trào xây dựng cánh đồng lúa mẫu lớn (CĐML) thực hiện bởi bà con nông dân Nam bộ đang nở rộ, mặc dầu mới thực hiên mấy năm nay. Có thể thấy ngay rằng phong trào này đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất lúa vừa để tăng thu nhập cho bà con nông dân, vừa để thóat ra khỏi tình trạng sản xuất lúa bằng mọi giá trong khi ta có gạo xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, và năm nay, 2011, sẽ vượt 7 triệu tấn. Diện tích các mô hình CĐML tiêu biểu hàng ngàn ha ở nhiều tỉnh trong vùng như An Giang; Đống Tháp, Long An; TP Cần Thơ, Hậu Giang Tây Ninh; đăc biêt là ở Sóc Trăng với 1 giống ST5 trên diện tích gần 2 vạn ha, cánh đồng dùng giống lúa kháng mặn OM6976 trên 2 vạn ha. Nhiều giống lúa cao sản cực sớm dưới 90 ngày cũng đươc giới thiệu vào sản xuất, không chỉ những giống OMCS từ Viện Lúa ĐBSCL, mà còn từ nhiều cơ quan khác, như từ Đại học Cần thơ có MTL 631, MTL có 740.., từ Viện NC Cây lương thực thuộc VASS có P6 đột biến…”

TỪ CÁNH ĐỒNG LÚA 10 TẤN Ở MIỀN BẮC ĐẾN CÁNH ĐỒNG LÚA MẪU LỚN Ở NAM BỘ

GSTS. Nguyễn Văn Luật

Từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ trước, ở miền Bắc có phong trào làm cánh đồng 1 ha đạt 5 tấn thóc với các giống lúa địa phương cao cây yếu chịu phân bón, năng suất cao “đáng nể” cũng chỉ đạt 3,5 – 4 tấn/ha. Tiếp theo là 10 tấn thóc 1 ha với vụ lúa xuân bằng giống lúa mới từ nguồn địa phương, do Cố AHLĐ Lương Định Của lai tạo, và nhập nội từ Trung Quốc và từ Viện Lúa Quốc tế (IRRI). Hồi đó, giống mới và tiến bộ kỹ thuật cùng với phân hóa học và thuốc sát trùng còn rất hiếm. Chỉ tiêu 5 tấn, 10 tấn lúc đó là rất “táo bạo”, nhưng bà con nông dân với sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương và chỉ đạo kỹ thuật của ngành nông nghiệp đã đạt, khởi đầu ở hợp tác xã nông nghiệp Tân Hưng Hòa, nơi sản sinh AHLLVT Nguyễn Thị Chiên và cố AHLĐ Trương An Điềm, ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, rồi lan tỏa ra cả miền Bắc, góp phần tích cực vào phòng trào tất cả vì tiền tuyến chống ngọai xâm..

Phong trào thâm canh lúa với ngọn cờ cánh đồng 10 tấn trên để lại cho ngày nay khá nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa hữu cơ thuộc lọai giá cao, lợi nhuận cao, vì không tốn tiền mua phân bón và thuốc sát trùng, bằng cách nuôi thả bèo hoa dâu; làm đất ải; giữa 2 vụ lúa luân canh với cây vụ đông như khoai tây, rau đậu ôn đới.. Ta có tiềm năng phát triển dần nền sản xuất lúa hữu cơ, do đội ngũ lao động nông nghiệp có kinh nghiệm; và ta chưa tập trung nghiên cứu với đầu tư cao quy trình công nghệ giảm thiểu năng lương hóa thạch không tái tạo như phân hóa học, thuốc sát trùng, thay bằng sản xuất bèo hoa dâu, tạo chọn giống bèo kháng sâu bằng tạo chọn giống truyền thống và công nghệ di truyền, nghiên cứu phát triển cây ôn đới cho vụ vụ đông, phát triển thuốc sát trùng sinh học như nấm OMETAR trừ sâu mà Ts Nguyễn Thị Lộc vừa được giải thưởng Kovalepxkaya do đề xuất giống nấm trắng và quy trình sản xuất thích hợp. Sản xuất lúa theo hướng một nền nông nghiệp hữu cơ với trình độ cao lúc đầu khá tốn kém, nhưng đúng hướng, và hòa nhập với trào lưu thế giới phát triển năng lượng điện gió, điện sóng, địa nhiệt, biogaz, sử dụng năng lượng mặt trời.., thay cho điện từ năng lượng không tái tạo ở các nhà máy nhiệt điện trong khi nguồn dầu lửa và than đá ngày một cạn kiệt; điện nguyên tử ẩn chứa đầy nguy hiểm như ở Nhật Bản vừa xẩy ra, và ở Liên Xô trước đây, và hậu quả nhãn tiền là biến đổi khí hậu ngày một diễn biến phức tạp.

Ngày nay, phong trào xây dựng cánh đồng lúa mẫu lớn (CĐML) thực hiện bởi bà con nông dân Nam bộ đang nở rộ, mặc dầu mới thực hiên mấy năm nay. Có thể thấy ngay rằng phong trào này đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất lúa vừa để tăng thu nhập cho bà con nông dân, vừa để thoat ra khỏi tình trạng sản xuất lúa bằng mọi giá trong khi ta có gạo xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, và năm nay, 2011, sẽ vượt 7 triệu tấn. Diện tích các mô hình CĐML tiêu biểu hàng ngàn ha ở nhiều tỉnh trong vùng như An Giang; Đống Tháp, Long An; TP Cần Thơ, Hậu Giang Tây Ninh; đăc biêt là ở Sóc Trăng với 1 giống ST5 trên diện tích gần 2 vạn ha, cánh đồng dùng giống lúa kháng mặn OM6976 trên 2 vạn ha. Nhiều giống lúa cao sản cực sớm dưới 90 ngày cũng đươc giới thiệu vào sản xuất, không chỉ những giống OMCS từ Viện Lúa ĐBSCL, mà còn từ nhiều cơ quan khác, như từ Đại học Cần thơ có MTL 631, MTL có 740.., từ Viện NC Cây lương thực thuộc VASS có P6 đột biến…

Theo Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và PTNT: “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn’ là bước 1; bước hai sẽ “Xây dựng vùng nguyên liệu xuất khẩu”; bước ba “Vùng ngyên liệu xuất khẩu sản xuất theo VietGAP”. Có nhiều quy định khá cụ thể, như sản xuất lúa trên CĐML sử dụng giống lúa xác nhận; cơ giới hóa làm đất 100%; gieo sạ hàng đồng lọat; bón phân cân đồi; dùng thuốc BVTV chế phẩm sinh học, dùng thuốc hóa học khi thật cần thíêt; cơ giới hóa thu họach 100%; Phơi sấy đạt yêu cầu. Thực hiện đầy đủ những quy định trên sẽ đưa quy trình công nghệ sản xuất lúa hàng hóa lên tầm cao mới, như quy trình gọi tắt là “Ba không”: không còn cúi cấy mà dùng máy cấy và dụng cụ sạ lúa theo hàng; không gặt bằng tay mà dùng máy gặt đập liên hợp và máy gặt rải hàng; không phơi lúa mà sấy.

Lợi ích của người nông dân được quan tâm. Ngay những năm đầu xây dựng CĐML, ngòai các chương trình tập huấn do tổ chức khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông QG thực hiện, bà con nông dân còn nhận được sự hỗ trợ phần nào về phân bón, thuốc BVTV, tiền vận chuyển đến kho của một số công ty, tiền lưu kho, như Cty CP BVTV AG; Cty XN khẩu AG, Cty Lương thực AG, Cty CP phân bón Đầu Trâu Bình Điền ..

Theo TGĐ AHLĐ Hùynh Văn Thòn, Cty CP BVTV An Giang đang thực hiện chương trình cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cùng với “nhịp cầu nhà nông”; vừa khởi công xây dựng nhà máy chế biến gạo Thọai Sơn có công suất 200.000 tấn gạo/năm, và sẽ khởi công xây dựng nhà máy chế biến gạo Vĩnh Hưng, Long An vào qúy III năm 2011. TGĐ Lê Quốc Phong bày tỏ sự vui mừng được góp phần xây dựng mô hình CĐML với tinh thần đồng hành tích cực nhất, sẽ tổ chức đưa 60 nông dân sản xuất giỏi ở các tỉnh Nam bộ đi tham quan học tập ở Viện Lúa QT (IRRI) tại Philipines

Nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, cũng như cả nước sẽ rất vui nếu bà con sau này chỉ phải lo sản xuất lúa đến gặt, còn doanh nghiệp lo các khâu sấy lúa, lưu kho, chế biến và tiếp thị. Nước bạn Malaysia đã làm được việc này Trong một cuộc tham quan ở Malaysia chúng tôi đã quan sát từ khâu gặt lúa bằng máy, chuyển về kho của Cty, bà con nông dân không phải chờ lâu đã nhận được kết quả phân tích độ sạch, độ ẩm của lúa, và nhận tiền bán lúa ướt qua ATM. Khi mua gạo ăn, người đã bán lúa được giảm giá 40%.

Trình độ và mức độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa cần được nâng cao. Trong phạm vi cả nước, hiện chúng ta có 2 đơn vị lớn nghiên cứu về lúa đã đạt được nhiều thhttp://www.blogger.com/img/blank.gifành tựu phục vụ sản xuất lúa là Viện Lúa ĐBSCL và Viện NC Cây lương thực ở Hải Dương, đều thuộc hệ thống thuộc Viện KHKTNN Việt Nam. Đến nay, Viện Lúa ĐBSCL mới làm được việc này trên 200 ha nhân giống lúa được khỏang 30-40%. Chúng tôi chúc 2 Viện này sẽ đạt 100% CNH và HĐH sản xuất lúa trong một ngày gần đây, và nhanh chóng trở thành điểm đột phá hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao thực sự, áp dụng có hiệu quả cao công nghệ sinh học bao gồm công nghệ di truyền chuyển nạp gene tạo giống mới; công nghệ thông tin, bao gồm điều khiển học trong sử dụng các máy nông nghiệp tự động.. Chúng tôi đã được tham quan sự vận hành những máy này ở một số nước phát triển, như Úc,Ý,Nhật

GSTS. Nguyễn Văn Luật

Vinh danh hạt ngọc Việt

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Vinh danh hạt ngọc Việt

NGỌC PHƯƠNG NAM.  Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 tại Sóc Trăng  từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 11 năm 2011. Lễ hội Vinh danh hạt ngọc Việt môi trường xanh cho cánh đồng vàng. Một số hình ảnh đêm khai mạc tại Hồ nước ngọt số 2 đường Hùng Vương. Chương trình được THTT trên sóng của Đài Truyền hình Quốc gia và các Đài Truyền hình địa phương. Một số hình ảnh trực tiếp tại lễ khai mạc, ảnh của Hoàng Kim

[Video] Lễ khai mạc festival lúa gạo lần 2 tại Sóc Trăng

Hội thảo Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam
Gạo Việt Nam Ai bán? Ai mua

GS. TS. Bùi Chí Bửu
Phát biểu đề dẫn (xem tại đây)

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Giống lúa cho miền Trung, Tây Nguyên



CÂY LƯƠNG THỰC
. Trần Văn Mạnh 2011. Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm Cây trồng và Phân bón Quốc gia vùng miền Trung và Tây Nguyên “Báo cáo tình hình sử dụng giống lúa và giới thiệu một số giống lúa triển vọng tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”. Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp lần thứ 5 – 2011 chuyên đề sản xuất và cung ứng giống lúa các tỉnh phía Nam. Bộ giống lúa chủ lực trong sản xuất hiện nay ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:* Lúa thường: các giống 13/2 (IR17494), Xi23 (nhóm dài ngày); ĐB 6, TB-R1, KD đột biến, ĐV108, HT1, Q5, ML48, ML202, IR64, VND95-20. (nhóm trung ngày); Lúa cạn: LC93-1, LC93-4; * Lúa lai: Nhị ưu 838, BT-E1, Nông ưu 28, Syn6, Nghi Hương 2308; Bộ giống lúa chủ lực trong sản xuất hiện nay ở Tây Nguyên:* Lúa thường: các giống 13/2 (IR17494), Xi23 (nhóm dài ngày); ĐB 6, TB-R1, KD đột biến, ĐV108, HT1, Q5, ML48, ML202, IR64, VND95-20. (nhóm trung ngày); Lúa cạn: LC93-1, LC93-4; * Lúa lai: Nhị ưu 838, BT-E1, Nông ưu 28, Syn6, Nghi hương 2308. (Đánh giá giống lúa ở Ninh Thuận, ảnh Hoàng Kim).

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GIỐNG LÚA VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG LÚA MỚI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Trần Văn Mạnh
Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm Cây trồng và Phân bón Quốc gia vùng miền Trung và Tây Nguyên

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên là 2 vùng sinh thái đặc thù có nhiều tiềm năng đa dạng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành Trồng trọt nói riêng. Trong sản xuất trồng trọt, lúa là cây trồng chủ lực cung cấp lương thực chủ yếu, hàng năm diện tích lúa toàn vùng (từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà và 5 tỉnh Tây Nguyên) chiếm khoảng 600.000 ha với sản lượng đạt 3.000.000 tấn/năm. Chính vì vậy, sản xuất cây lúa trong vùng được các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học cả nước đặc biệt quan tâm từ việc nghiên cứu đến công tác chỉ đạo đưa các tiến bộ kỹ thuật vào áp dụng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón vùng miền Trung – Tây Nguyên là đơn vị làm công tác Khảo nghiệm VCU và DUS giống cây trồng mới; Chứng nhận chất lượng giống cây trồng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Sau đây, chúng tôi xin tóm lược về tình hình sử dụng giống và giới thiệu một số giống cây trồng mới triển vọng tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong thời gian qua như sau:

2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG GIỐNG LÚA TRONG CƠ CẤU SẢN XUẤT TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

a. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ (Đà Nẵng – Khánh Hoà): Hiện nay, phần lớn nông dân sản xuất lúa trong vùng (các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) đã có thói quen sử dụng hạt giống kỹ thuật (Nguyên chủng, Xác nhận, hạt lai F1) để gieo trồng. Riêng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà tỷ lệ nông dân sử dụng hạt giống kỹ thuật còn rất thấp, chủ yếu chỉ mua giống 1 vụ sau đó tự sản xuất và làm giống cho nhiều vụ liên tiếp. Về cơ cấu giống lúa trong sản xuất phần lớn là các giống lúa thường chiếm trên 90% diện tích; lúa lai thương phẩm chỉ chiếm 8- 9% diện tích.

Vụ Đông Xuân với diện tích trồng lúa hàng năm khoảng 170.000 ha, nếu nông dân sử dụng 100% hạt giống lúa kỹ thuật để gieo cấy thì lượng giống cần cung ứng khoảng từ 12.000- 17.000 tấn giống/vụ. Vụ Hè Thu và vụ Mùa, diện tích lúa gieo cấy trong vùng khoảng 180.000- 200.000 ha, với lượng giống kỹ thuật cần cung ứng ước khoảng 9.000- 12.000 tấn/vụ (Nếu nông dân sử dụng 100% hạt giống kỹ thuật để gieo trồng thì lượng hạt giống cần đáp ứng từ 15.000- 20.000 tấn/vụ).

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất lúa ở 2 vụ Đông Xuân và Hè thu thì lượng hạt giống kỹ thuật có chất lượng tốt cần thiết cho sản xuất trong vùng từ 20.000- 30.000 tấn hạt giống lúa.

Bộ giống lúa chủ lực trong sản xuất hiện nay:
– Lúa thường: các giống Xi23, NX30, BM9855, 13/2 (IR17494), BC15 (nhóm dài ngày); ĐB 6, TB-R1, KD đột biến, ĐV108, HT1, Q5, ML48, ML68, ML202, TH41, ML203, ML214 (nhóm trung ngày).
– Lúa lai: Nhị ưu 838, BT-E1, Nghi hương 2308.

b. Vùng Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng): Cơ cấu giống lúa trong sản xuất phần lớn là các giống lúa thường chiếm trên 90% diện tích; lúa lai thương phẩm chỉ chiếm 8- 10% diện tích tuỳ từng tiểu vùng. Diện tích lúa trong vùng sử dụng hạt giống kỹ thuật để sản xuất nhìn chung còn chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, cần có các chính sách giúp nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật đồng bộ vào sản xuất thâm canh lúa mà trong đó việc sử dụng giống kỹ thuật cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vụ Đông Xuân, Hè Thu và vụ Mùa với tổng diện tích gieo cấy hàng năm khoảng 200.000 ha, vậy nhu cầu giống kỹ thuật cho gieo cấy 100% diện tích trên ước khoảng 16.000- 20.000 tấn hạt giống.

Bộ giống lúa chủ lực trong sản xuất hiện nay:
– Lúa thường: các giống 13/2 (IR17494), Xi23 (nhóm dài ngày); ĐB 6, TB-R1, KD đột biến, ĐV108, HT1, Q5, ML48, ML202, IR64, VND95-20. (nhóm trung ngày); Lúa cạn: LC93-1, LC93-4.
– Lúa lai: Nhị ưu 838, BT-E1, Nông ưu 28, Syn6, Nghi Hương 2308.

3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CUNG ỨNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIỐNG TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Thống kê sơ bộ trên địa bàn vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong năm 2010 có trên 40 đơn vị tham gia sản xuất hạt giống cây trồng, với diện tích sản xuất khoảng 2.500 ha, sản lượng hạt lúa giống thu được ước đạt khoảng 13.000 tấn, đã đáp ứng một phần cho nhu cầu sản xuất trong vùng và chuyển ra các tỉnh phía Bắc.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, có 15 đơn vị sản xuất kinh doanh hạt giống đăng ký kiểm định ruộng giống, kiểm nghiệm chứng nhận chất lượng giống cây trồng với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón vùng miền Trung- Tây Nguyên. Tổng diện tích ruộng giống đã qua kiểm định là 1.115 ha bao gồm các cấp giống: siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận và hạt lai F1. Lượng hạt giống qua kiểm nghiệm chứng nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn ước tính: cấp nguyên chủng, xác nhận 5.000 tấn; Hạt giống lai F1 là 470 tấn.

4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG LÚA MỚI CÓ TRIỂN VỌNG

1. Lúa lai:

1.1. Giống lúa lai 3 dòng Phú ưu số 4: Do Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Trung Chính chọn tạo chọn tạo từ tổ hợp lai: Nhị 32A/Gia hội 978. Giống Phú ưu số 4 là giống cảm ôn, có TGST trong vụ ĐX 115 – 120 ngày, vụ HT 110 – 115 ngày; Chiều cao cây 98 – 100 cm; số hạt/bông 145 – 155 hạt, tỷ lệ lép 12 – 15%; khối lượng 1.000 hạt 27 – 28g; Năng suất từ 65 – 70 tạ/ha; dạng hạt bầu, chất lượng gạo khá, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại chính; khả năng chịu rét khá, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo trồng vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên chân đất vàn, vàn thấp chịu thâm canh. Lượng giống gieo sạ 40 – 50 kg/ha.

1.2. Giống lúa lai 3 dòng Bio404: Do Công ty TNHH một thành viên Bioseed nhập nội và khảo nghiệm. Giống Bio404 có TGST trong vụ ĐX 120 – 125 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày; Chiều cao cây 98 – 100 cm; Số hạt chắc/ bông 135 – 140 hạt, tỷ lệ lép 15 – 16%; Năng suất từ 70 – 80 ta/ ha, thâm canh đạt 90 – 95 tạ/ha; Dạng hạt dài, chất lượng gạo khá, cơm mềm và thơm ngon; Ít nhiễm rầy nâu, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, chịu rét khá, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất tốt, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 40 – 50kg/ha.

1.3. Giống lúa lai 3 dòng XL94017: Do Công ty Bayer Việt Nam nhập nội và khảo nghiệm. Giống XL94017 có TGST vụ ĐX120 – 125 ngày, HT 105 – 110 ngày; chiều cao cây 105 – 110 cm; Số hạt chắc/ bông 125 – 130 hạt, tỷ lệ lép 20 – 22%; Năng suất từ 70 – 80 ta/ ha, thâm canh đạt 85 – 90 tạ/ha; Dạng hạt dài, chất lượng gạo khá, cơm mềm và thơm ngon; Ít nhiễm rầy nâu, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn, vàn cao, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 40 – 50kg/ha.

1.4. Giống lúa lai 3 dòng Quốc hào 5: Công ty Cổ phần tập đoàn Điện Bàn nhập nội từ Trung Quốc đưa vào khảo nghiệm và cung ứng tại Việt Nam. Giống Quốc hào 5 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 100 – 105 ngày; Chiều cao cây 95 – 110 cm; Số hạt chắc/bông 90 – 95 hạt, tỷ lệ lép 20 – 25%; Khối lượng 1.000 hạt 28 – 32g; Năng suất từ 70 – 75 ta/ ha; thâm canh đạt 80 – 85 tạ/ha; Dạng hạt dài, chất lượng gạo khá, cơm mềm và thơm ngon; Ít nhiễm rầy nâu, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, cứng cây chống đổ tốt.
Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất tốt, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 40 – 50kg/ha.

1.5. Giống lúa lai 3 dòng LS1: Do Công ty Cổ phần giống cây trồng Lạng Sơn nhập nội từ Trung Quốc đưa vào khảo nghiệm. Giống LS1 có TGST vụ ĐX 120- 125 ngày; Chiều cao cây 108 – 112 cm; Số hạt chắc/ bông 140 – 150 hạt, tỷ lệ lép 5 – 7%; Năng suất trung bình từ 80 – 85 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 90- 95 tạ/ha; Dạng hạt bầu, chất lượng gạo trung bình; Ít nhiễm sâu bệnh hại chính, chống đổ tốt.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất tốt, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 40- 50kg/ha.

1.6. Giống lúa lai 3 dòng Nhị ưu 986: Do công ty TNHH giống cây trồng Minh Phong, Phúc Kiến Trung Quốc lai tạo, Công ty cổ phần Nông nghiệp Kỹ thuật cao Hải Phòng nhập nội đưa vào khảo nghiệm. Giống Nhị ưu 986 có TGST vụ ĐX 115 – 120 ngày, HT 105 – 110 ngày; Chiều cao cây 105 – 110cm; Số hạt chắc/ bông 105 – 110 hạt, tỷ lệ lép 15 – 20%; Năng suất từ 70 – 80 ta/ ha; thâm canh đạt 90 – 95 tạ/ha; Dạng hạt bầu, chất lượng gạo trung bình khá; Ít nhiễm rầy nâu, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, chịu nóng khá, chống đổ tốt.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất tốt, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 40 – 50kg/ha.

1.7. Giống lúa lai 3 dòng Nhị ưu 838 KBL: Do Công ty CP Giống cây trồng miền Nam đưa vào khảo nghiệm. Giống Nhị ưu 838 KBL có TGST vụ ĐX 115 – 120 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày; Chiều cao cây 108 – 110 cm; Số hạt chắc/ bông 105 – 110 hạt, tỷ lệ lép 18 – 20%; Năng suất từ 70 – 75 tạ/ha, thâm canh đạt 80 – 85 tạ/ha; Dạng hạt bầu, chất lượng gạo khá, cơm ngon trung bình; Ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất tốt, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 40 – 50 kg/ha.

1.8. Giống lúa lai 2 dòng TH3-3: Do PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, ThS. Trần Văn Quang và CTV Viện Công nghệ sinh học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội chọn tạo. Giống TH3-3 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 90 – 95 ngày; Năng suất 55 – 60 tạ/ha, thâm canh đạt 70 – 75 tạ/ha; Chất lượng gạo khá, cơm mềm; Nhiễm nhẹ rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnh khô vằn, ít nhiễm bệnh đạo ôn; Cứng cây chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn, vàn cao, thâm canh trung bình. Lượng giống gieo sạ 40 – 50 kg/ha.

1.9. Giống lúa lai 2 dòng Việt Lai 20: Do PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan, Vũ Hồng Quảng và CTV Trường Đại học Nông nghiệp I chọn tạo. Giống Việt lai 20 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, HT 90 – 95 ngày; Năng suất 65 – 75 tạ/ha, thâm canh đạt 80 – 85 tạ/ha; Chất lượng gạo khá, phẩm chất cơm khá; Ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, chịu nóng khá, chịu mặn khá, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì trung bình, đất vàn, đất ven biển. Lượng giống gieo sạ 40 – 50 kg/ha.

1.10. Giống lúa lai 3 dòng Nghi Hương 2308: Là giống lúa lai Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam. Giống Nghi hương 2308 có TGST vụ ĐX 118 – 123 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày; Năng suất 70 – 75 tạ/ha, thâm canh đạt 80 – 85 tạ/ha; Chất lượng gạo tốt, cơm thơm ngon; Nhiễm rầy nâu trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn, khôn vằn; Chống đổ khá, chịu lạnh khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 40 – 50 kg/ha.

1.11. Giống lúa lai PAC807: Do Công ty Cổ phần giống cây trồng miền Nam nhập nội từ Ấn Độ. Giống có TGST vụ ĐX 108 – 113 ngày, vụ HT 103 – 108 ngày; số hạt/bông 145 – 150 hạt, tỷ lệ lép 12 – 15%; Năng suất trung bình 65 – 70 tạ/ha, chất lượng gạo khá, com mềm; ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có dộ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 40 – 50 kg/ha.

1.12. Giống lúa lai 3 dòng HYT100: Giống lúa lai 3 dòng HYT100 do trung tâm Nghiên cứu và phát triển lua lai, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam lai toạ năm 1999. Giống HYT100 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày; ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính; khối lượng 1.000 hạt 26 – 27gam; dạng hạt dài; Năng suất trung bình 60 – 65 tạ/ha; chất lượng gạo khá, com thơm ngon, có vị đậm.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn cao, vàn và vàn thấp, thâm canh khá. Lượng giống gieo sạ 40 – 50 kg/ha.

1.13. Giống lúa lai 3 dòng PHB71: Giống lúa lai 3 dòng PHB71 do Công ty Pioneer Hi-Bred Internatitional – Hoa Kỳ lai tại, được nhập nội vao Việt Nam từ Ấn Độ. Giống PHB71 thuộc nhóm ngắn trung ngày. Năng suất trung bình từ 60 – 70 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 80 – 85 tạ/ha; Chất lượng gạo khá, cơm mềm, và ngon; Chống chịu tốt bệnh dạo ôn, nhiễm trung bình rầy nâu.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn cao, vàn và vàn thấp, thâm canh khá. Lượng giống gieo sạ 40 – 50 kg/ha.

1.14. Giống lúa lai HR3: Giống HR3 do TS. Nguyễn Như Hải và cộng sự – Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia lai tạo. Giống HR3 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín sớm. Năng suất trung bình đạt từ 60 – 70 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 80 tạ/ha; chất lượng cơm khá; ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính; chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn cao, vàn và vàn thấp, thâm canh khá. Lượng giống gieo sạ 40 – 50 kg/ha.

2. Lúa thường

2.1. Giống BC15: Do KS. Đặng Tiểu Bình, Trung tâm Khảo nghiệm và Khuyến nông Thái Bình, được Công ty Cổ phần giống cây trồng Thái Bình mua bản quyền, chọn lọc và đăng ký khảo nghiệm. Giống BC15 có TGST vụ ĐX 120 – 125 ngày, vụ HT 115 – 1120 ngày; nhiễm nhẹ rầy nâu, đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn; hơi yếu cây; khối lượng 1000 hạt đạt 26 – 27 gam; dạng hạt trung bình; Năng suất trung bình 65 – 70 tạ/ha, thâm canh cao đạt 80 tạ/ha; chất lượng gạo khá, cơm ngon.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn cao, vàn và vàn thấp, thâm canh khá. Lượng giống gieo sạ 80 – 100 kg/ha.

2.2. Giống PC10: Do Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm chọn tạo từ tổ hợp lai Khang dân/MTL195. Giống PC10 có TGST từ 105 – 110 ngày; chiều cao cây 95 – 100cm; số hạt/bông 130 – 135 hạt, tỷ lệ lép 12 – 15%; khối lượng 1.000 hạt 23 – 24g; Năng suất trung bình 55 – 60 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 70 tạ/ha; chất lượng gạo khá, com mềm và thơm; ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ tốt.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất khác nhau, là giống chịu thâm canh khá. Lượng giống gieo sạ 80 – 100 kg/ha.

2.3. Giống ML202: Do Trại giống lúa Ma lâm, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Bình Thuận chọn tạo và đưa vào khảo nghiệm. Giống ML202 có TGST vụ ĐX 112 – 117 ngày, vụ HT 95 – 100 ngày; Chiều cao cây 100 – 102 cm; Số hạt chắc/ bông 99 – 105 hạt, tỷ lệ lép 10 – 15%; Năng suất 60 – 65 tạ/ha, thâm canh đạt 70 – 75 tạ/ha; Nhiễm nhẹ rầy nâu, ít nhiễm bệnh đạo ôn và khô vằn; chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn, vàn cao, thâm canh khá. Lượng giống gieo sạ 80 – 100 kg/ha.

2.4. Giống RNT3: Do TS. Lưu Văn Quỳnh và cộng sự Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam trung bộ chọn lọc từ giống ML202 theo hướng kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Giống RNT3 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 93 – 98 ngày; Năng suất 65 – 70 tạ/ha, thâm canh đạt 75 – 80 tạ/ha; Ít nhiễm rầy nâu, bệnh đạo ôn và khô vằn; chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn, vàn cao, thâm canh khá. Lượng giống gieo sạ 80 – 100 kg/ha.

2.5. Giống SH14: Do Viện cây lương thực, cây thực phẩm chọn tạo và đưa vào khảo nghiệm. Giống SH14 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 103 – 108 ngày; Chiều cao cây 105 – 112 cm; Năng suất 60 – 65 tạ/ha, thâm canh đạt 70 – 75 tạ/ha; Ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 80 – 90 kg/ha.

2.6. Giống MT36: Do Công ty TNHH giống cây trồng miền Trung chọn lọc và đưa vào khảo nghiệm. Giống MT36 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 103 – 108 ngày; Năng suất 60 – 70 tạ/ha, thâm canh đạt 75 – 80 tạ/ha; Chất lượng gạo trung bình, cơm ngon trung bình; Nhiễm bệnh đạo ôn trung bình, nhiễm nhẹ khô vằn đốm nâu, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn, vàn trung bình. Lượng giống gieo sạ 80 – 90 kg/ha.

2.7. Giống OM4495: Do Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu và cộng tác viên Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long chọn tạo. Giống OM4495 có TGST vụ ĐX 105 – 110 ngày, vụ HT 95 – 100 ngày; Năng suất 50 – 60 tạ/ha, thâm canh đạt 70 – 75 tạ/ha; Chất lượng gạo tốt, cơm dẻo và ngon; Ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, hơi yếu cây, chống đổ trung bình.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất cao, chủ động tưới tiêu, thâm canh trung bình. Lượng giống gieo sạ 80 – 100 kg/ha.

2.8. Giống P13: Do Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm chọn tạo. Giống P13 có TGSt 115 – 120 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày; Chiều cao cây 110 – 115 cm; Số hạt chắc/bông 130 – 140 hạt; Năng suất 55 – 60 tạ/ha, thâm canh đạt 70 – 75 tạ/ha; Chất lượng gạo tốt, hạt gạo dài trong, cơm ngon, dẻo và có mùi thơm nhẹ; Ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn, vàn trung bình, thâm canh khá. Lượng giống gieo sạ 80 – 90 kg/ha.

2.9. Giống SH.2: Do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc. Giống SH2 có TGST vụ ĐX 113 – 118 ngày, vụ HT 90 – 95 ngày; Năng suất 65 – 70 tạ/ha, thâm canh đạt 70 – 80 tạ/ha; Chất lượng gạo tốt, hạt gạo trong, cơm ngon mềm và ráo, vị đậm có mùi thơm nhẹ; Nhiễm nhẹ rầy nâu, ít nhiễm bệnh đạo ôn, khô vằn; Cứng cây chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn, vàn cao, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 80 – 90 kg/ha.

2.10. Giống PC6: Do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc. Giống PC6 có TGST vụ ĐX 115 – 120 ngày, vụ HT 90 – 95 ngày; Năng suất 65 – 70 tạ/ha, thâm canh đạt 75 – 80 tạ/ha; Chất lượng gạo tốt, hạt gạo trong, cơm ngon dẻo, vị đậm có mùi thơm nhẹ; Nhiễm nhẹ rầy nâu, ít nhiễm bệnh đạo ôn, khô vằn; Chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất vàn, vàn trung bình và vàn cao, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 80 – 90 kg/ha.

2.11. Giống ĐT34: Do Công ty CP giống cây trồng Quảng Ninh chọn tạo. Giống ĐT34 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày; Chiều cao cây 112 – 114 cm; Số hạt chắc/bông 100 – 125 hạt; Năng suất 60 – 65 tạ/ha, thâm canh đạt 70 – 75 tạ/ha; Chất lượng gạo tốt, cơm ngon; Ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, cứng cây, chống đổ tốt.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 80 – 90 kg/ha.

2.12. Giống HT6: Do Viện cây lương thực, cây thực phẩm chọn tạo. Giống HT6 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 103 – 108 ngày; Chiều cao cây 112 – 114 cm; Số hạt chắc/bông 100 – 120 hạt; Năng suất 60 – 65 tạ/ha, thâm canh đạt 70 – 75 tạ/ha; Chất lượng gạo tốt, cơm mềm và thơm ngon; Ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ tốt.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 80 – 90 kg/ha.

2.13. Giống NH6: Do Trường Đại học Nông Lâm Huế chọn tạo và đưa vào khảo nghiệm. Giống NH6 có TGST vụ ĐX 115 – 120 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày; chiều cao cây 98 – 102 cm; Số hạt chắc/bông 110 – 115 hạt; Năng suất 60 – 70 tạ/ha, thâm canh đạt 75 – 80 tạ/ha; Chất lượng gạo tốt, hạt gạo dài và trong, cơm mềm và thơm ngon; Ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 90 – 100 kg/ha.

2.14. Giống Nàng hoa 9: Giống Nàng hoa 9 do KS. Lê Hùng Lân chon tạo. Giống Nàng hoa 9 có TGST thuộc nhóm chín trung ngày. Năng suất trung bình từ 55 – 65 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 75 tạ/ha; chất lượng gạo khá, cơm mềm và có vị đậm; ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính; chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 90 – 100 kg/ha.

2.15. Giống TBR36: Do Công ty Cổ phần giống cây trồng Thái Bình chọn tạo. Giống TBR36 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày. Năng suất trung bình 65 – 70 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 80 tạ/ha; chất lượng gạo khá, cơm mềm; ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính; chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 90 – 100 kg/ha.

2.16. Giống TBR45: Do Công ty Cổ phần giống cây trồng Thái Bình chọn tạo. Giống TBR45 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày. Năng suất trung bình 60 – 70 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 80 tạ/ha; Ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 90 – 100 kg/ha.

2.17. Giống DH46-1: Do Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chọn tạo. Giống DH46-1 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày. Khối lượng 1.000 hạt từ 24 – 25gam. Năng suất trung bình 60 – 65 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 80 tạ/ha; ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 90 – 100 kg/ha.

2.18. Giống DH40: Do Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chọn tạo. Giống DH40 có TGST vụ ĐX 112 – 117 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày. Khối lượng 1.000 hạt 23,5 – 24,5 gam; Năng suất trung bình 60 – 65 tạ/ha, phẩm chất gạo khá; Ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính; chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 90 – 100 kg/ha.

2.19. Giống AN13: Do Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chọn tạo. Giống AN13 có TGST vụ ĐX 110 – 118 ngày, vụ HT 105 – 112 ngày; Năng suất trung bình từ 62 – 65 tạ/ha; chất lượng gạo khá, cơm mềm; ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính; chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 90 – 100 kg/ha.

2.20. Giống QNam 1 (CT2): Do Chi Cục Bảo vệ thực vật Quảng Nam chọn tạo. Giống CT2 có TGST vụ ĐX 110 – 115 ngày, vụ HT 105 – 110 ngày. Năng suất trung bình từ 60 – 65 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 75 – 80 tạ/ha, chất lượng gạo khá, cơm ngon; ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ khá.

Hướng sử dụng: Thích hợp gieo cấy vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trên các chân đất có độ phì khá, thâm canh cao. Lượng giống gieo sạ 90 – 100 kg/ha.

TRUNG TÂM KHẢO, KIỂM NGHIỆM
GIỐNG SẢN PHẨM CÂY TRỒNG VÀ PHÂN BÓN
VÙNG MIỀN TRUNG- TÂY NGUYÊN

TRAN VAN MANH
Center for Plant and Fertilizer Testing in Central region and central Highlands
National Center for Plant and Fertilizer Testing (NCPAFT)
Office add: No 291 Hung Vuong str., Quang Ngai city
Mobi: 0905. 36 33 99
Home tel: (+84) 55 3 677129

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

CÂY LÚA VIỆT NAM


 LỜI GIỚI THIỆU

PGS.TS. Bùi Bá Bổng
Thứ trường Bộ Nông nghiệp và PTNT

Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất hiện nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nước và 80% nông dân Viêt Nam là nông dân trồng lúa. Gạo là lương thực thiết yếu hàng đầu của người Việt Nam vì 100% của dân số 87 triệu người không ai không ăn gạo hàng ngày từ người thu nhập thấp đến người thu nhập cao, từ nông thôn đến thành thị.

Chính vì tầm quan trọng của lúa gạo, thời gian qua Chính phủ Việt Nam luôn luôn đặt phát triển lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông nghiệp và đã có những đầu tư thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, nhờ vậy chỉ trong vòng 30 năm đã biến nhiều vùng đất khó khăn trở thành những vùng đất trồng lúa trù phú cho đất nước, mà điển hình nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, Nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư về khoa học công nghệ và khuyến nông đối với cây lúa và các chính sách hỗ trợ nông dân. Nhìn lại 20 năm qua, sản xuất lúa ở Việt Nam đã có những tựu đặc biệt ấn tượng, mà dấu mốc lịch sử là năm 1989, khi Việt Nam, một nước thiếu lương thực lần đầu xuất hiện là nước xuất khẩu gạo với số lượng lến đến 1 triệu tấn và sau đó, từ 1990 đến 2010 sản lượng lúa từ 19 triệu tấn tăng lên 40 triệu tấn, xuất khẩu gạo từ 1,6 triệu tấn tăng lên 6,7 triệu tấn, trong bối cảnh diện tích đất lúa năm 2010 đã giảm 380.000 ha nếu so với năm 2000. Năng suất lúa bình quân toàn quốc đã tăng từ 3,18 tấn/ha năm 1990 lên 5,3 tấn/ha năm 2010. Từ năm 2002 đến nay, năng suất lúa bình quân của Việt Nam luôn dẫn đầu các nước ASEAN và ít nhất trên nửa triệu ha năng suất lúa Việt Nam đạt trên 7 tấn/ha trong vụ Đông Xuân là mức năng suất lúa tiên tiến của thế giới hiện nay.

Những thành tích nêu trên là có thật, nhưng chúng ta không thể không day dứt vì những lẽ nông dân trồng lúa chưa có thu nhập tương xứng do những hạn chế trong phát triển sự liên kết giữa sản xuất – tiêu thụ – xuất khẩu của ngành lúa gạo nước ta và trong chuỗi giá trị lúa gạo người nông dân ở thế thiệt thòi nhất, do cơ sở hạ tầng phục vụ sau thu hoạch, tồn trữ, chế biến lúa gạo còn nhiều yếu kém dẫn đến chất lượng gạo thấp, giá gạo xuất khẩu thấp.

Bên cạnh đó, sản xuất lúa gạo nước ta đang bước vào thời kỳ có nhiều thử thách mới, trong đó có các thử thách nội sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và các thử thách mang tính thời đại như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và an ninh lương thực. Những năm gần đây, diện tích đất lúa nước ta giảm rất nhanh do nhu cầu sử dụng làm khu công nghiệp, giao thông, nhà ở, v.v. hoặc chuyển sang làm vuờn cây, nuôi trồng thủy sản. Trong vòng 10 năm từ 2000 đến 2009 diện tích đất lúa đã giảm 380 nghìn ha. Diện tích lúa còn tiếp tục giảm theo tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt việc chuyển đất lúa sang các mục đích phi nông nghiệp, an ninh lương thực lâu dài của đất nước sẽ bị đe dọa khi dân số nước ta mỗi năm tăng trên 1 triệu người. Ngoài ra, do biến đổi khí hậu các vùng sinh thái vùng trồng lúa sẽ mất cân bằng nghiêm trọng khi nguồn nước cho canh tác trở nên ít hơn, hạn hán, lũ lụt nhiều hơn, xâm nhập mặn sâu hơn, mật độ bộc phát dịch sâu bệnh hại lúa cao hơn, v.v.

Trước các thử thách nêu trên, ngành lúa gạo Việt Nam phải có những đổi thay lớn để tạo ra bước phát triển mới cho giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030. Trong bối cảnh này, cuốn sách Cây Lúa Việt Nam – tập III do GS. TS. AHLĐ Nguyễn Văn Luật chủ biên được phát hành tiếp theo tập I và tập II; đây là một bộ sách cung cấp các tư liệu và thông tin rất bổ ích về lúa gạo Việt Nam được biên tập rất công phu và nghiêm túc. Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến quý độc giả.

Hà Nội, tháng 8 năm 2011
PGS.TS. Bùi Bá Bổng

NGỌC PHƯƠNG NAM
, DẠY VÀ HỌC, CÂY LƯƠNG THỰC, FOOD CROPS