Thiền sư Thích Thanh Từ

Thiền sư Thích Thanh Từ là vị chân tu đạo hạnh và thực tiễn. Chân tu đi không lệch hướng và trực chỉ nhân tâm, bạo gan dám nói, dám làm, dám chỉnh đốn những gì tự thấy sai lạc chánh pháp, quên mất cội nguồn Phật giáo Việt Nam; Đạo hạnh nhiệt huyết thường xuyên với khát vọng và ước mơ tràn đầy, thấu hiểu và giác ngộ; Thực tiễn và cụ thể, biến những gì ôm ấp trong lòng thành hiện thực nên bảng hiệu những ngôi Thiền viện hiện đứng sừng sững trước mắt và trong lòng người. Thiền sư Thích Thanh Từ có một khối lượng trước tác thật đồ sộ, giản dị, tinh tường và quý giá. Tôi ngưỡng mộ thiền sư và tâm đắc “Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục”., “Bát Nhã tâm kinh giảng giảl” và “Trọn một đời tôi”. Thiền sư Thích Thanh Từ hiện về  trụ trì tại chùa Lân (hình trên) một thắng tích trong non thiêng Yên Tử nơi Vua Phật Trần Nhân Tông hôi tụ tinh hoa Phật giáo Việt Nam “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu“.   Anh Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) có bài viết sâu sắc, hay và nhẹ nhàng, gợi mở học hỏi “Đôi điều tâm đắc với thiền sư Thích Thanh Từ” . Xin trân trọng sưu tầm, tuyển chọn, biên tập và giới thiệu cùng bạn đọc.

Hoàng Kim

KINH SÁCH DO THIỀN SƯ THÍCH THANH TỪ DỊCH VÀ TRƯỚC TÁC
(Bản 1: http://thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/KinhSachThiKe.htm )

KINH  LUẬN THIỀN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM SỬ PHỔ THÔNG THANH QUI THI KỆ
KINH
1.  Bát-nhã Tâm Kinh giảng giải (1998)
2.  Kinh Bát Đại Nhân Giác giảng giải (1997)
3.  Kinh Bát-nhã giảng giải (2000)
4.  Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải (1993/2000)
5.  Kinh Kim Cang giảng giải (1997)
6.  Kinh Lăng-già Tâm Ấn (dịch 1993/1997)
7.  Kinh Thập Thiện giảng giải (1993/1998)
8.  Kinh Viên Giác giảng giải (2000)
LUẬN
1.  Bích Nham Lục (dịch 1995/2002)
2.  Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải (1993/1999)
3.  Thiền Căn Bản (dịch 1993/1999)
4.  Thiền Đốn Ngộ (dịch 1973/1999)

Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán (dịch 1963)
Tọa Thiền Tam-muội (dịch 1961)
Lục Diệu Pháp Môn (dịch 1962)
Thiền Tông Vĩnh Gia Tập (dịch 1974)
Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn (dịch 1971)
Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ
Tọa Thiền Dụng Tâm Ký
Tham Thiền Yếu Chỉ (dịch 1962)

5.  Thiền Sư Thần Hội giảng giải (2001/2002)
Hiển Tông Ký (dịch và giảng 1993)

6.  Truyền Tâm Pháp Yếu giảng giải (2007)
THIỀN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
A. Sách viết
1.  Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20 (1992/1998)
B. Sách dịch/biên tập từ băng giảng

1.  Hai Quãng Đời Của Sơ Tổ Trúc Lâm (1997/2002)
2.  Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục giảng giải (1999)
3.  Khóa Hư Lục giảng giải (1996)
4.  Kiến Tánh Thành Phật giảng giải (2000)
5.  Luận Giải Thi Tụng Mười Bức Tranh Chăn Trâu giảng giải (1999)
6.  Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải (1997)
7.  Tiến Thẳng Vào Thiền Tông (2005)
8.  Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục giảng giải (1996)
SỬ
1.  Thiền Sư Việt Nam (1991/1995/1999)
PHỔ THÔNG
A. Sách viết

1.  Ba Vấn Đề Trọng Đại Trong Đời Tu Của Tôi (1997)
2.  Cành Lá Vô Ưu (1994/1998)
3.  Phật Giáo Với Dân Tộc (1998)
Phật Giáo Trong Mạch Sống Dân Tộc (1966)
Vài Nét Chính Luân Lý Phật Giáo (1967)
Đạo Phật Với Tuổi Trẻ (1959/1987)

B. Sách biên tập từ băng giảng

1.   Hoa Vô Ưu tập 1 (2000)
2.   Hoa Vô Ưu tập 2 (2000)
3.   Hoa Vô Ưu tập 3 (2000)
4.   Hoa Vô Ưu tập 4 (2000)
5.   Hoa Vô Ưu tập 5 (2002)
6.   Hoa Vô Ưu tập 6 (2001)
7.   Hoa Vô Ưu tập 7 (2002)
8.   Hoa Vô Ưu tập 8 (2003)
9.   Hoa Vô Ưu tập 9 (2003)
10. Hoa Vô Ưu tập 10 (2003)
11. Nguồn An Lạc (2001)
12. Phật Pháp Tại Thế Gian tập 1 (2005)
13. Phật Pháp Tại Thế Gian tập 2 (2005)
14. Phật Pháp Tại Thế Gian tập 3 (2006)
15. Phụng Hoàng Cảnh Sách tập 1 (2003/2006)
16. Phụng Hoàng Cảnh Sách tập 2 (2003/2006)
17. Phụng Hoàng Cảnh Sách tập 3 (2003/2006)
18. Phụng Hoàng Cảnh Sách tập 4 (2004)
19. Phụng Hoàng Cảnh Sách tập 5 (2004)
20. Phụng Hoàng Sách Tấn tập 1 (2005)
21. Trọn Một Đời Tôi (2000)
22. Xuân Phụng Hoàng tập 1 (2004)
23. Xuân Phụng Hoàng tập 2 (2005)
24. Xuân Trong Cửa Thiền tập 1, 2, 3 (1991/1998)
25. Xuân Trong Cửa Thiền tập 4 (1996/1998)
THANH QUI

THI KỆ

ĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC VỚI THIỀN SƯ THÍCH THANH TỪ
Bulukhin (Nguyễn Quốc Toàn)

                           Bulukhin trước cổng Thiền Viện Thường Chiếu

                           Bu và bà xã bên cạnh Thiền sư Thích Thanh Từ  (tháng 5.2010)

Bạn ST, một Phật tử chí thành đã hai lần hỏi Bu, đại ý : Sau khi đọc xong số sách của Hòa Thượng Thiền Sư Thích Thanh Từ tặng, chú tâm đắc điều gì nhất, nói cho cháu nghe với?  Nay Bu nói đôi điều với ST trên entry này để những bạn đã từng đối thoại, đã từng đọc các trước tác của thầy Thích Thanh Từ (hoặc những sách Phật giáo khác) cho thêm những lời chỉ giáo.

A – Số sách của thầy Thanh Từ tặng Bu trong dịp Bu diện kiến thầy ở Thiền Viện Thường Chiếu (Long Thành Đồng Nai) tháng 5 vừa rồi, gồm:

1- Tam quy ngũ giới
2-  Hoa sen trong bùn
3- Tam độc
4- Tội phước nghiệp báo
5- Mê tín chánh tín
6- Tu là dừng chuyển và sạch nghiệp
7- Tu trước khổ sau vui
8- Bát nhã tâm kinh giảng giải,
9- Tại sao tôi tu theo đạo Phật
10 – Tại sao tôi tu thiền
11- Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần.

B- Những điều tâm đắc

Với Bu tâm đắc là tâm trạng vui thích, thỏa chí, khi tiếp xúc với một người hay đọc  một quyển sách… Trong trường hợp này là những câu chữ mà thầy Thanh Từ viết ra đúng như Bu băn khoăn nhưng chưa có ai giải đáp cho. Thầy đã nói ra một cách thẳng thắn, như thầy nghĩ, chứ không theo một giáo án có sẵn. Chẳng hạn trong “TẠI SAO TÔI TU THIỀN” thầy viết: “Sau khi xuất gia tôi học được sử Phật và kinh, Luận, thấy rõ Thái tử Tất Đạt Đa (Siddattha) xuất gia tu thiền được giác ngộ thành Phật, các Kinh, Luận hầu hết đều dạy tu thiền, tại sao Sư Ông và Thầy tôi lại dạy tu tịnh độ? Đây là một nghi vấn khiến tôi phải suy nghĩ nhiều. Lần lượt học thêm Kinh, Luận, tôi hiểu rõ hơn lời Phật Tổ dạy, Pháp tu thiền đã đủ sức thuyết phục tôi. Trong khi Tăng sĩ Việt Nam đại đa số tu tịnh độ, tại sao tôi chọn pháp tu thiền? Hẳn phải có lý do thôi thúc tôi”.  Suy nghĩ của thầy Thanh Từ về pháp tu tịnh độ còn thể hiện trong sách “TẠI SAO TÔI CHỦ TRƯƠNG KHÔI PHỤC PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN” ở trang 72, 73 thầy viết: “Đời Trần tuy lấy Thiền tông làm chủ đạo truyền bá, song cũng có Tịnh độ đồng thời hoạt động. Tịnh độ có sự Tịnh độ và lý Tịnh độ. Về sự Tịnh độ phải tin có cõi Cực Lạc ở phương Tây, Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi này. Nếu người chí thành niệm Phật và tha thiết cầu sanh về cõi Cực Lạc khi lâm chung được Phật Di Đà đón về Cực Lạc. Về lí Tịnh độ là “Tự tánh Di Đà duy tâm Tịnh độ” hay “Tâm Tịnh độ tịnh”. Tức là tâm mình thanh tịnh là tịnh độ, tánh mình sáng suốt là Phật Di Đà. Tổ Trúc Lâm nói: “…Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương. Di Đà là tánh sáng soi, Mựa phải tìm về Cực Lạc. – Phú Cư trần Lạc Đạo , hồi thứ hai)

Thiền tông  thừa nhận lý Tịnh độ, không thừa nhận sự Tịnh độ .

Nhận định về đường lối tu của Phật giáo Việt Nam thầy  Thanh Từ viết “Là tu sĩ Phật giáo Việt Nam, nếu bị người hỏi: “Hiện nay Thầy tu theo tông phái nào của Phật giáo?” chắc chắn tu sĩ này sẽ ngẩn ngơ không biết đáp thế nào. Tại sao vậy?  Chùa chiền Việt Nam hơn một thế kỉ nay đều lấy hai thời khóa tụng làm công phu tu tập. Trong hai thời, đầu hôm tụng kinh Di Đà, sau tụng chú vãng sanh, tiếp niệm danh hiệu Phật A Di Đà;  buổi khuya tụng chú Lăng Nghiêm, hoặc Đại Bi thập chú ..nếu hôm nào có đám cầu an cầu siêu thì tụng chú Đại Bi trước, tụng kinh sau. Công phu tu hành như vậy, biết thuộc tông phái nào. Thế mà đa số nói tu theo Tịnh Độ. Tụng kinh A Di Đà và niệm danh hiệu Phật A Di Đà thuộc về Tịnh Độ tông, tụng chú Đại Bi chú Lăng Nghiêm thuộc Mật tông. Nhận xét chín chắn thì hai thời khóa tụng Mật tông chiếm ưu thế” . Để trả lời câu hỏi tại sao lại có tính trạng đầu Ngô mình Sở trong việc tụng niệm như thế, thầy Thanh Từ cho rằng do ta tu hành theo kiểu Trung Quốc, thầy viết: “ Vua Thánh Tổ nhà Thanh hiệu Khang Hy (1662-1772) ra sắc lệnh mời Hòa thượng Ngọc Lâm Thông Tú (1614- 1675) cùng một số Hòa thượng hợp tác soạn “Nhị Thời Khóa Tụng”, buộc Tăng, Ni các chùa ở Trung Quốc trong thời kì này phải ứng dụng tu theo. Nhà Thanh thuộc dân tộc Mãn Châu ở miền bắc Trung Quốc, gần dãy núi Hy Mã Lạp Sơn chịu ảnh hưởng Phật Giáo Tây Tạng chuyên tu Mật tông. Nhà vua buộc các Hòa thượng soạn “Nhị Thời Khóa Tụng” đặt nặng Mật tông hơn….Không biết Nhị Thời Khóa Tụng du nhập vào Việt Nam lúc nào, chỉ biết từ cuối thế kỉ 19 đến cuối thế kỉ 20 hầu hết các chùa Việt Nam đều lấy hai thời này làm công khóa tu hành. Ai vào chùa đều bị bắt buộc phải thuộc hai thời khóa tụng gọi là hai thời công phu nên có câu: “ Đi lính sợ trèo ải, ở sãi sợ Lăng Nghiêm”. (Trích “Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần” )

ST à, nói hết những tâm đắc của Bu khi đọc 11 tập sách của thầy Thanh Từ tặng thì còn nhiều lắm. Bu chỉ tóm tắt lại hai ý: Một là Thầy (nói rộng là Thiền tông) không tin vào pháp môn Sự Tịnh độ. Hai là hầu hết các chùa Việt Nam tụng niệm theo bài bản nhà Thanh thời Khang Hy vừa Tịnh độ vừa  Mật tông trong đó đặt nặng Mật tông hơn. Đấy cũng là những vấn đề mà Bu vẫn quan tâm khi  nhìn vào toàn cảnh Phật giáo Việt Nam. Có lẽ những Entrry sau Bu sẽ nói thêm những suy nghĩ của mình về những điều thầy Thanh Từ nói, và những suy nghĩ của thầy về Tu viện Chơn Như do Trưởng Lão Thích Thông Lạc trụ trì ở Trảng Bàng Tây Ninh. 

Tóm tắt vài dòng về  Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ. 

– Thầy  có tên húy Trần Hữu Phước sinh: 24.7.1924 ở ấp Tích Khánh làng Tích Thiện Cần Thơ, nay là Vĩnh Long. Thầy xuất gia năm 25 tuổi

– Những trước tác Phật Giáo:
* Dịch và giảng giải 8 bộ Kinh
* Dịch và giảng giải 5 bộ Luận
* Viết 13 tập sách về Thiền
– Thành lập 28 tu viện: Trong đó ở Việt Nam 15, Hoa Kỳ 6, Canada 1, Úc 5, Pháp 1.
– Năm 1960- 1964:
* Vụ trưởng Phật học vụ
* Giáo sư kiêm Quản viện Phật học Huệ Nghiêm
* Giáo sư Viện đại học Vạn Hạnh và các Phật học Dược Sư, Từ Nghiêm….
– Hiện nay:
* Trụ trì Thiền viện Thường Chiếu (Long Thành, Đồng Nai)

* Trụ trì Kỳ Lân Thiền viện (Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh)

Thiền là gì? (Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng)

Mục đích tọa thiền (2) Thiền sư Thích Thanh Từ giảng

Mục đích tọa thiền (3) Thiền sư Thích Thanh Từ giảng

Mục đích tọa thiền (4) Thiền sư Thích Thanh Từ giảng

TÓM TẮT VỀ PHÁI THIỀN TRÚC LÂM YÊN TỬ

Trúc Lâm Yên Tử (竹林安子) là một dòng thiền Việt Nam đời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp LoaHuyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn ThôngTì-ni-đa-lưu-chi.

Thiền phái Trúc Lâm được một vị vua nhà Trần sáng lập, được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (16001700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).

Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỉ thứ 1718, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.

Sau đây là hệ thống truyền thừa trong Đại nam thiền uyển truyền đăng lục (大南禪苑傳燈錄), được Thiền sư Phúc Điền (福田) đính bản:

  1. Trần Nhân Tông
  2. Pháp Loa
  3. Huyền Quang
  4. An Tâm (安心);
  5. Phù Vân Tĩnh Lự (浮雲靜慮);
  6. Vô Trước (無著);
  7. Quốc Nhất (國一);
  8. Viên Minh (圓明);
  9. Đạo Huệ (道惠);
  10. Viên Ngộ (圓遇);
  11. Tổng Trì (總持);
  12. Khuê Sâm (珪琛);
  13. Sơn Đăng (山燈);
  14. Hương Sơn (香山);
  15. Trí Dung (智容);
  16. Huệ Quang (慧 光);
  17. Chân Trụ (真住);
  18. Vô Phiền (無煩).Nguồn:

1) Thích Thanh Từ: Thiền sư Việt Nam, TP HCM 1995. 2) Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận I-III, Hà Nội 1992. 3) Nguyễn Hiền Đức: Lịch sử Phật giáo đàng trong, TP HCM 1995. 4) Wikipedia Tiếng Việt: Trúc Lâm Yên Tử http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Thanh_T%E1%BB%AB

THÍCH THANH TỪ TRÊN WIKIPEDIA TIẾNG VIỆT

Thiền sư Thích Thanh Từ húy là Trần Hữu Phước, sinh ngày 24 tháng 7 năm 1924, tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).

Tác phẩm
(Bản 2: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Thanh_T%E1%BB%AB)

       Kinh

  • Bát-nhã Tâm Kinh giảng giải (1998)
  • Kinh Bát Đại Nhân Giác giảng giải (1997)
  • Kinh Bát-nhã giảng giải (2000)
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải (1993/2000)
  • Kinh Kim Cang giảng giải (1997)
  • Kinh Lăng-già Tâm Ấn (dịch 1993/1997)
  • Kinh Thập Thiện giảng giải (1993/1998)
  • Kinh Viên Giác giảng giải (2000)Luận
  • Bích Nham Lục (dịch 1995/2002)
  • Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải (1993/1999)
  • Thiền Căn Bản (dịch 1993/1999) (Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán (dịch 1963), Tọa Thiền Tam-muội (dịch 1961) Lục Diệu Pháp Môn (dịch 1962)
  • Thiền Đốn Ngộ (dịch 1973/1999) (Thiền Tông Vĩnh Gia Tập (dịch 1974), Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn (dịch 1971), Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ, Tọa Thiền Dụng Tâm Ký, Tham Thiền Yếu Chỉ (dịch 1962)
  • Thiền Sư Thần Hội giảng giải (2001/2002) Hiển Tông Ký (dịch và giảng 1993)Sách viết về thiền
  • Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20 (1992/1998)
  • Thiền sư Việt Nam (1991/1995/1999).Thơ
CHÂN KHÔNG
Chân không thể bất biến,
Huyễn hữu thường đổi thay.
Khói mây bọt bóng nước,
Tan hợp cuộc vần xoay.
Linh lung trăng rọi biển,
Xanh biếc núi im lìm.
Ngút ngàn mặt bể cả,
Thăm thẳm bầu trời xanh.
Đường phố xe qua lại,
Sông biển tàu tới lui.
Dòng đời duyên biến đổi,
Bệ đá đạo nhân ngồi.

(Thiền viện Chân Không, tháng 7. 1985)

        Thiền viện

Các Thiền viện sau đây chính thức được Hòa thượng thành lập, làm nơi giáo hóa và hướng dẫn tu hành:

  • Thiền viện Chân Không, núi Tương Kỳ – Vũng Tàu, thành lập vào tháng 04 năm 1971; dời về Thường Chiếu năm 1986, được phép tái thiết năm 1995.
  • Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành – Đồng Nai, thành lập tháng 08 năm 1974.
  • Thiền viện Viên Chiếu, Long Thành – Đồng Nai, thành lập tháng 04 năm 1975.
  • Thiền viện Huệ Chiếu, Bà Rịa – Vũng Tàu, thành lập tháng 04 năm 1979.
  • Thiền viện Linh Chiếu, Long Thành – Đồng Nai, thành lập tháng 02 năm 1980.
  • Thiền viện Phổ Chiếu, Bà Rịa – Vũng Tàu, thành lập tháng 06 năm 1980.
  • Thiền viện Tịch Chiếu, Long Hải, thành lập tháng 07 năm 1987.
  • Thiền viện Liễu Đức, Long Thành – Đồng Nai.
  • Thiền viện Trúc Lâm, Đà LạtLâm Đồng, thành lập tháng 04 năm 1993.
  • Chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, 2002.
  • Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên , Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, thành lập ngày 27 tháng 11 năm 2005
  • Thiền viện Tuệ Quang, Linh Trung, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thiền viện Hương Hải, Long Thành – Đồng Nai.
  • Thiền viện Đạo Huệ, Long Thành – Đồng Nai.
  • Thiền viện Tuệ Thông, Long Thành – Đồng Nai.
  • Thiền viện Đại Đăng, Bonsall, California, Hoa Kỳ, thành lập năm 2001.
  • Thiền viện Quang Chiếu, Forthworth, Texas, Hoa Kỳ, thành lập năm 2000.
  • Thiền viện Bồ Đề, Boston, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.
  • Thiền viện Diệu Nhân, Sacramento, California, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.
  • Thiền tự Ngọc Chiếu, Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
  • Thiền tự Vô Ưu, San Jose, California, Hoa Kỳ.
  • Thiền tự Đạo Viên, Québec, Canada, thành lập năm 2002.
  • Thiền tự Thường Lạc – Pháp.
  • Thiền tự Pháp Loa – Úc.
  • Thiền tự Hiện Quang – Úc.
  • Thiền tự Hỷ Xả – Úc.
  • Thiền viện Tiêu Dao – Úc.
  • Thiền tự Tuệ Căn – Úc.
  • Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức – Xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Khánh thành ngày 16 tháng 1 năm 2011Liên kết

Learning by Doing – Thiền sư Thích Thanh Từ
NGỌC PHƯƠNG NAM

7 thoughts on “Thiền sư Thích Thanh Từ

  1. Tôi ngưỡng mộ Ông đã lâu, nhưng không có được sự can đảm như bạn, nay tôi thấy bạn đăng đầy đủ và có ích như vậy thiệt cảm phục quá đi!

  2. xin cho con biet thien su thanh tu o chua nao hien nay va ngai tru tri chua nao vi con muon xin thay nhung quyen kinh ma thay dich . vo chong con chi moi biet ve phat va rat can su giup do cua thay de hoc hoi them . chung con muon tu hoc theo chanh phap nhung khong biet lam nhu the nao cho dung , nay con biet duoc thay xin thay tu bi giup cho chung con co nhung quyen kinh qui ma chung con hang mong uoc . neu khong phai email cua thay neu co chu nao nhan duoc xin chuyen loi nay gium chung con . rat cam on !

  3. Thiền sư Thích Thanh Từ hiện về trụ trì tại chùa Lân (hình trên) một thắng tích trong non thiêng Yên Tử nơi Vua Phật Trần Nhân Tông hôi tụ tinh hoa Phật giáo Việt Nam “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu“.

    Lênh đênh qua cửa Thần Phù
    Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm

    Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

  4. Pingback: Nói với em: đối thoại và suy ngẫm | Ngọc phương Nam

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s